Hệ thống pháp luật

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số. 370/2002/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 07 tháng 02 năm 2002

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH “CHUẨN QUỐC GIA VỀ Y TẾ XÃ GIAI ĐOẠN 2001-2010”

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 68/CP ngày 11/10/1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Y tế.
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ- Bộ Y tế

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nay ban hành kèm theo quyết định này “Chuẩn Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001-2010”.

Điều 2. Chuẩn Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001-2010 là tiêu chuẩn và chỉ tiêu để các trạm y tế xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) triển khai thực hiện.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành.Các quy định trái với quy định trong Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 4. Các ông, bà Chánh văn phòng, Chánh thanh tra, Vụ trưởng các Vụ của cơ quan Bộ Y tế, Cục trưởng Cục quản lý dược Việt Nam, Cục trưởng Cục Vệ sinh An toàn thực phẩm, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ




Đỗ Nguyên Phương

 

CHUẨN QUỐC GIA

VỀ Y TẾ XÃ GIAI ĐOẠN 2001 - 2010

(Ban hành kèm theo Quyết định số 370/2002/QĐ-BYT, ngày 07 tháng 02 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Chuẩn I

XÃ HỘI HÓA CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ SỨC KHOẺ NHÂN DÂN VÀ CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHOẺ

A. XÃ HỘI HÓA CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ SỨC KHOẺ NHÂN DÂN

1. Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong xã được đưa vào nghị quyết của Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân xã. Có kế hoạch hành động cụ thể do UBND xã phê duyệt để thực hiện những nghị quyết trên.

2. Có Ban chăm sóc sức khoẻ hoạt động thường xuyên tại xã do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, Trưởng trạm y tế làm phó ban thường trực và trưởng các ban ngành có liên quan tại địa phương là uỷ viên. Tổ chức họp đánh giá công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân tại xã 6 tháng/lần với sự tham dự của đại diện cộng đồng.

3. Huy động được cộng đồng, các tổ chức chính trị- xã hội tại địa phương tích cực tham gia triển khai thực hiện các chương trình y tế trên địa bàn.

B. CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHOẺ

1. 100% cán bộ trạm y tế và nhân viên y tế thôn, bản, ấp được bồi dưỡng kiến thức và có kỹ năng cơ bản về truyền thông- giáo dục sức khoẻ.

2. Thực hiện tư vấn và truyền thông- giáo dục sức khoẻ lồng ghép tại trạm y tế, tại cộng đồng và gia đình.

3. Giáo dục sức khoẻ qua hệ thống loa truyền thanh xã, ít nhất đạt:

Đồng bằng và trung du:4 lần/tháng trở lên

Miền núi:2 lần/tháng trở lên

4. Tổ chức, tham gia phi hợp tổ chức các buổi họp cộng đồng tại thôn, bản, ấp để tuyên truyền- giáo dục sức khoẻ tối thiểu đạt:

Đồng bằng và trung du:6 lần/năm trở lên

Miền núi: 4 lần/năm trở lên

5. Tỷ lệ hộ gia đình nắm được kiến thức cơ bản về các nội dung thực hành chăm sóc sức khoẻ thiết yếu cho bà mẹ, trẻ em tại gia đình và cộng đồng, phòng chống tai nạn và thương tích; nắm được kiến thức về phòng chống một số bệnh nguy hiểm tại địa phương (do Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và chính quyền địa phương xác định) đạt từ:

Đồng bằng và trung du:60% trở lên

Miền núi:50% trở lên

Chuẩn II

VỆ SINH PHÒNG BỆNH

A. PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH

1. Phát hiện sớm và báo cáo kịp thời các bệnh truyền nhiễm gây dịch theo quy định của Bộ Y tế (bao gồm cả ngộ độc thực phẩm và nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật, tai nạn và thương tích). Nếu có dịch xảy ra, xử trí ban đầu và phối hợp đập tắt kịp thời.

2. Có biện pháp đề phòng và không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn.

B. CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU Y TẾ QUỐC GIA

Đạt và vượt các chỉ tiêu và mục tiêu được giao hàng năm của chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS.

C.Y TẾ MÔI TRƯỜNG NƯỚC SẠCH: HỐ XÍ HỢP VỆ SINH XỬ LÝ RÁC XỬ LÝ PHÂN GIA SÚC VỆ SINH LAO ĐỘNG

1. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch:

Nông thôn:70% trở lên

Thành thị:90% trở lên

2. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh:

Nông thôn:70% trở lên

Thành thị: 90% trở lên

3. Tỷ lệ hộ gia đình xử lý rác đúng quy định:

Nông thôn:70% trở lên

Thành thị:90% trở lên

4. Tỷ lệ hộ gia đình xử lý phân gia sức hợp vệ sinh đạt từ 70% trở lên

5. Có tham gia phối hợp kiểm tra vệ sinh lao động trên địa bàn

D. Y TẾ HỌC ĐƯỜNG

1. Tỷ lệ học sinh được khám sức khoẻ hàng năm:

Mẫu giáo: 80% trở lên

Tiểu học và trung học cơ sở: 60% trở lên với các xã vùng đồng bằng và 40% trở lên với các xã miền núi.

2. Tỷ lệ học sinh tiểu học và trung học cơ sở được khám và chăm sóc bệnh răng miệng hàng năm:

Đồng bằng và trung du:50% trở lên

Miền núi:30% trở lên

3. Toàn bộ số học sinh khám sức khoẻ được thông báo kết quả khám về gia đình và trên 90% số mắc các bệnh trong chương trình y tế học đường được quản lý và điều trị.

Chuẩn III

KHÁM CHỮA BỆNH VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

1. Bình quân số lần khám chữa bệnh tại trạm y tế và tại hộ gia đình đạt từ 0,6 lần/ người/ năm trở lên.

2. Tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị hợp lý tại trạm y tế đạt từ 80% trở lên.

3. Tỷ lệ người tàn tật tại cộng đồng được quản lý đạt từ:

Đồng bằng và trung du:90% trở lên

Miền núi:70% trở lên

4. Tỷ lệ người tàn tật được hướng dẫn và phục hồi chức năng tại cộng đồng đạt từ:

Đồng bằng và trung du:20% trở lên

Miền núi:15% trở lên

5. Quan tâm chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi; 100% các cụ từ 80 tuổi trở lên được quản lý sức khoẻ

6. Không để xảy ra tai biến nghiêm trọng trong điều trị dẫn đến tử vong do

7.Tất cả cán bộ chuyên mô nắm được kiến thức và kỹ năng cấp cứu thông thường, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và đỡ đẻ thường.

Chuẩn IV

Y HỌC CỔ TRUYỀN

1. Có vườn hoặc trồng thuốc nam trong chậu mẫu tại trạm y tế gồm ít nhất 40 loại cây trở lên trong danh mục quy định của Bộ Y tế.

2. Tỷ lệ bệnh nhân được khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền hoặc kết hợp với y học hiện đại trên tổng số bệnh nhân khám chữa bệnh tại trạm y tế đạt từ 20% trở lên.

3. Thực hiện việc điều trị bằng phương pháp y học cổ truyền không dùng thuốc, đặc biệt tại những nơi có cán bộ y học cổ truyền chuyên trách.

Chuẩn V

CHĂM SÓC SỨC KHOẺ TRẺ EM

1. Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ theo đúng quy định:

Đồng bằng và trung du:95 % trở lên

Miền núi:90 % trở lên

2. Tỷ lệ trẻ em từ 6 đến 36 tháng tuổi được uống Vitamin A 2 lần/năm:

Đồng bằng và trung du:95 % trở lên

Miền núi:90 % trở lên

3. Tỷ lệ trẻ em dưới 2 tuổi được theo dõi tăng trưởng hàng tháng; trẻ em từ 2 đến dưới 5 tuổi được theo dõi tăng trưởng 2 lần/năm:

Đồng bằng và trung du:90 % trở lên

Miền núi:80 % trở lên

4. Chẩn đoán và điều trị đúng phác đồ cho trẻ em dưới 5 tuổi bị tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp cấp khi đến trạm y tế đạt:

Đồng bằng và trung du: 90 % trở lên

Miền núi:80 % trở lên

5. Có tổ chức thực hiện việc tẩy giun cho trẻ em.

Chuẩn VI

CHĂM SÓC SỨC KHOẺ SINH SẢN

1. Tất cả phụ nữ mang thai được khám thai ít nhất 1 lần, trong đó tỷ lệ phụ nữ được khám thai từ 3 lần trở lên trong 3 kỳ thai nghén đạt:

Đồng bằng và trung du:75% trở lên

Miền núi:50% trở lên

2. Tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm phòng uốn ván đủ liều trước khi sinh:

Đồng bằng và trung du:95% trở lên

Miền núi:85% trở lên

3. Tỷ lệ phụ nữ khi sinh có nhân viên y tế được đào tạo chuyên môn đỡ đẻ:

Đồng bằng và trung du:95% trở lên

Miền núi:90% trở lên

4. Tỷ lệ phụ nữ sinh con tại cơ sở y tế

Đồng bằng và trung du:90% trở lên

Miền núi:75% trở lên

5. Tỷ lệ bà mẹ được nhân viên y tế chăm sóc ít nhất 1 lần trong tuần đầu sau sinh đạt:

Đồng bằng và trung du:65% trở lên

Miền núi:35% trở lên

6. Tỷ lệ cặp vợ chồng áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại:

Đồng bằng và trung du:70% trở lên

Miền núi:55% trở lên

7.Tỷ lệ phụ nữ 15-49 tuổi được khám phụ khoa/năm đạt:

Đồng bằng và trung du:30% trở lên

Miền núi:20% trở lên

Chuẩn VII

CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ TRANG THIẾT BỊ

A. CƠ SỞ HẠ TẦNG

Trạm y tế phải được xây dựng theo "Tiêu chuẩn ngành-Thiết kế mẫu" do Bộ Y tế ban hành, với một số tiêu chí cơ bản sau:

1. Vị trí: gần trục đường giao thông, ở khu trung tâm xã.

2. Diện tích đất: trung bình từ 500 m2 trở lên với khu vực nông thôn và từ 150 m2 trở lên với khu vực thành thị.

3. Tổng thể công trình bao gồm:

- Khối nhà chính, công trình phụ trợ.

- Sân phơi, vườn mẫu trồng cây thuốc

- Cây xanh bóng mát chiếm trên 30% diện tích khu đất.

- Có hàng rào bảo vệ, có cổng và biển tên trạm.

4. Khối nhà chính:

- Cấp công trình: tối thiểu cấp III

- Diện tích tối thiểu: trung bình từ 90 m2 trở lên

- Số phòng chức năng chính từ 8 - 9 phòng trở lên, bao gồm các phòng:

4.1. Tuyên truyền tư vấn

4.2. Đón tiếp và quầy/tủ thuốc

4.3. Khám bệnh và sơ cứu

4.4. Dịch vụ kế hoạch hóa gia đình

4.5. Đỡ đẻ

4.6. Sau đẻ

4.7. Lưu bệnh nhân

4.8. Rửa, tiệt trùng

4.9. Khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền (đối với trạm y tế có cán bộ y học cổ truyền chuyên trách).

- Khu vệ sinh có thể để trong khối nhà chính hoặc khối phụ trợ.

5. Khối phụ trợ bao gồm: nhà bếp, nhà kho, bể nước, nhà vệ sinh và nhà để xe (tuỳ theo nhu cầu và điều kiện của xã, phường).

6. Hệ thống kỹ thuật hạ tầng:

- Được nối với điện lưới hoặc có máy phát điện riêng đối với các trạm y tế vùng III.

- Có 1 thuê bao điện thoại trực tiếp.

- Có nguồn nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh và ổn định.

7. Duy tu, bảo dưỡng: cơ sở hạ tầng được duy tu, bảo dưỡng định kỳ mỗi năm 1 lần vào quí IV hàng năm.

B. TRANG THIẾT BỊ

1. Trang thiết bị cơ bản cho cán bộ y tế để thực hiện việc khám, điều trị bệnh nhân ở tuyến đầu tiên: ống nghe, huyết áp kế, nhiệt kế, bơm kim tiêm và các trang thiết bị cấp cứu thông thường ban đầu.

2. Bộ dụng cụ khám chuyên khoa cơ bản: mắt, tai-mũi-họng, răng-hàm-mặt.

3. Tại các trạm y tế có bác sĩ làm việc: maý khí dung, kính hiển vi, máy xét nghiệm đơn giản.

4. Trang thiết bị cho khám, điều trị sản phụ khoa, kế hoạch hóa gia đình, đỡ đẻ, cấp cứu sơ sinh và chăm sóc trẻ em.

5. Trang bị về sơ chế. bảo quản thuốc đông y: chảo sao thuốc, cân thuốc, tủ thuốc đông y, dao cầu, thuyền tán, kim châm cứu.

6. Trang thiết bị cho thực hiện mục tiêu chương trình y tế quốc gia, chống mù lòa, chăm sóc răng miệng và nha học đường, các chương trình chăm sóc sức khoẻ khác.

7. Trang thiết bị để thực hiện công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ trong cộng đồng.

8. Thiết bị và dụng cụ tiệt khuẩn: nồi hấp, tủ sấy, nồi luộc dụng cụ.

9. Thiết bị nội thất: tủ, bàn ghế, giường bệnh, tủ đầu giường.

10. Thiết bị thông dụng: đèn dầu, đèn pin, máy bơm nước.

11. Túi y tế thôn bản: mỗi thôn từ 1 - 2 túi để thực hiện các dịch vụ cơ bản như: tiêm, sơ cứu, truyền thông giáo dục sức khoẻ.

12. Túi đẻ sạch đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Chuẩn VIII

NHÂN LỰC VÀ CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH

A. SỐ LƯỢNG CÁN BỘ

Đảm bảo định biên cán bộ theo quy định hiện hành.

B. CƠ CẤU CÁN BỘ

1. Trạm y tế tối thiểu cần có:

- Bác sĩ hoặc y sĩ đa khoa (đồng bằng phải có bác sĩ).

- Nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi (đồng bằng phải có nữ hộ sinh trung học hoặc y sỹ sản nhi).

- Y tá (đồng bằng phải có y tá trung học trở lên).

2. Đối với trạm y tế có từ 4 cán bộ trở lên, phải có 1 cán bộ y học cổ truyền chuyên trách. Khi chưa đủ 4 cán bộ trở lên, trạm y tế phải có cán bộ được bổ túc thêm về y học cổ truyền.

3. Trạm y tế phải có cán bộ có trình độ dược tá (có thể kiêm nhiệm) để quản lý thuốc trên địa bàn xã.

C. CHUYÊN MÔN, ĐOÀN THỂ

1. Có đảng viên sinh hoạt cùng chi bộ trong xã và thành lập tổ công đoàn tại trạm y tế.

2. Có tủ sách chuyên môn và sinh hoạt chuyên môn hàng tháng.

3. Không có cán bộ vi phạm 12 điều y đức.

D. Y tế thôn bản và cộng tác viên

1. 100% thôn bản có nhân viên y tế được đào tạo chuyên môn thời gian ít nhất 3 tháng theo tài liệu của Bộ Y tế ban hành và thường xuyên hoạt động.

2. Hàng tháng trạm y tế tổ chức sinh hoạt chuyên môn, giao ban cùng nhân viên y tế thôn bản.

3. Nhân viên y tế thôn, bản, ấp được lồng ghép với cộng tác viên của các chương trình y tế.

E. CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH

- Thực hiện đúng, đủ những chế độ chính sách đối với cán bộ y tế cơ sở do Nhà nước ban hành.

Chuẩn IX

KẾ HOẠCH VÀ TÀI CHÍNH CHO TRẠM Y TẾ

A. KẾ HOẠCH VÀ QUẢN LÝ THÔNG TIN Y TẾ

1. Trưởng trạm y tế là bác sĩ hoặc y sỹ và phải qua lớp đào tạo hoặc tập huấn về kỹ năng quản lý.

2. Xây dựng kế hoạch hoạt động hàng quí, 6 tháng và hàng năm. Đối với kế hoạch năm phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Có sơ kết 6 tháng, tổng kết năm về toàn bộ hoạt động của trạm y tế.

3. Có các sổ và thực hiện chế độ ghi chép, báo cáo theo đúng quy định của Bộ Y tế.

4. Tham gia quản lý hành nghề y tế ngoài công lập tại địa phương (nếu có).

B. TÀI CHÍNH

1. Ngân sách nhà nước đảm bảo tài chính cho hoạt động của trạm y tế xã.

2. Người nghèo được khám chữa bệnh tại trạm.

3. Thực hiện có hiệu quả việc hỗ trợ tiền thuốc cho các xã vùng III theo quy định của Chính phủ.

4. Quản lý tốt nguồn kinh phí do các chương trình mục tiêu cấp. Bảo toàn và phát triển nguồn vốn thuốc của trạm. Không có vi phạm về quản lý tài chính dưới bất kỳ hình thức nào.

5. UBND xã có đầu tư từ ngân sách xã để đảm bảo việc duy tu, bảo dưỡng cơ sở vật chất; sửa chữa, nâng cấp và bổ sung trang thiết bị hàng năm cho trạm y tế.

Chuẩn X

THUỐC THIẾT YẾU VÀ SỬ DỤNG THUỐC AN TOÀN HỢP LÝ

1. Có quầy thuốc thiết yếu tại trạm y tế. Thuốc được bảo quản theo yêu cầu ghi trên nhãn thuốc; có tủ hoặc ngăn chứa thuốc độc, thuốc gây nghiện riêng theo qui chế.

2. Có tủ thuốc cấp cứu riêng tại phòng khám và luôn có đủ cơ số thuốc cấp cứu thông thường trên địa bàn và thuốc chống sốc.

3. Có các loại thuốc thiết yếu theo quy định, ít nhất có từ 60 loại trở lên. Tuỳ theo cơ cấu bệnh tật của từng địa phương, dựa trên danh mục thuốc thiết yếu được ban hành theo quyết định của Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ quy định danh mục một số loại thuốc mà các trạm y tế tối thiểu cần có.

4. Thuốc được quản lý tập trung một đầu mối và thực hiện theo đúng quy chế dược chính; đặc biệt đối với các loại thuốc độc, thuốc hướng tâm thần và thuốc gây nghiện; quản lý thuốc rõ ràng theo từng nguồn và sử dụng theo đúng quy định; không để thuốc quá hạn, hư hỏng, mất mát.

5. Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý theo quy chế.