Hệ thống pháp luật

BỘ Y TẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 3106/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 19 tháng 08 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ Y TẾ

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 05 thủ tục hành chính được quy định tại Thông tư số 17/2014/TT-BYT ngày 02 tháng 6 năm 2014, quy định việc cấp giấy phép hoạt động đối với trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ và việc huấn luyện sơ cấp cứu chữ thập đỏ.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Các ông/bà: Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Thủ trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục, các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng Y tế ngành và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để biết);
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm soát thủ tục hành chính);
- Cổng Thông tin điện tử-Bộ Y tế;
- Website Cục QLKCB;
- Lưu: VT, KCB, PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Xuyên

 

PHỤ LỤC I:

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ Y TẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3106/QĐ-BYT, ngày 19 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

PHẦN I:

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ Y TẾ

STT

Tên thủ tục hành chính

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

Ghi chú

Thủ tục hành chính cấp Trung ương, địa phương:

1

Cấp Giấy phép hoạt động đối với trạm sơ cấp cứu chữ thập đỏ

Khám bệnh, chữa bệnh

Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thủ tục hành chính công bố theo Thông tư số 17/2014/TT-BYT ngày 02/6/2014

2

Cấp Giấy phép hoạt động đối với điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ

Khám bệnh, chữa bệnh

Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thủ tục hành chính công bố theo Thông tư số 17/2014/TT-BYT ngày 02/6/2014

3

Cấp lại Giấy phép hoạt động đối với trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ khi thay đổi địa điểm

Khám bệnh, chữa bệnh

Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thủ tục hành chính công bố theo Thông tư số 17/2014/TT-BYT ngày 02/6/2014

4

Cấp lại Giấy phép hoạt động đối với trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ trong trường hợp Giấy phép hoạt động mất, hỏng, rách

Khám bệnh, chữa bệnh

Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thủ tục hành chính công bố theo Thông tư số 17/2014/TT-BYT ngày 02/6/2014

5

Phê duyệt chương trình huấn luyện sơ cấp cứu

Khoa học đào tạo

Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo

Thủ tục hành chính công bố theo Thông tư số 17/2014/TT-BYT ngày 02/6/2014

PHẦN II.

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ Y TẾ

1. Cấp Giấy phép hoạt động đối với trạm sơ cấp cứu chữ thập đỏ

Thủ tục

Giấy phép hoạt động đối với trạm sơ cấp cứu chữ thập đỏ

Trình tự thực hiện

 

Bước 1: Trạm sơ cấp cứu chữ thập đỏ gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 17/2014/TT-BYT đến phòng Y tế quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

Bước 2: Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, phòng y tế phải thành lập tổ thẩm định để tổ chức thẩm định và có biên bản thẩm định gửi Sở Y tế theo mẫu quy định tại Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2014/TT-BYT. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, phòng y tế có văn bản hướng dẫn trạm sơ cấp cứu chữ thập đỏ hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản thẩm định của phòng y tế, Giám đốc Sở Y tế phải cấp giấy phép hoạt động cho trạm sơ cấp cứu chữ thập đỏ theo mẫu quy định tại Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư này, trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Cách thức thực hiện

 

Trạm sơ cấp cứu chữ thập đỏ nộp hồ sơ trực tiếp tại phòng Y tế của các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Thành phần, số lượng hồ sơ

 

1. Thành phần hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo mẫu quy định tại Phụ lục số 2a ban hành kèm theo Thông tư số 17/2014/TT-BYT.

b) Bản sao có chứng thực quyết định thành lập trạm sơ cấp cứu chữ thập đỏ.

c) Hợp đồng cho thuê địa điểm hoặc giấy cam kết đồng ý cho mượn của chủ địa điểm hoặc người quản lý nơi đặt trạm sơ cấp cứu chữ thập đỏ.

d) Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận chuyên môn của nhân sự làm việc tại trạm sơ cấp cứu chữ thập đỏ.

đ) Quy chế hoạt động của trạm sơ cấp cứu.

e) Báo cáo nguồn tài chính để đảm bảo kinh phí hoạt động của trạm sơ cấp cứu chữ thập đỏ.

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết

 

30 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

 

Trạm sơ cấp cứu chữ thập đỏ

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

 

Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

 

Giấy phép hoạt động đối với trạm sơ cấp chữ thập đỏ

Lệ phí

 

Không có

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (Đính kèm ngay sau thủ tục này)

 

Phụ lục số 2a: Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động

Yêu cầu, điều kiện thủ tục hành chính đối với trạm sơ cấp cứu chữ thập đỏ

 

Điều 3 Thông tư số 17/2014/TT-BYT:

1. Điều kiện về tổ chức:

Là tổ chức có tư cách pháp nhân hoạt động trong lĩnh vực sơ cấp cứu chữ thập đỏ, được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Cơ sở vật chất:

a) Có địa điểm cố định, có phòng sơ cấp cứu diện tích tối thiểu là 10 m2;

b) Bảo đảm điều kiện về vệ sinh môi trường, quản lý chất thải, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật;

c) Có đủ điện, nước phục vụ sơ cấp cứu;

d) Có biển báo, biểu tượng, cờ chữ thập đỏ;

đ) Có số điện thoại liên lạc thường xuyên;

e) Có sổ ghi chép, phiếu sơ cấp cứu theo mẫu chung của Hội Chữ thập đỏ và sổ ghi chép được lưu trữ tại trạm sơ cấp cứu chữ thập đỏ.

3. Trang thiết bị sơ cấp cứu:

a) Bộ nẹp cố định gãy xương;

b) Bông, băng, băng ga rô, gạc, cồn sát trùng;

c) Túi cứu thương;

d) Tủ đựng dụng cụ sơ cấp cứu;

đ) Cáng cứu thương;

e) Xe cứu thương (nếu có).

4. Nhân lực: Có tối thiểu 03 tình nguyện viên cấp II làm việc tại trạm, trong đó có 01 tình nguyện viên chuyên trách làm việc toàn thời gian tại trạm.

5. Điều kiện cho địa điểm đặt trạm sơ cấp cứu chữ thập đỏ: Trạm sơ cấp cứu chữ thập đỏ phải được đặt tại địa điểm thuận tiện giao thông, nơi thường xuyên xảy ra tai nạn để kịp thời thực hiện các hoạt động sơ cấp cứu khi tai nạn xảy ra.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

 

1) Luật hoạt động chữ thập đỏ ngày 03 tháng 6 năm 2008;

2) Nghị định số 03/2011/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hoạt động chữ thập đỏ;

3) Thông tư số 17/2014/TT-BYT ngày 02 tháng 6 năm 2014 quy định việc cấp giấy phép hoạt động đối với trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ và việc huấn luyện sơ cấp cứu chữ thập đỏ.

 

PHỤ LỤC SỐ 2a

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CHO TRẠM, ĐIỂM SƠ CẤP CỨU CHỮ THẬP ĐỎ

Kính gửi: ………………………………………………………

Họ và tên: .................................................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh: ............................................................................................

Chỗ ở hiện nay: 1......................................................................................................

Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu số: ……… Ngày cấp:..............Nơi cấp: ........

Điện thoại: ……………………………………… Email (nếu có): ................................

Chức vụ:2 .................................................................................................................

Hình thức tổ chức:3 ..................................................................................................

Tôi xin gửi kèm theo đơn này bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

1. Bản sao chứng thực quyết định thành lập trạm, điểm sơ cấp cứu của Hội Chữ thập đỏ;

2. Tài liệu chứng minh trạm, điểm sơ cấp cứu đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động sơ cấp cứu;

3. Giấy tờ liên quan đến địa điểm đặt trạm, điểm sơ cấp cứu hoặc giấy cam kết cho sử dụng địa điểm đặt trạm, điểm sơ cấp cứu của chủ sở hữu;

4. Bản sao chứng thực văn bằng chuyên môn (nếu có) và giấy chứng nhận đã qua huấn luyện kỹ năng sơ cấp cứu của người tham gia sơ cấp cứu;

5. Hồ sơ nhân sự của người làm việc tại trạm, điểm sơ cấp cứu;

6. Quy chế hoạt động của trạm, điểm sơ cấp cứu.

Kính đề nghị Quý cơ quan xem xét và cấp giấy phép hoạt động cho trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ.

 

XÁC NHẬN
CỦA HỘI CHỮ THẬP ĐỎ…..5

(Ký, đóng dấu)

4………, ngày …. tháng …. năm 20….
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(ký và ghi rõ họ, tên)

______________

Ghi chú

1 Ghi rõ địa chỉ theo nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú.

2 Ghi theo quyết định thành lập trạm, điểm chữ thập đỏ.

3 là trạm hoặc điểm sơ cấp cứu.

4 Địa danh tỉnh hoặc thành phố.

5 Hội chữ thập đỏ quyết định thành lập trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ.

 

2. Cấp Giấy phép hoạt động đối với điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ

Thủ tục

Cấp Giấy phép hoạt động đối với điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ

Trình tự thực hiện

 

Bước 1: Điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 17/2014/TT-BYT đến phòng Y tế quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

Bước 2: Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, phòng y tế phải thành lập tổ thẩm định để tổ chức thẩm định và có biên bản thẩm định gửi Sở Y tế theo mẫu quy định tại Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2014/TT-BYT. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, phòng y tế có văn bản hướng dẫn điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản thẩm định của phòng y tế, Giám đốc Sở Y tế phải cấp giấy phép hoạt động cho điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ theo mẫu quy định tại Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư này, trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Cách thức thực hiện

 

Điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ nộp trực tiếp tại phòng Y tế của các quận, huyện, thị xã, thành phố.

Thành phần, số lượng hồ sơ

 

1. Thành phần hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo mẫu quy định tại Phụ lục số 2a ban hành kèm theo Thông tư số 17/2014/TT-BYT.

b) Bản sao có chứng thực quyết định thành lập điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ.

c) Hợp đồng cho thuê địa điểm hoặc giấy cam kết đồng ý cho mượn của chủ địa điểm hoặc người quản lý nơi đặt điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ.

d) Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận chuyên môn của nhân sự làm việc tại điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ.

đ) Quy chế hoạt động của điểm sơ cấp cứu.

e) Báo cáo nguồn tài chính để đảm bảo kinh phí hoạt động của điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ.

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết

 

30 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

 

Điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

 

Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

 

Giấy phép hoạt động đối với điểm sơ cấp chữ thập đỏ.

Lệ phí

 

 

Không có

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (Đính kèm ngay sau thủ tục này)

 

Phụ lục số 2a: Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động

Yêu cầu, điều kiện thủ tục hành chính

 

Điều 4 Thông tư số 17/2014/TT-BYT Điều kiện hoạt động đối với điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ:

Điều kiện về tổ chức: là tổ chức có tư cách pháp nhân hoạt động trong lĩnh vực sơ cấp cứu chữ thập đỏ, được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Cơ sở vật chất:

a) Có địa điểm cố định, có phòng sơ cấp cứu diện tích tối thiểu 6 m2;

b) Có biển báo, biểu tượng, cờ chữ thập đỏ;

c) Có số điện thoại liên lạc thường xuyên;

d) Có sổ ghi chép, phiếu sơ cấp cứu theo mẫu chung của Hội Chữ thập đỏ và sổ ghi chép được lưu trữ tại điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ.

3. Trang, thiết bị sơ cấp cứu:

a) Bộ nẹp cố định gãy xương;

b) Bông, băng, băng ga rô, cồn sát trùng, gạc;

c) Túi cứu thương;

d) Cáng cứu thương.

4. Nhân lực: có tối thiểu 02 tình nguyện viên cấp I làm việc tại điểm.

5. Điều kiện cho địa điểm đặt điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ:

Điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ phải được đặt tại địa điểm thuận tiện giao thông, nơi thường xuyên xảy ra tai nạn để kịp thời thực hiện các hoạt động sơ cấp cứu khi tai nạn xảy ra.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

 

1) Luật hoạt động chữ thập đỏ ngày 03 tháng 6 năm 2008;

2) Nghị định số 03/2011/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hoạt động chữ thập đỏ;

3) Thông tư số 17/2014/TT-BYT ngày 02 tháng 6 năm 2014 quy định việc cấp giấy phép hoạt động đối với trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ và việc huấn luyện sơ cấp cứu chữ thập đỏ.

 

PHỤ LỤC SỐ 2a

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CHO TRẠM, ĐIỂM SƠ CẤP CỨU CHỮ THẬP ĐỎ

Kính gửi: ………………………………………………………

Họ và tên: ..................................................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh: .............................................................................................

Chỗ ở hiện nay: 1.......................................................................................................

Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu số: ……… Ngày cấp:...........Nơi cấp: ............

Điện thoại: ……………………………………… Email (nếu có): ..................................

Chức vụ:2 ...................................................................................................................

Hình thức tổ chức:3 ....................................................................................................

Tôi xin gửi kèm theo đơn này bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

1. Bản sao chứng thực quyết định thành lập trạm, điểm sơ cấp cứu của Hội Chữ thập đỏ;

2. Tài liệu chứng minh trạm, điểm sơ cấp cứu đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động sơ cấp cứu;

3. Giấy tờ liên quan đến địa điểm đặt trạm, điểm sơ cấp cứu hoặc giấy cam kết cho sử dụng địa điểm đặt trạm, điểm sơ cấp cứu của chủ sở hữu;

4. Bản sao chứng thực văn bằng chuyên môn (nếu có) và giấy chứng nhận đã qua huấn luyện kỹ năng sơ cấp cứu của người tham gia sơ cấp cứu;

5. Hồ sơ nhân sự của người làm việc tại trạm, điểm sơ cấp cứu;

6. Quy chế hoạt động của trạm, điểm sơ cấp cứu.

Kính đề nghị Quý cơ quan xem xét và cấp giấy phép hoạt động cho trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ.

 

XÁC NHẬN
CỦA HỘI CHỮ THẬP ĐỎ…..5

(Ký, đóng dấu)

4………, ngày …. tháng …. năm 20….
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(ký và ghi rõ họ, tên)

______________

Ghi chú

1 Ghi rõ địa chỉ theo nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú.

2 Ghi theo quyết định thành lập trạm, điểm chữ thập đỏ.

3 là trạm hoặc điểm sơ cấp cứu.

4 Địa danh tỉnh hoặc thành phố.

5 Hội chữ thập đỏ quyết định thành lập trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ.

 

3. Cấp lại Giấy phép hoạt động đối với trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ khi thay đổi địa điểm

Thủ tục

Cấp lại Giấy phép hoạt động đối với trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ khi thay đổi địa điểm

Trình tự thực hiện

 

Bước 1: Trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ gửi hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép hoạt động đến phòng y tế;

Bước 2: Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, phòng y tế phải thành lập tổ thẩm định để tổ chức thẩm định và có biên bản thẩm định theo mẫu quy định tại Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2014/TT-BYT ngày 02/6/2014;

Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của phòng y tế, Giám đốc Sở Y tế phải cấp lại giấy phép hoạt động cho trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ theo mẫu quy định tại Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư này, trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Cách thức thực hiện

 

Trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ nộp hồ sơ trực tiếp tại phòng Y tế của các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Thành phần, số lượng hồ sơ

 

1. Thành phần hồ sơ gồm:

a. Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép hoạt động đối với trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ theo Phụ lục số 2b ban hành kèm theo Thông tư số 17/2014/TT-BYT;

b. Báo cáo bằng văn bản của trạm, điểm sơ cấp cứu về việc thay đổi địa điểm (Kèm theo Hợp đồng thuê địa điểm hoặc cam kết đồng ý cho mượn của chủ địa điểm hoặc người quản lý nơi đặt trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ);

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết

 

30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

 

Trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

 

Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

 

Giấy phép hoạt động cho trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ

Lệ phí

 

Không có

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (Đính kèm ngay sau thủ tục này)

 

Phụ lục số 2b: Đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động

Yêu cầu, điều kiện thủ tục hành chính

 

Trạm, điểm sơ cấp cứu phải đảm bảo các điều kiện được quy định tại Khoản 5, Điều 3 và Khoản 5, Điều 4 của Thông tư số 17/2014/TT-BYT ngày 02/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế:

1. Trạm sơ cấp cứu chữ thập đỏ phải được đặt tại địa điểm thuận tiện giao thông, nơi thường xuyên xảy ra tai nạn để kịp thời thực hiện các hoạt động sơ cấp cứu khi tai nạn xảy ra.

2. Điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ phải được đặt tại địa điểm phù hợp, có thể đặt tại nhà dân, tại nơi thường xuyên xảy ra tai nạn để kịp thời thực hiện nhanh chóng các hoạt động sơ cấp cứu.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

 

1) Luật hoạt động chữ thập đỏ ngày 03 tháng 6 năm 2008;

2) Nghị định số 03/2011/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hoạt động chữ thập đỏ;

3) Thông tư số 17/2014/TT-BYT ngày 02 tháng 6 năm 2014 quy định việc cấp giấy phép hoạt động đối với trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ và việc huấn luyện sơ cấp cứu chữ thập đỏ.

 

PHỤ LỤC SỐ 2b

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP LẠI GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CHO TRẠM, ĐIỂM SƠ CẤP CỨU CHỮ THẬP ĐỎ

Kính gửi: ………………………………………………………

Họ và tên: ................................................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh: ...........................................................................................

Chỗ ở hiện nay: 1.....................................................................................................

Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu số: ………… Ngày cấp:............Nơi cấp: .......

Điện thoại: ……………………………………… Email (nếu có): ................................

Chức vụ:2 .................................................................................................................

Hình thức tổ chức:3 ..................................................................................................

Giấy phép hoạt động đã được cấp: số……../ ……… ngày ….. tháng …. năm ........

nơi cấp ......................................................................................................................

Lý do đề nghị cấp lại: ................................................................................................

Tôi xin cam đoan nội dung kê khai trên là đúng, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Kính đề nghị Quý cơ quan xem xét và cấp lại giấy phép hoạt động cho trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ.

 

XÁC NHẬN
CỦA HỘI CHỮ THẬP ĐỎ…..5

(Ký, đóng dấu)

4………, ngày …. tháng …. năm 20….
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(ký và ghi rõ họ, tên)

___________

Ghi chú:

1 Ghi rõ địa chỉ theo nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú.

2 Ghi theo quyết định thành lập trạm, điểm chữ thập đỏ.

3 Trạm hoặc điểm sơ cấp cứu.

4 Địa danh tỉnh hoặc thành phố.

5 Hội chữ thập đỏ quyết định thành lập trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ.

 

4. Cấp lại Giấy phép hoạt động đối với trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ do nguyên nhân mất, rách, hỏng

Thủ tục

Cấp lại Giấy phép hoạt động đối với trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ do mất, rách, hỏng

Trình tự thực hiện

 

Bước 1: Trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ gửi đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động đến Sở Y tế (Theo Phụ lục số 2b ban hành kèm theo Thông tư số 17/2014/TT-BYT);

Bước 2: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại Giấy phép hoạt động của trạm, điểm sơ cấp cứu, Giám đốc Sở Y tế phải cấp lại giấy phép hoạt động cho trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ theo mẫu quy định tại Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư này, trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Cách thức thực hiện

 

Trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ trực tiếp nộp hồ sơ tại phòng Y tế của các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Thành phần, số lượng hồ sơ

 

1. Thành phần hồ sơ gồm có:

Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép hoạt động đối với trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ tại Sở Y tế.

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết

 

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại Giấy phép hoạt động của trạm, điểm sơ cấp cứu.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

 

Trạm, điểm sơ cấp cứu

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

 

Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

 

Giấy phép hoạt động cho trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ

Lệ phí

 

Không có

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (Đính kèm ngay sau thủ tục này)

 

1. Phụ lục số 2b: Đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động

Yêu cầu, điều kiện thủ tục hành chính

 

Không có

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

 

1) Luật hoạt động chữ thập đỏ ngày 03 tháng 6 năm 2008;

2) Nghị định số 03/2011/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hoạt động chữ thập đỏ;

3) Thông tư số 17/2014/TT-BYT ngày 02 tháng 6 năm 2014 quy định việc cấp giấy phép hoạt động đối với trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ và việc huấn luyện sơ cấp cứu chữ thập đỏ.

 

PHỤ LỤC SỐ 2b

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP LẠI GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CHO TRẠM, ĐIỂM SƠ CẤP CỨU CHỮ THẬP ĐỎ

Kính gửi: ………………………………………………………

Họ và tên: .................................................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh: ............................................................................................

Chỗ ở hiện nay: 1......................................................................................................

Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu số: ………… Ngày cấp:..............Nơi cấp: .....

Điện thoại: ……………………………………… Email ( nếu có): ...............................

Chức vụ:2 .................................................................................................................

Hình thức tổ chức:3 ..................................................................................................

Giấy phép hoạt động đã được cấp: số………../ …… ngày ….. tháng …. năm ........

nơi cấp ......................................................................................................................

Lý do đề nghị cấp lại: ................................................................................................

Tôi xin cam đoan nội dung kê khai trên là đúng, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Kính đề nghị Quý cơ quan xem xét và cấp lại giấy phép hoạt động cho trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ.

 

XÁC NHẬN
CỦA HỘI CHỮ THẬP ĐỎ…..5

(Ký, đóng dấu)

4………, ngày …. tháng …. năm 20….
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(ký và ghi rõ họ, tên)

___________

Ghi chú:

1 Ghi rõ địa chỉ theo nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú.

2 Ghi theo quyết định thành lập trạm, điểm chữ thập đỏ.

3 Trạm hoặc điểm sơ cấp cứu.

4 Địa danh tỉnh hoặc thành phố.

5 Hội chữ thập đỏ quyết định thành lập trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ.

 

5. Phê duyệt chương trình huấn luyện sơ cấp cứu

Thủ tục

Phê duyệt chương trình huấn luyện sơ cấp cứu

Trình tự thực hiện

 

Bước 1: Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 9 của Thông tư về Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo - Bộ Y tế để tổ chức thẩm định.

Bước 2: Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo - Bộ Y tế phải tổ chức thẩm định hồ sơ và có biên bản báo cáo Bộ trưởng Bộ Y tế. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo hướng dẫn Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam để hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản thẩm định, Bộ trưởng Bộ Y tế ra quyết định phê duyệt chương trình huấn luyện, trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

Cách thức thực hiện

 

Trung ương Hội chữ thập đỏ trực tiếp nộp hồ sơ tại Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo - Bộ Y tế.

Thành phần, số lượng hồ sơ

 

1. Thành phần hồ sơ gồm:

a. Công văn đề nghị phê duyệt chương trình huấn luyện;

b. Chương trình huấn luyện;

c. Các văn bản, tài liệu liên quan (nếu có).

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết

 

Thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

 

Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

 

Bộ Y tế

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính

 

Quyết định hành chính phê duyệt chương trình huấn luyện

Lệ phí

 

 

Không có

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (Đính kèm ngay sau thủ tục này)

 

Không có

Yêu cầu, điều kiện thủ tục hành chính

 

Không có

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

 

1) Luật hoạt động chữ thập đỏ ngày 03 tháng 6 năm 2008;

2) Nghị định số 03/2011/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hoạt động chữ thập đỏ;

3) Thông tư số 17/2014/TT-BYT ngày 02 tháng 6 năm 2014 quy định việc cấp giấy phép hoạt động đối với trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ và việc huấn luyện sơ cấp cứu chữ thập đỏ.