Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 31/2006/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 15 tháng 2 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V GIAO NHIỆM VỤ XỬ LÝ CÁC VƯỚNG MẮC, KIẾN NGHỊ CỦA CÁ NHÂN, TỔ CHỨC VÀ DOANH NGHIỆP VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH.

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 136/2005/NĐ-CP ngày 8 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Quyết định số 22/2006/QĐ-TTg ngày 24 tháng 1 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao nhiệm vụ xử lý các vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Giao Văn phòng UBND tỉnh giúp Chủ tịch UBND tỉnh tiếp nhận và xử lý những vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về các thủ tục hành chính.

Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Văn phòng UBND tỉnh trong việc tiếp nhận, xử lý những vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính:

1. Tiếp nhận và xử lý những vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền xem xét, giải quyết của UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh.

2. Yêu cầu và đôn đốc các sở, ban, ngành cấp tỉnh, các huyện, thành, thị xử lý dứt điểm, kịp thời, đúng thời hạn và đúng thẩm quyền những kiến nghị, vướng mắc của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính.

3. Phát hiện và yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý dứt điểm những thủ tục hành chính mà cơ quan quản lý, cán bộ, công chức nhà nước các cấp đã tùy tiện đặt thêm gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức và hạn chế hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

4. Được quyền chủ động làm việc với các sở, ban, ngành cấp tỉnh; các huyện, thành, thị; các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp khi xem xét, giải quyết các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính.

5. Tổ chức nghiên cứu những vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính để kiến nghị với UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh; các sở, ban, ngành cấp tỉnh; các huyện, thành, thị xem xét, sửa đổi, bãi bỏ theo thẩm quyền những thủ tục hành chính không còn phù hợp với thực tiễn, gây cản trở đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và nhân dân.

6. Định kỳ hàng quý, tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh tình hình và kết quả xử lý các vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính của Văn phòng UBND tỉnh, của các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thành, thị.

Điều 3. Trách nhiệm của Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị trong việc tiếp nhận, xử lý các vướng mắc và kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính:

1. Trực tiếp chỉ đạo việc tiếp nhận và xử lý dứt điểm những vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính theo đúng thẩm quyền và lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

2. Giải quyết kịp thời, dứt điểm, đúng thời hạn các vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính.

3. Xử lý nghiêm những cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý có hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn, chậm trễ trong thực hiện thủ tục hành chính đối với các nhân, tổ chức và doanh nghiệp.

4. Tổ chức việc nghiên cứu những vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính để xem xét sửa đổi, bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, sửa đổi, bãi bỏ những thủ tục hành chính không còn phù hợp với thực tiễn, gây cản trở đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và nhân dân.

5. Định kỳ trước ngày 20 của tháng cuối mỗi quý báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh (qua Văn phòng UBND tỉnh) tình hình và kết quả xử lý những vướng mắc, kiến nghí của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính.

Điều 4. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Các ông: Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận: 
- Như điều 4
- TT Tỉnh uỷ, TT HĐND tỉnh
- Các Phó Chủ tịch UBND tỉnh
- Chánh VP, các PVP UBND tỉnh 
- Các bộ phận Chuyên viên
- Lưu: VTUB 

CHỦ TỊCH




Phan Đình Trạc

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 31/2006/QĐ-UBND về giao nhiệm vụ xử lý các vướng mắc kiến nghị của cá nhân tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính do Tỉnh Nghệ An ban hành

  • Số hiệu: 31/2006/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 15/02/2006
  • Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
  • Người ký: Phan Đình Trạc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 15/02/2006
  • Ngày hết hiệu lực: 13/12/2012
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản
Các nội dung liên quan: một lần cho cả thời gian thuêthuê đất trả tiềnnghĩa vụ mời bạn đọc tham khảo thêm trong Điều 85 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Điều 85. Trình tự, thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận; giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên; thay đổi về hạn chế quyền sử dụng đất; thay đổi về nghĩa vụ tài chính; thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký, cấp Giấy chứng nhận; chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền hàng năm sang thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc từ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất hoặc từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký biến động.

2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu phù hợp quy định của pháp luật thì thực hiện các công việc sau đây:

a) Trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp có thay đổi về diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất hoặc trường hợp đã cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa có bản đồ địa chính, chưa trích đo địa chính thửa đất;

b) Trường hợp đăng ký thay đổi diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu, cấp (hạng) nhà hoặc công trình xây dựng mà không phù hợp với giấy phép xây dựng hoặc không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải xin phép thì gửi phiếu lấy ý kiến của cơ quan quản lý, cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

c) Gửi thông tin địa chính cho cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật;

d) Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp phải cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; thông báo cho người sử dụng đất ký hoặc ký lại hợp đồng thuê đất với cơ quan tài nguyên và môi trường đối với trường hợp phải thuê đất;

đ) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

3. Trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất kết hợp với đăng ký biến động về các nội dung theo quy định tại Điều này thì thực hiện thủ tục quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này đồng thời với thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.