Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4209/QĐ-UBND

Quảng Ninh, ngày 15 tháng 12 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

n cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015; Luật thủy sản năm 2003;

n cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về Lập; phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ;

n cứ Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030"; Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

n cứ Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 06/5/2014 của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh về phát triển kinh tế thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

n cứ Nghị quyết số 30/2016/NQ-HĐND ngày 17/11/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

n cứ Báo cáo số 1539/KHĐT-KTN ngày 02/6/2016 của Sở Kế hoạch và Đầu tư (cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định) Báo cáo tóm tắt ý kiến thẩm định của các thành viên Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Biên bản ngày 4/6/2016 của Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số 3609/KHĐT-KTN ngày 08/12/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, với những nội dung chính sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh phù hợp với Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh, và Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 06/5/2014 của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh về phát triển kinh tế thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

2. Phát triển ngành thủy sản đảm bảo tính bền vững, hiệu quả, theo hướng hiện đại trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng năng suất, sản lượng, chất lượng và nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm; góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xanh, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

3. Phát triển ngành thủy sản trong mối quan hệ kết hợp hài hòa lợi ích với các ngành kinh tế khác và các địa phương trong tỉnh; góp phần tích cực vào công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, môi trường sinh thái và xây dựng nông thôn mới; bảo đảm quốc phòng - an ninh và bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia trên biển, đảo.

4. Phát triển thủy sản trở thành ngành kinh tế quan trọng, chiếm tỷ trọng cao trong ngành nông nghiệp, góp phần hỗ trợ cho lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của tỉnh; cải thiện điều kiện sống, nâng cao thu nhập cho nhân dân, trực tiếp là cộng đồng ngư dân.

5. Chủ động hợp tác trong nước và quốc tế nhằm thu hút vốn đầu tư, kỹ thuật, công nghệ mới và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Chủ động quản lý rủi ro, phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh toàn diện các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến và dịch vụ hậu cần thủy sản, theo hướng công nghiệp, sản xuất hàng hóa tập trung, phục vụ du lịch, dịch vụ cao cấp, đẩy mạnh xuất khẩu, gia tăng giá trị và phát triển bền vững để thủy sản trở thành ngành kinh tế quan trọng, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong ngành nông nghiệp của tỉnh. Chủ động trong sản xuất giống chất lượng cao; nuôi trồng các đối tượng chủ lực theo vùng tập trung, thâm canh gắn với phát triển hạ tầng đồng bộ; đẩy mạnh khai thác xa bờ gắn với đầu tư dịch vụ hậu cần nghề cá đồng bộ, hiện đại; từng bước nâng cao thu nhập và mức sống của ngư dân; đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái, nguồn lợi thủy sản và góp phần bảo vệ quốc phòng, an ninh trên vùng biển đảo.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Mục tiêu đến năm 2020

- Tổng sản lượng thủy sản đạt khoảng 135.000 tấn, trong đó: Sản lượng khai thác thủy sản đạt 65.000 tấn, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 70.000 tấn.

- Kinh tế thủy sản phấn đấu chiếm trên 3% GRDP của Tỉnh, đóng góp từ 60-65% GRDP trong khối nông, lâm, ngư nghiệp. Giá trị sản xuất thủy sản đạt khoảng 6.200 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu thủy sản đạt trên 100 triệu USD; tạo việc làm cho khoảng 62.000 lao động.

- Hình thành 03 Trung tâm nghề cá và 01 Trung tâm thương mại nghề cá thuộc Tỉnh gắn với hệ thống hạ tầng sản xuất, hậu cần nghề cá đồng bộ; chủ động sản xuất được giống các đối tượng nuôi chủ lực.

b) Mục tiêu đến năm 2030

- Tổng sản lượng thủy sản đạt khoảng 176.000 tấn, trong đó: Sản lượng khai thác thủy sản đạt 78.000 tấn, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 98.000 tấn.

- Giá trị sản xuất thủy sản đạt khoảng trên 8.900 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu thủy sản đạt trên 200 triệu USD; tạo việc làm cho khoảng 65.000 lao động.

- Đến năm 2030, thủy sản Quảng Ninh phát triển đạt trình độ tiên tiến so với các nước trong khu vực; chủ động sản xuất được giống các đối tượng nuôi chủ lực, đáp ứng 100% nhu cầu giống nuôi trồng thủy sản của tỉnh và đảm bảo giống thủy sản có chất lượng cao.

(Các chỉ tiêu chi tiết tại Biểu số 01 của Phụ lục đính kèm)

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

3.1. Nuôi trồng và sản xuất giống thủy sản

a) Quan điểm, định hướng

Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, hiệu quả, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường; tăng tỷ trọng sản lượng và giá trị nuôi trồng thủy sản gắn với chế biến thủy sản.

Phát triển nuôi trồng thủy sản tập trung vào các đối tượng nuôi chủ lực, đặc biệt nuôi trồng hải sản trên biển, hình thành các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, có kết cấu hạ tầng đồng bộ.

Phát triển các vùng nuôi thủy sản thâm canh, hạn chế mở rộng diện tích, tập trung ứng dụng công nghệ cao, nuôi tiết kiệm nước, nuôi an toàn sinh học cho năng suất cao, sản lượng lớn, bảo vệ môi trường sinh thái; tổ chức lại sản xuất theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm.

Phát triển sản xuất giống thủy sản là khâu đột phá, tổ chức lại các cơ sở sản xuất giống theo hướng hiện đại; tập trung nghiên cứu, nhập và chuyển giao công nghệ sản xuất các đối tượng thủy sản mới cho năng suất, giá trị kinh tế cao, đảm bảo các cơ sở sản xuất giống trong tỉnh sản xuất đáp ứng đủ nhu cầu giống nuôi trồng thủy sản.

b) Mục tiêu phát triển

- Diện tích nuôi trồng thủy sản: Đến năm 2020 đạt 20.722 ha (trong đó: nuôi nước ngọt: 3.120 ha, nuôi mặn lợ: 17.602 ha) và 10.280 ô lồng nuôi biển; Đến năm 2030 đạt 21.942 ha (trong đó: nuôi nước ngọt: 3.110 ha, nuôi mặn lợ: 18.832 ha) và 11.800 ô lồng nuôi biển.

- Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản: Đến năm 2020 đạt 70.000 tấn (nuôi nước ngọt đạt 12.710 tấn, nuôi mặn lợ đạt 57.290 tấn); đến năm 2030 đạt 98.000 tấn (nuôi nước ngọt đạt 15.400 tấn, nuôi mặn lợ đạt 82.600 tấn),

(Chi tiết tại Biểu số 02 của phụ lục đính kèm)

c) Nuôi thủy sản mặn, lợ

- Đến năm 2020: Diện tích nuôi mặn, lợ đạt 17.602 ha và 10.280 ô lồng nuôi biển; sản lượng nuôi đạt 57.290 tấn. Đến năm 2030: Diện tích nuôi đạt 18.832 ha và 11.800 ô lồng nuôi biển; sản lượng nuôi mặn lợ đạt 82.600 tấn.

Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất các đối tượng nuôi chủ lực (tôm thẻ chân trắng, tôm sú, nhuyễn thể, cá biển, cua biển…), đồng thời quan tâm phát triển các loài thủy sản đặc sản có giá trị kinh tế cao của địa phương (ngán, sá sùng, ghẹ, ốc, hàu, hà sú,...).

- Nuôi tôm: Phát triển vùng nuôi tôm tập trung ở các địa phương: Quảng Yên, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Móng Cái,... Đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đề từng bước chuyển dần từ nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến sang nuôi thâm canh và bán thâm canh, nuôi kết hợp xen canh với các đối tượng thủy sản khác để hạn chế dịch bệnh. Sản lượng nuôi tôm đến năm 2020 đạt 16.450 tấn, năm 2030 đạt 27.590 tấn.

- Nuôi nhuyễn thể: Đến năm 2020, sản lượng đạt 26.000 tấn; đến năm 2030 sản lượng 35.000 tấn. Tập trung nuôi các đối tượng: Tu hài, hàu, hà, ngao, sò, ốc, trai lấy ngọc,... Phát triển vùng nuôi ở các địa phương: Vân Đồn, Đầm Hà, Hải Hà, Quảng Yên, Tiên Yên, Móng Cái. Trong đó: Phát triển nuôi tu hài ở vùng: Vân Đồn, Đầm Hà; nuôi hàu, hà ở vùng: Vân Đồn, Tiên Yên, Quảng Yên, Móng Cái; phát triển nuôi nghêu/ngao, sò ở vùng: Tiên Yên, Hải Hà, Đầm Hà, Móng Cái; phát triển nuôi trai lấy ngọc ở vùng: Vịnh Bái Tử Long (Vân Đồn), Vịnh Hạ Long và Cô Tô.

Nuôi cá mặn, lợ: Đến năm 2020 sản lượng nuôi cá mặn, lợ đạt 2.120 tấn và đến năm 2030 đạt 3.280 tấn. Tập trung phát triển ở các địa phương: Vân Đồn, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên và Quảng Yên.

- Nuôi cua biển: Xác định cua biển là một trong những đối tượng nuôi chủ lực và ưu tiên đầu tư phát triển tại các vùng ven biển. Phát triển nghề nuôi cua biển tập trung tại các địa phương: Quảng Yên, Cẩm Phả, Tiên Yên; chuyển đổi các vùng nuôi tôm kém hiệu quả sang nuôi cua biển. Đến năm 2020 sản lượng đạt 2.000 tấn; đến năm 2030 sản lượng đạt 3.000 tấn.

- Nuôi hải sản khác: Ưu tiên đầu tư phát triển một số đối tượng có giá trị kinh tế cao, mang tính chất đặc trưng của vùng biển Quảng Ninh như: Sá sùng, Ngán, Hải Sâm, Bào Ngư, ốc nhảy, ghẹ,… Tập trung phát triển ở các địa phương: Cô Tô, Móng Cái, Vân Đồn, Hải Hà, Đầm Hà. Đến năm 2020 sản lượng đạt 5.720 tấn; đến năm 2030 sản lượng đạt 6.940 tấn.

+ Xây dựng vùng nuôi các đối tượng bản địa có giá trị kinh tế cao như: Khoanh nuôi Sá sùng, Ngán, Hải Sâm, Bào Ngư, ốc… Ở ven các đảo Vân Đồn, Cô Tô, Đào Trần, Đầm Hà,...

+ Xây dựng các vùng nuôi cua kết hợp với tôm, cá tại thị xã Quảng Yên, với quy mô diện tích 1.156 ha (Hà An, Minh Thành, Tân An, Hoàng Tân, Yên Hải, Liên Vị, Phong Cốc, Nam Hòa); huyện Tiên Yên quy mô diện tích 600 ha (Đông Hải, Hải Lạng, Đồng Rui); TP. Cẩm Phả quy mô 200 ha.

+ Xây dựng các vùng nuôi ghẹ tại TP. Móng Cái (xã Vĩnh Trung, Trà Cổ) với quy mô 50 ha.

+ Khai thác tiềm năng diện tích rừng ngập mặn, nhân rộng mô hình nuôi ghép, nuôi quảng canh cải tiến, nuôi sinh thái ở rừng ngập mặn, phát triển nuôi một số đối tượng có giá trị kinh tế cao: Cua, Ngán,… để tạo sản phẩm xuất khẩu chất lượng cao, và bảo vệ môi trường sinh thái.

- Nuôi cá lồng bè: Đến năm 2020 nuôi cá lồng bè đạt 10.280 ô lồng, sản lượng đạt 5.000 tấn; đến năm 2030 đạt 11.800 ô lồng, sản lượng đạt 7.420 tấn… Phát triển nuôi lồng, bè tại các địa phương: Vân Đồn, Đầm Hà, Cẩm Phả, Móng Cái, Tiên Yên, Hải Hà, Cô Tô, Hạ Long. Rà soát, xây dựng quy hoạch chi tiết và sắp xếp lại lồng bè nuôi trên biển trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường và không tác động xấu đến phát triển du lịch; gắn kết mô hình nuôi cá lồng bè với phát triển du lịch tại Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long.

d) Nuôi thủy sản nước ngọt

- Hình thành vùng nuôi trồng tập trung, áp dụng mô hình sản xuất nông nghiệp tốt VietGap. Gắn kết với việc tiêu thụ thị trường nội địa, hướng đến tạo nguồn nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Phát triển các vùng nuôi tập trung ở các địa phương như: Đông Triều, Quảng Yên, Uông Bí,... Đến năm 2020: Diện tích nuôi đạt 3.120 ha (nuôiphi đạt 2.025 ha), sản lượng nuôi đạt 12.710 tấn (sản lượng nuôi cá rô phi đạt 9.000 tấn); năm 2030: Diện tích nuôi đạt 3.110 ha (nuôi cá rô phi: 2.300 ha), sản lượng đạt 15.400 tấn (sản lượng cáphi: 12.000 tấn).

- Đối tượng nuôi: Tập trung phát triển nuôi cá rô phi đơn tính để tiêu thụ trong nước và chế biến xuất khẩu. Ngoài ra, quan tâm ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển nuôi các đối tượng có giá trị kinh tế cao, có lợi thế của các địa phương như: Cá Tầm, cá Hồi (Bình Liêu, Ba Chẽ, Hải Hà,..), rươi (Đông Triều) cá lăng, ba ba,...

e) Sản xuất giống và thức ăn thủy sản

- Sản xuất giống thủy sản: Sắp xếp, cải tạo và nâng cấp các cơ sở sản xuất giống hiện có; tập trung nghiên cứu, nhập và chuyển giao công nghệ mới nhằm tăng năng suất và chất lượng con giống, đảm bảo đến năm 2020 sản xuất đạt trên 6,0 tỷ giống; đến năm 2030 sản xuất đạt 8,0 tỷ giống thủy sản các loại. Phát triển hệ thống sản xuất giống gắn với các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung như sau:

+ Vùng quy hoạch sản xuất giống nước ngọt: Đầu tư sản xuất giống cá nước ngọt tại: Đông Triều, Quảng Yên, Đầm Hà và Móng Cái. Trong đó tập trung ưu tiên hỗ trợ đầu tư các cơ sở sản xuất cá rô phi đơn tính.

+ Vùng quy hoạch trại sản xuất giống các đối tượng nuôi mặn, lợ: Khuyến khích các trại sản tập trung sản xuất giống các đối tượng chủ lực theo các vùng như sau: (1) Vùng sản xuất tôm giống tại Móng Cái, Đầm Hà; (2) Vùng sản xuất giống nhuyễn thể tập trung tại Vân Đồn (sản xuất giống Tu Hài, Hàu Thái Bình Dương, Bào Ngư...; (3) Vùng sản xuất giống cá biển tại Móng Cái, Đầm Hà và Hải Hà; (4) Vùng sản xuất cua giống tại Quảng Yên, Đầm Hà, Tiên Yên.

- Sản xuất thức ăn thủy sản: Khuyến khích đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn nuôi thủy sản tại các Khu công nghiệp: Cái Lân (TP. Hạ Long), Đông Mai (TX Quảng Yên), Đầm Hà và TP. Mong Cái. Sản xuất thức ăn đến năm 2020 đạt 60.000 tấn và đến năm 2030 đạt 90.000 tấn.

3.2. Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

a) Quan điểm, định hướng

Cơ cấu lại lực lượng tàu khai thác thủy sản theo giảm dần tàu khai thác thủy sản ven bờ, đẩy mạnh khai thác thủy sản xa bờ, nâng cao hiệu quả khai thác và giảm tổn thất sau thu hoạch. Gắn khai thác thủy sản với bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh quốc phòng trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc.

Chuyển đổi nghề khai thác ven bờ sang nuôi trồng thủy sản, dịch vụ hậu cần, du lịch và các nghề khai thác có tính chọn lọc cao, thân thiện với môi trường hoặc khai thác tại vùng biển xa bờ. Tổ chức lại sản xuất trên biển theo mô hình kinh tế tập thể đối với khai thác vùng biển xa bờ và mô hình đồng quản lý đối với vùng biển ven bờ.

Tăng cường công tác ứng dụng khoa học công nghệ trong khai thác thủy sản; tập trung ứng dụng công nghệ mới trong lựa chọn đối tượng khai thác, dò tìm đàn cá, bảo quản cá trên tàu sau thu hoạch, các thiết bị an toàn hàng hải và cảnh báo thời tiết nguy hiểm.

Phát triển khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản gắn liền với bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, phát triển kinh tế biển, liên kết với các cơ sở quan trắc, dự báo, cảnh báo thời tiết, thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn.

b) Mục tiêu phát triển

- Số lượng tàu thuyền khai thác: Đến năm 2020 tổng số tàu giảm xuống còn 7.000 tàu (trong đó tàu đánh bắt xa bờ đạt 602 tàu); đến năm 2030 tổng số tàu giảm xuống còn 6.680 chiếc (trong đó tàu đánh bắt xa bờ đạt 800 chiếc). Giảm tổn thất sau thu hoạch sản phẩm khai thác hải sản từ trên 20% hiện nay xuống dưới 10%.

Chỉ tiêu phát triển tàu thuyền theo nhóm công suất:

+ Tàu cá dưới 20 CV: Đến năm 2020 giảm xuống còn 3.746 chiếc, đến năm 2030 còn 2.610 chiếc, bình quân giảm 5,86%/năm.

+ Tàu cá từ 20 CV đến < 50 CV: Đến năm 2020 đạt 1.550 chiếc, đến năm 2030 giảm xuống còn 1.515 chiếc, bình quân giảm 0,2%/năm.

+ Tàu cá từ 50 CV đến < 90 CV: Đến năm 2020 đạt 1.102 chiếc, đến năm 2030 đạt 1.755 chiếc, bình quân tăng 13,03%/năm.

+ Tàu cá > 90 CV: Đến năm 2020 tăng lên đạt 602 chiếc, đến năm 2030 đạt 800 chiếc, bình quân tăng 5,83% /năm.

(Chi tiết tại Biểu số 03 của phụ lục đính kèm)

- Cơ cấu nghề khai thác hải sản: Phát triển các nghề có tính chọn lọc cao, thân thiện với môi trường như nghề lưới rê khơi, nghề câu, nghề chài chụp xa bờ; phát triển các tàu dịch vụ thu mua sản phẩm khai thác hải sản xa bờ. Giảm các nghề khai thác ven bờ, kém hiệu quả, gây xâm hại nguồn lợi hải sản như các nghề lưới kéo, một số nghề lưới rê ven bờ, lồng bẫy,..

c) Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

Tổ chức điều tra, khoanh vùng quản lý các khu vực bảo tồn đối với các loài thủy hải sản quý hiếm; bãi sinh sản, bãi giống thủy sản; quy định các vùng cấm khai thác có thời hạn như: Bãi tôm cá tự nhiên trên địa bàn tỉnh; bãi bào ngư và bãi cá đẻ ở quần đảo Cô Tô; sá sùng ở Vân Đồn, rươi ở Đông Triều,..; quy định thời gian cấm khai thác đối với một số loài tự nhiên có giá trị kinh tế cao; bổ sung quy định kích thước khai thác cho các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế như: Ngán, ốc đá, ốc nhảy, ốc màu...

Phục hồi, bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái như: Rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển,... thả giống phục hồi nguồn lợi thủy sản. Xây dựng và nhân rộng mô hình quản lý cộng đồng đối với các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như: Hàu cửa sông ở Quảng Yên, sá sùng ở Vân Đồn, rươi ở Đông Triều,...; nâng cao vai trò của cộng đồng tham gia công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

Triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Ninh đến 2020 định hướng đến 2030; lập “Đường dây nóng" bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Ninh.

3.3. Chế biến và tiêu thụ thủy sản

a) Quan điểm định hướng

Phát triển chế biến, tiêu thụ thủy sản trong mối liên kết chuỗi từ nuôi trồng, khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Ưu tiên ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào sản xuất để nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. Triển khai di dời các nhà máy chế biến thủy sản chưa phù hợp quy hoạch đến địa điểm mới phù hợp quy hoạch gắn với việc đổi mới dây chuyền công nghệ trong chế biến thủy sản.

Giảm chế biến thô và sơ chế, nâng cao tỷ trọng chế biến các mặt hàng giá trị gia tăng, đa dạng hóa các sản phẩm chế biến và thị trường tiêu thụ phù hợp với thị hiếu, văn hóa tiêu dùng của từng thị trường.

Gắn kết nhà máy chế biến với vùng nguyên liệu nuôi trồng, khai thác thủy sản; hoàn thành việc di dời và ổn định sản xuất các nhà máy chế biến thủy sản tại Hạ Long, Quảng Yên, Vân Đồn; phát triển các cơ sở chế biến ở các địa phương có lợi thế nguồn nguyên liệu. Giữ vững thị trường xuất khẩu truyền thống, phát triển thị trường tiềm năng và thị trường tiêu thụ trong nước.

b) Mục tiêu phát triển

Đến năm 2020: Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 100 triệu USD; trong đó giá trị chế biến xuất khẩu đạt 40 triệu USD; có 100% doanh nghiệp chế biến xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đạt tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Đến năm 2030: Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 200 triệu USD, trong đó giá trị chế biến xuất khẩu đạt 90 triệu USD.

c) Chế biến xuất khẩu thủy sản

Đầu tư công nghệ chế biến thủy sản và đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu gồm: Nhóm hàng đông lạnh, nhóm hàng khô, nhóm hàng tươi sống, tăng nhóm sản phẩm giá trị gia tăng.

Duy trì thị trường truyền thống, đặc biệt giữ vững 3 thị trường xuất khẩu các sản phẩm chủ lực: Trung Quốc, EU, Nhật; mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước ASEAN, Hàn Quốc, Ấn Độ, Bắc Mỹ....

d) Chế biến thủy sản nội địa

Chế biến nước mắm: Ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất để nâng cao năng suất và chất lượng cho các cơ sở chế biến nước mắm hiện nay. Khuyến khích các Hợp tác xã, Tổ hợp tác, các cơ sở sản xuất chế biến nước mắm có chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không gây ô nhiễm môi trường, ở các địa phương gần nguồn nguyên liệu như Hải Hà, Đầm Hà, Cô Tô, Vân Đồn,...

Chế biến thực phẩm: Tập trung chế biến các sản phẩm mực, cá, tôm, cua, ghẹ…, nhằm tạo ra các sản phẩm thực phẩm đa dạng theo hình thức khô, tươi, hun khói, sản phẩm bao gói,… đáp ứng nhu cầu thị trường; xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm địa phương; nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

e) Xây dựng thương hiệu, xuất xứ hàng hóa thủy sản

Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại các sản phẩm thủy sản tỉnh Quảng Ninh, tập trung vào các đối tượng chủ lực, các sản phẩm truyền thống, đặc trưng của tỉnh Quảng Ninh.

Tập huấn và hỗ trợ ngư dân thực hiện các quy tắc về xuất xứ hàng hóa, đảm bảo các sản phẩm nuôi trồng, khai thác thủy sản của tỉnh đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện xuất khẩu vào các thị trường Quốc tế.

3.4. Dịch vụ hậu cần nghề

a) Quan điểm, định hướng

Hình thành hệ thống các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá đồng bộ gắn với ngành công nghiệp phụ trợ nhằm thúc đẩy tăng trưởng nâng cao hiệu quả sản xuất và giá trị sản phẩm khai thác, nuôi trồng, chế biến và thương mại thủy sản.

Tập trung ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, công nghệ bảo quản sau thu hoạch, công nghệ vật liệu sản xuất tàu thuyền. Hình thành các đội tàu thu mua, bảo quản, chế biến thủy sản và cung ứng dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển. Xây dựng mô hình liên kết, liên doanh, hợp tác xã, mô hình công ích tham gia chuỗi sản xuất nhằm nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm thủy sản.

Hoàn thiện hệ thống các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão, trung tâm nghề cá (đã được Chính phủ, UBND tỉnh phê duyệt), các cơ sở đóng mới sửa chữa tàu thuyền, các chợ thủy sản trên các đảo và các huyện ven biển và xây dựng các nhà máy sản xuất nước đá phục vụ tàu khai thác ở vùng: Hạ Long, Vân Đồn, Cô Tô, nhằm hỗ trợ ngư dân khai thác hiệu quả trên các vùng biển xa bờ và hình thành kênh phân phối thủy sản ổn định.

Tập trung nguồn lục ưu tiên đầu tư 03 Trung tâm nghề cá tại các huyện Vân Đồn, Cô Tô, Đầm Hà - Hải Hà; hình thành 01 Trung tâm thương mại nghề cá tại thành phố Hạ Long.

Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực về công nghệ cao trong ngành thủy sản đủ về số lượng và có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh trong thời kỳ mới.

3.4.1. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ khai thác thủy sản

a) Đầu tư phát triển xây dựng cảng cá, bến cákhu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền

- Ưu tiên đầu tư đồng bộ hệ thống cảng cá, bến cá và khu neo đậu tránh bão cho tàu cá theo quy hoạch của Thủ tướng chính phủ tại Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 12/11/2015, bao gồm:

Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá cấp vùng kết hợp cảng cá loại I: khu neo đậu tránh trú bão Cô Tô-Thanh Lân, huyện Cô Tô (quy mô 1.200 chiếc/800CV) kết hợp cảng cá Cô Tô (quy mô 1.300 lượt/1000CV/ngày); Khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng tại Vân Đồn (quy mô 1.000 chiếc/1.000CV) kết hợp cảng cá Cái Rồng (quy mô 120 lượt/800CV/ngày).

+ Khu neo đậu tránh trú bão cấp tỉnh kết hợp cảng cá tại thành phố Hạ Long (quy mô 800 chiếc/600CV) kết hợp cảng cá Hòn Gai, phường Hà Phong, Tp Hạ Long (quy mô 90 lượt/400CV/ngày);

+ Các khu neo đậu tránh trú bão cấp tỉnh: Cửa sông Cái Mắt, huyện Tiên Yên (quy mô 500 chiếc/300CV); Quảng Hà-Phú Hải, huyện Hải Hà (500 chiếc/300CV); Hải Xuân - Vĩnh Trung, TP Móng Cái (500 chiếc/200CV); Tân An, thị xã Quảng Yên (500 chiếc/300CV); Cẩm Thủy, thành phố Cẩm Phả (200 chiếc/200CV).

- Quy hoạch bổ sung các khu neo đậu tránh trú bão và bến cá thuộc tỉnh bao gồm:

+ Khu neo đậu tránh trú bão tại xã Tiến Tới - huyện Hải Hà (quy mô 500 chiếc/200CV); Vụng Thoi dây, xã Tân Lập, huyện Đầm Hà (quy mô 300 chiếc/200 CV);

+ Các bến cá: Bến cá Cửa Đài (Móng Cái); bến Chanh, Bến Giang (Quảng Yên); bến Minh Châu và Thắng Lợi (Vân Đồn); bến cá tại Bến Do, TP. Cẩm Phả; khu neo đậu kết hợp bến cá và dịch vụ hậu cần nghề cá tại đảo Trần - Cô Tô.

b) Cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thuyền

Khuyến khích đầu tư nâng cấp các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thuyền. Giai đoạn 2016-2020: Triển khai thực hiện đầu tư nâng cấp các cơ sở đóng mới sửa chữa tàu có công suất từ 90 CV trở lên.

Đầu tư xây mới, nâng cấp các cơ sở đóng tàu bằng vật liệu mới, vật liệu bằng sắt, composit, vật liệu tổng hợp.

3.4.2. Đối với lĩnh vực nuôi trồng và sản xuất giống thủy sản

Tập trung đầu tư đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng cho các vùng nuôi tập trung các đối tượng nuôi chủ lực.

Đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các cơ sở sản xuất giống và từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa hệ thống sản xuất giống thủy sản, chủ động đáp ứng đủ giống tốt, kịp thời phục vụ cho nuôi trồng thủy sản.

Hoàn thiện hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh phục vụ công tác quản lý nuôi trồng thủy sản (trọng tâm là các vùng nuôi tập trung).

3.4.3. Đối với lĩnh vực chế biến và thương mại thủy sản

Đầu tư xây dựng, nâng cấp các chợ cá và chợ đầu mối thủy sản; trong đó tập trung ưu tiên đầu tư chợ đầu mối thủy sản tại Hạ Long, Vân Đồn, Móng Cái để hình thành các kênh phân phối, hệ thống bán buôn thủy sản phục vụ thị trường tiêu thụ nội địa.

Hỗ trợ di dời và đầu tư xây dựng cho các nhà máy chế biến thủy sản tại Hạ Long, Quảng Yên, Vân Đồn theo quy hoạch; phát triển các nhà máy chế biến ở các địa phương có lợi thế nguồn nguyên liệu. Ưu tiên bố trí quy hoạch đất đai cho các khu vực xây dựng nhà máy chế biến thủy sản, nhằm ổn định sản xuất và có chính sách ưu đãi, thu hút các nhà đầu tư vào đầu tư lĩnh vực chế biến thủy sản.

Đầu tư xây dựng hệ thống kho lạnh, hầm bảo quản lạnh trên tàu cá nhằm đảm bảo yêu cầu bảo quản sản phẩm đánh bắt trên biển, và hệ thống kho lạnh phục vụ thu mua thủy sản và phân phối lưu thông nội địa, kho lạnh sản xuất, kho lạnh thương mại, kho lạnh ngoại quan.

Kêu gọi, thu hút đầu tư cơ sở chế biến thủy sản tại khu dịch vụ hậu cần nghề cá Vịnh Bắc Bộ thuộc địa bàn huyện Cô Tô, nhằm kết nối tiêu thụ và chế biến sản phẩm thủy sản khai thác tại các ngư trường phụ cận và Vịnh Bắc Bộ.

3.5. Lao động ngành thủy sản

Nhu cầu về nguồn nhân lực cho phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 cần khoảng 62.000 lao động, trong đó có trên 40% số lao động được đào tạo, tập huấn; đến năm 2030 cần khoảng 65.000 lao động, trong đó trên 85% lao động được đào tạo, tập huấn về chuyên ngành thủy sản.

4. Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư

(Chi tiết tại Biểu số 06 của phụ lục đính kèm)

5. Các giải pháp thực hiện quy hoạch

5.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách

a) Chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản: Tiếp tục thực hiện các chính sách của Trung ương và của tỉnh đã ban hành về hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân sản xuất giống, sản xuất thức ăn, nuôi trồng thủy sản, khai thác, chế biến thủy sản; hỗ trợ rủi ro trong sản xuất thủy sản.

b) Xây dựng, bổ sung các cơ chế, chính sách phát triển thủy sản: Tiếp tục rà soát để điều chỉnh, bổ sung hoặc xây dựng mới một số cơ chế chính sách phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thủy sản của tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững như sau:

Chính sách về đất đai: Nghiên cứu xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách về quyền sử dụng diện tích đất, mặt nước vùng bãi triều, cửa sông ven biển và hải đảo, ưu đãi về đất và các ưu đãi khác cho các dự án. Khai thác lợi thế của tài nguyên đất đai, mặt nước các khu vực để có định hướng cơ cấu nuôi trồng cho phù hợp.

Chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng vùng nuôi tập trung; chính sách phát triển giống thủy sản; chính sách ứng dụng công nghệ cao vào các lĩnh vực thủy sản; chính sách phát triển hậu cần dịch vụ nghề cá; hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp khai thác, chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản; chuyển đổi nghề khai thác ven bờ sang nuôi trồng thủy sản, dịch vụ và nghề khác; phát triển đội tàu xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo; Chính sách hỗ trợ ngư dân bám biển, chính sách bảo hiểm, hỗ trợ khi xảy ra dịch bệnh, thiên tai; khuyến khích liên kết sản xuất, chế biến và kinh doanh thủy sản theo chuỗi giá trị sản phẩm; hỗ trợ thu mua thủy sản xa bờ; hỗ trợ di dời các nhà máy chế biến thủy sản phù hợp với quy hoạch; hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm với số lượng lớn; hỗ trợ trang thiết bị, nhân lực cho các địa phương thực hiện tuần tra và tiếp nhận xử lý thông tin qua đường dây nóng về bảo vệ nguồn lợi thủy sản;

Xây dựng và thực hiện chính sách đào tạo và thu hút nhân lực chất lượng cao, các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực thủy sản về công tác tại Quảng Ninh. Xây dựng chính sách sử dụng hợp lý nguồn lợi thủy sản, nghiên cứu hỗ trợ ngư dân trong thời gian cấm khai thác có thời hạn.

Chính sách về tín dụng: Khuyến khích các tổ chức tín dụng cho vay vào đầu tư lĩnh vực thủy sản; có cơ chế khuyến khích chủ vay vốn để đóng mới, cải hoán, nâng cấp tàu thuyền có công suất lớn và mua sắm các trang thiết bị cần thiết khác; đồng thời hỗ trợ, đầu tư kinh phí đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng, kỹ thuật khai thác, trang thiết bị thông tin liên lạc, an toàn tàu cá cho các tổ, đội đoàn kết sản xuất xa bờ trên biển.

Chính sách khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài, ODA, các doanh nghiệp tư nhân và đặc biệt là hình thức đầu tư hợp tác công - tư (PPP) trong các lĩnh vực thủy sản. Thực hiện mô hình quản lý "lãnh đạo công - quản lý tư", "đầu tư công - quản lý tư", "đầu tư tư - sử dụng công".

5.2. Giải pháp phát triển, đào tạo nguồn nhân lực

Ưu tiên đào tạo nghề lao động lĩnh vực thủy sản theo chương trình đào tạo nghề nông thôn; chú trọng đào tạo công nhân lành nghề trong nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng tiếp nhận, vận hành công nghệ tiên tiến, hiện đại trong sản xuất thủy sản.

Đào tạo, bồi dưỡng thuyền trưởng, máy trưởng, nghiệp vụ thuyền viên tàu cá cho ngư dân; nâng cao năng lực quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho cán bộ và ngư dân để phù hợp với tình hình phát triển ngành thủy sản trong giai đoạn hiện nay. Khuyến khích con em ngư dân theo học lĩnh vực thủy sản. Khuyến khích cán bộ học tập nâng cao trình độ trên đại học lĩnh vực thủy sản.

Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ hiểu biết về luật pháp quốc tế cho đội ngũ cán bộ làm công tác thương mại ở các doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu hội nhập Quốc tế.

5.3. Giải pháp cơ sở hạ tầng và dịch vụ thủy sản

Việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ thủy sản trước tiên tập trung đầu tư vào: (1) Đầu tư phát triển xây dựng cảng cá, bến cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá; Đầu tư, củng cố, phát triển các cơ sở đóng, sửa tàu cá phục vụ cho đánh bắt xa bờ. (2) Đầu tư hạ tầng cơ sở cho sản xuất giống, vùng nuôi tập trung và khu xử lý môi trường; cải tạo các vùng nuôi trồng hiện có theo quy hoạch trở thành vùng nuôi bền vững. (3) Xây dựng các chợ đầu mối tại Hạ Long, Vân Đồn, Móng Cái; đầu tư cơ sở, nhà máy chế biến thủy sản. (4) Đầu tư hạ tầng cơ sở kỹ thuật và dịch vụ hậu cần nghề cá hoàn chỉnh khép kín.

5.4. Giải pháp hợp tác quốc tế và phát triển thị trường tiêu thụ

Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế để tiếp nhận công nghệ tiên tiến phát triển thủy sản, nhất là công nghệ sản xuất giống với Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Israel, các nước trong khu vực ASEAN và các nước có trình độ phát triển cao về thủy sản. Đẩy mạnh hợp tác với các tỉnh trong nước, các Viện nghiên cứu, các Trường Đại Học về nghiên cứu khoa học công nghệ về thủy sản; chuyển giao đối tượng và công nghệ nuôi mới; hỗ trợ công tác đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực thủy sản cho tỉnh.

Thúc đẩy phát triển thị trường thủy sản, trọng tâm là xây dựng mới các chợ đầu mối thủy sản tại Hạ Long, Vân Đồn, Móng Cái để hình thành các kênh phân phối, hệ thống bán buôn thủy sản. Duy trì thị trường truyền thống, đặc biệt giữ vững 3 thị trường xuất khẩu các sản phẩm chủ lực: Trung Quốc, EU, Nhật; mở rộng thị trường sang các nước ASEAN, Hàn Quốc, Ấn Độ,…

Đổi mới phương thức thực hiện xúc tiến thương mại và phát triển thị trường phù hợp với chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu, theo hướng các doanh nghiệp, cơ sở nhà máy chế biến là chủ thể tổ chức thực hiện, nhà nước giữ vai trò xây dựng cơ chế, chính sách và hỗ trợ hoạt động.

Đối với thị trường nội địa, quy hoạch hệ thống các chợ đầu mối, hình thành kênh phân phối hàng thủy sản từ người sản xuất, doanh nghiệp đến chợ, siêu thị.

5.5. Giải pháp về khoa học công nghệ và khuyến ngư

a) Giải pháp về khoa học

Tập trung đầu tư phát triển khoa học công nghệ vào ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh, thông qua các hoạt động khoa học công nghệ, tạo ra bước phát triển đột phá để phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; giải quyết được vấn đề bức xúc ngành thủy sản đang gặp hiện nay. Nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ tập trung vào các lĩnh vực sau:

Đối với lĩnh vực khai thác thủy sản: Thường xuyên cập nhật các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công nghệ khai thác thủy sản và thiết bị bảo quản sản phẩm sau khai thác, giảm tổn thất sau thu hoạch. Tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ bảo quản sản phẩm sau thu hoạch cho tàu cá, nhằm góp phần nâng cao giá trị sản phẩm; du nhập và cải tiến các nghề nghiệp nhằm nâng cao sản lượng cũng như giá sản phẩm. Nghiên cứu, ứng dụng phương pháp đánh bắt, ngư cụ, thiết bị khai thác tiên tiến, đặc biệt đối với đội tàu đánh bắt xa bờ để nâng cao hiệu quả khai thác. Điều tra nguồn lợi và tìm kiếm ngư trường khai thác xa bờ. Nghiên cứu vật liệu mới nhằm tìm được phương án vật liệu thích hợp cả về giá trị kinh tế, cả về giá trị môi trường để thay thế vỏ tàu gỗ cho các đội tàu đánh cá hiện nay.

- Đối với lĩnh vực nuôi trồng và sản xuất giống thủy sản: Ưu tiên nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao quy trình sản xuất giống thủy sản sạch bệnh, giống mới có chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Tiếp tục triển khai nghiên cứu và ứng dụng các quy trình nuôi tiên tiến, đảm bảo an toàn thực phẩm, phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh hợp tác với các đơn vị trong và ngoài nước nghiên cứu sản xuất giống, nuôi thương phẩm các đối tượng nuôi mới, hải đặc sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao, có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển nuôi biển; hoàn thiện công nghệ nuôi các đối tượng chủ lực nuôi trên biển; nghiên cứu bệnh thủy sản, quan trắc môi trường và phòng ngừa dịch bệnh; công nghệ sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học và các sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản.

- Đối với chế biến thủy sản. Tiếp tục ứng dụng các công nghệ, quy trình sản xuất tiên tiến vào sản xuất; nâng cấp các cơ sở chế biến bảo đảm đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và đáp ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, ưu tiên việc áp dụng công nghệ tiên tiến, dây chuyền, thiết bị chế biến hiện đại, phát triển các sản phẩm mới, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng và nhu cầu của từng thị trường nhập khẩu, đặc biệt là sản phẩm có giá trị gia tăng. Nghiên cứu phát triển công nghệ bảo quản sản phẩm thủy sản dài ngày trên tàu khai thác xa bờ; các công nghệ sản xuất dược phẩm và thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ nguyên liệu thủy sản để nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản và hiệu quả kinh tế.

- Hỗ trợ và khuyến khích các tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đầu tư các khu sản xuất thực nghiệm, trình diễn và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ,… nhằm đáp ứng yêu cầu về nghiên cứu ứng dụng và làm chủ các tiến bộ kỹ thuật phục vụ sản xuất ngành thủy sản, tiến tới tự chủ nghiên cứu tạo ra sản phẩm mới. Xây dựng mô hình sản xuất thủy sản ứng dụng công nghệ cao, hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực thủy sản, tiến tới phát triển khu thủy sản ứng dụng công nghệ cao.

b) Giải pháp về khuyến ngư

Tập trung bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo nghề cho các tổ chức, cá nhân trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực thủy sản; khuyến khích hoạt động tư vấn và dịch vụ khuyến ngư, đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động khuyến ngư, đa dạng hóa dịch vụ khuyến ngư để huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia hoạt động khuyến ngư hỗ trợ ngư dân để phát triển sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực thủy sản.

Trong quá trình thực hiện công tác khuyến ngư cần liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, cơ sở nghiên cứu khoa học, các doanh nghiệp với ngư dân và giữa ngư dân với ngư dân. Phát huy vai trò chủ động, tích cực và sự tham gia tự nguyện của ngư dân trong hoạt động khuyến ngư.

Nâng cao năng lực, trình độ ngoại ngữ cho người làm công tác khuyến ngư thông qua các chương trình hợp tác quốc tế và chương trình học tập khảo sát trong và ngoài nước. Đổi mới nội dung, phương pháp khuyến ngư cho phù hợp với nhu cầu của ngư dân và yêu cầu phát triển thực tế của ngành thủy sản.

5.6. Giải pháp môi trường và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Tập huấn tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng về công tác bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản. Xây dựng kế hoạch phối hợp với đoàn thể quần chúng thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân ở các địa phương nhận thức và tự giác chấp hành tốt các quy định pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

Phục hồi và phát triển rừng ngập mặn tại các vùng ven biển, khu vực có nguy cơ xói lở và các bãi triều còn trống có điều kiện thuận lợi cho cây ngập mặn, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường cửa sông, ven biển; góp phần bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

Xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản trong rừng ngập mặn theo hướng bền vững, thực hiện được mục tiêu bảo tồn đất ngập nước ven biển, bảo vệ, bảo tồn, tái tạo phục hồi nguồn lợi thủy sản bản địa. Lập các dự án tổ chức khoanh vùng cấm hạn chế khai thác và đề xuất kế hoạch và giải pháp bảo tồn phục hồi khai thác bền vững san hô và các loài hải sản có giá trị kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án lĩnh vực quản lý nguồn lợi và môi trường thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 06/5/2014 của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh về phát triển kinh tế thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030.

Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường vào các lĩnh vực sản xuất thủy sản để hạn chế gây tác động xấu đến môi trường. Triển khai xây dựng các khu bảo tồn biển, mô hình quản lý có sự tham gia của cộng đồng.

Đầu tư cơ sở vật chất để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quan trắc môi trường; Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tăng cường công tác quan trắc môi trường, giám sát chặt chẽ việc xả thải đặc biệt tại các vùng nuôi trồng thủy sản gần các Khu công nghiệp, các nhà máy nhiệt điện, các khu đô thị ven sông ven biển,... Hình thành “đường dây nóng” bảo vệ nguồn lợi gắn với đầu tư phương tiện, thiết bị hiện đại, đảm bảo tính cơ động cho lực lượng bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Phân cấp cho chính quyền các địa phương công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường.

5.7. Giải pháp vốn đầu tư

5.7.1. Nguồn vốn đầu tư

Tổng nhu cầu vốn giai đoạn 2016-2030, dự kiến khoảng 4.500 tỷ đồng; trong đó; Ngân sách 2.130 tỷ đồng, vốn khác 2.370 tỷ đồng.

- Giai đoạn: 2016-2020 là: 2.090 tỷ đồng, rong đó: Ngân sách là: 1.050 tỷ đồng (Trung ương là: 420 tỷ đồng, chiếm 20,10%; Địa phương là 630 tỷ đồng, chiếm 30,14 %); vốn khác là: 1.040 tỷ đồng, chiếm 49,76%).

- Giai đoạn 2021-2030 là: 2.410 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách là: 1.080 tỷ đồng (Trung ương là: 360 tỷ đồng, chiếm 14,94%; Địa phương là: 720 tỷ đồng, chiếm 29,88%); Vốn khác là: 1.330 tỷ đồng, chiếm 55,19%).

Phân kỳ đầu tư theo giai đoạn và các nguồn vốn như sau:

TT

Nguồn vốn

Tổng

Dự kiến nhu cầu vốn GĐ 2016-2020

(Tỷ đồng)

Dự kiến nhu cầu vốn GĐ 2021-2030

(Tỷ đồng)

1

Trung ương

780

420

360

2

Địa phương

1.350

630

720

2.1

Tỉnh

1.000

470

530

2.2

Huyện

350

160

190

3

Vốn khác

2.370

1.040

1.330

 

Tổng

4.500

2.090

2.410

Nguồn vốn thực hiện Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được huy động từ các nguồn: Ngân sách trung ương, ngân sách địa phương (theo Nghị quyết số 13/NQ-TU ngày 06/5/2014 của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh về phát triển kinh tế thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030), vốn của các thành phần kinh tế trong nước, vốn đầu tư và tài trợ từ nước ngoài.

Đề nghị Trung ương tiếp tục hỗ trợ Quảng Ninh trong đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng cho vùng sản xuất giống tập trung vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão, chợ thủy sản đầu mối, phát triển đội tàu khai thác xa bờ, mô hình sản xuất thủy sản ứng với biến đổi khí hậu.

a) Nguồn vốn ngân sách

Nguồn vốn đầu tư ngân sách nhà nước đầu tư hạ tầngường giao thông, hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước và xử chất thải đầu mối,...) vùng sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản tập trung; xây dựng hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung trên biển (bao gồm hệ thống phao tiêu, đèn báo khu vực nuôi, hệ thống neo lồng bè); xây dựng cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; dự án khu bảo tồn sinh thái biển, chế biến thủy sản,

b) Nguồn vốn sự nghiệp

Nguồn vốn sự nghiệp ngân sách nhà nước (sự nghiệp kinh tế, kinh phí quy hoạch, sự nghiệp khoa học, kinh phí đào tạo nghề nông thôn, truyền thông nâng cao nhận thức,...) thực hiện: Công tác quy hoạch, lập đề án phát triển ngành toàn Tỉnh; các mô hình chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học, các dự án (xúc tiến thương mại, giám sát chất lượng sản phẩm, chuỗi thực phẩm thủy sản an toàn...) hỗ trợ phát triển thủy sản (hỗ trợ lãi suất vốn vay, bảo hiểm tàu cá...).

c) Nguồn vốn khác

Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, nguồn vốn ODA, FDI,...: Đầu tư trực tiếp vào các hạng mục dự án sản xuất giống thủy sản; nuôi trồng, khai thác, dịch vụ hậu cần nghề cá và chế biến thủy sản,...

5.7.2. Thu hút, huy động nguồn vốn đầu tư phát triển thủy sản

Nguồn lực từ Ngân sách: Điều chỉnh cơ cấu đầu tư công trong giai đoạn 2016-2020 và bố trí vốn đầu tư giai đoạn 2021-2030, hàng năm bố trí kinh phí từ ngân sách tỉnh tương đương khoảng 3%/Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách Tỉnh cho phát triển kinh tế thủy sản. Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn Trung ương, ngân sách địa phương đầu tư vào: Vùng sản xuất giống tập trung, vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, chợ thủy sản đầu mối; đảm bảo an toàn thực phẩm thủy sản; cơ sở vật chất phục vụ quản lý nhà nước, công tác thông tin tuyên truyền; công tác ứng dụng khoa học kỹ thuật trong xây dựng và nhân rộng mô hình nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản chính sách phát triển đội tàu khai thác thủy sản xa bờ.

Huy động từ các thành phần kinh tế: Tạo cơ chế, chính sách đồng bộ để thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp vào lĩnh vực thủy sản. Xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình hợp tác công - tư (PPP) trong đầu tư các lĩnh vực thủy sản.

Nguồn vốn tín dụng: Tạo điều kiện các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi; chuyển hướng việc Ngân sách hỗ trợ trực tiếp cho người sản xuất thủy sản sang hỗ trợ lãi suất tín dụng.

Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Có chính sách khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài, cải thiện mới trường đầu tư; tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ, tài trợ của quốc tế, nhất là trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi, tái tạo rừng ngập mặn và xây dựng khu bảo tồn biển, các khu neo đậu tránh trú bão để phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Điều 2. Tổ chức thực hiện quy hoạch

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan công bố Quy hoạch.

- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành có liên quan xây dựng và triển khai Kế hoạch, Đề án, Chương trình, Dự án cụ thể,... để thực hiện nội dung quy hoạch.

- Chịu trách nhiệm làm đầu mối, chủ trì, phối hợp với các ngành, các cấp có liên quan trong việc quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các tổ chức, cá nhân thực hiện Quy hoạch trên phạm vi toàn tỉnh, kịp thời đề xuất các giải pháp nâng cao tính khả thi, hiệu quả của Quy hoạch và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Quảng Ninh.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế chính sách của Trung ương và của Tỉnh hỗ trợ phát triển kinh tế thủy sản trên địa bàn Tỉnh; đồng thời rà soát, nghiên cứu tham mưu điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; đồng thời xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực thủy sản.

- Chủ trì hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch phát triển thủy sản.

- Phối hợp với các Sở, ngành và địa phương kêu gọi các nhà đầu tư tham gia triển khai thực hiện các dự án trọng điểm về phát triển thủy sản trên địa bàn tỉnh.

2. Các Sở, ngành

2.1. Sở Kế hoạchĐầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư hàng năm để thực hiện các chương trình, dự án theo quy hoạch được duyệt.

- Chủ trì, rà soát, phân loại các dự án đầu tư, điều chỉnh phương thức và nguồn đầu tư để thu hút tối đa nguồn lực đầu tư xã hội vào lĩnh vực thủy sản. Nâng cao chất lượng quá trình lựa chọn dự án; tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.

- Hàng năm tổ chức kiểm tra, thanh tra hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc việc quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước theo quy định.

2.2. Sở Tài chính:

- Chủ trì tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp hàng năm để thực hiện các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn sự nghiệp theo quy hoạch được duyệt.

- Phối hợp với các Sở, ngành và địa phương rà soát, nghiên cứu tham mưu điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

- Hàng năm tổ chức kiểm tra, thanh tra hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc việc quản lý, sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo quy định.

2.3. Sở Khoa học và Công nghệ:

- Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện các đề tài về giống, thức ăn, công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến tiên tiến phù hợp với điều kiện Quảng Ninh; nhân rộng mô hình sản xuất nuôi trồng thủy sản có hiệu quả.

- Chủ động hỗ trợ, giúp đỡ các đơn vị sản xuất về ứng dụng KHCN, đổi mới dây chuyền công nghệ trong chế biến bảo quản các sản phẩm, trên cơ sở đó kết nối, đặt hàng với các nhà khoa học giải quyết những vấn đề phát sinh trong sản xuất.

2.4. Sở Công Thương: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai chính sách đổi mới công nghệ chế biến thủy sản, hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại nhằm giới thiệu quảng bá thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thủy sản trong và ngoài nước; phối hợp và hỗ trợ các địa phương quy hoạch, phát triển các khu, cụm chế biến, đóng sửa tàu thuyền, làng nghề chế biến thủy sản,…

2.5. Các Sở, ngành khác: Thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền được giao, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT trong tổ chức thực hiện quy hoạch, tham mưu cho UBND tỉnh về những vấn đề liên quan chuyên ngành của mình, giải quyết các vướng mắc để thực hiện quy hoạch có hiệu quả.

3. Các doanh nghiệp sản xuất, nuôi trồng, chế biến và khai thác thủy sản

- Tăng cường sự liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp và các hộ nông dân thông qua hợp đồng kinh tế xây dựng vùng nguyên liệu.

- Làm tốt công tác dịch vụ kỹ thuật, cung ứng giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản; các loại ngư lưới cụ, dầu,… đảm bảo chất lượng cho người tham gia hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản.

- Mạnh dạn và chủ động đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ hiện đại, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản.

- Đẩy mạnh đầu tư xây dựng các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, các trại sản xuất giống; các nhà máy chế biến hải sản, hệ thống cảng cá, bến cá và khu neo đậu tránh trú bão tàu thuyền nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất trong thời gian tới.

4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Xây dựng kế hoạch, đề án, dự án và quy hoạch chi tiết phát triển thủy sản của địa phương, nhằm thực hiện các chi tiêu, nhiệm vụ quy hoạch.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các Sở, ban ngành liên quan kiểm tra, hướng dẫn, giám sát các tổ chức, cá nhân đầu tư, mở rộng phát triển thủy sản đảm bảo theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt.

- Tổ chức quản lý quy hoạch chặt chẽ, đảm bảo có hiệu quả đúng quy định.

- Lồng ghép nội dung quy hoạch phát triển thủy sản của tỉnh phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các huyện, thành phố, thị xã. Xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển thủy sản trên địa bàn đảm bảo có hiệu quả, đúng quy định.

- Có trách nhiệm hướng dẫn và phối hợp cùng chủ dự án tổ chức triển khai thực hiện đề án, dự án đầu tư đã được phê duyệt đảm bảo đúng tiến độ, đúng nội dung và có hiệu quả. Hàng năm có sơ kết, tổng kết đánh giá để xử lý kịp thời các vướng mắc, tồn tại trong quá trình triển khai.

- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan kêu gọi các nhà đầu tư triển khai thực hiện các chương trình, dự án phát triển thủy sản trên địa bàn. Tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong việc tiếp cận các cơ chế chính sách hỗ trợ của nhà nước cho đầu tư vào phát triển thủy sản trên địa bàn.

- Bổ sung nhu cầu sử dụng đất thủy sản theo quy hoạch trên địa bàn vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.

- Chỉ đạo các phòng, ban chức năng của huyện, thị xã, thành phố; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phát triển sản xuất thủy sản tại cơ sở, xử lý nghiêm minh, đúng quy định các vi phạm pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi trường sinh thái theo thẩm quyền đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm tại địa phương.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Ông (Bà); Chánh văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giám đốc các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các ngành và đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành.

 


Nơi nhận:
- Bộ NN&PTNT (b/c);
- Tổng cục Thủy sản (b/c);
- TT.TU, TT.HĐND (b/c);
- CT, các PCT UBND (báo cáo);
- Các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh;
- UBND các Huyện, Thị xã, Thành phố;
- Như điều 4 (thực hiện)
- V0,V5,NLN3,3,TH6
- Trung tâm Thông tin;
- Lưu: VT, NLN1 (35b-QĐ76)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Long

 

PHỤ LỤC

HỆ THỐNG BẢNG BIỂU QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 4209/QĐ-UBND ngày 15 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

Biểu 01: Các chỉ tiêu Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

TT

Các chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2015

Quy hoạch

TĐ TTBQ (%/năm)

m 2020

Năm 2030

2016-2020

2021-2030

2016-2030

1

Sản lượng

tấn

103.407

135.000

176.000

6,89

2,99

4,18

 

Nuôi trồng thủy sản

tấn

46.287

70.000

98.000

10,89

3,81

5,94

 

Khai thác thủy sản

tấn

57.120

65.000

78.000

3,28

2,05

2,43

2

Diệnch

ha

20.667

20.722

21.942

0,07

0,64

0,49

 

Nước ngọt

ha

3.407

3.120

3.110

-2,18

-0,04

-0,70

 

Nuôi mặn, lợ

ha

17.260

17.602

13.832

0,45

0,75

0,66

 

Nuôi lồng, bè

Ô lồng

8.416

10.280

11.800

5,13

1,54

2,63

3

Số lượng tàu

chiếc

8.015

7.000

6.680

-3,33

-0,52

-1,39

 

Dưới 20CV

chiếc

5.720

3.746

2.610

-10,04

-3,94

-5,86

 

Từ 20 CV - 50 CV

chiếc

1.555

1.550

1.515

-0 08

-0,25

-0,20

 

Từ 50 CV - 90 CV

chiếc

357

1.102

1.755

32,55

5,31

13,03

 

Từ 20 CV trở lên

chiếc

383

602

800

11,97

3,21

5,83

4

Giá trị sản xuất:
(giá so sánh 2010)

Tỷ đồng

3.471

6.200

8.900

15,61

4,10

7,51

5

GTXK Thủy sản

tr.USD

55

100

200

16,12

8,01

10,44

 

CB XK Thủy sản

tr.USD

23

40

90

14,84

9,43

11,07

6

Lao động

Người

59.145

62.000

65.000

1,19

0,53

0,73

Biểu 02: Các chỉ tiêu phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

TT

Các chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2015

Quy hoạch

TĐ TTBQ (%/năm)

m 2020

Năm 2030

2016-2020

2021-2030

2016-2030

1

Diện tích

ha

20.667

20.722

21.942

0,07

0,64

0,49

 

Nước ngọt

ha

3.407

3.120

3.110

-2,18

-0,04

-0,70

 

Nuôi mặn, lợ

ha

17.260

17.602

18.832

0,45

0,75

0,66

 

Nuôi lồng, bè

Ô lồng

8.416

10.280

11.800

5,13

1,54

2,63

2

Sản lượng

tấn

46.287

70.000

98.000

10,89

3,81

5,94

2.1

Nước ngọt

tấn

10.100

12.710

15.400

5,91

2,16

3,30

 

Trong đó: Cá rô phi

tấn

5.068

9.000

12.000

15,44

3,25

6,86

2.2

Mặn, lợ

tấn

36.187

57.290

82.600

12,17

4,15

6,55

*

Tôm

tấn

8.467

6.450

27.590

18,06

5,91

9,51

 

m thẻ chân trắng

tấn

6.920

13.950

24.590

19,16

6,50

10,24

 

m sú

tấn

1.547

2.500

3.000

12,76

2,05

5,23

*

Nhuyễn thể

tấn

19.592

26.000

35.000

7,33

3,36

4,56

*

Cá biển

tấn

3.655

7.120

10.700

18,14

3,93

8,11

*

Hải sản khác

tấn

4.473

7.720

9.940

14,62

2,85

6,33

 

Trong đó: Cua biển

tấn

1.000

2.000

3.000

18,92

4,61

8,82

3

Lao động

Người

24.348

25.000

26.000

0,66

0,44

0,51

4

Sản xuất giống

Triệu

1.100

6.000

8.000

56,1

3,3

17,4

Biểu 03: Các chỉ tiêu phát triển khai thác thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

TT

Các chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2015

Quy hoạch

TĐ TTBQ (%/năm)

m 2020

Năm 2030

2016-2020

2021-2030

2016-2030

1

Số lượng tàu

chiếc

8.015

7.000

6.680

-3,33

-0,52

-1,39

 

Dưới 20CV

chiếc

5.720

3.746

2.610

-10,04

-3,94

-5,86

 

Từ 20CV - 50CV

chiếc

1.555

1.550

1.515

-0,08

-0,25

-0,20

 

Từ 50CV - 90 CV

chiếc

357

1.102

1.755

32,55

5,31

13,03

 

Từ 90CV trở lên

chiếc

383

602

800

11,97

3,21

5,83

2

Sản lượng KTTS

tấn

57.120

65.000

78.000

8,86

2,05

4,10

2.1

Khai thác biển

tấn

56.206

64.000

77.000

15,05

2,08

5,90

 

tấn

35.620

40.560

50.100

3,30

2,37

2,66

 

Tôm

tấn

4.184

4,760

5.900

3,28

2,41

2,68

 

Mực

tấn

3.725

4.240

5.200

3,29

2,29

2,60

 

Nhuyễn thể

tấn

3.733

4.250

5.600

3,30

3,11

3,17

 

Hải sản khác

tấn

8.944

10.190

10.200

3,31

0,01

1,02

2.2

Khai thác nội địa

tấn

914

1.000

1.000

2,27

0,00

0,69

3

Nghề khai thác

chiếc

8.015

7.000

6.680

-3,33

-0,52

1,39

 

Lưới kéo

chiếc

841

800

780

-1,24

-0,28

-0,58

 

Nghề câu

chiếc

2.886

2.340

2.000

-5,11

-1,73

-2,78

 

Lưới rê

chiếc

2.957

2.510

2.500

-4,01

-0,04

-1,28

 

Chài chụp

chiếc

296

350

400

4,28

1,49

2,34

 

Nghề khác

chiếc

877

750

700

-3,84

-0,76

-1,72

 

Tàu dịch vụ

chiếc

158

250

300

12,16

2,05

5,06

4

Lao động

Người

29.600

29.000

29.000

-0,51

0,00

-0,16

Biểu 04: Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản theo các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

TT

Địa phương

Diện tích

Sản lượng

Tổng (ha)

Nước ngọt (ha)

Mặn, lợ (ha)

Nuôi lồngng)

Tổng (tấn)

Nước ngọt (tấn)

Mặn, lợ (tấn)

Nuôi lồng (tấn)

I

ĐẾN NĂM 2020

20.722

3.120

17.602

10.280

70.000

12.710

52.290

5.000

1

TX. Quảng Yên

5.100

460

4.640

 

13.350

1.550

11.800

 

2

H. Vân Đồn

3.200

80

3.120

4.500

10.000

200

7.760

2.040

3

H. Tiên Yên

2.510

110

2.400

200

7.050

250

6.700

100

4

H. Hải Hà

2.150

258

1.900

340

7.930

900

6.800

230

5

H. Đầm Hà

2.100

100

2.000

1.000

6.520

340

5.500

680

6

TP. Móng Cái

1.900

100

1.800

250

10.910

400

10.300

210

7

TX. Đông Triều

1.500

1.500

 

 

7.350

7.350

 

 

8

TP. Uông Bí

850

400

450

 

2.330

1.430

900

 

9

TP. Hạ Long

530

10

520

700

1.820

20

1.400

400

10

TP. Cẩm Phả

400

30

370

3.200

1.870

70

600

1.300

11

H. Cô Tô

305

5

300

90

390

20

330

40

12

H. Hoành Bồ

70

40

30

 

220

120

100

 

13

H. Ba Chẽ

82

10

72

 

120

20

100

 

14

H. Bình Liêu

17

17

 

 

40

40

 

 

II

ĐẾN NĂM 2030

21.942

3.110

18.832

11.800

98.000

15.400

75.180

7.420

1

TX. Quảng Yên

5.100

460

4.640

 

16.960

2.260

14.700

 

2

H. Vân Đồn

4.200

100

4.100

4.500

15.000

260

12.000

2.740

3

H. Tiên Yên

2.570

110

2.460

550

10.410

340

9.650

420

4

H. Hải Hà

2.258

258

2.000

800

12.580

1.010

11.000

570

5

H. Đầm Hà

2.210

110

2.100

1.500

12.120

560

10.500

1.060

6

TP. Móng Cái

1.900

100

1.800

350

13.590

420

12.860

310

7

TX. Đông Triều

1.459

1.459

 

 

8.300

8.300

 

 

8

TP. Uông Bí

830

400

430

 

3.040

1.830

1.210

 

9

TP. Hạ Long

510

10

500

700

1.870

30

1.390

450

10

TP. Cẩm Phả

430

30

400

3.200

2.710

90

870

1.750

11

H. Cô Tô

305

5

300

200

840

20

700

120

12

H. Hoành Bồ

70

40

30

 

270

150

120

 

13

H. Ba Chẽ

82

10

72

 

210

30

180

 

14

H. Bình Liêu

18

18

 

 

100

100

 

 

Biểu 05: Quy hoạch phát triển khai thác thủy sản theo các đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

TT

Theo địa phương

Tàu thuyền (Chiếc)

Tổng SL
(tấn)

Tổng

< 20CV

20-50 CV

50-90 CV

>90 CV

I

QH năm 2020

7.000

3.746

1.550

1.102

602

65.000

1

TX. Quảng Yên

2.570

1.410

450

500

210

13.600

2

H. Vân Đồn

1.300

630

330

220

120

12.500

3

TP. Móng Cái

775

500

160

80

35

6.000

4

H. Hải Hà

640

300

200

60

80

13.000

5

TP. Hạ Long

530

340

55

85

50

2.500

6

H. Cô Tô

365

140

170

20

35

6.000

7

H. Tiên Yên

212

120

70

20

2

2.400

8

H. Đầm Hà

182

120

30

25

7

3.500

9

TP. Uông Bí

170

80

20

40

30

1.200

10

TX. Đông Triều

123

80

20

20

3

800

11

TP. Cẩm Phả

111

11

40

30

30

3.300

12

H. Hoành Bồ

22

15

5

2

 

200

II

QH Năm 2030

6.680

2.610

1.515

1.755

800

78.000

1

TX. Quảng Yên

2.510

800

510

990

210

17.600

2

H. Vân Đồn

1.040

480

160

200

200

13.500

3

TP. Móng Cái

810

400

180

170

60

8.600

4

H. Hải Hà

620

250

220

50

100

14.000

5

TP. Hạ Long

530

300

70

100

60

2.500

6

H. Cô Tô

345

120

110

65

50

6.500

7

H. Tiên Yên

210

70

90

40

10

4.500

8

H. Đầm Hà

170

70

50

35

15

4.500

9

TP. Uông Bí

155

40

50

25

40

1.500

10

TX. Đông Triều

127

60

30

32

5

1.100

11

TP. Cẩm Phả

145

10

40

45

50

3.500

12

H. Hoành Bồ

8

10

5

3

 

200

Biểu 06: Danh mục Chương trình, dự án ưu tiên đầu tư phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Tên chương trình, dự án ưu tiên đầu tư

Địa điểm

Dự kiến tổng vốn đầu tư

Giai đoạn

2016-2020

2021-2030

I

Nuôi trồng và sản xuất giống thủy sản

 

1.565.000

730.000

835.000

1

Dự án nâng cấp hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và công nghệ cho các trại giống thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Toàn Tỉnh

450.000

150.000

300.000

2

Dự án Đầu tư xây dựng mới và nâng cấp hạ tầng các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung tại các địa phương.

Toàn Tỉnh

500.000

200.000

300.000

3

Dự án Xây dựng Hạ tầng vùng sản xuất giống nhuyễn thể tại Vân Đồn

Huyện Vân Đồn

95.000

95.000

 

4

Dự án Đầu Tư hạ tầng vùng NTTS tập trung trên biển huyện Đầm Hà.

Huyện Đầm Hà

75.000

75.000

 

5

Dự án giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm vùng thu hoạch nhuyễn thể, tôm, cá nuôi thủy sản nuôi.

Các huyện ven biển

30.000

20.000

10.000

6

Đề án quan trắc cảnh báo môi trường và phòng trừ dịch bệnh thủy sản, ứng dụng công nghệ thông tin trong thủy sản.

Toàn Tỉnh

30.000

15.000

15.000

7

Dự án nhập, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất giống và nuôi trồng các loại thủy hải sản chủ lực và đặc sản (sá sùng, rươi, ngán,...) của địa phương.

Toàn Tỉnh

80.000

40.000

40.000

8

Dự án phát triển nghề nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGAP.

Toàn Tỉnh

25.000

20.000

5.000

9

Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi cá rô phi tập trung xuất khẩu tại Đông Triều.

TX. Đông Triều

60.000

40.000

20.000

10

Dự án xây dựng mô hình quản lý cộng đồng tại các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung tại các địa phương.

Toàn Tỉnh

10.000

5.000

5.000

11

Dự án hỗ trợ đầu tư sản xuất giống, nuôi trồng các đối tượng thủy sản chủ lực, có lợi thế ở các địa phương.

Toàn Tỉnh

200.000

60.000

140.000

12

Dự án phát triển nuôi các đối tượng thủy đặc sản như: Bào Ngư, Hải sâm,.. ở đảo Cô Tô

Huyện Cô Tô

10.000

10.000

 

II

Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

 

1.515.000

540.000

975.000

1

Điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Ninh.

Các huyện ven biển

5.000

3.000

2.000

2

Dự án chuyển đổi nghề nghiệp khai thác thủy sản ven bờ kém hiệu quả, xâm hại nguồn lợi thủy sản sang nghề khác

Các huyện ven biển

25.000

12.000

13.000

3

Dự án đầu tư phát triển đội tàu cá xa bờ và tàu dịch vụ hậu cần thủy sản

Các huyện ven biển

1.200.000

400.000

800.000

4

Đầu tư xây dựng khu bảo tồn biển Đảo Trần - Cô Tô.

Huyện Cô Tô

50.000

30.000

20.000

5

Dự án xây dựng “đường dây nóng" bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Ninh.

Các huyện ven biển

5.000

2.000

3.000

6

Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong khai thác hải sản để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm khai thác.

Toàn Tỉnh

30.000

20.000

10.000

7

Hỗ trợ trang thiết bị an toàn cho tàu cá trong tỉnh và tăng cường năng lực hoạt động kiểm ngư.

Các huyện ven biển

150.000

50.000

100.000

8

Xây dựng mô hình quản lý cộng đồng tại một số vùng bãi triều ven biển tại các địa phương.

Các huyện ven biển

5.000

3.000

2.000

9

Dự án đầu tư bảo tàng Hải Dương học ở Hạ Long.

TP. Hạ Long

25.000

10.000

15.000

10

Dự án xây dựng thủy cung Cô Tô.

Huyện Cô Tô

20.000

10.000

10.000

III

Chế biến và dịch vụ hậu cần thủy sản

 

1.420.000

820.000

600.000

1

Dự án đầu tư hoàn thiện các khu neo đậu tránh trú bão tại các địa phương.

Các huyện ven biển

500.000

230.000

270.000

2

Dự án đầu tư khu neo đậu tránh trú bão kết hợp cảng cá loại 1 tại huyện Vân Đồn.

Huyện Vân Đồn

90.000

80.000

10.000

3

Dự án đầu tư khu neo đậu tránh trú bão kết hợp cảng cá loại 1 tại huyện Cô Tô.

Huyện Cô Tô

90.000

80.000

10.000

4

Dự án đầu tư xây dựng cảng cá loại 2 và khu neo đậu tránh trú bão cấp tỉnh.

TP.Hạ Long

85.000

40.000

45.000

5

Dự án di dời các nhà máy chế biến thủy sản đến các địa điểm quy hoạch.

Quảng Yên, Vân Đồn, Hạ Long

500.000

300.000

200.000

6

Dự án nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới trong sản xuất và chế biến, đóng gói, bảo quản sản phẩm thủy sản đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.

Toàn Tỉnh

30.000

20.000

10.000

7

Dự án đầu tư cơ sở chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng, các sản phẩm thực phẩm đảm bảo an toàn, thực phẩm chức năng từ nguồn nguyên liệu nuôi trồng, khai thác thủy sản.

Toàn Tỉnh

30.000

20.000

10.000

8

Dự án xúc tiến thương mại thủy sản Quảng Ninh.

Toàn Tỉnh

20.000

10.000

10.000

9

Dự án xây dựng các chợ đầu mối thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Cô Tô, Hạ Long, Vân Đồn, Móng Cái, Hải Hà

40.000

20.000

20.000

10

Dự án phát triển làng nghề chế biến thủy sản kết hợp với phát triển du lịch tại các địa phương.

Các huyện ven biển

20.000

10.000

10.000

11

Dự án đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành thủy sản.

Toàn Tỉnh

15.000

10.000

5.000

 

TỔNG CỘNG

 

4.500.0000

2.090.000

2.410.000

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 4209/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

  • Số hiệu: 4209/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 15/12/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh
  • Người ký: Nguyễn Đức Long
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản