Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 340-TTg | Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 1996 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Để tăng cường công tác quản lý, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam;
Theo đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và Trưởng ban Ban đối Ngoại Trung ương Đảng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
| Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 340/TTg ngày 24 tháng 5 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ)
Điều 2. TCPCP được xét cấp Giấy phép hoạt động khi có đủ các điều kiện:
1. Có tư cách pháp nhân theo pháp luật nước mình hoặc pháp luật của nước cho đặt trụ sở chính.
2. Có điều lệ, tôn chỉ mục đích hoạt động rõ ràng.
3. Đã có hoặc dự kiến có các chương trình, dự án phát triển, nhân đạo tại Việt Nam phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước Việt Nam; cam kết chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam và tôn trọng phong tục, tập quán truyền thống của Việt Nam.
Điều 3. TCPCP được xét cấp Giấy phép lập Văn phòng dự án khi có đủ các điều kiện:
1. Đáp ứng các yêu cầu quy định tại điểm 1, điểm 2, Điều 2 của Quy chế này.
2. Có chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền của Việt Nam phê duyệt và quy mô, tính chất của chương trình, dự án đó đòi hỏi sự điều hành, giám sát thường xuyên, tại chỗ.
Điều 4. TCPCP được xét cấp Giấy phép lập Văn phòng đại diện tại Hà Nội khi có đủ các điều kiện:
1. Đáp ứng các yêu cầu quy định tại điểm 1, điểm 2, Điều 2 của quy chế này.
2. Đã có chương trình, dự án viện trợ có hiệu quả tại Việt Nam trong ít nhất 2 năm trước đó.
3. Trong quá trình hoạt động ở Việt Nam luôn luôn tôn trọng pháp luật Việt Nam và phong tục, tập quán truyền thống của Việt Nam.
4. Hiện có các chương trình, dự án Viện trợ dài hạn (từ 2 năm trở lên) tại Việt Nam và đã được cấp có thẩm quyền của Việt Nam phê duyệt.
THỦ TỤC CẤP, GIA HẠN, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VÀ THU HỒI GIẤY PHÉP
a. Hồ sơ xin Giấy phép hoạt động tại Việt Nam gồm:
1. Đơn đề nghị của người đứng đầu TCPCP viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh (hoặc tiếng Pháp) gửi Uỷ ban nêu những nội dung chính sau đây:
- Tên đầy đủ của tổ chức, nơi đặt trụ sở chính.
- Tôn chỉ, mục đích hoạt động.
- Sơ lược về lịch sử phát triển của tổ chức.
- Nguồn và khả năng tài chính.
- Chương trình, dự án và kế hoạch hoạt động tại Việt Nam.
2. Điều lệ của TCPCP.
3. Văn bản chứng nhận tư cách pháp nhân do cơ quan có thẩm quyền của nơi thành lập hoặc nơi đặt trụ sở chính cấp, hoặc bản sao có công chứng.
b. Hồ sơ xin lập Văn phòng dự án, ngoài những tài liệu nêu tại khoản a của Điều này, cần có thêm:
1. Nêu rõ trong đơn lý do lập Văn phòng dự án; nơi dự kiến đặt Văn phòng dự án; số người nước ngoài và người Việt Nam cần thiết cho hoạt động của Văn phòng.
2. Văn bản chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền của Việt Nam phê duyệt.
3. Tiểu sử của người dự kiến làm trưởng Văn phòng dự án.
1. Nêu rõ trong đơn lý do lập Văn phòng đại diện, dự kiến số người nước ngoài và người Việt Nam cần thiết làm việc tại Văn phòng đại diện.
2. Bản báo cáo hoạt động tại Việt Nam ít nhất 2 năm trước đó.
3. Văn bản chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền tại Việt Nam phê duyệt.
4. Tiểu sử của người dự kiến được cử làm Trưởng Văn phòng đại diện và Giấy giới thiệu làm đại diện tại Việt Nam của người đứng đầu TCPCP.
Điều 9. Thời hạn Giấy phép cấp lần đầu:
- Không quá sáu tháng đối với Giấy phép hoạt động cấp cho TCPCP vào khảo sát, xây dựng dự án, chương trình.
- Không quá một năm đối với Giấy phép hoạt động cấp cho TCPCP đang thực hiện chương trình, dự án viện trợ tại Việt Nam.
- Không quá hai năm đối với Giấy phép lập Văn phòng dự án.
- Không quá ba năm đối với Giấy phép lập Văn phòng đại diện.
Nếu có nhu cầu gia hạn, TCPCP làm đơn gửi Uỷ ban ít nhất 30 (ba mươi) ngày trước khi Giấy phép hết hạn. Thời gian gia hạn cho mỗi lần không quá thời hạn Giấy phép cấp lần đầu.
Trong thời gian 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận đơn, Uỷ ban có văn bản trả lời TCPCP liên quan.
1. Khi Giấy phép hết thời hạn.
2. Khi có quyết định thu hồi Giấy phép của Uỷ ban theo quy định tại khoản b, Điều 17 của Quy chế này.
Giấy phép lập Văn phòng dự án đương nhiên hết hiệu lực khi chương trình, dự án viện trợ kết thúc. Giấy phép lập Văn phòng đại diện cũng đương nhiên hết hiệu lực khi TCPCP không còn có hoạt động nào như đã nêu trong đơn xin lập Văn phòng đại diện.
Trong thời hạn không quá 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày Giấy phép hết hạn, hoặc nhận được thông báo buộc chấm dứt hoạt động, TCPCP phải giải quyết xong các vấn đề liên quan đến trụ sở, nhà ở, người làm thuê, phương tiện làm việc, thanh toán xong các khoản nợ (nếu có) và những vấn đề liên quan khác với các tổ chức và cá nhân tại Việt Nam.
QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TCPCP TẠI VIỆT NAM
Người được TCPCP uỷ nhiệm làm đại diện và trưởng Văn phòng dự án có trách nhiệm định kỳ ba tháng một lần, Trưởng Văn phòng đại diện có trách nhiệm định kỳ sáu tháng một lần báo cáo bằng văn bản cho Uỷ ban về hoạt động của tổ chức mình tại Việt Nam, đồng thời có trách nhiệm báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải thích những vấn đề liên quan tới hoạt động của tổ chức mình cho Uỷ ban khi được yêu cầu.
Khi kết thúc dự án hoặc hết năm tài chính, TCPCP phải có báo cáo quyết toán gửi đến Uỷ ban, cơ quan chủ quản dự án (Bộ, Ban, ngành, cơ quan Trung ương của tổ chức nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
b. Đại diện và nhân viên là người nước ngoài của TCPCP (khi đã có chương trình, dự án viện trợ cho Việt Nam) được mở tài khoản chuyên chi (bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ) tại các Ngân hàng được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
c. Việc nhập khẩu vào Việt Nam các thiết bị văn phòng, phương tiện giao thông và phụ tùng thay thế, đồ dùng cá nhân cần thiết cho nhu cầu công tác và sinh hoạt của Văn phòng đại diện và nhân viên là người nước ngoài của Văn phòng được áp dụng theo quy định hiện hành của Việt Nam.
Các TCPCP đã hoạt động tại Việt Nam trước khi ban hành quy chế này, trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày Quy chế này có hiệu lực phải làm thủ tục xin Giấy phép hoạt động, hoặc buộc phải chấm dứt hoạt động.
Các bộ phận công tác của TCPCP hiện đang hoạt động tại Việt Nam, có trụ sở và nhân viên, nhưng chưa được Chính phủ Việt Nam cấp Giấy phép, trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày Quy chế này có hiệu lực, phải làm thủ tục xin lập Văn phòng dự án hoặc Văn phòng đại diện theo các quy định của Quy chế này, hoặc buộc phải chấm dứt hoạt động.
b. Những TCPCP có hoạt động không phù hợp với Giấy phép được cấp, hoặc vi phạm các quy định của Quy chế này, tuỳ theo mức độ vi phạm, sẽ bị cơ quan cấp Giấy phép đình chỉ một phần hoạt động hoặc thu hồi Giấy phép. Mọi hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam của TCPCP và nhân viên của TCPCP sẽ bị xử lý theo pháp luật Việt Nam.
Điều 20. Quy chế này có hiệu lực từ ngày ký; các quy định khác trái với Quy chế này đều bãi bỏ.
- 1Quyết định 339-TTg năm 1996 về việc thành lập uỷ ban công tác về các tổ chức phi chính phủ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 28/1999/QĐ-TTg về Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 12/2012/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam
- 4Quyết định 31/QĐ-BNG năm 2015 công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2013
Quyết định 340-TTg năm 1996 về Quy chế hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại việt nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 340-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 24/05/1996
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Võ Văn Kiệt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 16
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra