Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2366/QĐ-UBND | Quảng Ninh, ngày 21 tháng 06 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ chỉ thị số 36/CT-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện hiệu quả, bền vững Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Chỉ thị số 07-CT/TU ngày 27/05/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Thông báo số 589-TB/TU ngày 02/6/2017 của Tỉnh ủy “Ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy tại cuộc họp giao ban thường kỳ ngày 29/5/2017”;
Căn cứ Kế hoạch số 7819/KH-UBND ngày 30/11/2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh về triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2016-2020;
Xét đề nghị của Ban Xây dựng nông thôn mới tại Tờ trình số 324/TTr-BXDNTM ngày 02/6/2017 và văn bản số 335/BXDNTM-OCOP ngày 9/6/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Phê duyệt Đề án Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm tỉnh Quảng Ninh”, giai đoạn 2017 - 2020, gồm các nội dung sau:
1. Tên Đề án: Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm tỉnh Quảng Ninh”, giai đoạn 2017 - 2020. (gọi tắt là Chương trình OCOP Quảng Ninh)
2. Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân Tỉnh.
3. Cơ quan thực hiện: Ban xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh.
4. Thời gian thực hiện: Từ năm 2017 đến năm 2020.
5. Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
6. Mục tiêu Đề án:
6.1. Mục tiêu tổng quát
(1) Đưa Chương trình OCOP trở thành chương trình phát triển kinh tế quan trọng của Tỉnh để phát triển sản xuất tập trung quy mô lớn trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa nông nghiệp và phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn và khu vực đô thị góp phần cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho phát triển dịch vụ, thương mại của Tỉnh.
(2) Xác định và tập trung phát triển khối kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP theo hướng gia tăng lợi ích cho cộng đồng dân cư trong tỉnh.
(3) Xây dựng và triển khai được các dự án khai thác thế mạnh của nông nghiệp Quảng Ninh là thủy sản và lâm sản, nông sản, dược liệu.
(4) Phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế khi Việt Nam tham gia thực hiện các Hiệp định thương mại AEC, AFTA, TPP.
(5) Xây dựng và quản lý nhãn hiệu OCOP thành thương hiệu mạnh của tỉnh Quảng Ninh trên phạm vi cả nước và dần từng bước trên thị trường quốc tế.
6.2. Mục tiêu cụ thể
6.2.1. Hoàn thiện hệ thống tổ chức OCOP Quảng Ninh theo hướng thành lập Bộ máy chuyên trách OCOP từ tỉnh đến huyện. Ban hành hệ thống chính sách riêng và hoàn thiện các hoạt động quản lý (Chu trình OCOP, Bộ Tiêu chí đánh giá và phân hạng sản phẩm, hệ thống giới thiệu và bán hàng OCOP,...) để thực hiện Chương trình OCOP hiệu quả.
6.2.2. Phát triển nguồn nhân lực: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước trong hệ thống OCOP (tỉnh, huyện, xã) và lãnh đạo các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia Chương trình OCOP.
6.2.3. Thực hiện Chu trình OCOP thường niên liên tục tại cấp tỉnh, cấp huyện. Hằng năm mỗi huyện, thị xã, thành phố có ít nhất 1 - 2 ý tưởng sản phẩm được hỗ trợ thực hiện theo Chu trình OCOP đã ban hành.
6.2.4. Về phát triển tổ chức kinh tế: Có ít nhất 80 tổ chức kinh tế phát triển ổn định, trong đó:
- Củng cố 60 tổ chức kinh tế sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP.
- Phát triển mới ít nhất 20 tổ chức kinh tế tham gia chương trình OCOP (có, 10 doanh nghiệp, 10 Hợp tác xã).
6.2.5. Về phát triển sản phẩm: Có ít nhất 250 sản phẩm được phát triển, trong đó:
- Củng cố và phát triển 130 sản phẩm OCOP đã có từ 2013-2016.
- Phát triển mới 120 sản phẩm (tập trung vào đa dạng hóa, chế biến sâu các sản phẩm theo chuỗi sản phẩm chủ lực cấp huyện, tỉnh, quốc gia).
- Lựa chọn và xác định ít nhất có 31 sản phẩm cấp huyện để tập trung đầu tư để đạt tiêu chí là sản phẩm cấp tỉnh và tham gia vào chuỗi giá trị các sản phẩm quốc gia (có danh mục cụ thể kèm theo), trong đó:
+ Có 12/31 sản phẩm đạt từ 4 - 5 sao sản phẩm cấp Tỉnh (có khả năng xuất khẩu);
+ Có 6/12 sản phẩm cấp tỉnh đủ điều kiện tham gia vào chuỗi sản phẩm quốc gia.
7. Quan điểm và cách thức triển khai Đề án:
- Nhà nước ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện, đồng thời thực hiện hỗ trợ: Hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu, đào tạo nguồn nhân lực.
- Cộng đồng dân cư (bao gồm các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tham gia đầu tư sản xuất các sản phẩm trên địa bàn tỉnh) tự tổ chức triển khai thực hiện.
8. Nội dung Đề án:
8.1. Nội dung 1: Khởi động về OCOP-QN.
- Phê duyệt Đề án OCOP Quảng Ninh, giai đoạn 2017-2020.
- Hoàn thiện các cơ chế chính sách triển khai thực hiện Đề án.
-Tổ chức hội thảo về OCOP Quảng Ninh với sự tham gia của các “nhà” (là các bên tham gia trong quá trình phát triển sản xuất và kinh doanh sản phẩm OCOP, các nhà hoạch định chính sách, các cán bộ nghiên cứu TW và nước ngoài quan tâm, v.v...).
8.2. Nội dung 2: Hoàn thiện hệ thống tổ chức Chương trình.
Hệ thống tổ chức OCOP được hoàn thiện nhằm duy trì thực hiện Chu trình OCOP thường niên, trong đó xác định khâu (bước) khởi đầu quan trọng là Đăng ký ý tưởng sản phẩm để thúc đẩy được sự đề xuất, tính sáng tạo từ dưới lên (từ nhân dân, nhóm hộ sản xuất, doanh nghiệp, HTX) và thực hiện khâu Thi/đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP.
8.2.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy chuyên trách OCOP
8.2.1.1. Hoàn thiện tổ chức nhân sự chuyên trách OCOP từ tỉnh, huyện
(1) Cơ cấu nhân sự cấp tỉnh
- Thành lập Ban chỉ đạo Chương trình OCOP-QN (thay thế cho Ban điều hành OCOP tỉnh), trong đó: Trưởng ban là Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) UBND tỉnh, Phó ban Thường trực là Trưởng Ban Nông thôn mới. Phó ban chuyên trách là Phó Ban Nông thôn mới phụ trách OCOP. Cơ quan thường trực là Ban xây dựng Nông thôn mới. Phân công mỗi thành viên Ban chỉ đạo phụ trách một hoặc một số địa phương.
- Phòng OCOP: Tham mưu chuyên môn nghiệp vụ cho Ban xây dựng Nông thôn mới và Ban chỉ đạo Chương trình OCOP về các lĩnh vực trong chương trình OCOP, tổ chức thành 3 tổ nghiệp vụ chuyên sâu: (1) Tổ nghiệp vụ Phát triển sản phẩm và Phát triển DN/HTX; (2) Tổ nghiệp vụ Xúc tiến Thương mại và Truyền thông; (3) Tổ hành chính và tổng hợp thông tin.
(2) Cơ cấu nhân sự cấp huyện
- Lồng ghép nhiệm vụ trong Ban chỉ đạo nông thôn mới
- Thành lập Tổ OCOP: Có ít nhất 1 cán bộ chuyên trách, 2-3 cán bộ kiêm nhiệm, thuộc Văn phòng điều phối nông thôn mới.
(3) Nhân sự cấp xã: Có 1 cán bộ kiêm nhiệm phụ trách OCOP, được lồng ghép trong nhiệm vụ nông thôn mới tại xã.
(4) Kiện toàn hệ thống nhân sự tham gia Đề án, bao gồm: Cơ cấu, số lượng, xây dựng, ban hành mô tả công việc và KPI cho từng vị trí công tác.
8.2.1.2. Thu thập văn bản chính sách hiện hành thuộc các lĩnh vực: Nông - lâm nghiệp, thủy sản, dịch vụ du lịch, xúc tiến thương mại trong tỉnh và ngoài tỉnh.
8.2.1.3. Hoàn thiện chu trình OCOP, bao gồm: Hướng dẫn thực hiện, bộ tiêu chí phù hợp với quy định về tổ chức của nhà nước,..; Chu trình chuẩn OCOP được hoàn thiện trên cơ sở triển khai trong giai đoạn 2013-2016, từ đó tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về sự thay đổi Chu trình (nếu có).
8.2.2. Tập huấn và đào tạo: Triển khai các hoạt động tập huấn và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước tham gia Chương trình (Đề án), CEO của doanh nghiệp, HTX, trưởng các tổ hợp tác và chủ hộ đăng ký kinh doanh.
(1) Tập huấn đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước tham gia Chương trình (Đề án): Thực hiện các khóa tập huấn ngắn hạn cấp chứng chỉ về: (i) Hình thành và tái cơ cấu các HTX/doanh nghiệp; (ii) Nghiên cứu và phát triển sản phẩm; (iii) Tổ chức sản xuất; (i4) Xúc tiến thương mại; (i5) Phương pháp luận và công cụ làm việc với cộng đồng, cho cán bộ trong hệ thống OCOP của tỉnh từ cấp tỉnh, đến cấp huyện.
(2) Đào tạo CEO của các doanh nghiệp, HTX, trưởng các tổ hợp tác và chủ hộ đăng ký kinh doanh tại một số Trường dạy nghề và Trường Đại học tại Quảng Ninh, tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ (tiến tới cấp bằng) cho các CEO của HTX/công ty/tổ trưởng tổ hợp tác/chủ hộ đăng ký kinh doanh tham gia OCOP.
8.2.3. Tăng cường hỗ trợ xúc tiến và quảng bá các sản phẩm OCOP Quảng Ninh:
- Nâng cấp hệ thống trung tâm - điểm bán hàng OCOP; Đào tạo nhân viên làm việc với các điểm giới thiệu và bán sản phẩm; Tổ chức hội chợ, triển lãm, quảng bá và tiếp thị sản phẩm; Xây dựng các trung tâm, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.
- Xây dựng hệ thống phần mềm quản lý chương trình OCOP.
- Tổ chức Hội nghị Đối tác OCOP thường niên, với sự tham gia của các tổ chức OCOP của tỉnh và các chủ thể chuỗi, các nhà hỗ trợ chuỗi, gồm: Các đối tác cung ứng đầu vào, thương mại, dịch vụ hỗ trợ, các nhà khoa học và các nhà tài trợ.
8.3. Nội dung 3: Duy trì thực hiện Chu trình OCOP thường niên.
- Tập huấn cho các đối tượng đăng ký sản phẩm về xây dựng kế hoạch kinh doanh; hỗ trợ phát triển sản phẩm mới và/hoặc hoàn thiện và nâng cấp sản phẩm đã có thông qua các hoạt động tư vấn, tập huấn, đào tạo, học tập kinh nghiệm, xây dựng và triển khai các đề tài phát triển công nghệ và chuyển giao công nghệ,...
- Hàng năm tổ chức đánh giá và phân hạng sản phẩm cấp tỉnh, huyện.
8.4. Nội dung 4: Củng cố, phát triển các tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP:
- Hỗ trợ các đối tượng/tổ chức đã tham gia OCOP phát triển thành lập các hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ theo hướng có sự tham gia lớn hơn của cộng đồng, như thêm số thành viên/cổ đông, chuyển đổi loại hình (thành HTX, công ty cổ phần).
- Nâng cấp/hoàn thiện cơ sở sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn nhà sản xuất theo luật định, như đủ điều kiện sản xuất thực phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc Y học cổ truyền, mỹ phẩm,....
- Mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh với một số HTX/DN có điều kiện và năng lực đưa vào sản xuất các sản phẩm mới trên cơ sở khai thác tối đa điều kiện đất đai, cơ sở vật chất (nhà xưởng, thiết bị), nhân lực,... theo nhu cầu thị trường.
- Kết nối các tổ chức OCOP với các nhà tư vấn phù hợp với ngành hàng và thúc đẩy các mối quan hệ đối tác này theo nguyên tắc cùng có lợi.
- Hỗ trợ các tổ chức OCOP nâng cao chất lượng quản trị, duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm: ứng dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ để nâng cao tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; Tư vấn về quản trị sản xuất - kinh doanh...
- Giám sát việc sản xuất kinh doanh sản phẩm của các tổ chức OCOP: Định kỳ kiểm tra việc quản trị chất lượng trong việc sản xuất các sản phẩm OCOP, bao gồm: Xây dựng và nâng cấp tiêu chuẩn sản phẩm, triển khai và lưu giữ hồ sơ lô sản phẩm, nguồn gốc nguyên liệu đầu vào, kiểm nghiệm sản phẩm cuối cùng, lưu mẫu sản phẩm,...kịp thời hỗ trợ các khó khăn gặp phải.
8.5. Nội dung 5: Phát triển sản phẩm OCOP theo hướng đáp ứng về số lượng, gia tăng về giá trị, đảm bảo tiêu chuẩn cao của Việt Nam và từng bước chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ xuất khẩu.
8.6. Nội dung 6: Xây dựng và triển khai các chủ đề tập trung của các năm, cụ thể như sau:
- Từ năm 2017: Rà soát, xác định các sản phẩm chủ lực, là các sản phẩm OCOP đã được phân hạng có nhu cầu thị trường lớn, từ đó mở rộng quy mô sản xuất bảo đảm đáp ứng nhu cầu thị trường nhưng vẫn bảo đảm chất lượng và định hướng tập trung hỗ trợ phát triển thành sản phẩm chuyên nghiệp theo hướng sản phẩm đạt sản phẩm thương hiệu quốc gia.
- Từ năm 2018: Khảo sát thực trạng, lập kế hoạch và triển khai các hoạt động nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP; Kết nối các nguồn lực để hỗ trợ cộng đồng hoàn thiện công bố tiêu chuẩn chất lượng ở và các thủ tục liên quan đến lưu hành sản phẩm; Tổ chức và triển khai hệ thống thanh tra, kiểm tra chất lượng sản phẩm OCOP.
- Từ năm 2019: Khảo sát thực trạng, lập kế hoạch và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại một cách sâu rộng, gồm các hoạt động chủ yếu: Xây dựng sàn bán hàng điện tử, xây dựng cơ sở dữ liệu sản phẩm, ứng dụng CNTT trong quản lý dữ liệu sản phẩm; Xây dựng mạng lưới thông tin thị trường sản phẩm OCOP (cung, cầu, cạnh tranh), được cập nhật thường xuyên, có thể truy cập rộng rãi; Đào tạo kỹ năng quản trị phân phối và xúc tiến cho đội ngũ lãnh đạo các tổ chức OCOP.
- Năm 2020: Hoàn thành việc xây dựng 05 sản phẩm có lợi thế của tỉnh được sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị, chủ động nguồn nguyên liệu, đáp ứng nhu cầu chất lượng của thị trường trong nước, đạt thương hiệu quốc gia. Xây dựng và triển khai các dự án sản phẩm chuyên nghiệp với các nội dung trọng tâm: (1) Nâng cấp sản phẩm (nâng cấp thiết kế bao bì, tiêu chuẩn hóa chất lượng, câu chuyện sản phẩm), (2) nâng cấp chuỗi giá trị (nguồn nguyên liệu, liên kết chuỗi, áp dụng KHCN, phân phối, tiếp thị,...),... đáp ứng nhu cầu chất lượng của thị trường trong nước, đáp ứng các tiêu chí thương hiệu quốc gia.
8.7. Nội dung 7: Xây dựng và triển khai các dự án thành phần nhằm khai thác thế mạnh của nông nghiệp - nông thôn Quảng Ninh (về thủy sản, lâm sản, dược liệu và cảnh quan - văn hóa đặc sắc) gắn với phát triển kinh tế các xã miền núi, hải đảo, xã đặc biệt khó khăn, bao gồm:
8.7.1. Dự án cấp tỉnh (liên huyện)
(1) Dự án Thung lũng Dược liệu xanh Ngọa Vân - Yên Tử (2017-2020)
Dự án được xây dựng và triển khai trên cơ sở "Quy hoạch vùng trồng, khai thác và phát triển bền vững dược liệu Quảng Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030", trên các địa bàn: Đông Triều, Uông Bí, Hoàng Bồ, Ba Chẽ, Bình Liêu, nhằm góp phần phát triển khu vực nông thôn miền núi khó khăn phía Tây của tỉnh.
Chủ trì: Ban OCOP tỉnh và OCOP các địa phương (Đông Triều, Uông Bí, Hoàng Bồ, Ba Chẽ, Bình Liêu).
(2) Bản văn hóa du lịch Tiên Yên - Bình Liêu (2018-2020)
Dự án được xây dựng và triển khai trên cơ sở thế mạnh về vùng đất, sản phẩm, các nền văn hóa của huyện Tiên Yên và Bình Liêu, trên cơ sở gắn kết với hoạt động du lịch của huyện.
Các dự án thành phần: Dược liệu, mật ong, gà, miến dong, hồi, thủ công mỹ nghệ và may mặc dân tộc, homestay, điểm bán hàng.
Chủ trì: Ban tỉnh OCOP và OCOP Tiên Yên, Bình Liêu
(3) Du lịch cộng đồng biển đảo Vân Đồn - Cô Tô (2018-2020)
Dự án được xây dựng và triển khai trên cơ sở thế mạnh về vùng đất, sản phẩm, các nền văn hóa của huyện Vân Đồn và Cô Tô, trên cơ sở gắn kết với hoạt động du lịch của các địa phương và phù hợp với quy hoạch phát triển chung của khu hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn.
Các dự án thành phần: Cam Bản Sen, Chè Vân, nước mắm, thủy sản Quan Lạn, homestay Quan Lạn, Đồng Tiến, điểm bán hàng và cảnh quan.
Chủ trì: Ban OCOP tỉnh và OCOP huyện Vân Đồn, Cô Tô.
8.7.2. Dự án cấp huyện: Mỗi huyện xây dựng từ 1 - 2 dự án phát triển sản phẩm trọng điểm theo chuỗi giá trị và theo hướng khai thác thế mạnh sản phẩm của huyện, mỗi dự án tạo ra ít nhất 2 sản phẩm. Hoạt động này do OCOP huyện thực hiện với sự tham gia của cơ quan tư vấn và các đối tác.
8.8. Nội dung 8: Hợp tác quốc tế triển khai Chương trình OCOP
Định kỳ 02 năm/lần tổ chức mời các đối tác OCOP quốc tế (OVOP Nhật Bản, OTOP Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Lào,...) tham gia hội chợ OCOP hè tại Quảng Ninh, dần tiến tới Hội chợ OCOP hè trở thành hội chợ OCOP quốc tế, góp phần thúc đẩy hợp tác OCOP quốc tế, xuất khẩu sản phẩm OCOP.
8.9. Triển khai xây dựng và thực hiện kế hoạch hàng năm.
8.10. Tổng kết đánh giá Chương trình OCOP, giai đoạn 2017-2020.
9. Kinh phí và nguồn vốn thực hiện:
9.1- Tổng kinh phí thực hiện dự kiến khoảng: 854.788 triệu đồng.
Trong đó:
- Kinh phí do cộng đồng huy động khoảng: 644.412 triệu đồng (chiếm 75,4%)
- Ngân sách Nhà nước hỗ trợ khoảng: 210.376 triệu đồng (chiếm 24,6%)
9.2. Nguồn vốn thực hiện:
- Ngân sách nhà nước: Từ Chương trình xây dựng nông thôn mới và các nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình dự án khác.
- Nguồn vốn huy động khác:
+ Cộng đồng là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tự huy động vốn
+ Các doanh nghiệp (ứng vốn đầu tư theo chuỗi giá trị).
+ Vốn vay tín dụng ngân hàng.
- Hàng năm khi triển khai thực hiện các nội dung cụ thể trong Đề án có liên quan đến nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh, các đơn vị được giao chủ trì thực hiện phải xin ý kiến UBND tỉnh trước khi triển khai theo quy định.
- Ban Xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh: Trách nhiệm chính triển khai thực hiện Chương trình. Phối hợp với đơn vị Tư vấn triển khai thực hiện. Phối hợp với các sở, ngành liên quan điều phối hoạt động của Đề án.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Lồng ghép các hoạt động của Đề án vào thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, các hoạt động khuyến nông - lâm - ngư; hướng dẫn phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã nông nghiệp; tổ chức nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ công nghệ vào sản xuất và hoàn thiện sản phẩm nông nghiệp.
- Sở Công Thương: Lập kế hoạch và ngân sách hàng năm cho hoạt động khuyến công liên quan đến các tổ chức kinh tế hình thành bởi Đề án; chủ trì tổ chức hội chợ, hỗ trợ xúc tiến thương mại sản phẩm; thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động thương mại đối với hệ thống trung tâm, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trong và ngoài tỉnh.
- Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành hướng dẫn các đơn vị, tổ chức, cá nhân về ghi nhãn hàng hóa, đăng ký mã số mã vạch; Hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp, địa phương trong việc xác lập và thực thi quyền sở hữu trí tuệ; Tổng hợp các đề xuất đặt hàng nhiệm vụ KH&CN hàng năm liên quan đến phát triển sản phẩm OCOP sử dụng nguồn vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ cấp tỉnh, trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định.
- Sở Y tế: Hỗ trợ các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất xây dựng cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn theo quy định; xây dựng và bảo đảm các chỉ tiêu thuốc Y học cổ truyền, vệ sinh an toàn thực phẩm; đánh giá các sản phẩm thiên nhiên, thực phẩm chức năng, thuốc Y học cổ truyền.
- Sở Văn hóa - Thể thao: Nghiên cứu phát triển, quảng bá các hình ảnh về bản sắc văn hóa, sản phẩm của Chương trình.
- Sở Du lịch: Nghiên cứu phát triển và triển khai các sản phẩm du lịch nông thôn, quảng bá các hình ảnh sản phẩm của Chương trình trong các hoạt động văn hóa và du lịch trong tỉnh.
- Sở Tài chính: Cân đối tài chính cho các hoạt động của Chương trình; hỗ trợ các tổ chức kinh tế hình thành trong Chương trình về nghiệp vụ, chế độ quản lý tài chính.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Lồng ghép các nội dung của Chương trình vào Quy hoạch tổng thể, kế hoạch hằng năm; phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán ngân sách và phân bổ ngân sách.
2.4. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Tổ chức triển khai Chương trình OCOP tại địa bàn.
- Hỗ trợ các hộ sản xuất thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia Chương trình OCOP.
- Tổ chức triển khai các chính sách hỗ trợ các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất.
- Huy động/phân bổ/điều chỉnh các nguồn lực thực hiện đề án Chương trình OCOP trên địa bàn.
- Tổ chức đánh giá và phân hạng sản phẩm cấp huyện để chọn sản phẩm thi đánh giá và phân hạng cấp tỉnh.
Điều 3: Các ông bà: Chánh văn phòng Ủy ban Nhân dân Tỉnh, Trưởng Ban Xây dựng nông thôn mới, Giám đốc các sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công thương, Nông nghiệp &PTNT, Khoa học &CN, Lao động - TB&XH, Văn hóa, Du lịch, Y tế, Liên minh HTX, Hiệp hội các doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DỰ KIẾN CHUỖI SẢN PHẨM CHỦ LỰC CẤP HUYỆN THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH OCOP, GIAI ĐOẠN 2017-2020
(kèm theo Quyết định số 2366/QĐ-UBND ngày 21/6/2017 của UBND tỉnh)
TT | Chuỗi sản phẩm | Dạng sản phẩm đã có | Tổ chức sản xuất, phân phối |
| Đông Triều |
| |
1 | Gạo nếp cái hoa vàng | - Gạo nếp cái hoa vàng - Cốm hồng hương Yên Tử | Công ty CP Giống cây trồng Quảng Ninh |
2 | Gốm sứ Quang Vinh | - Nhóm gia dụng; - Nhóm trang trí. | Công ty TNHH gốm sứ Quang Vinh |
| Quảng Yên |
| |
3 | Trứng gà Tân An | Trứng tươi sống | Cơ sở sản xuất Nguyễn Duy Diễn |
4 | Rau mầm Song Hành | Rau mầm tươi | Công ty cổ phần đầu tư Song Hành Quảng Ninh |
5 | Tranh bộ điệp Công Tuyến | Tranh trang trí | Cơ sở sản xuất Đinh Công Tuyến |
| Uông Bí |
| |
6 | Tinh dầu Trầu tiên Yên Tử | Lọ tinh dầu | HTX Thảo dược Yên Tử |
7 | Rượu mơ Yên Tử | Rượu đóng chai | - Cơ sở sản xuất rượu mơ Quang Vinh - DNTN-Xí nghiệp bia Thăng Long |
| Hoành Bồ |
| |
8 | Rượu Bâu men lá | Rượu đóng chai | Công ty CP phát triển sản phẩm truyền thống Bằng Cả |
9 | Hoa Hoành Bồ | Hoa tươi |
|
10 | Nấm Linh chi | Nấm khô; Trà túi lọc | Công ty CP nấm Thịnh Phát |
| Hạ Long |
| |
11 | Chả mực Hạ Long | Chả mực | Hội Sản xuất và kinh doanh chả mực Hạ Long |
12 | Ngọc Trai Hạ Long | Các sản phẩm trang sức | Công ty CP Ngọc trai Hạ Long |
| Cẩm Phả |
| |
13 | Nhóm thảo dược | Viên giải rượu Trà bổ gan | Công ty TNHH nuôi trồng sản xuất và chế biến dược liệu Đông Bắc |
| Vân Đồn |
| |
14 | Ruốc cơ trai | Ruốc đóng lọ | Công ty TNHH SX & TM thủy sản Quảng Ninh |
15 | Ruốc Hàu | Ruốc đóng lọ | |
16 | Nước mắm sá sùng Cái Rồng | Nước mắm đóng chai | Công ty CP thủy sản Cải Rồng |
17 | Cam Vạn Yên | Quả tươi | HTX Nông trang Vạn Yên |
| Ba Chẽ |
| |
18 | Ba kích | Củ ba kích khô Rượu ba kích Cao ba kích | Công ty CP kinh doanh lâm sản Đạp Thanh; HTX kinh doanh lâm sản ngoài gỗ Ba Chẽ |
19 | Trà hoa vàng | Hoa khô Trà túi lọc Trà thô | Công ty CP kinh doanh lâm sản Đạp Thanh; |
| Tiên Yên |
| |
20 | Gà Tiên Yên | - Thịt tươi, - Gà sống nguyên con | Hợp tác xã gà Phong Dụ |
21 | Trứng vịt biển Đồng Rui | Nguyên quả tươi | Hợp tác xã vịt Đồng Tiến |
22 | Mật ong Tiên Yên | Mật ong nguyên chất | Hợp tác xã Khai thác mật ong Tiên Yên |
| Bình Liêu |
| |
23 | Dầu sở Bình Liêu | Dầu ép đóng chai | HTX phát triển xanh |
24 | Miến dong Bình Liêu | Miến đóng gói | - CT CP thương mại và dịch vụ Bình Liêu - HTX phát triển Đình Trung |
| Đầm Hà |
| |
25 | Củ cải | Củ cải khô, Củ cải phên | HTX DV nông nghiệp tổng hợp Trường Sơn |
26 | Cá song Đầm Hà | Cá song tươi | HTX TMDV và nuôi trồng thủy sản Đức Thịnh |
| Hải Hà |
| |
27 | Chè Đường Hoa | Chè khô | Công ty TNHH Thuấn Quỳnh |
| Móng Cái |
| |
28 | Ghẹ | Ghẹ lột. Ruốc ghẹ | Công ty TNHH Ngọc Khánh VT |
29 | Lợn Móng Cái | Giò lụa; Chả lụa; Ruốc | Cơ sở sản xuất giò chả Quang Dần |
| Cô Tô |
| |
30 | Mực ống Cô Tô | Mực một nắng Mực khô | - Cơ sở Thanh Măng - Cơ sở Ngọc Oanh |
31 | Cá duội | Cá duội khô |
DỰ KIẾN CHUỖI SẢN PHẨM CHỦ LỰC CẤP TỈNH THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH OCOP, GIAI ĐOẠN 2017-2020
(kèm theo Quyết định số 2366/QĐ-UBND ngày 21/6/2017 của UBND tỉnh)
TT | Chuỗi sản phẩm | Dạng sản phẩm đã có | Liên kết vùng (theo chuỗi giá trị) | Dự kiến một số tổ chức kinh tế tham gia | |
Tạo vùng nguyên liệu (chính) | Chế biến sâu, tiêu thụ | ||||
1 | Ba kích | - Ba kích khô, - Rượu Ba kích, - Cao Ba kích | Hoành Bồ, Ba Chẽ | Cẩm Phả, Hạ Long, Đông Triều | - Công ty CP kinh doanh lâm sản Đạp Thanh - HTX kinh doanh lâm sản ngoài gỗ Ba Chẽ - Công ty CP XD & SX Bia Rượu Nước giải khát - HTX Dược liệu xanh Đông Triều |
2 | Trà hoa vàng | - Hoa khô, - Trà túi lọc, - Trà thô | Hoành Bồ, Ba Chẽ | Ba Chẽ, Đông Triều | - Công ty CP kinh doanh lâm sản Đạp Thanh - HTX Dược liệu xanh Đông Triều |
3 | Hàu | - Ruốc hàu, - Hàu ruốc chưng thịt | Vân Đồn | Vân Đồn, Hạ Long | - Công ty TNHH sx & TM thủy sản Quảng Ninh - Cơ sở SX-KD Quân Nguyên |
4 | Mực | - Chả mực Hạ Long; - Mực ống Cô Tô | Cô Tô, Vân Đồn, Hạ Long | Cô Tô, Vân Đồn, Hạ Long | - Hội Sản xuất và kinh doanh chả mực Hạ Long; - Cơ sở Thanh Măng, Cơ sở Ngọc Oanh; |
5 | Nước mắm | - Nước mắm Sá sùng Cái Rồng, - Nước mắm hạ thổ Đại Yên | Vân Đồn, Hạ Long | Vân Đồn, Hạ Long | - Công ty cổ phần thủy sản Cái Rồng - Công ty CP thủy sản Đại Yên |
6 | Miến dong | - Miến dong Bình Liêu | Bình Liêu, Tiên Yên | Bình Liêu | - CT CP thương mại và dịch vụ Bình Liêu - HTX phát triển Đình Trung |
7 | Gà Tiên Yên | - Thịt tươi, - Gà nguyên con | Tiên Yên | Tiên Yên | Hợp tác xã gà Phong Dụ |
8 | Lợn Móng Cái | - Giò lụa, - Chả lụa, - Ruốc, - Khâu nhục | Móng Cái | Móng Cái, Tiên Yên, Hạ Long | - Cơ sở sản xuất giò chả Quang Dần |
9 | Nhóm thảo dược | - Tinh dầu, - Sơ chế; - Túi lọc; - Viên nang | Đông Triều, Uông Bí, Cẩm Phả, Tiên Yên, Bình Liêu, Ba Chẽ |
| - HTX thảo dược Yên Tử; - Công ty TNHH MTV Nam dược Y võ; - Công ty TNHH nuôi trồng SX và chế biến dược liệu Đông Bắc - HTX phát triển xanh- Bình Liêu |
10 | Ghẹ | - Ghẹ lột, - Ruốc ghẹ | Móng Cái | Móng Cái | - Công ty TNHH Ngọc Khánh VT |
11 | Chè | Chè Đường hoa, | Hải Hà | Hải Hà | - Công ty TNHH Thuấn Quỳnh |
12 | Gốm sứ Đông Triều | - Nhóm gia dụng, - Nhóm trang trí | Đông triều | Đông triều | - Công ty TNHH Quang Vinh |
DỰ KIẾN CHUỖI SẢN PHẨM CHỦ LỰC CẤP QUỐC GIA THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH OCOP, GIAI ĐOẠN 2017-2020
(kèm theo Quyết định số 2366/QĐ-UBND ngày 21/6/2017 của UBND tỉnh)
TT | Chuỗi sản phẩm | Dạng sản phẩm đã có | Liên kết vùng (theo chuỗi giá trị) | Dự kiến một số tổ chức kinh tế tham gia | |
Tạo vùng nguyên liệu (chính) | Chế biến sâu, tiêu thụ | ||||
1 | Ba kích | - Ba kích khô - Rượu Ba kích - Cao Ba kích | Hoành Bồ, Ba Chẽ | Cẩm Phả, Hạ Long, Đông Triều | - Công ty CP kinh doanh lâm sản Đạp Thanh - HTX kinh doanh lâm sản ngoài gỗ Ba Chẽ - Công ty CP XD & SX Bia Rượu Nước giải khát - HTX Dược liệu xanh Đông Triều |
2 | Trà hoa vàng | - Hoa khô, - Trà túi lọc - Trà thô | Hoành Bồ, Ba Chẽ | Ba Chẽ, Đông Triều | - Công ty CP kinh doanh lâm sản Đạp Thanh - HTX Dược liệu xanh Đông Triều |
3 | Hàu | - Ruốc hàu - Hàu ruốc chưng thịt | Vân Đồn | Vân Đồn, Hạ Long | - Công ty TNHH SX & TM thủy sản Quảng Ninh - Cơ sở SX-KD Quân Nguyên |
4 | Chả mực Hạ Long | Chả chín | Vân Đồn, Hạ Long | Hạ Long | Hội SX KD chả mực Hạ Long |
5 | Nước mắm sá sùng | Nước mắm đóng chai | Vân Đồn, Cô Tô | Vân Đồn | - Công ty Cổ phần thủy sản Cái Rồng |
6 | Lợn Móng Cái | - Giò lụa, - Chả lụa, - Ruốc, - Khâu nhục | Móng Cái | Móng Cái, Tiên Yên, Hạ Long | - Cơ sở sản xuất giò chả Quang Dần |
KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN OCOP, GIAI ĐOẠN 2017-2020
(kèm theo Quyết định số 2366/QĐ-UBND ngày 21/6/2017 của UBND tỉnh)
TT | Nội dung | Kết quả phải đạt | Thời gian thực hiện | Chủ trì/đầu mối thực hiện |
I | Nội dung 1: Khởi động Chương trình OCOP giai đoạn 2017- 2020 | - |
|
|
1.1 | Hội nghị Ban điều hành OCOP tỉnh để giới thiệu OCOP-QN, giai đoạn 2017- 2020 (tổ chức 2 lần) | Giới thiệu tổng thể OCOP-QN, thống nhất quan điểm chỉ đạo, cách làm | Quý II/2017 | Ban NTM |
1.2 | Xây dựng, hoàn thiện văn kiện Đề án và phê duyệt Đề án OCOP-QN giai đoạn 2017-2020 | Bộ hồ sơ Đề án | Ban NTM, Tư vấn OCOP | |
1.3 | Tổ chức hội thảo về OCOP-QN | Tổng hợp ý kiến của các Sở ban ngành, các nhà khoa học | Ban NTM | |
II | Nội dung 2: Hoàn thiện bộ máy, chu trình OCOP và các chính sách của Chương trình | - |
|
|
2.1 | Hoàn thiện tổ chức bộ máy chuyên trách OCOP từ tỉnh, huyện |
| Quý II- III/2017 |
|
2.1.1 | Hoàn thiện bộ máy cấp tỉnh, huyện, xã | Ban chỉ đạo tỉnh và các thành viên; bộ phận chuyên trách tại Ban NTM, huyện, xã (nhân sự, mô tả công việc, KPI) | Ban NTM, OCOP huyện, Tư vấn OCOP | |
2.1.2 | Xây dựng và ban hành chính sách cho chương trình OCOP | Chính sách cho chương trình OCOP | Quý II- III/2017 | Ban NTM, Tư vấn OCOP |
2.1.3 | Hoàn thiện chu trình OCOP | Chu trình OCOP hoàn thiện theo tình hình mới (gồm chu trình, bộ công cụ,...) | Quý III/2017 | Ban NTM, Tư vấn OCOP |
2.2 | Tập huấn và đào tạo |
|
|
|
2.2.1 | Tập huấn đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước tham gia Chương trình | Các cán bộ quản lý nhà nước tham gia Chương trình nắm vững được Chương trình, hệ thống tổ chức OCOP | Quý 2/2017- 4/2020 | Ban NTM |
2.2.2 | Đào tạo CEO | Người đứng đầu các tổ chức kinh tế tham gia chương trình OCOP được đào tạo | Quý 2/2017- 4/2020 | Ban NTM |
2.2.3 | Nâng cấp hệ thống hỗ trợ xúc tiến và quảng bá các sản phẩm OCOP QN | Hệ thống xúc tiến và quảng bá được hình thành và vận hành ổn định | Quý 2/2017- 4/2020 | Ban NTM, OCOP huyện |
2.2.4 | Xây dựng hệ thống phần mềm quản lý chương trình OCOP | Hệ thống phần mềm quản lý Chương trình OCOP hoạt động thuận tiện, ổn định | Quý 2/2017- 4/2017 | Ban NTM, Tư vấn |
2.2.5 | Kết nối các nguồn lực thực hiện OCOP | Các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước được kết nối thực hiện chương trình OCOP | Quý 1/2017- 4/2020 | Ban NTM, Tư vấn OCOP |
III | Nội dung 3: Duy trì chu trình OCOP thường niên | Chu trình OCOP được tuân thủ thực hiện liên tục trong các năm |
|
|
3.1 | Tuyên truyền về OCOP | Cộng đồng biết về các chương trình OCOP (chu trình, các hoạt động hỗ trợ, mẫu đăng ký,...) | Quý 1/2017- 4/2020 | Ban NTM |
3.2 | Tiếp nhận và xét chọn các ý tưởng sản phẩm | Phiếu đăng ký ý tưởng sản phẩm, ban hành danh mục sản phẩm OCOP theo năm | Quý 1/2017 - 4/2020 | OCOP huyện, Ban NTM |
3.3 | Tập huấn xây dựng kế hoạch kinh doanh (1 đợt x 4 năm x 14 huyện, thị) | Cộng đồng biết cách xây dựng kế hoạch kinh doanh | Quý I/2017- IV/2020 | OCOP huyện |
3.4 | Xét chọn kế hoạch kinh doanh (1 đợt x 4 năm x 14 huyện, thị) | Danh mục kế hoạch kinh doanh được lựa chọn | Quý I/2017 - IV/2020 | OCOP huyện |
3.5 | Hỗ trợ cộng đồng phát triển sản phẩm | Cộng đồng có thể vượt qua các khó khăn gặp phải để phát triển sản phẩm | Quý I/2017- IV/2020 | Ban NTM, OCOP huyện |
3.6 | Tổ chức đánh giá và phân hạng sản phẩm cấp huyện và cấp tỉnh | Các sản phẩm OCOP được đánh giá, phân hạng (theo năm) | Quý I/2017- IV/2020 | Ban NTM, OCOP huyện |
3.7 | Hội nghị Ban chỉ đạo OCOP (3 lần/năm x 4 năm) | Các vấn đề tồn tại, nẩy sinh được giải quyết kịp thời | Quý I/2017- IV/2020 | Ban NTM |
IV | Nội dung 4: Củng cố các tổ chức kinh tế OCOP |
|
|
|
4.1 | Phát triển tổ chức cho các đối tượng đã tham gia OCOP (10 tổ chức/năm) | Các tổ chức kinh tế OCOP được nâng cấp về mặt tổ chức | Quý I/2017- IV/2020 | Ban NTM, Tư vấn OCOP |
4.2 | Hỗ trợ các tổ chức OCOP nâng cao chất lượng quản trị, duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm | Các tổ chức kinh tế OCOP được nâng cao chất lượng quản trị, duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm | Quý I/2017- IV/2020 | Tư vấn OCOP, Ban NTM |
4.3 | Giám sát việc sản xuất kinh doanh sản phẩm của các tổ chức OCOP có sản phẩm đã được đánh giá và phân hạng (các) năm trước | Các sản phẩm OCOP được sản xuất ổn định về chất lượng | Quý I/2017- IV/2020 | Ban NTM |
V | Nội dung 5: Phát triển sản phẩm |
|
|
|
5.1 | Khảo sát, đánh giá phát hiện ý tưởng sản phẩm mới | Phát hiện các ý tưởng sản phẩm mới | Quý I/2017- IV/2020 | OCOP huyện |
5.2 | Báo cáo khảo sát, đề xuất |
| Quý I/2017- IV/2020 | OCOP huyện |
5.3 | Đề xuất ý tưởng sản phẩm cho cộng đồng (thông qua hội thảo) | Cộng đồng được tư vấn định hướng phát triển sản phẩm OCOP (mới hoặc nâng cấp) | Quý I/2017- IV/2020 | OCOP huyện |
5.4 | Triển khai các dự án phát triển sản phẩm | Ý tưởng phát triển được triển khai | Quý I/2017 - IV/2020 | OCOP huyện |
VI | Nội dung 6: Xây dựng và triển khai các chuyên đề tập trung của năm |
|
|
|
6.1 | Phát triển sản xuất, xác định sản phẩm chủ lực |
|
|
|
6.1.1 | Kiểm tra, lựa chọn các sản phẩm đã được phân hạng năm 2016 | Nhu cầu phát triển sản xuất của khoảng 30 sản phẩm OCOP | Quý I/2017 | Ban NTM |
6.1.2 | Xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển sản xuất theo hướng mở rộng quy mô | Khoảng 20 sản phẩm chủ lực được mở rộng quy mô sản xuất | Quý I- IV/2017 | Ban NTM, OCOP huyện |
6.2 | Tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm |
|
|
|
6.2.1 | Xây dựng và công bố tiêu chuẩn chất lượng | Các sản phẩm OCOP được công bố tiêu chuẩn phù hợp | Quý I- II/2018 | Ban NTM, OCOP huyện |
6.2.2 | Nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP | Sản phẩm OCOP tiêu biểu được nâng cao về chất lượng | Quý I- IV/2018 | Ban NTM, OCOP huyện |
6.3 | Xúc tiến thương mại |
|
|
|
6.3.1 | Xây dựng Sàn giao dịch điện tử về sản phẩm OCOP | Sàn giao dịch sản phẩm OCOP hoạt động thuận tiện, ổn định | Quý III/2017- III/2019 | Ban NTM, Tư vấn |
6.3.2 | Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu sản phẩm, thông tin thị trường sản phẩm OCOP | Cơ sở dữ liệu, thông tin thị trường sản phẩm OCOP được xây dựng, cập nhập thường xuyên và được quản lý | Quý I- II/2019 | Ban NTM |
6.3.3 | Mở trung tâm bán hàng OCOP tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh (hỗ trợ, liên kết) | Mở Trung tâm, điểm bán hàng OCOP tại Hà Nội | Quý I/2019- IV/2020 | Ban NTM, OCOP huyện và Doanh nghiệp |
6.3.4 | Quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng ở trung ương | Thương hiệu OCOP được quảng bá sâu rộng trong tỉnh, ngoài tỉnh và quốc tế | Quý I/2019- IV/2020 | Ban NTM, OCOP huyện |
6.4 | Số sản phẩm Quốc gia (chuyên nghiệp) | 5-6 sản phẩm từ các sản phẩm 5 sao | Quý I/2018 - IV/2020 | Ban NTM, OCOP huyện |
VII | Nội dung 7: Xây dựng và triển khai các dự án thế mạnh của nông nghiệp và nông thôn Quảng Ninh | Xin chủ trương UBND tỉnh trước khi triển khai thực hiện | ||
7.1 | Dự án cấp tỉnh (liên huyện) | Văn kiện dự án được xây dựng và phê duyệt; huy động được các tổ chức, cá nhân tham gia triển khai dự án |
|
|
7.1.1 | Dự án Thung lũng Dược liệu xanh Ngọa Vân - Yên Tử | Tạo nền tảng cơ bản cho sự phát triển dược liệu Quảng Ninh, tạo ra ít nhất 20 sản phẩm từ dược liệu | Quý III/2017 -IV/2020 | Ban NTM |
7.1.2 | Bản văn hóa du lịch Tiên Yên - Bình Liêu | Tạo ra ít nhất 10 sản phẩm hàng hóa và 4 sản phẩm dịch vụ | Quý I/2018 - IV/2020 | Ban NTM |
7.1.3 | Du lịch cộng đồng biển đảo Vân Đồn - Cô Tô | Tạo ra ít nhất 10 sản phẩm hàng hóa và 5 sản phẩm dịch vụ | Quý I/2018 - IV/2020 | Ban NTM |
7.2 | Dự án cấp huyện (1-2 dự án/huyện) | Tạo ra ít nhất 2 sản phẩm/dự án | Quý II/2017- IV/2020 | OCOP huyện |
VIII | Nội dung 8: Hợp tác quốc tế | Xin chủ trương UBND tỉnh trước khi triển khai thực hiện | ||
8.1 | Học tập Chương trình OTOP của Chính phủ Thái Lan (tổ chức từ 1 - 2 chuyến công tác sang Thái Lan) | Đoàn công tác cấp tỉnh, huyện, DN/HTX học tập, nắm bắt được những nội dung mới từ Chương trình OTOP Thái Lan | Quý II/2017 và quý II/2019 | Ban NTM |
8.2 | Mời các đối tác OCOP quốc tế tham gia hội chợ OCOP hè tại Quảng Ninh | Có sự tham gia của đối tác OCOP quốc tế (Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Lào,... tại hội chợ | Quý II/2018 và quý II/2020 | Ban NTM |
DỰ KIẾN PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HỖ TRỢ ĐỀ ÁN OCOP, GIAI ĐOẠN 2017-2020
(kèm theo Quyết định số 2366/QĐ-UBND ngày 21/6/2017 của UBND tỉnh)
ĐVT: Triệu đồng
TT | Năm Nội dung | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | Tổng | Tỷ lệ (%) |
A | Ngân sách hỗ trợ tại cấp tỉnh | 9.191 | 8.501 | 13.329 | 9.501 | 40.522 | 19,3 |
I | Ban Xây dựng nông thôn mới quản lý trực tiếp | 4.191 | 4.001 | 9.329 | 6.001 | 23.522 | 11,2 |
1 | Thường xuyên (quản lý,…) | 2.557 | 2.094 | 2.395 | 2.095 | 9.143 | 4,3 |
2 | Tư vấn OCOP | 1.131 | 741 | 741 | 741 | 3.353 | 1,6 |
3 | Xây dựng và triển khai các chủ đề tập trung của năm | 502 | 500 | 6.193 | 2.500 | 9.695 | 4,6 |
| Xác định sản phẩm chủ lực, phát triển sản xuất (2017) | 502 | - | - | - | 502 |
|
| Tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm (2018) | - | 500 | - | - | 500 |
|
| Xúc tiến thương mại (2019) | - | - | 6.193 | - | 6.193 |
|
| Sản phẩm chuyên nghiệp (2020) | - | - | - | 2.500 | 2.500 |
|
4 | Đào tạo CEO (Lao động - Thương binh và xã hội) | - | 665 | - | 665 | 1.330 | 0,6 |
II | Ban Xây dựng nông thôn mới quản lý gián tiếp | 5.000 | 4.500 | 4.000 | 3.500 | 17.000 | 8,1 |
5 | Hội chợ OCOP thường niên (Chi hỗ trợ Sở Công thương) | 5.000 | 4.500 | 4.000 | 3.500 | 17.000 | 8,1 |
B | Ngân sách hỗ trợ tại cấp huyện | 41.614 | 36.214 | 26.014 | 26.014 | 129.854 | 61,7 |
6 | Hỗ trợ cộng đồng quảng bá và tiếp thị sản phẩm | 4.950 | 4.950 | 4.950 | 4.950 | 19.800 | 9,4 |
7 | Xây dựng TT OCOP | 5.700 | 8.700 | 2.700 | 2.700 | 19.800 | 9,4 |
8 | DA phát triển sản phẩm | 16.964 | 8.564 | 4.364 | 4.364 | 34.254 | 16,3 |
9 | Xây dựng và triển khai các dự án thế mạnh của nông nghiệp và nông thôn Quảng Ninh cấp huyện | 14.000 | 14.000 | 14.000 | 14.000 | 56.000 | 26,6 |
| Tổng A, B | 50.804 | 44.714 | 39.343 | 35.514 | 170.376 |
|
| Tổng A, B toàn giai đoạn | 170.376 |
| ||||
C | Ngân sách hỗ trợ các dự án khai thác thế mạnh của nông nghiệp và nông thôn Quảng Ninh cấp tỉnh (Chi khi UBND Tỉnh phê duyệt dự án) | 1.000 | 15.200 | 14.400 | 9.400 | 40.000 | 19,0 |
| Dự án Thung lũng Dược liệu xanh Ngọa Vân - Yên Tử | 1.000 | 5.200 | 4.400 | 3.400 | 14.000 | 6,7 |
| Bản văn hóa du lịch Bình Liêu | - | 4.000 | 4.000 | 2.000 | 10.000 | 4,8 |
| Du lịch cộng đồng biển đảo Vân Đồn - Cô Tô | - | 6.000 | 6.000 | 4.000 | 16.000 | 7,6 |
| Tổng C toàn giai đoạn | 40.000 |
|
| |||
| Tổng A, B, C | 51.804 | 59.914 | 53.743 | 44.914 |
|
|
| Tổng A, B, C toàn giai đoạn | 210.376 |
| 100,0 |
ĐỀ XUẤT MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI TRONG CHƯƠNG TRÌNH OCOP - QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2017-2020
(kèm theo Quyết định số 2366/QĐ-UBND ngày 21/6/2017 của UBND tỉnh)
TT | Nội dung | Số lượng | Thực phẩm | Đồ uống | Thảo dược | Thủ công - trang - mỹ nghệ | Dịch vụ du lịch |
1 | Dự án Thung lũng Dược liệu xanh Ngọa Vân - Yên Tử | 20 |
|
| 20 |
|
|
2 | Bản văn hóa du lịch Bình Liêu | 14 | 2 | 1 | 3 | 4 | 4 |
3 | Du lịch biển đảo Vân Đồn - Cô Tô | 11 | 3 | 2 | 1 | 2 | 3 |
4 | Dự án cấp huyện | 57 | 28 | 21 | 4 | 1 | 3 |
5 | Người dân chủ động đăng ký | 18 | 9 | 6 | 2 | 1 |
|
| Tổng đề xuất | 120 | 42 | 30 | 30 | 8 | 10 |
- 1Chương trình 43/CTr-UBND thực hiện Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017
- 2Quyết định 465/QĐ-UBND Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP và những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 3Kế hoạch 1655/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình hành động 42-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn do tỉnh Hà Nam ban hành
- 4Quyết định 3332/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề cương Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm”, giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030 tỉnh Bình Định
- 5Quyết định 3330/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt dự toán kinh phí thực hiện Đề án “Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm”, giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 6Quyết định 331/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” tỉnh Bắc Kạn (OCOP-BK) năm 2018
- 7Quyết định 851/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Đề án Mỗi xã, phường một sản phẩm tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2018-2020
- 8Quyết định 2279/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt kế hoạch mua sắm thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm - OCOP do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 9Kế hoạch 180/KH-UBND thực hiện Chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) tỉnh Bắc Kạn năm 2024
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Quyết định 1600/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Kế hoạch 7819/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2016-2020
- 4Chỉ thị 36/CT-TTg năm 2016 về đẩy mạnh thực hiện hiệu quả, bền vững chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Chương trình 43/CTr-UBND thực hiện Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017
- 6Quyết định 465/QĐ-UBND Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP và những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 7Kế hoạch 1655/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình hành động 42-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn do tỉnh Hà Nam ban hành
- 8Quyết định 3332/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề cương Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm”, giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030 tỉnh Bình Định
- 9Quyết định 3330/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt dự toán kinh phí thực hiện Đề án “Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm”, giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 10Quyết định 331/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” tỉnh Bắc Kạn (OCOP-BK) năm 2018
- 11Quyết định 851/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Đề án Mỗi xã, phường một sản phẩm tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2018-2020
- 12Quyết định 2279/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt kế hoạch mua sắm thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm - OCOP do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 13Kế hoạch 180/KH-UBND thực hiện Chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) tỉnh Bắc Kạn năm 2024
Quyết định 2366/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án Chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2017-2020
- Số hiệu: 2366/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/06/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh
- Người ký: Đặng Huy Hậu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra