Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 37/2019/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2019 |
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 01/2016/QĐ-TTg ngày 19 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, quy trình hỗ trợ kinh phí cho các địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai.
1. Khoản 2 Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Báo cáo của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về thiệt hại do thiên tai gây ra thuộc trách nhiệm khắc phục hậu quả thiên tai của địa phương, nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ của các địa phương; huy động nguồn lực của địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai (dự phòng ngân sách địa phương; Quỹ phòng, chống thiên tai; Quỹ dự trữ tài chính; nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật); đề xuất Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai.”
2. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 3. Quy trình và nội dung hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
Chỉ đạo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp tổng hợp nhu cầu kinh phí thực hiện nhiệm vụ khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định tại Điều 30 Luật Phòng, chống thiên tai; báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định sử dụng từ nguồn lực của địa phương bao gồm: Dự phòng ngân sách địa phương, Quỹ phòng, chống thiên tai, Quỹ dự trữ tài chính, các nguồn lực hợp pháp khác để hỗ trợ dân sinh, khôi phục cơ sở hạ tầng, sản xuất; sử dụng dự toán kinh phí bảo trì đường bộ đã được giao để sửa chữa, khôi phục các công trình đường bộ bị hư hỏng do thiên tai.
a) Tổ chức thực hiện sửa chữa, khôi phục, nâng cấp các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội bị hư hỏng nhằm đảm bảo an toàn giao thông, an toàn hồ chứa, đê điều và tưới, tiêu nước đối với công trình thủy lợi, cơ sở khám chữa bệnh và dạy học, khôi phục các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội theo quy định tại Luật Phòng, chống thiên tai.
Đối với việc quản lý đầu tư xây dựng công trình khắc phục hậu quả thiên tai có tính cấp bách: Thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng và khoản 2 Điều 43 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Ngân sách trung ương hỗ trợ nhằm sửa chữa, khôi phục cơ sở hạ tầng hiện có; trường hợp đặc biệt địa phương sửa chữa, khôi phục kết hợp nâng cấp cơ sở hạ tầng, bố trí ngân sách địa phương để thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Luật Đầu tư công.
b) Căn cứ báo cáo về thiệt hại do thiên tai gây ra của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hỗ trợ về dân sinh đối với những hộ bị thiệt hại, bao gồm: hỗ trợ về lương thực; người bị thương nặng; chi phí mai táng cho hộ gia đình có người chết; làm nhà ở, sửa chữa nhà ở theo mức hỗ trợ quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội (sau đây gọi là Nghị định số 136/2013/NĐ-CP).
c) Đối với việc hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai (hạ tầng cơ sở, khôi phục sản xuất) cho các đối tượng là doanh nghiệp nhỏ và vừa theo tiêu chí quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2017 (không bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa là công ty con hoặc là công ty có vốn cổ phần chi phối của doanh nghiệp lớn); tổ hợp tác; hợp tác xã, sau khi có ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định chi từ nguồn ngân sách địa phương và nguồn huy động hợp pháp khác (ngân sách trung ương không hỗ trợ) và báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tại kỳ họp gần nhất.
d) Về hỗ trợ để khôi phục sản xuất vùng bị thiên tai: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh (sau đây gọi là Nghị định số 02/2017/NĐ-CP).
đ) Căn cứ vào kết quả thực hiện khắc phục hậu quả thiệt hại do thiên tai gây ra, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hỗ trợ kinh phí cho các địa phương. Báo cáo của địa phương bao gồm: Báo cáo biên bản kiểm tra hiện trường; biên bản xác định thiệt hại và nhu cầu kinh phí khắc phục có xác nhận của các thành viên Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, cấp huyện và các đơn vị có liên quan; các Quyết định của Ủy ban nhân dân địa phương về chi khắc phục hậu quả thiên tai; trong đó cụ thể nguồn vốn đã chi để thực hiện: Dự phòng ngân sách địa phương, Quỹ phòng, chống thiên tai, Quỹ dự trữ tài chính và các nguồn lực hợp pháp khác.
2. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai tổng hợp thiệt hại, nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ của các địa phương và cơ chế hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai về dân sinh và sửa chữa, khôi phục cơ sở hạ tầng quy định tại Điều 4 Quyết định này; cơ chế hỗ trợ khôi phục sản xuất vùng bị thiên tai quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP; đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho các địa phương kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai.
3. Căn cứ văn bản của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và ý kiến của các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan, Thủ tướng Chính phủ quyết định hỗ trợ kinh phí cho các địa phương.
4. Trường hợp thiệt hại lớn, vượt quá khả năng cân đối của ngân sách địa phương, Bộ Tài chính thực hiện bổ sung một phần kinh phí từ ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương bị thiệt hại theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.”
3. Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 4. Cơ chế trung ương hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai
Căn cứ quy định tại Điều 2 Quyết định này và đề nghị hỗ trợ của các địa phương tại điểm đ khoản 1 Điều 3 Quyết định này, ngân sách trung ương hỗ trợ về dân sinh và khôi phục cơ sở hạ tầng như sau:
1. Các tỉnh miền núi, Tây Nguyên: Hỗ trợ tối đa 80% phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
2. Các địa phương nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương: Hỗ trợ tối đa 70% phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
3. Các địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50%: Hỗ trợ tối đa 50% phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
4. Các địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương từ 50% trở lên: Chủ động sử dụng ngân sách địa phương và các nguồn lực hợp pháp khác để thực hiện.
5. Các trường hợp đặc biệt khác do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.”
4. Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 5. Về hỗ trợ thiệt hại do nắng nóng, hạn hán
Thực hiện theo quy trình, nội dung hỗ trợ và cơ chế trung ương hỗ trợ cho các địa phương theo quy định tại Điều 3, Điều 4 Quyết định này. Trường hợp phát sinh nhu cầu kinh phí phòng, chống hạn hán vượt quá khả năng cân đối của ngân sách địa phương, Thủ tướng Chính phủ quyết định hỗ trợ từ dự phòng ngân sách trung ương theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Ngân sách nhà nước.”
5. Điểm a, b, khoản 5 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“a) Tổng hợp, báo cáo đánh giá tình hình thiệt hại, kết quả thực hiện khắc phục hậu quả thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn gửi Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và các bộ, ngành liên quan. Các địa phương chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu báo cáo.
b) Chủ động sử dụng ngân sách địa phương, dự phòng ngân sách địa phương, Quỹ dự trữ tài chính, Quỹ phòng chống thiên tai và huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác để khắc phục hậu quả ngay sau khi thiên tai xảy ra để ổn định đời sống của nhân dân, khôi phục sản xuất.”
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2020.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| THỦ TƯỚNG |
- 1Công văn 1588/TTg-NN năm 2017 về tiếp tục tập trung hỗ trợ tỉnh Hòa Bình và các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Công văn 2734/LĐTBXH-BTXH về cứu trợ, khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm ổn định đời sống nhân dân khi thiên tai xảy ra năm 2018 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Thông tư 03/2019/TT-BGTVT quy định về phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Quyết định 03/2020/QĐ-TTg quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị định 50/2020/NĐ-CP quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai
- 6Quyết định 1238/QĐ-BVHTTDL năm 2020 Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó khắc phục hậu quả thiên tai của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- 7Quyết định 987/QĐ-TTg năm 2020 về Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 1707/QĐ-BTNMT năm 2020 Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 9Nghị định 66/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi
- 1Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 2Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
- 3Luật Xây dựng 2014
- 4Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- 5Luật ngân sách nhà nước 2015
- 6Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 7Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017
- 8Nghị định 02/2017/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh
- 9Luật Đầu tư công 2019
- 10Công văn 1588/TTg-NN năm 2017 về tiếp tục tập trung hỗ trợ tỉnh Hòa Bình và các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Công văn 2734/LĐTBXH-BTXH về cứu trợ, khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm ổn định đời sống nhân dân khi thiên tai xảy ra năm 2018 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 12Thông tư 03/2019/TT-BGTVT quy định về phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 13Quyết định 03/2020/QĐ-TTg quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Nghị định 50/2020/NĐ-CP quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai
- 15Quyết định 1238/QĐ-BVHTTDL năm 2020 Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó khắc phục hậu quả thiên tai của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- 16Quyết định 987/QĐ-TTg năm 2020 về Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 17Quyết định 1707/QĐ-BTNMT năm 2020 Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Quyết định 37/2019/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 01/2016/QĐ-TTg về cơ chế, quy trình hỗ trợ kinh phí cho các địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 37/2019/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/12/2019
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 27 đến số 28
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra