Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4204/2015/QĐ-UBND | Quảng Ninh, ngày 24 tháng 12 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND, ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.
Căn cứ Thông tư số 08/2014/TT-BNNPTNT ngày 20/3/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; Thông tư số 43/2014/TT-NHNN ngày 18/4/2014 của Ngân hàng Nhà nước Hướng dẫn việc cho vay theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; Thông tư số 89/2014/TT-BTC ngày 07/7/2014 của Bộ Tài chính Hướng dẫn việc thực hiện Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp;
Căn cứ Nghị quyết số 232/2015/NQ-HĐND ngày 12/12/2015 của Hội đồng nhân dân Tỉnh “Về việc ban hành chính sách hỗ trợ lãi suất đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016 - 2020”;
Xét đề nghị của Ban Xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quy định chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay cho các tổ chức, cá nhân vay vốn bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng để thực hiện đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020;
Trong Quyết định này những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Nông nghiệp”: Là phân ngành trong hệ thống ngành kinh tế quốc dân, bao gồm các lĩnh vực nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản.
2. “Chủ trang trại”: Là cá nhân, hộ gia đình thực hiện kinh doanh nông nghiệp với quy mô lớn, đã được cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận trang trại theo quy định.
3. “Sản xuất nông nghiệp tốt”:Là sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGap).
4. Tổ chức tín dụng cho vay bao gồm:Các Ngân hàng thương mại, các Công ty cho thuê tài chính, Công ty tài chính, Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở cho vay vốn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
6. Người vay vốn: Là tổ chức, cá nhân và hộ gia đình được hỗ trợ lãi suất khi vay vốn của tổ chức tín dụng theo quy định tại Quyết định này.
7. “Cơ sở hạ tầng sản xuất”: Bao gồm hạ tầng kỹ thuật (hệ thống điện, thủy lợi, giao thông, các công trình xử lý môi trường, xử lý chất thải trong hoặc dẫn đến nơi sản xuất) và nhà xưởng, trang thiết bị phục vụ sản xuất.
8. “Lãi suất vay vốn thực tế”: Là mức lãi suất thực tế người vay vốn phải trả tổ chức tín dụng cho vay theo hợp đồng tín dụng ký kết.
9. “UBND các Huyện, Thị xã Thành phố”: Gọi chung là UBND các huyện
10. “UBND các xã, phường, thị trấn”: Gọi chung là UBND cấp xã
Điều 3. Đối tượng và lĩnh vực hỗ trợ:
2. Các lĩnh vực đầu tư được hỗ trợ lãi suất vay vốn:
2.1- Đầu tư mới hoặc mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa;
2.2- Đầu tư sản xuất các sản phẩm thuộc chương trình phát triển thương hiệu nông lâm, thủy sản tỉnh Quảng Ninh;
2.3- Đầu tư sản xuất, chế biến bảo quản kinh doanh và dịch vụ các sản phẩm thuộc Chương trình Chương trình Tỉnh Quảng Ninh - Mỗi xã phường một sản phẩm.
2.4- Đầu tư mới hoặc mở rộng quy mô các cơ sở chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản;
2.5- Đầu tư tiêu thụ nông, lâm, thủy sản hàng hóa thông qua hợp đồng;
2.6- Đầu tư các hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá, hoạt động bắt hải sản ở vùng biển xa bờ;
2.7- Kinh doanh, cung ứng máy móc, vật tư ngành nông, lâm, ngư nghiệp; Đầu tư các ngành nghề nông thôn, dịch vụ du lịch sinh thái trên địa bàn nông thôn có sử dụng lao động nông thôn;
(có danh mục các lĩnh vực chi tiết kèm theo)
Điều 4. Hạn mức, mức lãi suất và thời gian hỗ trợ
1. Hạn mức vốn vay được hỗ trợ lãi suất: Mỗi tổ chức, cá nhân vay vốn được hỗ trợ theo nhiều phương án, dự án sản xuất kinh doanh khác nhau; Mỗi dự án, phương án sản xuất kinh doanh được hỗ trợ lãi suất có mức dư nợ tối thiểu là 50 triệu đồng và tối đa 10.000 triệu đồng trên địa bàn 1 huyện, thị xã, thành phố.
a) Mức hỗ trợ lãi suất là 6%/năm/số dư nợ thực tế. Mức hỗ trợ lãi suất được điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế do Ủy ban nhân dân Tỉnh quyết định.
b) Mức lãi suất để tính hỗ trợ là lãi suất cho vay thương mại thấp nhất của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Quảng Ninh công bố trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, áp dụng cho các khoản vay vốn phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cùng kỳ hạn trong cùng thời kỳ tại thời điểm chi trả tiền lãi suất hỗ trợ.
3. Phạm vi, thời gian hỗ trợ lãi suất
- Phạm vi được hỗ trợ lãi suất: Các hợp đồng tín dụng có hiệu lực trong khoảng thời gian từ ngày Quyết định này có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2020;
Bao gồm:
+ Các hợp đồng ký kết trước ngày Quyết định này có hiệu lực còn dư nợ trong hạn.
+ Các hợp đồng ký kết trong khoảng thời gian Quyết định này có hiệu lực.
- Thời gian hỗ trợ lãi suất: Theo thời gian hiệu lực của từng hợp đồng tín dụng đã ký kết nhưng tối đa bằng thời gian kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2020.
Điều 5. Điều kiện được hỗ trợ lãi suất
1. Đúng đối tượng, nội dung, lĩnh vực hỗ trợ theo quy định tại
2. Sử dụng vốn đúng mục đích và trả nợ gốc, lãi theo đúng thỏa thuận với tổ chức tín dụng.
3. Hợp đồng tín dụng đề nghị được hỗ trợ là các hợp đồng chưa được hỗ trợ lãi suất từ các chính sách khác.
4. Các dự án, phương án đầu tư sản xuất kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5. Thực hiện đầy đủ trình tự, thành phần hồ sơ theo quy định tại
6. Trong cùng một nội dung, lĩnh vực được hỗ trợ lãi suất, nếu có nhiều mức hỗ trợ lãi suất khác nhau thì các doanh nghiệp, chủ trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác, cá nhân và hộ gia đình doanh nghiệp được lựa chọn áp dụng chính sách hỗ trợ lãi suất có lợi nhất.
Điều 6. Trình tự, hồ sơ thực hiện hỗ trợ lãi suất
1. Trình tự thực hiện hỗ trợ lãi suất
1.1. Người vay vốn thực hiện các thủ tục vay vốn tại tổ chức tín dụng theo quy định cho vay thông thường.
1.3. UBND cấp Xã nơi có dự án triển khai thẩm định theo thẩm quyền gửi Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc Phòng kinh tế). Thời gian từ khi xã tiếp nhận hồ sơ đến khi thẩm định xong tối đa là 05 ngày làm việc.
1.4. Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (hoặc phòng kinh tế) chủ trì phối hợp với phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định, Trình UBND cấp huyện phê duyệt danh sách các hợp đồng tín dụng được hỗ trợ lãi suất. Thời gian thẩm định, trình duyệt tối đa là 5 ngày làm việc.
1.5. UBND cấp xã niêm yết công khai danh sách người vay vốn được phê duyệt hỗ trợ lãi suất tại trụ sở UBND cấp Xã và nhà văn hóa thôn, bản nơi triển khai dự án trong thời gian tối thiểu là 15 ngày kể từ ngày được UBND cấp huyện phê duyệt.
1.6. Việc chi tiền hỗ trợ lãi suất thực hiện định kỳ hàng tháng tại UBND cấp xã; Thời gian chi do UBND cấp Xã quy định.
2. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ lãi suất: Số lượng 02 bộ hồ sơ, mỗi bộ hồ sơ bao gồm:
2.1. Văn bản đề nghị hỗ trợ lãi suất.
2.2. Bản sao có chứng thực Hợp đồng tín dụng đã ký với tổ chức tín dụng cho vay; Bản sao Kế hoạch hoặc phương án sản xuất kinh doanh
2.3. Tài liệu chứng minh số tiền vay thực nhận từ ngân hàng.
Điều 7. Thủ tục chi tiền hỗ trợ lãi suất
2. UBND cấp Xã chi trả tiền hỗ trợ cho người vay theo định mức hỗ trợ tại
Điều 8. Nguồn vốn hỗ trợ lãi suất: Ngân sách Tỉnh (Chương trình xây dựng nông thôn mới).
1. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, Ban, ngành liên quan hướng dẫn về biểu mẫu, thủ tục, hồ sơ, trình tự, phương thức thực hiện hỗ trợ lãi suất; Công tác thanh, quyết toán kinh phí hỗ trợ lãi suất.
2. Ngân hàng Nhà nước tỉnh hướng dẫn, kiểm tra việc cho vay của các tổ chức tín dụng; Chỉ đạo Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Quảng Ninh công bố công khai lãi suất cho vay làm cơ sở xác định mức lãi suất hỗ trợ; Hằng quý báo cáo kết quả và đánh giá tình hình cho vay nông nghiệp nông thôn về Ban Xây dựng nông thôn mới để tổng hợp chung.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Tài chính bố trí kinh phí từ ngân sách tỉnh hàng năm để thực hiện chính sách này.
5. Ban Xây dựng Nông thôn mới tổng hợp chung kết quả triển khai chính sách, tập hợp những vướng mắc và đề xuất phương pháp xử lý đảm bảo thực hiện chính sách đúng mục tiêu; Giám sát, kiểm tra việc thực hiện chính sách.
6. Cổng thông tin điện tử của Tỉnh chủ trì, phối hợp với ngân hàng Nông nghiệp và PTNT chi nhánh Quảng Ninh công bố công khai lãi suất, nhằm cung cấp thông tin đến người có nhu cầu vay vốn.
7. UBND cấp huyện tổ chức triển khai chính sách, tuyên truyền để mọi người dân tổ chức nắm được nội dung của chính sách; Bố trí lồng ghép Ngân sách địa phương để thực hiện chính sách; Thực hiện chế độ báo cáo kết quả triển khai chính sách này hàng tháng về Sở Tài chính, Ban Xây dựng nông thôn mới; Được trích tối đa từ Ngân sách theo định mức 1% tổng kinh phí hỗ trợ phục vụ công tác thẩm định, chi trả tiền hỗ trợ và quản lý nguồn vốn hỗ trợ, UBND cấp huyện quy định cụ thể nội dung chi nguồn kinh phí này.
8. Trên cơ sở hướng dẫn của các ngành UBND cấp xã tiến hành tiếp nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ, thẩm định, xác nhận vào giấy đề nghị hỗ trợ lãi suất, tổng hợp trình UBND cấp huyện phê duyệt; Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các thông tin xác nhận;
9. Các tổ chức chính trị - xã hội: Phối hợp với UBND các địa phương tổ chức tuyên truyền, phối hợp trong công tác quản lý vốn hỗ trợ lãi suất đảm bảo đúng đối tượng, đúng mục đích.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016 đến hết ngày 31/12/2020
2. Quyết định này thay thế các Quyết định: Quyết định số 2009/QĐ-UBND ngày 13/8/2012 và Quyết định số 3025/QĐ-UBND ngày 04/11/2013 của UBND Tỉnh.
3. Xử lý chuyển tiếp: Đối với những phương án sản xuất kinh doanh đang được hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất (theo Quyết định số 2009/QĐ-UBND ngày 13/8/2012 và Quyết định sửa đổi bổ sung số 3025/QĐ-UBND ngày 04/11/2013 của UBND Tỉnh) mà hợp đồng tín dụng còn hiệu lực sau ngày 31/12/2015 thì tiếp tục được hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất theo Quyết định này khi Quyết định này có hiệu lực thi hành. Trong thời hạn 2 tháng (60 ngày), kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành, các phương án kinh doanh có dư nợ từ trước phải làm thủ tục hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Quyết định này.
4. Các Ông (bà) Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở; Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng Ban Xây dựng Nông thôn mới, Giám đốc Ngân hàng nhà nước Chi nhánh tỉnh Quảng Ninh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH MỤC NỘI DUNG CÁC LĨNH VỰC HỖ TRỢ LÃI SUẤT
(Kèm theo Nghị quyết số 4204/2015/QĐ-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2015 của UBND Tỉnh)
TT | Lĩnh vực | Nội dung cụ thể | Ghi chú |
1 | Đầu tư mới hoặc mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa | - Đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp theo tiêu chí thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP đã được cấp giấy chứng nhận hoặc được cấp chứng nhận công nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm thủy sản, giấy chứng nhận đủ điều kiện cơ sở sản xuất nông nghiệp an toàn). - Đầu tư phát triển sản xuất theo hình thức trang trại đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận trang trại hoặc đạt tối thiểu 70% quy định của từng tiêu chí xác định kinh tế trang trại hiện hành (UBND cấp huyện, thị xã, thành phố nơi tổ chức sản xuất thẩm định tại thời điểm trước khi cấp hỗ trợ lãi suất). - Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong vùng Quy hoạch “Vùng sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tập trung” được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. - Sản xuất, phát triển giống cây trồng, giống vật nuôi, giống cây lâm nghiệp, giống thủy, hải sản (cơ sở sản xuất giống phải đáp ứng tiêu chuẩn ngành về sản xuất giống vật nuôi, cây trồng, thủy sản, lâm nghiệp). - Đầu tư vào các khu ứng dụng công nghệ cao phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; Đầu tư ứng dụng công nghệ cao phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp |
|
2 | Đầu tư sản xuất các sản phẩm thuộc chương trình phát triển thương hiệu nông lâm, thủy sản tỉnh Quảng Ninh | - Các sản phẩm thuộc Chương trình phát triển thương hiệu nông lâm, thủy sản tỉnh Quảng Ninh |
|
3 | Đầu tư sản xuất, chế biến bảo quản kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ thuộc Chương trình Chương trình Tỉnh Quảng Ninh - Mỗi xã phường một sản phẩm. | - Đầu tư sản xuất, chế biến bảo quản và kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ thuộc Chương trình Tỉnh Quảng Ninh- Mỗi xã, phường một sản phẩm”: + Đầu tư, mở rộng, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, chế biến sản phẩm OCOP + Đầu tư thiết bị, máy móc, công nghệ phục vụ sản xuất, chế biến sản phẩm OCOP + Đầu tư nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến sản phẩm OCOP + Đầu tư trung tâm, điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP + Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển, kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, du lịch văn hóa trên địa bàn nông thôn |
|
4 | Đầu tư mới hoặc mở rộng quy mô các cơ sở chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản | - Lĩnh vực các sản phẩm nông nghiệp, bao gồm: Nhà máy chế biến nông sản; Nhà máy giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; Các kho bảo quản nông sản sau thu hoạch. - Lĩnh vực các sản phẩm thủy sản, bao gồm: Nhà máy chế biến thủy sản; Kho bảo quản thủy sản. - Lĩnh vực Lâm nghiệp, bao gồm: Các nhà máy chế biến ván ép; Các cơ sở chế gỗ nội thất, mỹ nghệ; Các cơ sở chế biến lâm sản ngoài gỗ (song, mây, tre...). |
|
5 | Đầu tư tiêu thụ nông, lâm, thủy sản hàng hóa thông qua hợp đồng | - Hợp đồng tiêu thụ nông, lâm, thủy sản hàng hóa ký trực tiếp giữa các doanh nghiệp với người sản xuất theo các hình thức: - Ứng trước vốn, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và mua lại hàng hóa nông, lâm, thủy sản; - Bán vật tư mua lại hàng hóa nông, lâm, thủy sản; - Trực tiếp tiêu thụ hàng hóa nông, lâm, thủy sản; - Liên kết sản xuất: hộ nông dân sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần, liên doanh liên kết với doanh nghiệp hoặc cho doanh nghiệp thuê đất sau đó nông dân được sản xuất trên đất đã góp cổ phần, liên doanh liên kết hoặc cho thuê và bán lại nông sản cho doanh nghiệp tạo sự gắn kết bền vững giữa nông dân và doanh nghiệp. |
|
6 | Đầu tư các hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá hoạt động bắt hải sản ở vùng biển xa bờ. | - Đầu tư các nhà máy sản xuất nước đá, ngư lưới cụ; Đầu tư phương tiện dịch vụ, bao gồm: Tàu thu mua cá, tàu chở dầu phục vụ ngư dân; Đầu tư các cảng cá, bến cá. - Đầu tư hoạt động đánh bắt hải sản vùng biển xa bờ (dành cho tàu có công suất từ 90CV trở lên):, bao gồm: Đầu tư đóng mới, sửa chữa, hoán cải tàu thuyền khai thác thủy sản xa bờ; Mua, thuê các trang thiết bị, ngư cụ, nhân công, mua dầu, thiết bị thông tin liên lạc, máy dò cá, trang thiết bị an toàn trên tàu, lưới cụ, máy móc thiết bị lắp đặt trên tàu phục vụ khai thác thủy sản... - Các hộ dân đầu tư sản xuất, kinh doanh ra sinh sống lâu dài tại Đảo Trần: Đóng mới, cải hoán tàu (tàu khai thác thủy sản, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá), đầu tư nuôi cá lồng bè theo Nghị quyết số 101/2013/NQ-HĐND ngày 19/7/2013). |
|
7 | Kinh doanh, cung ứng máy móc, vật tư ngành nông, lâm, ngư nghiệp; Đầu tư các ngành nghề nông thôn, dịch vụ du lịch sinh thái trên địa bàn nông thôn có sử dụng lao động nông thôn. | - Kinh doanh, cung ứng vật tư, máy móc ngành nông, lâm ngư nghiệp tại địa bàn nông thôn, bao gồm: Các loại máy công cụ nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp; Các vật tư ngành nông nghiệp: Giống cây trồng, các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các vật tư khác phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. - Đầu tư theo các ngành nghề nông thôn, dịch vụ du lịch sinh thái trên địa bàn nông thôn có sử dụng lao động nông thôn: Các cơ sở sản xuất, hộ gia đình sản xuất trong các các làng nghề nông thôn được công nhận (sản phẩm sản xuất phù hợp với sản phẩm của làng nghề); Sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, cơ khí nhỏ; Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn; Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; Gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh; Xây dựng, vận tải trong nội bộ xã, liên xã và các dịch vụ khác phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn; Dịch vụ du lịch sinh thái. |
|
- 1Quyết định 2009/QĐ-UBND năm 2012 hỗ trợ lãi suất đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012-2015
- 2Nghị quyết 53/2012/NQ-HĐND thông qua chính sách hỗ trợ lãi suất đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012-2015
- 3Quyết định 1796/QĐ-UBND quy định giá thóc và giá đối với sản phẩm rừng trồng để tính thu thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 2013 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 4Quyết định 3025/QĐ-UBND điều chỉnh Quyết định 2009/QĐ-UBND về hỗ trợ lãi suất đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012 - 2015
- 5Quyết định 1317/QĐ-UBND năm 2015 về phân công, phân cấp cơ quan kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp; kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm và cơ quan quản lý cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 6Nghị quyết 231/2015/NQ-HĐND bổ sung Nghị quyết 164/2014/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2014 – 2016 do Tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 7Quyết định 17/2016/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ lãi suất đối với hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2015-2020
- 8Quyết định 1894/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch xúc tiến thương mại sản phẩm nông nghiệp tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016-2020
- 9Quyết định 29/2016/QĐ-UBND Quy định thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2017-2021
- 1Quyết định 2009/QĐ-UBND năm 2012 hỗ trợ lãi suất đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012-2015
- 2Quyết định 3025/QĐ-UBND điều chỉnh Quyết định 2009/QĐ-UBND về hỗ trợ lãi suất đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012 - 2015
- 3Quyết định 102/2017/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 4204/2015/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ lãi suất đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020
- 4Quyết định 4673/QĐ-UBND năm 2018 sửa đổi Quyết định 4204/2015/QĐ-UBND và Quyết định 102/2017/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 4204/2015/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị quyết 53/2012/NQ-HĐND thông qua chính sách hỗ trợ lãi suất đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012-2015
- 3Quyết định 1796/QĐ-UBND quy định giá thóc và giá đối với sản phẩm rừng trồng để tính thu thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 2013 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 4Quyết định 68/2013/QĐ-TTg chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư 08/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện Quyết định 68/2013/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Thông tư 89/2014/TT-BTC hướng dẫn hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất do thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7Thông tư 43/2014/TT-NHNN Quy định cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 8Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 9Quyết định 1317/QĐ-UBND năm 2015 về phân công, phân cấp cơ quan kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp; kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm và cơ quan quản lý cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 10Nghị quyết 232/2015/NQ-HĐND ban hành chính sách hỗ trợ lãi suất đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020
- 11Nghị quyết 231/2015/NQ-HĐND bổ sung Nghị quyết 164/2014/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2014 – 2016 do Tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 12Quyết định 17/2016/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ lãi suất đối với hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2015-2020
- 13Quyết định 1894/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch xúc tiến thương mại sản phẩm nông nghiệp tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016-2020
- 14Quyết định 29/2016/QĐ-UBND Quy định thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2017-2021
Quyết định 4204/2015/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- Số hiệu: 4204/2015/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 24/12/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh
- Người ký: Đặng Huy Hậu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra