Hệ thống pháp luật

ỦY BAN DÂN TỘC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 425/QĐ-UBDT

Hà Nội, ngày 16 tháng 6 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH KH&CN CẤP QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 “NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ CẤP BÁCH VỀ DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030”, MÃ SỐ CTDT/16-20

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN DÂN TỘC

Căn cứ Nghị định số 13/2017/NĐ-CP ngày 10/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc;

Căn cứ Quyết định số 1641/QĐ-BKHCN ngày 29/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt mục tiêu, nội dung và dự kiến sản phẩm của Chương trình KH&CN cấp quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 "Những vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2030";

Căn cứ Quyết định số 96/QĐ-UBDT ngày 07/3/2019 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành Quy chế tổ chức quản lý hoạt động Chương trình KH&CN cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020 "Những vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc thiểu svà chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2030”, mã số CTDT/16-20;

Căn cứ Quyết định số 2141/QĐ-BKHCN ngày 05/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc gia hạn thời gian thực hiện Chương trình KH&CN cấp quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 “Những vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2030”;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổng hợp và Chánh Văn phòng Chương trình KH&CN cấp quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, mã số CTDT/16-20.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kế hoạch tổng kết Chương trình KH&CN cấp quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 "Những vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2030", mã số CTDT/16-20 (Có Kế hoạch chi tiết kèm theo).

Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Chánh Văn phòng Chương trình CTDT/16-20 và Thủ trưởng các Vụ, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT (để b/c);
- Bộ KH&CN (để b/c);
- Cổng TTĐT UBDT;
- Lưu: VT, Vụ TH (3), VPCT (3).

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
THỨ TRƯỞNG, PHÓ CHỦ NHIỆM




Lê Sơn Hải

 

KẾ HOẠCH

TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH KHCN CẤP QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 “NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ CẤP BÁCH VỀ DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030”, MÃ SỐ CTDT/16-20
(Ban hành kèm theo Quyết định số 425/QĐ-UBDT ngày 16 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tổng kết đánh giá toàn diện về kết quả triển khai thực hiện Chương trình KH&CN cấp quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, “Những vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2030”, mã số: CTDT/16-20 (gọi tắt là Chương trình CTDT/16-20). Trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác tổ chức, triển khai thực hiện Chương trình KH&CN cấp quốc gia giai đoạn 2021-2025.

2. Yêu cầu

- Đánh giá toàn diện kết quả triển khai thực hiện Chương trình CTDT/16- 20 trên cơ sở bám sát Quyết định số 1641/QĐ-BKHCN ngày 29/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt mục tiêu, nội dung và dự kiến sản phẩm của Chương trình KH&CN cấp quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 "Những vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2030" và các nội dung liên quan khác;

- Đề xuất định hướng nội dung và biện pháp, giải pháp tổ chức thực hiện Chương trình KH&CN cấp quốc gia giai đoạn 2021-2025 “Chương trình KH&CN phục vụ phát triển KT-XH vùng DTTS&MN giai đoạn 2021-2030”;

- Truyền thông về kết quả, hiệu quả và tác động của Chương trình CTDT/16-20 trong việc cung cấp luận cứ khoa học nhằm giải quyết các vấn đề cơ bản mang tính chiến lược và thực tiễn cấp bách liên quan đến các DTTS thực hiện đổi mới chính sách dân tộc đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, góp phần thực hiện thành công Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Hội thảo tổng kết chương trình

a) Chủ trì

- Đồng chí Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ chủ trì.

- Đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN tham gia chủ trì.

- Đồng chí Huỳnh Thành Đạt, Ủy viên TW Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN

- Đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên TW Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT

b) Thành phần tham gia

Dự kiến 138 đại biểu (Danh sách dự kiến kèm theo), thành phần như sau:

- Ủy ban Dân tộc gồm: Lãnh đạo Ủy ban; Ban Chỉ đạo Chương trình CTDT/16-20; Hội đồng khoa học Ủy ban Dân tộc; Lãnh đạo một số vụ, đơn vị liên quan; Tổ soạn thảo Thuyết minh Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2 (2021 - 2025);

- Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài chính: Lãnh đạo Bộ và đại diện một số vụ, đơn vị liên quan;

- Chủ nhiệm 51 đề tài của Chương trình CTDT/16-20;

- Đại diện các Ban, Bộ, ngành liên quan: Ban Dân vận Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng lý luận Trung ương, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội; các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Lao động Thương binh và Xã hội, Công thương; Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí minh; Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Thái Nguyên...;

+ Một số nhà khoa học đầu ngành, chuyên gia, nhà quản lý có liên quan.

c) Thời gian, địa điểm

- Hội thảo triển khai trong 01 ngày. Dự kiến từ 25 - 30/6/2021.

- Địa điểm: Hội trường Ủy ban Dân tộc, số 349 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.

d) Nội dung

- Tổng kết đánh giá kết quả triển khai thực hiện Chương trình CTDT/16-20; đxuất định hướng nội dung và biện pháp, giải pháp tổ chức thực hiện Chương trình KH&CN cấp quốc gia giai đoạn 2021-2025 “Chương trình KH&CN phục vụ phát triển KT-XH vùng DTTS&MN giai đoạn 2021-2030”;

- Tham luận của các Bộ, Ban, ngành, các đơn vị, tổ chức và các nhà khoa học (Dự kiến 30 bài, có danh mục kèm theo), tập trung vào các nội dung sau:

+ Đánh giá công tác quản lý, chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình và các kiến nghị đề xuất có liên quan;

+ Công tác phối hợp giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và Ủy ban Dân tộc; công tác phối hợp giữa cơ quan quản lý nhiệm vụ (Vụ Tổng hợp) và Văn phòng Chương trình CTDT/16-20; công tác phối hợp và tổ chức thực hiện của Cơ quan Chủ trì và Chủ nhiệm đề tài với đơn vị quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, với cơ quan hành chính của Ủy ban Dân tộc...;

+ Những đóng góp nổi bật của Chương trình CTDT/16-20 về: Những vấn đề mang tính lý luận; những vấn đề cơ bản mang tính chiến lược và thực tiễn cấp bách liên quan đến DTTS và chính sách dân tộc đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế; những vấn đề liên quan đến hiệu quả quản lý nhà nước về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc từ Đổi mới (1986); những vấn đề về xây dựng khung chính sách phục vụ phát triển bền vững vùng DTTS và đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển bền vững vùng DTTS và thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2030....

- Định hướng mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ của Chương trình KH&CN cấp quốc gia giai đoạn 2021-2025 “Chương trình KH&CN phục vụ phát triển KT-XH vùng DTTS&MN giai đoạn 2021-2030;

- Trao đổi, thảo luận những kinh nghiệm về quản lý, nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu; đề xuất các vấn đề nghiên cứu, quản lý để nâng cao chất lượng khoa học các nhiệm vụ KH&CN trong thời gian tới...;

- Khen thưởng các tổ chức, cá nhân tiêu biểu có đóng góp và thành tích nổi bật trong quá trình 5 năm triển khai thực hiện Chương trình CTDT/16-20.

e) Maket Hội thảo

ỦY BAN DÂN TỘC

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

 

HỘI NGHỊ

TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH KH&CN CẤP QUỐC GIA CTDT/16-20
VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2021-2025

 

Hà nội, ngày   tháng   năm 2021

2. Khen thưởng các tổ chức, cá nhân

a) Đối tượng, cơ cấu, số lượng

Dự kiến khen thưởng các tổ chức, cá nhân làm công tác quản lý chương trình, cụ thể như sau:

- Ủy ban Dân tộc: 2 tập thể (đơn vị tham mưu trực tiếp) và 10 cá nhân.

- Bộ Khoa học và Công nghệ: 3 tập thể và 6 cá nhân.

- Bộ Tài chính: 2 - 4 cá nhân.

- Tổ chức chủ trì, chủ nhiệm đề tài: 5 thể Tập thể và 10 cá nhân.

b) Tiêu chí khen thưởng

- Tiêu chí để xem xét khen thưởng là các tổ chức cá nhân tiêu biểu có đóng góp và thành tích nổi bật trong quá trình 5 năm triển khai thực hiện Chương trình CTDT/16-20. Đối với tổ chức, cá nhân tham gia quản lý tập trung vào các đơn vị, cá nhân trực tiếp tham gia quản lý chương trình.

- Đối với tổ chức chủ trì, cá nhân chủ nhiệm nhiệm vụ phải có kết quả nghiệm thu đạt xuất sắc hoặc các nhiệm vụ KH&CN có bài đăng trên tạp chí quốc tế có uy tín (thuộc danh mục ISI, SCOPUS).

c) Hình thức khen thưởng

Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.

3. Tổ chức các hoạt động truyền thông

a) Hình thức truyền thông

Thực hiện truyền thông về kết quả của Chương trình CTDT/16-20 thông qua các bài viết đăng tải trên các báo, tạp chí và Cổng thông tin điện tử.

b) Các đơn vị tham gia truyền thông

Báo Dân tộc và Phát triển, Tạp chí Dân tộc, Cổng thông tin điện tử của Ủy ban Dân tộc và Văn phòng Chương trình CTDT/16-20, Cổng thông tin điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ.

c) Nội dung truyền thông

- Truyền thông về vai trò của KH&CN đối với phát triển KT-XH vùng DTTS&MN; vai trò của KH&CN trong tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về Công tác dân tộc đến năm 2030, đặc biệt là: Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 12/3/2003 của BCH Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới; Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2030; Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2030 và Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030;

- Truyền thông về những đóng góp nổi bật Chương trình CTDT/16-20, trên các khía cạnh: Những vấn đề lý luận; những vấn đề cơ bản mang tính chiến lược và thực tiễn cấp bách liên quan đến DTTS và chính sách dân tộc đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế; những vấn đề liên quan đến hiệu quả quản lý nhà nước về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc từ Đổi mới (1986); những vấn đề về xây dựng khung chính sách phục vụ phát triển bền vững vùng DTTS và đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển bền vững vùng DTTS và thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2030;

- Truyền thông về những định hướng mục tiêu, nội dung của “Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025”.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí tổ chức Hội thảo, kinh phí khen thưởng, kinh phí cho các hoạt động truyền thông và các kinh phí phục vụ hoạt động tổng kết khác được trích từ nguồn kinh phí hoạt động của Văn phòng Chương trình CTDT/16-20 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc giao trong kế hoạch năm 2021.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Chỉ đạo Chương trình

Định hướng chỉ đạo toàn bộ công tác tổ chức triển khai tổng kết Chương trình CTDT/16-20.

2. Vụ Tổng hợp

- Chủ trì, tham mưu cho Ban chỉ đạo và Lãnh đạo Ủy ban: kế hoạch tổng kết Chương trình và tổ chức thực hiện theo kế hoạch được phê duyệt;

- Dự thảo Báo cáo Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình; đề xuất đặt hàng các báo cáo tham luận (tên tham luận và dự kiến tổ chức, cá nhân chuẩn bị tham luận...); Dự thảo văn bản báo cáo Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ và các văn bản khác có liên quan theo chỉ đạo của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban;

- Phối hợp với Vụ Tổ chức Cán bộ, Thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng để triển khai công tác khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân; định hướng và cung cấp thông tin cho các hoạt động truyền thông.

3. Văn phòng Chương trình CTDT/16-20

- Chủ trì thực hiện lập, thẩm định dự toán theo quy định; triển khai công tác chuẩn bị, hậu cần tài chính kinh phí phục vụ cho các hoạt động tổng kết theo kế hoạch được phê duyệt;

- Dự thảo giấy mời và triển khai công tác mời đại biểu tham dự; xác nhận đại biểu tham dự;

- Ký văn bản và liên hệ với các tổ chức, cá nhân để đặt bài và tổng hợp các báo cáo tham luận theo Danh mục đã được duyệt;

- Tập hợp tài liệu, tổ chức in ấn tài liệu phục vụ hoạt động tổng kết; đặt bài với các tổ chức báo chí, Cổng thông tin điện tử triển khai các nội dung truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng.

4. Vụ Tổ chức Cán bộ và Thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng

Chủ trì phối hợp với Vụ Tổng hợp và các cơ quan liên quan tham mưu trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban khen thưởng các tổ chức cá nhân tiêu biểu có đóng góp và thành tích nổi bật trong quá trình 5 năm khai thực hiện Chương trình CTDT/16-20.

5. Văn phòng Ủy ban

- Chuẩn bị hội trường và các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị khác có liên quan; bảo đảm an ninh, an toàn phục vụ hội thảo/hội nghị;

- Phối hợp với Vụ Tổng hợp và Văn phòng Chương trình CTDT/16-20: Bố trí chỗ ngồi; chuẩn bị Ma két, xác nhận đại biểu...;

- Chuẩn bị phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định;

- Bố trí lễ tân phục vụ trong suốt quá trình diễn ra hội thảo/hội nghị, gồm cả hoạt động khen thưởng.

6. Vụ Tuyên truyền

Chủ trì triển khai các hoạt động truyền thông về kết quả của Chương trình CTDT/16-20 thông qua các bài viết đăng tải trên Báo, tạp chí và Cổng thông tin điện tử theo quy định.

7. Xử lý khó khăn, vướng mắc

Trong quá trình thực hiện Kế hoạch, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị thông báo về Vụ Tổng hợp để tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Ủy ban xem xét điều chỉnh bổ sung cho phù hợp./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 425/QĐ-UBDT năm 2021 về kế hoạch tổng kết Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020 "Những vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2030", mã số CTDT/16-20 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành

  • Số hiệu: 425/QĐ-UBDT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 16/06/2021
  • Nơi ban hành: Uỷ ban Dân tộc
  • Người ký: Lê Sơn Hải
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 16/06/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản
Các nội dung liên quan: một lần cho cả thời gian thuêthuê đất trả tiềnnghĩa vụ mời bạn đọc tham khảo thêm trong Điều 85 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Điều 85. Trình tự, thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận; giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên; thay đổi về hạn chế quyền sử dụng đất; thay đổi về nghĩa vụ tài chính; thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký, cấp Giấy chứng nhận; chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền hàng năm sang thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc từ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất hoặc từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký biến động.

2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu phù hợp quy định của pháp luật thì thực hiện các công việc sau đây:

a) Trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp có thay đổi về diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất hoặc trường hợp đã cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa có bản đồ địa chính, chưa trích đo địa chính thửa đất;

b) Trường hợp đăng ký thay đổi diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu, cấp (hạng) nhà hoặc công trình xây dựng mà không phù hợp với giấy phép xây dựng hoặc không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải xin phép thì gửi phiếu lấy ý kiến của cơ quan quản lý, cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

c) Gửi thông tin địa chính cho cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật;

d) Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp phải cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; thông báo cho người sử dụng đất ký hoặc ký lại hợp đồng thuê đất với cơ quan tài nguyên và môi trường đối với trường hợp phải thuê đất;

đ) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

3. Trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất kết hợp với đăng ký biến động về các nội dung theo quy định tại Điều này thì thực hiện thủ tục quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này đồng thời với thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.