Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 225/QĐ-UB

TP. Hồ Chí Minh, ngày 9 tháng 12 năm 1985

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH 03 TIÊU CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ VẢI SỢI

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đã được Quốc hội thông qua ngày 30 tháng 6 năm 1983;
- Căn cứ Nghị định số 141/HĐBT ngày 24 tháng 8 năm 1982 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Điều lệ về công tác tiêu chuẩn hóa;
- Căn cứ Thông tư số 488/KHKT-TT ngày 5 tháng 6 năm 1966 của Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước về việc xây dựng, xét duyệt, ban hành, quản lý tiêu chuẩn kỹ thuật địa phương của sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp;
- Xét yêu cầu cần thiết của công tác quản lý kỹ thuật ở thành phố Hồ Chí Minh;
- Theo đề nghị của Chủ nhiệm Ủy ban Khoa hoạc và Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay ban hành kèm theo quyết định này ba (03) tiêu chuẩn địa phương:

- Vải xoa Pháp – yêu cầu kỹ thuật – ký hiệu 53 TCV 66 – 85.

- Vải kaki – yêu cầu kỹ thuật – ký hiệu 53 TCV 67 – 85.

- Vải calico – yêu cầu kỹ thuật – ký hiệu 53 TCV 68 – 85.

Điều 2: Tiêu chuẩn này là căn cứ để đánh giá chất lượng sản phẩm trong phạm vi sản xuất (thuộc các cơ sở quốc doanh, Công tư hợp doanh, Tập thể và Cá thể) cũng như trong lưu thông phân phối.

- Các cơ sở sản xuất phải dựa vào các tiêu chuẩn này để tổ chức sản xuất và quản lý kỹ thuật tốt nhằm đạt tiêu chuẩn quy định.

- Các cơ sở kinh doanh phải tổ chức thực hiện đúng theo các tiêu chuẩn này trong khâu lưu thông phân phối.

Điều 3: Các cơ quan quản lý phải đôn đốc theo dõi kiểm tra để đề nghị khen thưởng những cơ sở thực hiện tốt tiêu chuẩn đã ban hành và xử lý nghiêm minh những cơ sở làm ăn gian dối, cố ý không thực hiện tiêu chuẩn.

Điều 4: Tiêu chuẩn trên có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1986 và phải được nghiêm chỉnh chấp hành trong toàn thành phố.

Điều 5: Các đồng chí Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân thành phố, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật, Sở Công nghiệp, Liên hiệp các xí nghiệp Dệt Hồng Gấm, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Liên hiệp xã thành phố, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các quận huyện và các cơ sở có liên quan đến sản xuất và kinh doanh vải sợi trong thành phố, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT/CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC




Lê Văn Triết

 

TIÊU CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG

VẢI KAKI

YÊU CẦU KỸ THUẬT – 53 TCV 67 – 85

Cơ quan biên soạn: CHI CỤC TIÊU CHUẨN – ĐO LƯỜNG –CHẤT LƯỢNG TP. HCM.

Cơ quan trình duyệt: ỦY BAN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

Cơ quan xét duyệt và ban hành: ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM.

Quyết định ban hành: Số 225/QĐ-UB ngày 09 tháng 12 năm 1985

TIÊU CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG

  Nhóm L

CỘNG HÒA XÃ HỘI
 CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ỦY BAN NHÂN DÂN
TP. HỒ CHÍ MINH

 

VẢI KAKI

YÊU CẦU KỸ THUẬT

53 TCV 67 – 85

Khuyến khích áp dụng

 

Tiểu chuẩn này áp dụng cho loại vải dệt thoi, có tên gọi vải Kaki, trắng hoặc nhuộm màu.

1- YÊU CẦU KỸ THUẬT

1.1 Vải kaki được sản xuất từ 100% bông và cỏ kiểu dệt vân chéo 2/2.

1.2 Các chỉ tiêu cơ lý hóa phải tương ứng với quy định trong bảng sau đây:

TÊN CHỈ TIÊU

MỨC

1. Khổ rộng kể cả biên, tính bằng cm

2. Bề rộng biên, tính bằng cm

3. Độ nhỏ của sợi, tính bằng tex

- dọc

- ngang

4. Mật độ sợi, tính bằng số sợi /10cm

- dọc

- ngang

5. Khối lượng, tính bằng g/m2

6. Độ bền kéo đứt bằng vải (50 x 200mm) tính bằng N, không nhỏ hơn

- dọc

- ngang

7. Độ co sau khi giặt xà phòng ở 40oC tính bằng % không lớn hơn

- dọc

- ngang

8. Độ bền màu dưới tác dụng ánh sáng, tính bằng cấp, không thấp hơn

9. Độ bền màu giặt xà phòng ở 40oC tính bằng cấp, không thấp hơn

80,0 ± 2,0

0,7 ± 0,1

 

20,0 ± 0,5

30,0 ± 0,5

 

380 ± 7

350 ± 7

205,0 ± 11

 

850

480

 

3,5

2,5

3 – 4

3 – 4

Chú thích: Các chỉ tiêu về độ bền màu chỉ áp dụng cho loại vải kaki nhuộm màu.

2- PHƯƠNG PHÁP THỬ:

53 TCV 67 – 85 trang 2/2

2.1 Để kiểm tra các chỉ tiêu nêu trong điều 1.2 phải sử dụng phương pháp lấy mẫu và phương pháp thử sau đây:

Lây mẫu theo TCV 1749-75.

Xác định kích thước TCVN 1751-75.

Xác định mật độ sợi trên 10cm theo TCVN 1753-75.

Xác định khối lượng theo TCVN 1752-75.

Xác định độ bền kéo đứt băng vải theo TCVN 1754-75.

Xác định độ co giãn sau khi giặt theo TCVN 1755-75.

Xác định độ bền màu dưới tác dụng ánh sáng theo 53 TCV 1756-75.

2.2 Khi kiểm tra chất lượng lô hàng, dù chỉ có một chỉ tiêu nào đó không đạt yêu cầu như quy định trong điều 1.2 đều phải lấy mẫu lại ở chính lô hàng đó với số lượng gấp đôi.

Kết quả kiểm tra lần thứ hai được xem là kết quả biểu thị chất lượng của lô hàng.

3- PHÂN LOẠI

Vải trước khi đem phân loại đều phải đạt các chỉ tiêu kỹ thuật như đã quy định trong điều 1.2 của tiêu chuẩn này.

 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

 

TIÊU CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG

VẢI CALICÔ

YÊU CẦU KỸ THUẬT – 53 TCV 68 – 85

Cơ quan biên soạn: CHI CỤC TIÊU CHUẨN – ĐO LƯỜNG – CHẤT LƯỢNG TP. HCM.

Cơ quan trình duyệt: ỦY BAN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

Cơ quan xét duyệt và ban hành: ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

Quyết định ban hành: Số 225/QĐ-UB ngày 09 tháng 12 năm 1985

TIÊU CHUẨN ĐIA PHƯƠNG

  Nhóm L

CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ỦY BAN NHÂN DÂN
TP. HỒ CHÍ MINH

 

VẢI CALICÔ

YÊU CẦU KỸ THUẬT

53 TCV 68 – 85

Khuyến khích áp dụng

Tiểu chuẩn này áp dụng cho loại vải dệt thoi, có tên gọi vải Calicô, trắng hoặc nhuộm màu.

1- YÊU CẦU KỸ THUẬT

1.1 Vải Calicô được sản xuất từ 100% bông và có kiểu dật vân điểm 1/1.

1.2 Các chỉ tiêu cơ lý hóa phải tương ứng với quy định trong bảng sau đây:

TÊN CHỈ TIÊU

MỨC

1. Khổ rộng kể cả biên, tính bằng cm

2. Bề rộng biên, tính bằng cm

3. Độ nhỏ của sợi, tính bằng tex

- dọc

- ngang

4. Mật độ sợi, tính bằng số sợi /10cm

- dọc

- ngang

5. Khối lượng, tính bằng g/m2

6. Độ bền kéo đứt bằng vải (50 x 200mm) tính bằng N, không nhỏ hơn

- dọc

- ngang

7. Độ co sau khi giặt xà phòng ở 40oC tính bằng % không lớn hơn

- dọc

- ngang

8. Độ bền màu dưới tác dụng ánh sáng, tính bằng cấp, không thấp hơn

9. Độ bền màu giặt xà phòng ở 40oC tính bằng cấp, không thấp hơn

80,0 ± 2,0

0,5 ± 0,1

 

20,0 ± 0,5

30,0 ± 0,5

 

280 ± 6

220 ± 6

120 ± 6

 

500

300

 

3,5

2,0

3

3

Chú thích: Các chỉ tiêu về độ bền màu chỉ áp dụng cho vải Calicô nhuộm màu.

2. PHƯƠNG PHÁP THỬ

53 TCV 68 – 85 trang 2/2

2.1- Để kiểm tra các chỉ tiêu, nêu trong phần 1.2 phải sử dụng phương pháp lấy mẫu và phương pháp thử sau đây:

Lấy mẫu theo TCVN 1749-75.

Xác định kích thước theo TCVN 1751-75.

Xác định mật độ sợi trên 10cm theo TCVN 1753-75.

Xác định khối lượng theo TCVN 1752-75.

Xác định độ bền kéo đứt băng vải theo TCVN 1754-75.

Xác định độ co giãn sau khi giặt theo TCVN 1755-75.

Xác định độ bền màu dưới tác dụng ánh sáng theo 53 TCV 78-75.

Xác định độ bền màu giặt theo TCVN 1756-75.

2.2 Khi kiểm tra chất lượng của lô hàng, dù chỉ có một chỉ tiêu nào đó không đạt yêu cầu như quy định trong điều 1.2 đều phải lấy mẫu lại ở chính lo hàng đó với số lượng gấp đôi.

Kết quả kiểm tra lần thứ hai được xem là kết quả biểu thị chất lượng của lô hàng.

3- PHÂN LOẠI

Vải trước khi đem phân loại đều phải đạt các chỉ tiêu kỹ thuật như đã quy định trong điều 1.2 của tiêu chuẩn này.

 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

 

TIÊU CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG

XOA PHÁP

YÊU CẦU KỸ THUẬT – 53 TCV 66 – 85

Cơ quan biên soạn: CHI CỤC TIÊU CHUẨN – ĐO LƯỜNG – CHẤT LƯỢNG TP.HCM.

Cơ quan trình duyệt: ỦY BAN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

Cơ quan xét duyệt và ban hành: ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

Quyết định ban hành: Số 225/QĐ-UB ngày 09 tháng 12 năm 1985

TIÊU CHUẨN ĐIA PHƯƠNG

  Nhóm L

CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ỦY BAN NHÂN DÂN
TP. HỒ CHÍ MINH

 

XOA PHÁP

YÊU CẦU KỸ THUẬT

53 TCV 66 – 85

Khuyến khích áp dụng

 

Tiêu chuẩn này áp dụng cho loại vải dệt thoi có tên gọi là Xoa Pháp (Soie Pháp), trắng hoặc nhuộm màu, xoa Pháp còn được gọi là lụa chép P.ES Việt Nam.

1- YÊU CẦU KỸ THUẬT

1.1 Xoa Pháp được sản xuất từ sợi tổng hợp (polyester) dúng 10% và có kiểu dệt vân chép 1/2

1.2 Các chỉ tiêu cơ lý hóa phải tương ứng với quy định trong bảng sau đây:

TÊN CHỈ TIÊU

MỨC

1. Khổ rộng kể cả biên, tính bằng cm

2. Bề rộng biên, tính bằng cm

3. Độ nhỏ của sợi, tính bằng tex

- dọc

- ngang

4. Mật độ sợi, tính bằng số sợi /10cm

- dọc

- ngang

5. Khối lượng, tính bằng g/m2

6. Độ bền kéo đứt bằng vải (50 x 200mm) tính bằng N, không nhỏ hơn

- dọc

- ngang

7. Độ co sau khi giặt xà phòng ở 40oC tính bằng % không lớn hơn

- dọc

- ngang

8. Độ bền màu dưới tác dụng ánh sáng, tính bằng cấp, không thấp hơn

9. Độ bền màu giặt xà phòng ở 40oC tính bằng cấp, không thấp hơn

90,0 ± 2,0

0,8 ± 0,1

 

8,5 ± 0,2

8,5 ± 0,2

 

500 ± 8

340 ± 7

88,0 ± 5,0

 

750

480

 

1,0

1,0

4

4

Chú thích: Các chỉ tiêu về độ bền màu chỉ áp dụng cho loại vải xoa Pháp nhuộm màu.

2- PHƯƠNG PHÁP THỬ

53 TCV 66 – 85 Trang 2/2

2.1 Để kiểm tra các chỉ tiêu nêu trong điều 1.2 phải sử dụng phương pháp lấy mẫu phương pháp thử sau đây:

Lấy mẫu theo TCVN 1749-75.

Xác định kích thước theo TCVN 1751-75.

Xác định mật độ sợi trên 10cm theo TCVN 1753-75.

Xác định khối lượng theo TCVN 1752-75.

Xác định độ bền kéo đứt băng vải theo TCVN 1754-75.

Xác định độ co giãn sau khi giặt theo TCVN 1755-75.

Xác định độ bền màu dưới tác dụng ánh sáng theo 53 TCV 78-75.

Xác định độ bền màu giặt theo TCVN 77-85.

2.2 Khi kiểm tra chất lượng của lô hàng, dù chỉ có một chỉ tiêu nào đó không đạt yêu cầu như quy định trong điều 1.2 đều phải lấy mẫu lại ở chính lô hàng đó với số lượng gấp đôi.

Kết quả kiểm tra lần thứ hai được xem là kết quả biểu thị chất lượng của lô hàng.

3- PHÂN LOẠI

Vải trước khi đem phân loại đều phải đạt các chỉ tiêu kỹ thuật như đã quy định trong điều 1.2 của tiêu chuẩn này.

 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 225/QĐ-UB năm 1985 ban hành 3 tiêu chuẩn địa phương về vải sợi do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

  • Số hiệu: 225/QĐ-UB
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 09/12/1985
  • Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Người ký: Lê Văn Triết
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản