Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2191/QĐ-UBND | Vinh, ngày 26 tháng 6 năm 2007 |
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội;
Căn cứ Quyết định số 158/2001/QĐ-TTg ngày 18/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển bưu chính, viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 236/2005/QĐ-TTg ngày 26/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển Bưu chính Việt Nam đến năm 2010;
Căn cứ Quyết định số 336/2005/QĐ-TTg ngày 16/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 32/2006/QĐ-TTg ngày 7/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010;
Xét đề nghị của Sở Bưu chính, Viễn thông tại Tờ trình số 12/TTr-BCVT ngày 09/01/2007 và Sở Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số: 1158/BC-KHĐT ngày 22/5/2007,
QUYẾT ĐỊNH:
1.1. Quan điểm phát triển
- Phát triển Bưu chính theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ, kết hợp cung cấp các dịch vụ công ích với các dịch vụ thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
- Phát huy mọi nguồn lực, tạo điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia phát triển dịch vụ bưu chính và chuyển phát thư trong môi trường cạnh tranh lành mạnh.
- Phát triển đi đôi với đảm bảo an ninh, an toàn thông tin và bảo vệ người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững.
1.2. Mục tiêu phát triển
- Phát triển các dịch vụ tài chính mới như: dịch vụ trả lương hưu, dịch vụ thanh toán, dịch vụ nhờ thu, phát cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ (thu tiền bảo hiểm nhân thọ, thu tiền điện, điện thoại, nước…).
- Phát triển các dịch vụ đại lý cho Viễn thông như: phát hóa đơn, thu cước, tiếp nhận yêu cầu cung cấp dịch vụ,...
- Bố trí thêm các điểm phục vụ tại các khu công nghiệp đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và người lao động.
1.3. Các chỉ tiêu cụ thể
- Giảm bán kính phục vụ bình quân 1 điểm phục vụ xuống còn 2,5 km; giảm chỉ tiêu dân số phục vụ bình quân xuống mức 3.200 người/điểm phục vụ vào năm 2010.
- Đến năm 2020 cơ bản các thôn có điểm phục vụ trên cơ sở đặt tại trụ sở nhà văn hoá hoặc hội trường thôn.
- Duy trì tốc độ tăng doanh thu ngành Bưu chính hàng năm từ 20 - 25%. Doanh thu bưu chính năm 2010 đạt trên 50 tỷ, năm 2015 trên 130 tỷ và năm 2020 đạt khoảng 400 tỷ.
1.4. Phương hướng phát triển ngành Bưu chính
1.4.1. Mạng Bưu chính:
a. Mạng điểm phục vụ:
- Phát triển mạng bưu cục đến các khu dân cư, điểm du lịch, khu công nghiệp, đối với mạng phục vụ cấp thôn, xã ưu tiên phát triển các hình thức đại lý đa dịch vụ, điểm bưu điện văn hóa xã, tạo điều kiện giảm lao động chính thức, tận dụng lao động địa phương, nâng cao năng suất lao động bưu chính.
- Giai đoạn 2007 – 2010 hoàn thiện việc xây dựng điểm bưu điện văn hoá xã ở tất cả các xã, mở rộng diện tích phòng thư viện, diện tích đặt máy tính truy nhập Internet (100m2), tổng số điểm Bưu điện văn hoá xã là 436, nhu cầu quỹ đất là 43.600m2.
- Phát triển thêm các bưu cục ở các khu công nghiệp mới như: Hoàng Mai, Phủ Quỳ, Hưng Tây (Hưng Nguyên), Nghi Hoa (Nghi Lộc). Nhu cầu quỹ đất là 800m2.
- Phát triển các điểm phục vụ dưới hình thức các đại lý bưu điện, chuyển đổi bưu cục cấp 3 thành đại lý bưu điện, số lượng các bưu cục sẽ giảm xuống chỉ còn khoảng 70 bưu cục các loại cấp 1, 2 và 3; phát triển thêm trên 70 đại lý.
- Đến năm 2010 có hơn 800 điểm phục vụ
- Từ năm 2020 đảm bảo 100% số thôn có điểm phục vụ các dịch vụ bưu chính viễn thông và ứng dụng công nghệ thông tin. Mỗi điểm được đầu tư cabin điện thoại, tối thiểu 02 máy tính, Internet băng rộng và các bưu phẩm khác. Tận dụng nguồn nhân lực ngay tại địa phương với thu nhập được trả theo phần trăm của doanh thu.
b. Mạng vận chuyển
- Mở thêm tuyến đường thư cấp I chạy dọc theo đường Hồ Chí Minh, qua các huyện Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn, Thanh Chương.
- Tăng thêm tuyến đường thư cấp II Diễn Châu – Yên Thành. Trước năm 2008 tăng tần suất các tuyến đường thư cấp II đến huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành lên 2 chuyến/ngày, giai đoạn 2010 – 2015 đảm bảo tất cả các tuyến có 2 chuyến/ngày, đối với những tuyến có sản lượng lớn, đến các khu CN, thành phố, thị xã có 3 chuyến/ngày.
Kết hợp với trung tâm chia chọn tự động quốc gia tự động hoá khai thác bưu phẩm đến cấp huyện chiều đến. Từ năm 2010 – 2012 xây dựng trung tâm chia chọn tự động tại Vinh phục vụ cho khu vực Bắc Trung Bộ.
1.4.2. Dịch vụ bưu chính
- Phổ cập đa dạng dịch vụ, cung cấp dịch vụ công ích và giảm thời gian toàn trình.
- Nâng cao chất lượng phổ cập dịch vụ, rút ngắn thời gian phát báo và công văn xuống xã, đến năm 2012 đảm bảo 100% số xã có báo đến trong ngày. Mở dịch vụ chuyển tiền, thanh toán, chuyển phát nhanh, bưu kiện toàn mạng bưu cục. Tại các điểm bưu điện văn hoá xã mở dịch vụ chuyển tiền, bưu kiện.
- Chú trọng các dịch vụ công ích và dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và công nghiệp nông thôn, trong thời gian tới xây dựng nguồn tư liệu hướng dẫn sản xuất và chế biến nông sản tại các điểm bưu điện văn hoá xã. Giai đoạn tiếp theo triển khai cung cấp thông tin thương mại nông nghiệp.
- Phát triển mạng chuyển phát an toàn, tin cậy đồng bộ với các dịch vụ hoàn thiện hàng hoá, dịch vụ tài chính bưu chính vv..., tạo ra kênh phân phối và thanh toán hàng hoá phù hợp với nhu cầu phát triển thương mại và góp phần thúc đẩy phát triển thương mại điện tử trong tương lai (mỗi bưu cục phấn đấu trở thành một nút mạng Internet phục vụ nhu cầu tìm kiếm, mua bán và giao nhận hàng hoá trong thương mại điện tử).
- Phát triển các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, dịch vụ trả lương hưu, dịch vụ thanh toán, dịch vụ nhờ thu cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ (thu tiền bảo hiểm nhân thọ, thu tiền điện, điện thoại, nước)…
- Xây dựng các điểm phục vụ đến các điểm dân cư vùng sâu, vùng xa, mở rộng lĩnh vực cung cấp dịch vụ theo hướng cung cấp ứng dụng rộng rãi mọi lĩnh vực và giải trí.
- Ứng dụng công nghệ hiện đại triển khai tự động hoá trong khai thác, chấp nhận và tin học hoá các công đoạn bưu chính. Đến năm 2015 hoàn thành triển khai ứng dụng công nghệ tự động hoá cấp tỉnh, khâu chia chọn được tự động hoá trong toàn tỉnh do trung tâm chia chọn tự động thực hiện. Lộ trình ứng dụng tin học hoá cấp bưu cục, điểm phục vụ thực hiện trong giai đoạn 2010 – 2015.
2.1. Quan điểm phát triển
- Phát triển viễn thông và Internet trong xu thế hội tụ với công nghệ thông tin và truyền thông trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
- Phát triển hạ tầng Viễn thông đồng bộ với cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới viễn thông, tin học có công nghệ hiện đại, hoạt động hiệu quả, an toàn và tin cậy, phủ sóng rộng, đảm bảo chất lượng phủ sóng đến tận vùng sâu, vùng xa trên địa bàn của tỉnh.
- Phát huy mọi nguồn nội lực để mở rộng, phát triển hạ tầng mạng viễn thông. Tạo lập thị trường cạnh tranh, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia thị trường dịch vụ viễn thông, Internet. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, phát triển hạ tầng viễn thông, phổ cập dịch vụ, phát triển dịch vụ mang tính công ích.
2.2. Mục tiêu
- Đến năm 2010 hoàn thành việc phủ sóng điện thoại tới 100% thôn bản. Sau năm 2012 toàn bộ các cụm dân cư đều được sử dụng dịch vụ điện thoại.
- Năm 2010, xa lộ thông tin quốc gia nối tới tất cả các huyện và nhiều xã trong tỉnh bằng cáp quang và các phương thức truyền dẫn băng rộng khác, 50% số thuê bao có khả năng truy cập viễn thông và Internet băng rộng.
- Mở rộng phổ cập dịch vụ điện thoại và Internet dưới hình thức trợ giá. Kể từ năm 2007 chú trọng phổ cập dịch vụ truy nhập Internet theo các chương trình hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao dân trí.
2.3. Các chỉ tiêu cụ thể
- Doanh thu dịch vụ Viễn thông giai đoạn 2007 - 2020 tăng bình quân 20%/năm, đạt khoảng 1.170 tỷ đồng vào năm 2010 và đạt trên 7.500 tỷ đồng vào năm 2020.
- Tổng số thuê bao điện thoại năm 2010 đạt trên 970 nghìn thuê bao, mật độ 30 thuê bao/100 dân. Tổng số thuê bao điện thoại năm 2020 đạt 2,8 triệu thuê bao, mật độ 80 thuê bao/100 dân. Trong đó:
+ Thuê bao điện thoại cố định đạt 400 nghìn thuê bao vào năm 2010, mật độ 12 thuê bao/100 dân. Năm 2020 đạt trên 1 triệu thuê bao, mật độ 29 thuê bao/ 100 dân.
+ Thuê bao điện thoại di động đạt trên 570 nghìn thuê bao vào năm 2010, mật độ trên 18 thuê bao/ 100 dân. Năm 2020 đạt 1,8 triệu thuê bao, mật độ 51 thuê bao/ 100 dân.
- Thuê bao Internet quy đổi năm 2010 đạt trên 300 nghìn thuê bao, mật độ 10 thuê bao/100 dân, năm 2020 đạt trên 2 triệu thuê bao, mật độ 61 thuê bao/100 dân.
2.4. Phương hướng phát triển ngành viễn thông
2.4.1. Phân vùng phát triển
- Vùng trung tâm: bao gồm Thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò. Định hướng phát triển viễn thông là cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng và mạng hiện đại, băng thông rộng thoả mãn nhu cầu giải trí và ngầm hoá mạng nội hạt đảm bảo mỹ quan. Truyền dẫn thoả mãn nhu cầu cung cấp dịch vụ công của mạng Chính phủ điện tử kết nối các Sở, Ban, ngành của tỉnh.
Mạng viễn thông thành phố Vinh đảm bảo các yêu cầu là nút trung chuyển toàn vùng, năng lực chuyển mạch cao, hiện đại, đường truyền tốc độ lớn và có khả năng dự phòng.
Xây dựng trung tâm viễn thông liên tỉnh có công nghệ chuyển mạch gói tốc độ trên 100Gb/s. Đường truyền liên tỉnh dung lượng trên 20Gb/s, thiết lập các tuyến vu hồi cáp biển, cáp quang trên quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh để bảo vệ khi sự cố.
Mạng nội hạt: thay thế cáp gốc bằng cáp quang, ngầm hoá mạng đến thuê bao, đảm bảo chiều dài cáp treo không quá 500m, cáp quang đến chân công trình mới xây dựng.
- Vùng đồng bằng: gồm 7 huyện Đô Lương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành. Vùng này cần xây dựng mạng truy nhập quang đến các khu công nghiệp, tăng cường hệ thống tổng đài, phủ sóng di động toàn vùng.
- Vùng miền núi: gồm 10 huyện Thanh Chương, Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Tân Kỳ, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn. Vùng này cần đặc biệt chú trọng phát triển mở rộng độ phủ mạng lưới và phổ cập dịch vụ viễn thông về thôn và cung cấp dịch vụ công ích.
2.4.2 Phát triển mạng viễn thông
- Giữ nguyên công nghệ hiện tại, mô hình mạng NGN được triển khai cho các thuê bao phát triển mới và cung cấp dịch vụ. Thực hiện thay thế dần công nghệ hiện tại bằng công nghệ mạng NGN từ 2008 – 2015.
- Đối với thành phố Vinh điều chuyển thiết bị cho các huyện và thay thế thiết bị mới từ năm 2009.
- Bước đầu triển khai mô hình mạng NGN cho các dịch vụ mới chủ yếu là các dịch vụ Internet băng rộng và các dịch vụ ứng dụng của hệ thống Call Center như: giải trí, trả lời tự động, thương mại (1800, 1900)…
Sau đó triển khai đến phần truy nhập của mô hình NGN, không cần lắp thêm tổng đài vệ tinh mà thay thế bằng các thiết bị cổng đa phương tiện (Media Gateway) và truy nhập quang.
a) Mạng chuyển mạch:
Giai đoạn 2006 – 2008: Giữ nguyên công nghệ, nâng cấp dung lượng các trạm chuyển mạch đáp ứng nhu cầu trong giai đoạn này.
Giai đoạn 2009 – 2010: Tiến hành lắp đặt các thiết bị Media Gateway phục vụ nhu cầu phát triển. Tất cả những thuê bao phát triển mới sẽ tiến hành đấu nối vào các thiết bị cổng đa phương tiện. Riêng đối với thành phố Vinh tiến hành thay thế một số các tổng đài công nghệ cũ bằng các tổng đài mới đa dịch vụ Multiservice Acess, điều chuyển các thiết bị này phục vụ cho các khu vực khác trong tỉnh.
Giai đoạn 2011 – 2015: Tiến hành thay thế và lắp mới toàn bộ các tổng đài chuyển mạch đa dịch vụ, chuyển đổi các thuê bao cũ thành các thuê bao NGN.
Giai đoạn 2016 – 2020: Phục vụ nhu cầu phát triển thuê bao bằng việc lắp đặt các tổng đài đa dịch vụ.
b) Mạng Truyền dẫn:
Trong giai đoạn 2006-2010, nâng cấp và xây dựng mới các tuyến cáp quang nội tỉnh dọc theo các tuyến giao thông.
Đến năm 2015, tỉnh thực hiện cáp quang hoá toàn tỉnh, phát triển cáp quang đến các trạm viễn thông, trạm truy nhập.
Thực hiện cáp quang hoá toàn tỉnh, dung lượng các tuyến nhánh trên 622Mb/s vào năm 2010 và 2,5Gb/s vào năm 2015, dung lượng vòng ring 2,5Gb/s.
c) Mạng di động:
Giai đoạn 2006 – 2010 phát triển theo công nghệ cũ, tiến hành lắp đặt các trạm thu phát BTS phủ sóng phục vụ nhu cầu phát triển thuê bao.
Giai đoạn 2011 – 2020: cần xây dựng mạng vô tuyến băng rộng công nghệ Wimax.
d) Mạng ngoại vi:
Để cung cấp dịch vụ băng rộng cần phải đẩy nhanh ngầm hoá mạng nội hạt để tăng cự ly phục vụ và ưu tiên phát triển mạng truy nhập quang, thực hiện xây dựng cáp quang xuống xã giai đoạn 2008 – 2015.
2.5. Phát triển dịch vụ viễn thông
- Triển khai các dịch vụ trên mạng cố định: tư vấn giải đáp thông tin, dịch vụ chuyển mạng giữ số, dịch vụ 1900, 1800 vv... Mở rộng lĩnh vực tư vấn, giải đáp thông tin, chú trọng lĩnh vực công nghiệp hoá nông thôn, kỹ thuật nông nghiệp…
- Các dịch vụ trên mạng di động: Tra cứu thông tin trực tuyến; thanh toán, mua bán trực tuyến; giải trí, chuyển vùng, truyền dữ liệu, truy nhập Internet...
- Các dịch vụ Internet: truy cập băng rộng, không dây vv...
- Mở rộng cung cấp dịch vụ tại các điểm bưu điện văn hoá xã.
2.6. Viễn thông công ích
- Đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng hạ tầng mạng lưới viễn thông và Internet trong các vùng được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích.
- Đầu tư phát triển các điểm truy nhập Internet và điện thoại công cộng cho 70% số xã toàn tỉnh.
- Duy trì và đảm bảo khả năng truy nhập thường xuyên dịch vụ viễn thông công ích theo quy định.
2.7. Phát triển truyền dẫn phát sóng, tần số vô tuyến điện
- Phát triển hệ thống truyền thanh FM băng tần 87-108 MHz tại Thành phố Vinh, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Đô Lương, Tây Nghệ An đảm bảo chuyển phát các kênh thông tin của VOV, giao thông, thời tiết, khoa giáo...
- Quy hoạch phân bổ tần số cho truyền hình tương tự mặt đất băng tần UHF và VHF.
- Đài phát thanh truyền hình Nghệ An đặt điểm phát sóng tại thành phố Vinh đảm bảo truyền phát các kênh truyền hình VTV 1,2,3, kênh địa phương, các đài duyên hải băng tần 7,9 MHz.
3. Danh mục các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn 2006-2010 và 2011-2020 (có phụ lục kèm theo).
4.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện bộ máy, tăng cường năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước
- Tập trung xây dựng, hoàn thiện và nâng cao năng lực của các cán bộ quản lý về bưu chính, viễn thông, Internet, tần số vô tuyến điện và an toàn an ninh thông tin. Bổ sung cán bộ cấp huyện chuyên trách về bưu chính, viễn thông. Nâng cao trình độ cho các cán bộ chuyên trách ở các cấp, bổ khuyết cán bộ vào những vị trí cần thiết.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra các hoạt động trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông tại địa phương, hạn chế những thiếu sót, chậm trễ hay cố tình làm sai quy hoạch. Xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông theo quy định của pháp luật.
4.2. Phát triển thị trường dịch vụ bưu chính, viễn thông
4.2.1. Đa dạng hóa dịch vụ bưu chính, viễn thông và hấp dẫn mọi thành phần kinh tế tham gia thị trường
a. Về Bưu chính
- Tận dụng mọi nguồn lực để cung cấp và phổ cập dịch vụ, khuyến khích mọi thành phần tham gia thị trường bưu chính.
- Đa dạng hoá dịch vụ bằng cách mở rộng danh mục dịch vụ, triển khai cung cấp các dịch vụ giải trí thông qua Internet. Nâng cao hiệu qủa của mạng điểm phục vụ.
- Tăng cường phối hợp giữa các Sở, ngành để phát triển các dịch vụ khác. Mở rộng các loại hình dịch vụ ở bưu cục và điểm bưu điện văn hoá xã chú trọng dịch vụ về thông tin nông nghiệp và giải trí.
b. Về Viễn thông
- Tăng cường thúc đẩy các hình thức bán lại dịch vụ viễn thông và Internet nhằm huy động mọi nguồn lực nhàn rỗi trong xã để phát triển viễn thông.
- Yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện cơ chế giảm cước hoà mạng và cước thuê bao cho khu vực nông thôn và những nơi có điền kiện KT - XH khó khăn.
4.2.2. Cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông cho các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn
Đảm bảo cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông cho các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn. Sở Bưu chính Viễn thông phối hợp với Cục Bưu điện Trung ương cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích và cung cấp các dịch vụ đặc biệt có liên quan tới bảo mật thông tin và an toàn mạng lưới.
4.3. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng bưu chính, viễn thông
- Tăng cường sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông, điện lực, truyền hình, giao thông vận tải và các ngành cơ sở hạ tầng khác trên địa bàn tỉnh.
- Việc kết nối các mạng viễn thông phải được thực hiện trên cơ sở sử dụng hiệu qủa tài nguyên viễn thông và cơ sở hạ tầng đã được đầu tư xây dựng.
- Tạo mọi điều kiện cấp đất xây dựng và mở rộng mạng điểm phục vụ và điểm Bưu điện văn hoá xã.
- Tỉnh tạo điều kiện và đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông đến các xã, xây dựng tuyến cáp quang đến các khu công nghiệp, xây dựng mạng và các điểm phục vụ tại các khu du lịch.
4.4. Huy động vốn đầu tư
4.4.1. Vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương và tỉnh
- Tận dụng hiệu quả nguồn Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.
- Tỉnh hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng thư viện kỹ thuật nông nghiệp và hỗ trợ 1 máy tính truy nhập Internet tại các điểm Bưu điện văn hoá xã.
4.4.2. Vốn đầu tư từ doanh nghiệp trong nước và dân cư trong tỉnh
- Tăng cường thu hút các nguồn vốn này bằng việc đẩy mạnh việc cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông tại địa phương và thúc đẩy các hình thức bán lại dịch vụ.
- Huy động tiềm năng của các thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư trong tỉnh (vốn tín dụng, trái phiếu công trình, vốn cổ phần...) để đầu tư vào bưu chính, viễn thông.
4.4.3. Vốn đầu tư nước ngoài
- Đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị, đầu tư; hoàn thiện cơ sở hạ tầng về giao thông, điện, nước, năng lượng và hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu du lịch, khu dân cư (khu đô thị mới), đô thị; trang bị và nâng cao kiến thức, trình độ, tay nghề cho nguồn lao động tại địa phương...
- Vận động thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA để hỗ trợ cho việc phát triển viễn thông ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa và hỗ trợ phát triển các dịch vụ công ích như Internet phục vụ y tế, giáo dục....
4.5. Phát triển nguồn nhân lực
- Xây dựng các chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ chuyên gia quản lý, kinh tế, kỹ thuật giỏi trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông để thu hút lao động có chất lượng chuyển về công tác tại địa phương.
- Xây dựng Trung tâm đào tạo và phát triển Bưu chính, Viễn thông và công nghệ thông tin.
- Mở khoa Điện tử - Viễn thông thuộc trường Đại học kỹ thuật trên địa bàn tỉnh. Xây dựng và thực hiện chương trình phổ cập Internet trong nhà trường; đảm bảo đến năm 2010 có 100% các trường học từ PTCS trở lên và 50% số trường Tiểu học được kết nối Internet.
- Tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực Bưu chính Viễn thông và công nghệ thông tin, nhất là nguồn nhân lực có trình độ cao về công nghệ và quản lý.
- Chú trọng đào tạo nâng cao cho đội ngũ nhân viên ở các điểm Bưu điện Văn hoá xã. Tổ chức đào tạo, hướng dẫn chủ các cửa hàng, đại lý dịch vụ về bưu chính, viễn thông, Internet công cộng về công tác quản lý, kỹ thuật sử dụng và khai thác các dịch vụ...
4.6. Nhóm giải pháp về khoa học công nghệ
- Quy định chế độ thưởng phạt tài chính hấp dẫn về áp dụng công nghệ mới trong viễn thông theo các phương án trong các dự án đầu tư trực tiếp tại tỉnh.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư công nghệ mới được tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
- Các doanh nghiệp trên địa bàn cần tập trung nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ, góp phần đổi mới tổ chức sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Định hướng tập trung nghiên cứu triển khai ứng dụng dịch vụ mới, dịch vụ giải trí và cung cấp nội dung.
4.7. Đổi mới tổ chức sản xuất kinh doanh
- Từng bước tách Bưu chính, Viễn thông, phát triển Bưu chính thành một ngành đem lại lợi nhuận cao.
- Thực hiện tin học hóa bưu chính nhằm đáp ứng tốt hơn dịch vụ bưu chính, đề ra lộ trình và yêu cầu cụ thể cho từng giai đoạn.
- Triển khai áp dụng chuẩn hóa các loại bao bì bưu chính. Từng bước cơ giới hóa, tự động hóa quy trình khai thác, chia chọn bưu phẩm, bưu kiện.
- Giai đoạn 2010 – 2015 tại các khu dân cư, trung tâm thương mại, khu công nghiệp lớn có số lượng người sử dụng dịch vụ nhiều, cần lắp đặt các máy chấp nhận bưu phẩm, bưu kiện tự động phục vụ 24/24h.
4.8. Giải pháp phòng chống thiên tai
- Vùng trũng sông Cả, sông Hiếu, hạ lưu các sông khác và vùng lũ quét các huyện miền núi Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quế Phong… mở rộng vùng phủ sóng trạm phát sóng di động, duy trì phương thức truyền dẫn vi ba dự phòng cho cáp quang.
- Thông tin vùng duyên hải: bắt buộc phải có thiết bị liên lạc và thực hiện nghiêm chế độ khai báo ngư trường đối với tàu đánh bắt xa bờ. Hỗ trợ ngư dân thiết bị liên lạc dưới hình thức trả góp và bán với giá ưu đãi. Tăng tần suất phát bản tin thời tiết khi có thiên tai. Mở khoá huấn luyện đào tạo người dân sử dụng thiết bị thông tin liên lạc.
1. Giao Sở Bưu chính, Viễn thông: Lập kế hoạch triển khai thực hiện, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch. Sau mỗi kỳ quy hoạch, tổ chức đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch của từng thời kỳ; nếu có những phát sinh, vướng mắc báo cáo UBND tỉnh để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.
Công bố công khai Quy hoạch phát triển Bưu chính, Viễn thông tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
2. Các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao, chủ động phối hợp với Sở Bưu chính, Viễn thông triển khai thực hiện tốt quy hoạch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Bưu chính, Viễn thông và Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban ngành cấp tỉnh liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 20/2009/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển Bưu chính, Viễn thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 2Quyết định 2540/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính, viễn thông tỉnh Tiền Giang đến năm 2020
- 3Quyết định 2669/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính, viễn thông thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020
- 4Quyết định 1933/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt quy hoạch rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông đến năm 2015 và định hướng phát triển đến năm 2020 do Tỉnh Kiên Giang ban hành
- 5Quyết định 2486/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 do tỉnh Bình Dương ban hành
- 1Quyết định 236/2005/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển Bưu chính Việt Nam đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 336/2005/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 32/2006/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 5Quyết định 158/2001/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển Bưu chính - viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 7Quyết định 20/2009/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển Bưu chính, Viễn thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 8Quyết định 2540/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính, viễn thông tỉnh Tiền Giang đến năm 2020
- 9Quyết định 2669/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính, viễn thông thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020
- 10Quyết định 1933/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt quy hoạch rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông đến năm 2015 và định hướng phát triển đến năm 2020 do Tỉnh Kiên Giang ban hành
- 11Quyết định 2486/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 do tỉnh Bình Dương ban hành
Quyết định 2191/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt quy hoạch phát triển Bưu chính, Viễn thông đến năm 2020 do tỉnh Nghệ An ban hành
- Số hiệu: 2191/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/06/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
- Người ký: Phan Đình Trạc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra