Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2192/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 21 tháng 09 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THUỘC SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG TỪ NĂM 2021 ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác;

Căn cứ Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg ngày 22/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần;

Căn cứ Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 21/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Quyết định số 2011/QĐ-UBND, ngày 19/10/2014 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 05/2016/QĐ-UBND ngày 21/01/2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giao thông vận tải;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Giao thông vận tải đến năm 2020, định hướng từ năm 2021 đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. Quan điểm

1. Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Giao thông vận tải phải tuân thủ và phù hợp yêu cầu về đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập theo quan điểm, chủ trương của Đảng, quy định của Nhà nước, của Chính phủ, của Bộ Giao thông vận tải và của tỉnh.

2. Thống nhất, đồng bộ và phân bố hợp lý giữa các lĩnh vực, phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành, địa phương và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

3. Mang tính kế thừa sự phát triển các đơn vị sự nghiệp, nhằm phát huy hiệu quả, phù hợp với khả năng đầu tư và đặc điểm của từng lĩnh vực, địa phương, đơn vị.

4. Sử dụng hiệu quả nguồn lực của Nhà nước, của tỉnh tăng cường thực hiện tự chủ của các đơn vị sự nghiệp, đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công; tiếp tục củng cố, đầu tư cơ sở vật chất các hoạt động dịch vụ sự nghiệp công, đồng thời thực hiện các chính sách thúc đẩy xã hội hóa nhằm thu hút tối đa nguồn lực của xã hội tham gia phát triển các dịch vụ sự nghiệp công thuộc lĩnh vực giao thông vận tải.

5. Sắp xếp, kiện toàn bộ máy tinh gọn, đồng bộ, thống nhất tập trung nguồn lực cho phát triển chuyên môn kỹ thuật để nâng cao hiệu quả hoạt động; bảo đảm tính đặc thù của từng lĩnh vực, có tính kế thừa, phát huy tối đa cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ viên chức hiện có.

6. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ chế hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tự chủ, tự bảo đảm chi phí hoạt động và chi đầu tư.

II. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

a) Bố trí hợp lý ngân sách nhà nước dành cho hoạt động dịch vụ sự nghiệp; bảo đảm tổ chức bộ máy tinh gọn, đồng bộ, tập trung nguồn lực tạo đột phá trong quản lý, từng bước xóa bỏ sự can thiệp và bao cấp của Nhà nước đối với hoạt động của đơn vị sự nghiệp, nâng cao chất lượng dịch vụ sự nghiệp công về giao thông vận tải.

b) Tăng cường phân cấp, thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao hơn cho các đơn vị sự nghiệp công lập, đồng bộ cả về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực, tài chính, có tính đến đặc điểm từng loại hình đơn vị, khả năng và trình độ quản lý nhằm thúc đẩy các đơn vị sự nghiệp công phát triển lành mạnh, bền vững.

c) Nâng cao số lượng, chất lượng dịch vụ công, đáp ứng tốt nhu cầu về phát triển giao thông vận tải của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Về mạng lưới các đơn vị sự nghiệp: Rà soát, sắp xếp, kiện toàn các đơn vị sự nghiệp đảm bảo phù hợp với danh mục dịch vụ sự nghiệp công của ngành giao thông vận tải; đảm bảo tinh gọn, đồng bộ, thống nhất; thực hiện tách bạch chức năng quản lý nhà nước và chức năng cung cấp dịch vụ công.

b) Về thực hiện cơ chế tự chủ:

- Năm 2017 đến năm 2020:

+ Tiếp tục giữ nguyên 01 đơn vị tự chủ về tài chính.

+ Chuyển 01 đơn vị sang cổ phần.

- Định hướng từ năm 2021 đến năm 2030:

+ Có 1 đơn vị tự chủ về tài chính.

+ Thành lập 01 đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.

III. Nội dung quy hoạch

1. Sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập

a) Giai đoạn 2017- 2020:

- Giữ nguyên 01 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở, gồm:

+ Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Thừa Thiên Huế.

- Chuyển 01 đơn vị sự nghiệp công lập sang cổ phần, gồm:

+ Đoạn Quản lý đường thủy nội địa Thừa Thiên Huế.

b) Định hướng giai đoạn 2021-2030:

- Chuyển 01 đơn vị sự nghiệp công lập sang cổ phần, gồm: Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Thừa Thiên Huế.

- Thành lập Trung tâm Quản lý - Điều hành vận tải hành khách công cộng tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Tăng cường sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước và nhân dân đối với hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Về thực hiện cơ chế hoạt động tài chính giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng giai đoạn 2021 - 2030.

Căn cứ vào kết quả tình hình tài chính và tài sản của đơn vị sự nghiệp công lập và điều kiện thực tế tại địa phương, định hướng cho các năm tiếp theo, giao các đơn vị quyền tự chủ theo các nhóm tự chủ quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ đê có cơ chế hoạt động cho phù hợp.

IV. Một số giải pháp thực hiện quy hoạch

1. Về thực hiện các cơ chế chính sách

a) Triển khai đồng bộ các cơ chế, chính sách để phát triển đơn vị sự nghiệp công lập; tạo điều kiện thuận lợi để đơn vị cùng phát triển ổn định, bền vững; đảm bảo lợi ích của từng cá nhân, tập thể và của nhà nước.

b) Gắn quyền hạn với trách nhiệm của từng cấp; của tập thể và cá nhân người đứng đầu đơn vị; phân cấp về nhiệm vụ với phân cấp quản lý về tổ chức, nhân sự, tài chính và đảm bảo các điều kiện vật chất khác. Trao đầy đủ quyền tự chủ và trách nhiệm; đảm bảo các quyền sở hữu trong các đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật.

c) Quy định rõ ràng thẩm quyền và trách nhiệm của người đứng đầu trong quản lý và điều hành đơn vị sự nghiệp công lập; quy định và thực hiện cơ chế giám sát, kiểm tra trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp trong việc thực hiện thẩm quyền.

d) Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật; đồng thời, phát huy dân chủ ở cơ sở để giám sát công việc quản lý của các cấp; phát huy vai trò của các đoàn thể, tổ chức quần chúng trong việc giám sát hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Về tổ chức, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp

a) Tiếp tục duy trì đơn vị sự nghiệp phù hợp, tinh gọn, hiệu quả nhằm cung cấp các dịch vụ công cho tổ chức và công dân trong lĩnh vực ngành giao thông vận tải.

b) Quyết liệt thực hiện đổi mới mô hình hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ công, đặc biệt khuyến khích thực hiện xã hội hóa đối với các lĩnh vực, nhiệm vụ có khả năng, điều kiện thực hiện xã hội hóa.

c) Tách chức năng quản lý nhà nước và chức năng cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực giao thông vận tải.

3. Về nhân lực

a) Xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện Đề án vị trí việc làm của đơn vị sự nghiệp công lập sau khi Đề án được phê duyệt.

b) Phát triển đội ngũ công chức, viên chức có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao có đủ năng lực trực tiếp tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học và áp dụng chuyển giao kỹ thuật, cụ thể:

- Liên kết với các đối tác có tiềm lực về khoa học và công nghệ để triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho công chức, viên chức các đơn vị sự nghiệp trong ngành giao thông vận tải.

- Đẩy mạnh việc xây dựng, hợp tác và thực hiện các chương trình, dự án trong lĩnh vực giao thông vận tải.

4. Về tài chính, cơ sở vật chất

a) Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư.

b) Khuyến khích các đơn vị sự nghiệp liên kết với doanh nghiệp, cá nhân, với các đơn vị sự nghiệp khác trong các hoạt động đào tạo, chuyển giao kỹ thuật chuyên môn.

c) Đẩy nhanh tiến trình thực hiện tự chủ và thực hiện xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp đủ điều kiện theo quy định.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Giao thông vận tải: Thực hiện việc tự chủ trong xây dựng kế hoạch hoạt động; tự chủ về tổ chức thực hiện nhiệm vụ; tự chủ về tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính theo quy định hiện hành của Nhà nước và của Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Sở Giao thông vận tải:

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch này. Định kỳ kiểm tra, đánh giá báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Quy hoạch với Ủy ban nhân dân tỉnh; rà soát, báo cáo UBND tỉnh điều chỉnh Quy hoạch cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của địa phương.

- Căn cứ quy hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, chủ động xây dựng phương án giao quyền tự chủ về tài chính giai đoạn 2017-2020 gửi Sở Tài chính thẩm định, tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định.

- Tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện cổ phần hóa theo quy định tại Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg ngày 22/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành Công ty cổ phần.

3. Sở Tài chính: Hướng dẫn Sở Giao thông vận tải xây dựng phương án giao quyền tự chủ về tài chính; chủ trì tổ chức thẩm định phương án giao quyền tự chủ về tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định.

4. Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Giao thông vận tải.

5. Các cơ quan, đơn vị có liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Sở Giao thông vận tải trong quá trình tổ chức thực hiện Quy hoạch.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nội vụ, Giao thông vận tải, Tài chính; Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Nội vụ;
- Bộ Giao thông vận tải;
- TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- CVP, các PVP và CV: TC, GT, TH;
- Lưu: VT, NV.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Cao

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2192/QĐ-UBND năm 2017 về Quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng từ năm 2021 đến năm 2030

  • Số hiệu: 2192/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 21/09/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Người ký: Nguyễn Văn Cao
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 21/09/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản
Các nội dung liên quan: một lần cho cả thời gian thuêthuê đất trả tiềnnghĩa vụ mời bạn đọc tham khảo thêm trong Điều 85 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Điều 85. Trình tự, thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận; giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên; thay đổi về hạn chế quyền sử dụng đất; thay đổi về nghĩa vụ tài chính; thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký, cấp Giấy chứng nhận; chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền hàng năm sang thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc từ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất hoặc từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký biến động.

2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu phù hợp quy định của pháp luật thì thực hiện các công việc sau đây:

a) Trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp có thay đổi về diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất hoặc trường hợp đã cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa có bản đồ địa chính, chưa trích đo địa chính thửa đất;

b) Trường hợp đăng ký thay đổi diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu, cấp (hạng) nhà hoặc công trình xây dựng mà không phù hợp với giấy phép xây dựng hoặc không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải xin phép thì gửi phiếu lấy ý kiến của cơ quan quản lý, cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

c) Gửi thông tin địa chính cho cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật;

d) Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp phải cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; thông báo cho người sử dụng đất ký hoặc ký lại hợp đồng thuê đất với cơ quan tài nguyên và môi trường đối với trường hợp phải thuê đất;

đ) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

3. Trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất kết hợp với đăng ký biến động về các nội dung theo quy định tại Điều này thì thực hiện thủ tục quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này đồng thời với thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.