Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2228/QĐ-UBND | Bến Tre, ngày 20 tháng 9 năm 2017 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 07/2014/TT-BTP ngày 24 tháng 02 năm 2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính và rà soát, đánh giá thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2356/TTr-SNN ngày 15 tháng 9 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua Phương án đơn giản hóa 11 thủ tục hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh Bến Tre (phụ lục kèm theo).
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự thảo văn bản thực thi phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm thi hành.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
| CHỦ TỊCH |
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2228/QĐ-UBND ngày 20 tháng 9 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre)
1. Thủ tục: Cấp giấy phép khai thác thủy sản.
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
“Về thành phần hồ sơ, đề nghị bãi bỏ 02 thành phần gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (bản sao chụp);
- Sổ Danh bạ thuyền viên, đối với loại tàu cá theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (bản sao chụp);
Lý do: Theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20/6/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về lĩnh vực thủy sản (sửa đổi Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 59/2005/NĐ-CP) quy định thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục cấp giấy phép gồm: Đơn xin cấp giấy phép; các loại giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Nghị định số 59/2005/NĐ-CP (bản sao chụp). Thực tế cơ quan thực hiện cấp Giấy phép khai thác thủy sản cũng là cơ quan Cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá hoặc Giấy xác nhận đăng ký tàu cá và cấp sổ danh bạ thuyền viên; mặt khác, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá hoặc Giấy xác nhận đăng ký tàu cá và Cấp Sổ danh bạ thuyền viên thực hiện trước thủ tục cấp Giấy phép khai thác thủy sản, tất cả hồ sơ được lưu tại cơ quan cấp giấy (Chi cục Thủy sản)”.
1.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi, bổ sung Điểm b, Khoản 1, Điều 1 Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20/6/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về lĩnh vực thủy sản:
“1. Hồ sơ xin cấp giấy phép một (01) bộ, bao gồm:
a) Đơn xin cấp giấy phép;
b) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, đối với loại tàu cá theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT (bản sao chụp).
c) Văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng, đối với loại tàu cá theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (bản sao chụp)
1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ của TTHC trước khi đơn giản hóa: 79.525.000 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ của TTHC sau khi đơn giản hóa: 70.120.000 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 9.405.000 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm: 11,83%.
2. Thủ tục: Gia hạn giấy phép khai thác thủy sản.
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thời hạn giải quyết: Đề nghị rút ngắn thời hạn giải quyết từ 02 ngày làm việc xuống còn trong ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Lý do: Vì gia hạn giấy phép thì người dân phải đem giấy phép đã được cấp lên để Chi cục Thủy sản ghi thời hạn gia hạn vào ô bên trong giấy phép (việc xử lý này không cần phải tốn nhiều thời gian, khoản 30 phút), nếu hẹn người dân 02 ngày sau lên lấy thì người dân phải tốn thêm chi phí đi lên lấy giấy phép, gây lãng phí cho người dân.
2.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi, bổ sung Điểm 4, Khoản 1, Điều 1 Nghị định số 53/2012/NĐ-CP như sau:
“4. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép, xét cấp, cấp lại giấy phép trong thời hạn năm (05) ngày làm việc và gia hạn giấy phép ngay trong ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trong trường hợp không cấp, không cấp lại hoặc không gia hạn giấy phép thì phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.”
2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ của TTHC trước khi đơn giản hóa: 484.340.000 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ của TTHC sau khi nhận hồ sơ trong ngày: 315.100.000 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm được: 169.240.000 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 34,94%.
3. Thủ tục: Cấp đổi và cấp lại giấy phép khai thác thủy sản.
3.1. Nội dung đơn giản hóa:
- Về thành phần hồ sơ:
+ Kiến nghị “Bổ sung bản sao chụp văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tương ứng công suất máy tàu (đối trường hợp cải hoán máy tàu có công suất lớn hơn công suất cũ, từ 20 - dưới 90 cv lên công suất trên 90, công suất từ 90 - dưới 400 cv lên trên 400 cv)”.
+ Bãi bỏ Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá hoặc Giấy xác nhận đăng ký tàu cá theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (bản sao chụp).
Lý do: Thực tế hiện nay ngư dân có xu hướng đầu tư để thay máy công suất nhỏ lên máy công suất lớn để khai thác xa bờ nhằm đạt hiệu quả cao nên một số hạng bằng thuyền, máy trưởng trước khi thay máy không còn phù hợp với công suất máy tàu hiện tại.
- Bãi bỏ Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá hoặc Giấy xác nhận đăng ký tàu cá (bản sao chụp): cơ quan thực hiện cấp Giấy phép khai thác thủy sản cũng là cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá (đóng mới, cải hoán...); tất cả hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá hoặc Giấy xác nhận đăng ký tàu cá được lưu tại cơ quan cấp giấy (Chi cục Thủy sản hoặc Tổng cục Thủy sản).
3.2. Kiến nghị thực thi:
Đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều 9 Thông tư số 24/2011/TT-BNN ngày 06 tháng 4 năm 2011 như sau:
- Hồ sơ xin cấp đổi, cấp lại giấy phép (01 bộ) bao gồm:
+ Đơn xin cấp đổi, cấp lại giấy phép theo mẫu quy định tại phụ lục 10 của Thông tư số 02/2006/TT-BTS, kèm theo giấy phép cũ (trừ trường hợp mất giấy phép);
+ Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đối với trường hợp xin đổi giấy phép do thay đổi tàu cá thuộc diện phải đăng kiểm (bản sao chụp)”.
+ Đối với trường hợp cải hoán máy tàu có công suất lớn hơn công suất cũ: “Nộp bản sao chụp văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tương ứng công suất máy tàu”.
3.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ của TTHC trước khi đơn giản hóa: 176.277.500 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ của TTHC sau khi thay đổi thành phần hồ sơ: 176.277.500 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm được: 0 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 0 %.
4. Thủ tục: Cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá cải hoán.
4.1. Nội dung đơn giản hóa:
Về thành phần hồ sơ đề nghị bãi bỏ thành phần hồ sơ Ảnh tàu cỡ 9 x 12 (ảnh màu, chụp toàn tàu theo hướng 2 bên mạn tàu) đối với tàu cải hoán máy.
Lý do: Vì cải hoán máy không làm thay đổi kích thước của vỏ tàu (vỏ tàu vẫn giữ nguyên). Do máy đặt bên trong con tàu, nếu chụp hình toàn tàu theo hướng 2 bên mạn tàu cũng không phản ánh được sự thay đổi của tàu.
4.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi, bổ sung Điểm d, Khoản 1, Điều 5 Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT như sau:
d) Ảnh tàu cỡ 9 x 12 (ảnh màu, chụp toàn tàu theo hướng 2 bên mạn tàu) đối với tàu cải hoán vỏ, cải hoán vỏ và máy tàu.
4.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ của TTHC trước khi đơn giản hóa: 99.930.000 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ của TTHC sau khi đơn giản hóa (bỏ chụp ảnh tàu đối với cải hoán thay máy): 80.544.000 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 19.386.000 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: giảm 19,4 %.
1. Thủ tục: Cấp giấy chứng nhận trại nuôi gấu.
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
Thành phần hồ sơ: Tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT quy định tên mẫu đơn là “Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận trại nuôi gấu” Mặt khác căn cứ tại Điểm 1, khoản 3, Điều 5 Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/04/2011 quy định là “Đơn đề nghị đăng ký trại nuôi gấu” điều này không trùng khớp với Thông tư số 25.
1.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi, bổ sung Điểm 1, Khoản 3, Điều 5 Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 “Đơn đề nghị đăng ký trại nuôi gấu (Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này)” cho phù hợp với nội dung Phụ lục 10 là “Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận trại nuôi gấu”.
1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
Giúp cho công tác quản lý được cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ và người dân để theo dõi để thực hiện.
2. Thủ tục: Cấp giấy phép vận chuyển gấu.
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
Thành phần hồ sơ:
- Tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN quy định tên mẫu đơn là “Đơn đề nghị cấp giấy phép di chuyển gấu”. Mặt khác căn cứ tại Điểm 2, khoản 4, Điều 5 Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/04/2011 quy định là: Đơn đề nghị vận chuyển gấu điều này không trùng khớp với Thông tư số 25.
- Căn cứ Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/04/2011 chưa quy định mẫu giấy phép vận chuyển gấu và thời hạn của giấy phép.
2.2. Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi, bổ sung Phụ lục VI ban hành kèm theo Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29/9/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế quản lý gấu nuôi cho phù hợp theo Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT.
- Đề nghị bổ sung Điểm 3, Khoản 4, Điều 5 Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/04/2011: Quy định mẫu giấy phép vận chuyển gấu và thời hạn của giấy phép.
2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
Giúp cho công tác quản lý được cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ và người dân dễ theo dõi để thực hiện.
1. Thủ tục: Cấp lại giấy phép khai thác thủy sản.
1.1. Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị bãi bỏ thủ tục này.
Lý do: Căn cứ tại Điều 9 Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số quy định về TTHC trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010 của Chính phủ có quy định thành phần hồ sơ xin cấp đổi và cấp lại giấy phép khai thác thủy sản.
1.2. Kiến nghị thực thi: Bãi bỏ Điểm 3, Khoản 1, Điều 1 Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20/6/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thủy sản có quy định thành phần hồ sơ xin cấp lại giấy phép khai thác thủy sản.
1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ của TTHC trước khi đơn giản hóa: 64.561.500 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ của TTHC sau khi đơn giản hóa: 00 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm được: 64.561.500 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100%.
IV. Lĩnh vực: Chăn nuôi -Thú y
Kiến nghị bãi bỏ 04 thủ tục hành chính trên: Căn cứ tại Điều 8 của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính xét thấy 04 thủ tục hành chính này không đủ điều kiện để ban hành thủ tục hành chính đề nghị bãi bỏ.
Lý do:
- Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 19/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 04 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010 của Chính phủ. Tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 10 của Thông tư số 19/TT-BNNPTNT đã bãi bỏ:
+ Điểm a khoản 1, điểm a khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 19 Quyết định số 07/2005/QĐ-BNN ngày 31 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy định về quản lý và sử dụng lợn đực giống.
+ Bãi bỏ Điểm a khoản 1, điểm a khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 23 Quyết định số 66/2005/QĐ-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2005 quy định về quản lý và sử dụng bò đực giống.
+ Bãi bỏ Điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 22 Quyết định số 13/2007/QĐ-BNNPTNT ngày 09 tháng 02 năm 2007 quy định về quản lý và sử dụng trâu đực giống.
+ Bãi bỏ Điểm a, khoản 2, Điều 19 Quyết định số 108/2007/QĐ-BNNPTNT ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý và sử dụng dê đực giống.
- Thực tế kể từ khi 04 thủ tục hành chính này được công bố, không có tổ chức, cá nhân nào đến đăng ký nên cũng không có hồ sơ phát sinh./.
- 1Quyết định 5582/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 2Quyết định 2087/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc
- 3Quyết định 2229/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 4Quyết định 68/2017/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 24/2016/QĐ-UBND quy định đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
- 5Quyết định 2046/QĐ-UBND năm 2017 về thông qua phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam
- 6Quyết định 599/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính mới; sửa đổi, bổ sung, thay thế và bãi bỏ ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 7Quyết định 1456/QĐ-UBND năm 2018 thông qua phương án kiến nghị đơn giản hóa thủ tục hành chính trong các lĩnh vực: Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản; Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thuộc phạm vi quản lý nhà nước, thẩm quyền giải quyết của tỉnh Bạc Liêu
- 8Quyết định 2267/QĐ-UBND năm 2019 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 1Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 3Thông tư 07/2014/TT-BTP hướng dẫn việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính và rà soát, đánh giá thủ tục hành chính do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Quyết định 5582/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 6Quyết định 2087/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc
- 7Quyết định 2229/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 8Quyết định 68/2017/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 24/2016/QĐ-UBND quy định đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
- 9Quyết định 2046/QĐ-UBND năm 2017 về thông qua phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam
- 10Quyết định 599/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính mới; sửa đổi, bổ sung, thay thế và bãi bỏ ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 11Quyết định 1456/QĐ-UBND năm 2018 thông qua phương án kiến nghị đơn giản hóa thủ tục hành chính trong các lĩnh vực: Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản; Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thuộc phạm vi quản lý nhà nước, thẩm quyền giải quyết của tỉnh Bạc Liêu
- 12Quyết định 2267/QĐ-UBND năm 2019 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế
Quyết định 2228/QĐ-UBND năm 2017 thông qua Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre
- Số hiệu: 2228/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/09/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre
- Người ký: Cao Văn Trọng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra