Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 336/QĐ-UBND

Ninh Bình, ngày 04 tháng 03 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ÂU KIM ĐÀI PHỤC VỤ NGĂN MẶN, GIỮ NGỌT VÀ ỨNG PHÓ VỚI TÁC ĐỘNG NƯỚC BIỂN DÂNG CHO 06 HUYỆN, THÀNH PHỐ KHU VỰC NAM NINH BÌNH, TỈNH NINH BÌNH.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014; Luật Đầu tư công ngày 18/6/2014;

Căn cứ Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 29/TTr-SNN ngày 24/02/2016 và kết quả thẩm định số 142/SNN-QLXD ngày 24/02/2016,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng âu Kim Đài phục vụ ngăn mặn, giữ ngọt và ứng phó với tác động nước biển dâng cho 06 huyện, thành phố khu vực nam Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình; với các nội dung chủ yếu sau:

1. Tên dự án: Xây dựng âu Kim Đài phục vụ ngăn mặn, giữ ngọt và ứng phó với tác động nước biển dâng cho 06 huyện, thành phố khu vực nam Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.

2. Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình.

3. Nhà thầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi: Liên danh Công ty cổ phần xây dựng và môi trường Việt Nam (VICEN), Công ty cổ phần xây dựng và đầu tư Đông Dương và Viện khoa học thủy lợi Việt Nam (VAWR).

4. Chủ nhiệm lập dự án: Thạc sĩ Thái Quốc Hiền.

5. Mục tiêu đầu tư:

- Ngăn không cho nước mặn lấn sâu (xâm nhập) vào sông Vạc và các hiện tượng xâm nhập mặn.

- Tích và hớt nước ngọt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, cấp nước sinh hoạt.

- Cải thiện và điều tiết cấp nước ở vùng phía Nam Ninh Bình nhằm đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, cải thiện điều kiện sống, đặc biệt là điều kiện vệ sinh.

- Ngăn ngừa lũ ngược từ sông Đáy vào sông Vạc và ngăn triều dâng, qua đó giảm nguy cơ về ngập lụt.

- Tăng hiệu quả hoạt động của các âu thuyền, như là vào mùa khô.

- Tạo thuận lợi cho phát triển giao thông đường thủy.

- Cải thiện ý thức của người dân về biến đổi khí hậu nhu cầu có sự quản lý tổng hợp nguồn nước.

6. Nội dung và quy mô đầu tư:

Xây dựng mới công trình đầu mối Kim Đài, trên sông Vạc, tại vị trí gần cửa Kim Đài; gồm:

6.1. Âu thuyền: Âu thuyền rộng 14m (đáp ứng tiêu chuẩn giao thông thủy quốc gia) và dài 145m nằm ở vị trí bờ trái, cao trình đáy âu (-4,3)m và cao trình đỉnh âu (+4,3)m; chiều cao tĩnh không 7m; gia cố xử lý nền bằng cọc BTCT mác 300, kích thước (0,3x0,3x16)m, mật độ cọc (1,0x1,0)m; gia cố trụ neo mỗi trụ 4 cọc BTCT kích thước (0,3x0,3x16) m. Kết cấu cụ thể như sau:

- Đầu âu: Kết cấu dạng liền khối bằng BTCT M250, các loại cửa van và các thiết bị cơ khí khác bố trí ở đầu âu, bản đáy dày t = 1,3m, chỗ mỏng nhất t = 1,0m (tại vị trí hẻm cửa chữ nhân). Kích thước bản đáy 22,25mx23,90m. Chiều cao tường đầu âu cả hai phía H = 4,3-(-4,3)=8,60m.

- Thân âu: Mặt cắt hình chữ U liền khối, bằng BTCT M250; tổng chiều dài 145m, phân đoạn 1 dài 10m, giữa các đoạn có bố trí khớp lún bằng giấy dầu tẩm nhựa đường. Cao trình tường bên 14,3m; cầu công tác rộng 2m.

- Cửa vào phía sông Vạc dài 25m; tường phía phải dạng tường ô, cao trình đỉnh tường (+4,30)m, kết cấu BTCT M250; tường phía trái là tường sườn chống lượn tròn, cao trình đỉnh (+4,30)m, kết cấu BTCT M250; bán đáy là tấm BTCT M250 đổ tại chỗ dày 50cm.

- Cửa vào phía sông Đáy dài 25m; tường phía phải dạng tường sườn chống cao trình đỉnh (+4,3)m, kết cấu BTCT M250; bản đáy là các tấm BT M250 đổ tại chỗ dày 50cm.

- Công trình neo: Dạng cầu BTCT chiều dài L=100m, có trụ và móc buộc tàu thuyền.

- Phai thép, có hệ thống kéo thả phai bằng máy thả phai di chuyển trên hệ thống dàn van và ray thép. Bảo quản và chứa phai ở các hầm phai. Cửa van sửa chữa (2,5x2,5)m.

- Cửa van chính âu thuyền là loại cửa chữ nhân làm việc theo nguyên tắc đóng mở cửa chính quay quanh hai trục đứng và khi đóng sẽ tựa vào nhau. Thiết bị cơ khí của sửa chữa là các tấm phai thép có lắp gioăng cao su kín nước thả trong khe đặt phía ngoài các cửa van chính. Đóng mở các phai sửa chữa bằng máy thả phai 10T chạy điện và dầm móc phai 10T.

- Tại hành lang thông nước giữa thượng lưu với bụng âu và giữa bụng âu với hạ lưu: Cửa van dùng cửa phẳng bằng thép BxH (2,5 x 2,5)m dùng khi sửa chữa cửa van chính của hành lang. Đóng mở cửa van bằng vít nâng V10 chạy điện kết hợp quay tay. Trước và sau các cửa van chính của hành lang thông nước được bố trí lưới chắn rác B x H = (2,5 x 2,5)m. Đóng mở các cửa sửa chữa và các lưới chắn rác bằng pa lăng kéo xích tay.

6.2. Xây dựng cống Kim Đài ngăn mặn: Có 06 cửa, mỗi cửa rộng 8,0m cho phép hớt ngọt từ sông Đáy chảy vào ở phía trên tầng nước mặn ở các độ sâu -1,5m, -1m, -0,5m, cao trình đáy cống -4,3m và cao trình đỉnh cống +4,3m. Kết cấu BTCT M250; gia cố nền bằng cọc BTCT M300, kích thước (0,3x0,3x16)m, mật độ cọc (1,0x 1,0)m cho thân cống và tường chắn đất. Thông số kỹ thuật cụ thể như sau:

- Chiều dài cống L=20m; có bố trí khe van phẳng 2 tầng, khe phải thượng, khe phải hạ và hệ thống nâng hạ. Cao trình ngưỡng hớt ngọt tại cao trình đỉnh của tầng thứ nhất: 02 ngưỡng ở cao trình -1,5m; 02 ngưỡng cao trình -1,0m; 02 ngưỡng cao trình -0,5m. Chiều dày bản đáy 2.0m. Chiều dày trụ pin 2,0m. Chiều dày trụ biên: Từ 1,3m đến 2,0m.

- Sân phía sông Vạc: Gồm 2 đoạn, thứ tự từ phía sông Vạc đến thân cống như sau: Đoạn 1: Rộng khoảng 70m, dài 20m; kết cấu rọ đá dày 0,5m. Đoạn 2: Rộng từ 70m thu về 60,6m, tổng chiều dài 30m, có tường bên; cao trình đáy(-4,30m ÷ -5,30m); kết cấu BTCT M250.

- Sân phía sông Đáy: Gồm 2 đoạn thứ tự từ thân cống ra phía sông Đáy như sau: Đoạn 1: Rộng từ 60,6m đến 70m, tổng chiều dài 30m, có tường bên: cao trình đáy (-4,30 ÷ -5,30m); kết cấu BTCT M250. Đoạn 2: Rộng khoảng 70m, dài 20m; kết cấu rọ đá dày 0,5m.

6.3. Thiết bị cơ khí cửa van chính: Chiều rộng thông thủy của các cửa van là 8,0m; Chiều cao thông thủy của các cửa van được bố trí như sau:

- Khoang 1 và khoang 2:

+ Cửa lớp dưới: Chiều cao thông thủy: 5,5m; đóng mở: Tời điện 25 tấn - 2 tang.

+ Cửa lớp trên: Chiều cao thông thủy cửa: 4,0m; đóng mở: Tời điện 15 tấn - 2 tang.

- Khoang 3 và khoang 4:

+ Cửa lớp dưới: Chiều cao thông thủy: 5,0m; đóng mở: Tời điện 25 tấn - 2 tang.

+ Cửa lớp trên: Chiều cao thông thủy cửa: 4,5m; đóng mở: Tời điện 15 tấn - 2 tang.

- Khoang 5 và khoang 6:

+ Cửa lớp dưới: Chiều cao thông cửa: 2,8m; đóng mở: Tời điện 20 tấn - 2 tang.

+ Cửa lớp trên: Chiều cao thông thủy cửa: 5,0m; đóng mở: Tời điện 20 tấn - 2 tang.

6.4. Các máy đóng mở cửa van chính: Được lắp đặt trên giàn van tại cao trình 11,0m, các tời điện nâng cửa van thông qua cụm puly. Các cửa van khi kéo lên khỏi đỉnh trụ pin được gối lên các gối đỡ.

6.5. Khu quản lý vận hành đầu mối: Nhà 2 tầng, tổng diện tích sử dụng 250m2; khuôn viên khu quản lý 1.000m2.

6.6. Các hạng mục công trình điện và an toàn:

- Trạm biến áp 100 KVA-35/0.4 KV và hệ thống dây dẫn nối với đường dây 35kv hiện có.

- Hệ thống điện cho nhà quản lý đầu mối, nhà vận hành âu thượng, nhà vận hành âu hạ, nhà vận hành cống điều tiết, diện chiếu sáng ngoài trời cho khu vực đầu mối công trình.

- Hệ thống nối đất an toàn cho công trình, nối đất làm việc của lưới điện.

6.7. Hệ thống đo lường mực nước, tín hiệu, điều khiển của công trình:

- Hệ thống đo lường mực nước ở các vị trí sau: Trong lòng âu, phía thượng lưu của âu và phía hạ lưu của âu. Các tín hiệu mực nước thu nhận qua PLC và được truyền về bảng hiển thị điện tử đặt ở nhà vận hành âu thượng, âu hạ và nhà quản lý công trình.

- Hệ thống đo lường độ mở bao gồm: Độ mở các cánh cửa âu thượng, âu hạ, độ mở van nét thượng lưu và hạ lưu và đo độ mở của các cửa cống. Bảng hiển thị điện tử đặt ở nhà vận hành âu thượng, âu hạ và nhà quản lý công, công trình.

- Hệ thống tín hiệu, điều khiển công trình: 2 bộ đèn tín hiệu giao thông, 3 mẫu cho phép thuyền bè được (hoặc chưa được) đi qua âu thuyền. Tín hiệu định hướng luồng;

- Bố trí hệ thống camera theo dõi tín hiệu thuyền bè và tình hình hoạt động quản lý vận hành của âu thuyền đưa về màn hình bố trí 2 cái ở nhà vận hành âu và 1 camera ở nhà quản lý chung để người quản lý điều hành hoạt động thuyền bè ra vào âu hợp lý.

6.8. Hệ thống biển báo an toàn giao thông đường thủy: Theo QCVN 39:2011/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam.

6.9. Hỗ trợ kỹ thuật và tăng cường năng lực:

- Hỗ trợ cho quản lý tổng hợp và điều tiết hệ thống thủy lợi được hình thành từ 4 công trình âu Vân, âu Xanh, âu Cầu Hội và âu Kim Đài.

- Khuyến khích và phát triển nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu.

7. Quy chuẩn kỹ thuật và các tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng:

- TCVN 8477:2010 TCVN 8478:2010 (Công trình thủy lợi - Yêu cầu về thành phần, khối lượng khảo sát địa chất và địa hình trong các giai đoạn lập dự án thiết kế).

- QCVN 04 - 05 : 2012/BNNPTNT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - Công trình thủy lợi - Các quy định chủ yếu về thiết kế.

- QCVN 39:2011/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam.

- Chỉ dẫn thiết kế âu tàu 1976. Quy phạm phân cấp đê “QPTL.A6-77”.

- TCVN 356:2005 (Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu bê tông và bê tông cốt thép).

- TCVN 8419:2010 (Công trình thủy lợi - Thiết kế công trình bảo vệ bờ sông để chống lũ).

- TCVN 4253-86 (Nền công trình thủy công). 20TCN 21-86 (Móng cọc).

- TCVN 4054-2005 Đường ôtô - Yêu cầu thiết kế.

Các quy chuẩn, quy trình, quy phạm và tiêu chuẩn liên quan khác.

8. Địa điểm xây dựng: Khu vực cửa Kim Đài, sông Vạc đổ ra sông Đáy, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

9. Diện tích sử dụng đất: 5,02 ha (bao gồm đất Nông nghiệp và đất ở)

9. Loại, cấp công trình, nhóm dự án: Công trình thủy lợi cấp III, dự án thuộc nhóm B.

10. Tổng mức đầu tư: 543.455.000.000 VNĐ, tương đương 22.644.000 Euro, với tỷ giá VNĐ/EURO = 24.000.

Trong đó:

- Chi phí xây dựng và thiết bị:

434.500.000.000 đồng

 

- Chi phí quản lý dự án:

4.740.000.000 đồng

 

- Chi phí hỗ trợ KT, tăng cường NL:

7.920.000.000 đồng

 

- Chi phí tư vấn:

18.554.000.000 đồng

 

- Chi phí chuẩn bị đầu tư:

7.900.000.000 đồng

 

- Chi phí khác:

2.767.000.000 đồng

 

- Chi phí đền bù - GPMB:

19.769.000.000 đồng

 

- Chi phí rà phá bom mìn:

2.000.000.000 đồng

 

- Chi phí dự phòng:

45.305.000.000 đồng

 

11. Nguồn vốn đầu tư:

- Vốn vay ODA của AFD: 453.053.700.000 VND, tương đương 18.877.238 Euro, chiếm 83,37%.

- Phần vốn ODA không hoàn lại: 7.920.000.000 VND, tương đương 330.000 Euro, chiếm 1,46%

- Phần vốn đối ứng: 82.481.370.000 VNĐ, tương đương 3.436.724 Euro chiếm 15,18%.

12. Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án.

13. Thời gian thực hiện: Năm (2015-2020).

Điều 2. Chủ đầu tư hoàn chỉnh dự án theo quyết định phê duyệt và triển khai các bước tiếp theo đúng quy định hiện hành của nhà nước; chỉ được thi công khi dự án được bố trí vốn và theo đúng tiến độ cấp vốn.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông Vận tải; Chủ tịch UBND huyện Kim Sơn; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh và Thủ trưởng các ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 4;
- Lưu VT, VP4,3;

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đinh Chung Phụng

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 336/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt dự án đầu tư xây dựng âu Kim Đài phục vụ ngăn mặn, giữ ngọt và ứng phó với tác động nước biển dâng cho 06 huyện, thành phố khu vực nam Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình

  • Số hiệu: 336/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 04/03/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
  • Người ký: Đinh Chung Phụng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 04/03/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản