Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ THÔNG TIN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2353/QĐ-BTTTT | Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2017 |
BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Căn cứ Luật Phòng, chống ma túy ngày 09 tháng 12 năm 2000 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Phòng, chống ma túy ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Căn cứ Quyết định số 424/QĐ-TTg ngày 07 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2020;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Báo chí,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án “Truyền thông về phòng, chống ma túy trên các phương tiện thông tin đại chúng” thuộc Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2020 của Chính phủ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Cục trưởng Cục Báo chí và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| BỘ TRƯỞNG |
TRUYỀN THÔNG PHÒNG, CHỐNG MA TÚY TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG THUỘC CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG MA TÚY ĐẾN NĂM 2020 CỦA CHÍNH PHỦ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2353/QĐ-BTTTT ngày 20 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)
Hiểm họa ma túy đang là một thách thức nghiêm trọng không chỉ đối với Việt Nam mà cả nhiều quốc gia khác trên thế giới, ma túy gây tác hại cho sức khỏe và nhân phẩm con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia. Tội phạm ma túy và những người liên quan tới ma túy đang ngày càng gia tăng, xuất hiện nhiều vụ vận chuyển mua bán ma túy rất lớn. Đối tượng phạm tội còn sử dụng vũ khí nóng chống trả quyết liệt các cơ quan chức năng, đây là những thách thức rất nặng nề đối với công tác đấu tranh phòng, chống ma túy. Việc lạm dụng các chất ma túy, nhất là ma túy tổng hợp ở người nghiện có xu hướng gia tăng và ngày càng trẻ hóa, một số người tái nghiện, tái phạm nhiều lần.
Hiện nay, tội phạm ma túy còn sử dụng công nghệ cao trong buôn, bán ma túy và có xu hướng gia tăng trong thời gian tới, do đó ngăn chặn và phòng, chống ma túy sử dụng công nghệ cao cũng đang là một thách thức với các cơ quan chức năng.
Vì vậy, công tác phòng, chống ma túy nói chung, trên lĩnh vực truyền thông nói riêng rất cần sự hợp tác chặt chẽ với các nước, nhất là các quốc gia có chung biên giới, các cơ quan, ban ngành để góp phần ngăn chặn từ xa. Qua thực tiễn cho thấy công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy là một trong những nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài cần được tiến hành thường xuyên, liên tục.
Với thực trạng đó, để nâng cao hiệu quả phòng, chống ma túy đến năm 2020, cần thiết xây dựng Đề án “Truyền thông phòng, chống ma túy trên các phương tiện thông tin đại chúng”.
1. Mục tiêu chung
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, năng lực chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện và thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống ma túy; phát huy những thành tích, kết quả đạt được, đồng thời khắc phục những hạn chế tồn tại trong công tác tuyên truyền góp phần kiềm chế sự gia tăng tệ nạn ma túy.
2. Mục tiêu cụ thể
- Từ năm 2018, đạt 75% và năm 2020 đạt 100% xã, phường, thị trấn (gọi tắt là cấp xã) nhận và triển khai tài liệu hướng dẫn thực hiện chính sách pháp luật, tài liệu truyền thông trong phòng, chống ma túy.
- Đến năm 2020, ít nhất 30% số xã thuộc địa bàn trọng điểm có mô hình chuyên sâu về phòng, chống ma túy và 50% số xã trên toàn quốc có mô hình lồng ghép về phòng, chống ma túy.
- Từ năm 2018, thông tin về phòng, chống ma túy được đăng tải trên các cơ quan báo chí cấp Trung ương và cấp tỉnh thường xuyên, liên tục.
- Đến năm 2020, đạt 70% người dân tại các địa bàn trọng điểm, tập trung vào nhóm tuổi có nguy cơ được tiếp cận các thông tin về pháp luật phòng, chống ma túy và kỹ năng phòng, chống ma túy.
- 100% phóng viên, các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền về pháp luật và xã hội có kiến thức, kỹ năng viết, đưa tin tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống ma túy.
III. ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG, PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Đối tượng thụ hưởng
- Công dân Việt Nam; người nước ngoài, người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam.
2. Phạm vi áp dụng
Đề án được thực hiện trên phạm vi cả nước, ưu tiên nguồn lực tập trung tại các tỉnh, thành phố trọng điểm, địa bàn các tỉnh giáp với biên giới với các nước Trung Quốc, Lào và Campuchia.
3. Thời gian thực hiện: Đến năm 2020.
1. Công tác chỉ đạo
- Chỉ đạo các Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, thành ủy và các cơ quan chức năng trên địa bàn đưa nội dung tuyên truyền phòng, chống ma túy vào định hướng tuyên truyền hàng tháng tại hội nghị giao ban báo chí; thực hiện tốt công tác truyền thông phòng, chống ma túy sâu rộng đến từng địa bàn dân cư, trường học, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, chú trọng tuyên truyền về các dấu hiệu vi phạm, hình thức, thủ đoạn của tội phạm ma túy, các phương thức phòng, chống ma túy, nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động phòng ngừa và tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy.
- Chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí, hệ thống thông tin cơ sở đa dạng hóa các hình thức, biện pháp tuyên truyền, đổi mới phương pháp tuyên truyền theo hướng thiết thực, hiệu quả, phù hợp với từng nhóm người, văn hóa vùng, miền, địa phương.
- Chỉ đạo các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và internet, các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn hoạt động mua, bán ma túy trái phép trên mạng internet và mạng xã hội.
- Chỉ đạo các cơ quan báo chí tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền các hoạt động hưởng ứng “Tháng hành động phòng, chống ma túy” trong tháng 6 hàng năm.
2. Nội dung, hình thức thông tin, tuyên truyền
a) Nội dung thông tin tuyên truyền:
- Tuyên truyền về quan điểm, chủ trương của Đảng, đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước về phòng, chống ma túy.
- Nguy cơ, tác hại, hậu quả của nghiện ma túy đối với sức khỏe, tính mạng con người và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt tập trung các nhóm có nguy cơ cao, đối tượng thanh thiếu niên ở địa bàn dân cư, đô thị và trường học.
- Các dịch vụ chăm sóc, điều trị, cai nghiện, hỗ trợ người nghiện ma túy, người sau cai nghiện tại các Cơ sở cai nghiện ma túy và tại cộng đồng.
- Kinh nghiệm, điển hình tiên tiến, các mô hình trong công tác phòng, chống ma túy.
- Giới thiệu giải pháp, kinh nghiệm, các tiến bộ khoa học của các nước trên thế giới trong công tác phòng, chống ma túy.
b) Hình thức thông tin, tuyên truyền:
- Xây dựng các tiểu phẩm, ký sự, phóng sự, phim tài liệu, tin, bài viết, về phòng, chống ma túy đăng phát trên phương tiện thông tin đại chúng (báo, tạp chí in, báo, tạp chí điện tử, báo nói, báo hình, trang thông tin điện tử...).
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy.
- Kết hợp tuyên truyền gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
- Biên soạn, in ấn và phát hành tờ rơi, tờ gấp, poster, sổ tay công tác truyền thông phòng, chống ma túy phát hành tại các các điểm bưu điện văn hóa xã...
- Biên soạn, phát hành tài liệu hướng dẫn thực hiện chính sách pháp luật, tài liệu truyền thông phòng, chống ma túy tại các xã, phường, thị trấn.
- Cấp phát báo miễn phí liên quan đến công tác phòng, chống ma túy cho các điểm bưu điện văn hóa xã (ưu tiên tại các tỉnh, thành phố trọng điểm).
- Sản xuất video clip, các thông điệp về phòng, chống ma túy phát trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin cơ sở.
- Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền lưu động về phòng, chống ma túy.
- Triển khai các hoạt động tuyên truyền hưởng ứng “Tháng hành động phòng, chống ma túy”, “Ngày Quốc tế phòng, chống ma túy” và “Ngày toàn dân phòng, chống ma túy 26 - 6”.
- Truyền tải các thông điệp, thông tin về phòng, chống ma túy bằng nhiều hình thức khác nhau: Khẩu hiệu, tờ rơi, tờ gấp, poster, hình ảnh về phòng, chống ma túy, đăng, phát trên mạng xã hội, điện thoại di động... để tăng cường hiệu quả truyền thông.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động truyền thông phòng, chống ma túy tại địa phương.
- Tổ chức các Hội nghị, Hội thảo, lớp tập huấn về công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy cho các đối tượng là lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí; cán bộ các Sở Thông tin và Truyền thông; cán bộ làm công tác thông tin cơ sở tại Phòng Văn hóa - Thông tin cấp huyện và Đài Phát thanh ở cơ sở.
- Tổng kết và khen thưởng các cá nhân, tổ chức có thành tích tốt trong công tác thông tin, tuyên truyền phòng, chống ma túy.
V. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác truyền thông phòng, chống ma túy. Nâng cao năng lực quản lý, kỹ năng tuyên truyền phòng, chống ma túy cho phóng viên, biên tập viên cơ quan báo chí và cán bộ, công chức của các cơ quan liên quan. Định kỳ hàng năm có kế hoạch chỉ đạo, triển khai và thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá Đề án.
2. Xây dựng, hoàn thiện tài liệu, kỹ năng tuyên truyền phòng, chống ma túy cho cán bộ chuyên trách thực hiện công việc tuyên truyền phòng, chống ma túy.
3. Duy trì thực hiện có hiệu quả cơ chế phối hợp liên ngành trong chỉ đạo, điều hành thực hiện Đề án, cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cấp, các ngành.
4. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, tư vấn chuyên môn kỹ thuật của các cấp, các ngành có liên quan.
1. Kinh phí thực hiện
- Được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của các Bộ, ngành và địa phương theo quy định của pháp luật.
- Huy động nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Căn cứ nhiệm vụ được phân công, các cơ quan, đơn vị xây dựng dự toán ngân sách hàng năm, tổng hợp chung trong dự toán của cơ quan, đơn vị mình theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước trình cấp có thẩm quyền quyết định.
1. Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án
a) Trưởng ban: Đồng chí Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
b) Phó Trưởng ban Thường trực: Đồng chí Cục trưởng Cục Báo chí.
c) Thành viên: Đại diện lãnh đạo cấp vụ, cục thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.
Trách nhiệm của Ban Chỉ đạo:
- Xây dựng kế hoạch, cơ chế phối hợp giữa các thành viên và chỉ đạo triển khai thực hiện các hoạt động của Đề án sau khi Đề án được phê duyệt.
- Định kỳ 6 tháng họp đánh giá kết quả hoạt động, trao đổi, thống nhất kế hoạch hoạt động tiếp theo. Giám sát và đánh giá việc triển khai thực hiện Đề án báo cáo kết quả hoạt động của Đề án theo quy định.
- Thành lập Tổ Thư ký giúp việc Ban Chỉ đạo.
d) Cơ quan Thường trực:
Cơ quan Thường trực của đề án: Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Phân công thực hiện
a) Bộ Thông tin và Truyền thông
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền phòng, chống ma túy trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá hoạt động tuyên truyền phòng, chống ma túy trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm và các cơ quan có liên quan khi có yêu cầu.
- Phối hợp với các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền phòng, chống ma túy trên các phương tiện thông tin đại chúng trong phạm vi cả nước.
- Chủ trì các cuộc họp, giao ban, tổng kết Đề án.
b) Các Bộ, ngành
Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các Bộ, ngành liên quan triển khai hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và quy định của Luật Phòng, chống ma túy và Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2020 để thực hiện các nội dung của Đề án.
c) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào nội dung, mục tiêu của Đề án; các quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy và các quy định khác có liên quan, chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch tuyên truyền hàng năm tại địa phương để thực hiện các hoạt động của Đề án theo quy định của pháp luật và Quyết định số 424/QĐ-TTg ngày 07/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2020.
d) Các cơ quan báo chí
Xây dựng chuyên trang, chuyên mục, các tin, bài, phim phóng sự, phim tài liệu, đăng phát các thông điệp phòng, chống ma túy; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống ma túy... và tăng thời lượng, tần suất thông tin về công tác phòng, chống ma túy thường xuyên, liên tục.
3. Chế độ báo cáo
Cục Báo chí có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện Đề án và định kỳ tổng hợp tình hình, kết quả trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- 1Công văn 11903/VPCP-KGVX về tổng kết công tác phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm năm 2017 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Thông báo 589/TB-VPCP năm 2017 về kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 1968/QĐ-TTg năm 2017 về thay đổi, bổ sung thành viên Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 117/QĐ-UBDT về phê duyệt Kế hoạch tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số tham gia hoạt động phòng, chống ma túy, HIV/AIDS, mại dâm và chống tái trồng cây có chứa chất ma túy năm 2018 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 5Công văn 664/TTg-KGVX năm 2018 triển khai Tháng hành động phòng, chống ma túy do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Kế hoạch 438/KH-UBQG-BCA năm 2019 về tổng kết thực hiện Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2020 do Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm ban hành
- 1Luật Phòng, chống ma túy 2000
- 2Luật phòng, chống ma túy sửa đổi 2008
- 3Luật ngân sách nhà nước 2015
- 4Nghị định 17/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông
- 5Quyết định 424/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Công văn 11903/VPCP-KGVX về tổng kết công tác phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm năm 2017 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 7Thông báo 589/TB-VPCP năm 2017 về kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 1968/QĐ-TTg năm 2017 về thay đổi, bổ sung thành viên Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 117/QĐ-UBDT về phê duyệt Kế hoạch tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số tham gia hoạt động phòng, chống ma túy, HIV/AIDS, mại dâm và chống tái trồng cây có chứa chất ma túy năm 2018 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 10Công văn 664/TTg-KGVX năm 2018 triển khai Tháng hành động phòng, chống ma túy do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Kế hoạch 438/KH-UBQG-BCA năm 2019 về tổng kết thực hiện Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2020 do Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm ban hành
Quyết định 2353/QĐ-BTTTT năm 2017 về phê duyệt Đề án Truyền thông về phòng, chống ma túy trên các phương tiện thông tin đại chúng thuộc Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2020 của Chính phủ do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- Số hiệu: 2353/QĐ-BTTTT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/12/2017
- Nơi ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông
- Người ký: Trương Minh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra