Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2043/QĐ-UBND

Lào Cai, ngày 17 tháng 6 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI

Căn cứ Luật Tchức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị quyết s 107/2015/QH13 ngày 26/11/2015 của Quốc hội về thực hiện chế định Thừa phát lại;

Căn cứ Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại;

Căn cứ Thông tư s05/2020/TT-BTP ngày 28/8/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định s 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tchức và hoạt động của Thừa phát lại;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình s 61/TTr-STP ngày 27/05/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021 - 2030.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3(QĐ);
- Bộ Tư pháp (Cục BTTP);
- TT. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh;
- Ban Nội chính Tỉnh ủy;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- Tòa án ND tỉnh, Viện KSND tỉnh;
- Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Lào Cai;
Cục Thi hành án DS tỉnh;
- Kho bạc Nhà nước tỉnh, Cục Thuế tỉnh, BHXH tỉnh;
- Sở Tư pháp, Công an tỉnh;
- Lãnh đạo VP;
- Cổng TTĐT tỉnh, BBT;
- Lưu: VT, TH3, NC1.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trịnh Xuân Trường

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
(Kèm theo Quyết định s: 2043/QĐ-UBND ngày 17 tháng 6 năm 2021 của y ban nhân dân tnh Lào Cai)

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Cơ sở pháp lý

- Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020;

- Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị (khóa XI) về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020;

- Luật Thi hành án dân sự năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự năm 2014;

- Nghị quyết số 107/2015/QH13 ngày 26/11/2015 của Quốc hội về thực hiện chế định Thừa phát lại;

- Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự;

- Nghị định số 33/2020/NĐ-CP ngày 17/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự.

- Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại;

- Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 14/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 107/2015/QH13 ngày 26/11/2015 của Quốc hội về thực hiện chế định Thừa phát lại;

- Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-BTP-NHNNVN ngày 17/01/2014 của Bộ Tư pháp, Ngân hàng nhà nước Việt Nam hướng dẫn về việc xác minh điều kiện thi hành án của Thừa phát lại tại các tổ chức tín dụng;

- Thông tư liên tịch số 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC ngày 28/02/2014 của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội;

- Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 01/8/2016 của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao quy định một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự;

- Thông tư số 223/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề Thừa phát lại; phí thẩm định điều kiện thành lập, hoạt động Văn phòng Thừa phát lại;

- Thông tư số 05/2020/TT-BTP ngày 28/8/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.

Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ra đời là cơ sở pháp lý quan trọng, chính thức xác định vị trí, vai trò và địa vị pháp lý của nghề Thừa phát lại, tổ chức Thừa phát lại, quản lý Nhà nước về Thừa phát lại ... Nghị định này quy định rõ: (1) Thừa phát lại là người có đủ tiêu chun được Nhà nước bnhiệm đthực hiện tống đạt, lập vi bng, xác minh điu kiện thi hành án dân sự, tchức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan; (2) Văn phòng Thừa phát lại là tchức hành nghề của Thừa phát lại; (3) y ban nhân dân cp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về Thừa phát lại tại địa phương, có nhiệm vụ phê duyệt Đ án phát trin Văn phòng Thừa phát lại ở địa phương.

2. Cơ sở chính trị

Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã xác định: “Nghiên cứu thực hiện và phát triển các loại hình dịch vụ từ phía Nhà nước đtạo điều kiện cho các đương sự chủ động thu thập chứng cứ chứng minh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình... từng bước thực hiện việc xã hội hóa và quy định những hình thức, thủ tục để giao cho tổ chức không phải là cơ quan nhà nước thực hiện một số công việc thi hành án”; “Nghiên cứu chế định Thừa phát lại (Thừa hành viên); trước mắt có thể tổ chức thí điểm tại một số địa phương, sau vài năm, trên cơ sở tổng kết, đánh giá thực tiễn sẽ có bước đi tiếp theo”.

Thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động Bổ trợ Tư pháp và nhiệm vụ hoàn thiện các chế định bổ trợ tư pháp đã được đề ra tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/QH12 ngày 14/11/2008 về thi hành Luật Thi hành án dân sự, Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23/11/2012 về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại. Nhằm cụ thể hóa và đưa ra các kế hoạch, giải pháp nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 36/2012/QH13 của Quốc hội, ngày 25/3/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 510/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại”.

Từ kết quả triển khai thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Nghị quyết số 107/2015/QH13 ngày 26/11/2015 về thực hiện chế định Thừa phát lại. Theo đó, Nghị quyết này cho phép chế định Thừa phát lại được thực hiện chính thức trong phạm vi cả nước kể từ ngày 01/01/2016. Ngày 14/01/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 101/QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị Quyết số 107/2015/QH13 ngày 26/11/2015 của Quốc hội về thực hiện chế định Thừa phát lại. Ngày 08/01/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại, thay thế Nghị định số 61/2009/NĐ-CP và Nghị định số 135/2013/NĐ-CP.

Việc thành lập tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại ở nước ta thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong việc cải cách tư pháp, xã hội hóa một số hoạt động của cơ quan nhà nước; thể hiện sự nỗ lực của cơ quan chức năng từ Quốc hội, Chính phủ đến các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trong việc xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh tổ chức và hoạt động Thừa phát lại.

Hiện nay, mô hình Thừa phát lại đã được thành lập ở 36/63 tỉnh, thành trong cả nước, với 113 Văn phòng Thừa phát lại. Các Văn phòng Thừa phát lại được thành lập đã góp phần tích cực, hiệu quả trong việc chia sẻ trách nhiệm, công việc với Nhà nước và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân; nhằm giảm tải công việc, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan Tòa án và cơ quan Thi hành án dân sự, tạo thêm một công cụ pháp lý để người dân tự bảo vệ quyền, lợi ích của mình khi tham gia các giao dịch dân sự, kinh tế và trong quá trình tố tụng, góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự - xã hội trên địa bàn tỉnh.

3. Cơ sở thực tiễn xây dựng Đề án

3.1. Điều kiện về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh

Lào Cai là một tỉnh miền núi, biên giới phía Bắc của Việt Nam. Toàn tỉnh có 01 thành phố (thành phố Lào Cai), 01 thị xã (thị xã Sa Pa) và 07 huyện (huyện Bảo Thắng, huyện Bảo Yên, huyện Văn Bàn, huyện Bát Xát, huyện Mường Khương, huyện Si Ma Cai và huyện Bắc Hà). Diện tích tự nhiên là 6.346 km2. Dân số trung bình năm 2020 là 746.355 người.

Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2018 đạt 8.205 tỷ đồng, năm 2019 đạt 9.431 tỷ đồng (tăng 1.227 tỷ đồng so với năm 2018); năm 2020 đạt 9.089 tỷ đồng (giảm 342 tỷ đồng so với năm 2019). Tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2018 đạt 9,69 %, năm 2019 đạt 10,61 %, năm 2020 đạt 6,55%. Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người năm 2018 đạt 63.054 nghìn đồng, năm 2019 đạt 70.858 nghìn đồng, năm 2020 đạt 77.748 nghìn đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó giảm dần tỉ trọng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và khu vực dịch vụ; Năm 2020, quy mô và cơ cấu GRDP theo giá hiện hành: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 14,35%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 42,37%; khu vực dịch vụ chiếm 34,20%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,08%.

3.2. Công tác thụ lý vụ, việc, tống đạt của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh từ năm 2018 đến hết năm 2020

a) Tòa án nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện

Đã thụ lý 11.474 vụ việc. Trong đó, năm 2018: 4.189 vụ việc; năm 2019: 3.647 vụ việc; năm 2020: 3.638 vụ việc.

Đã thực hiện giải quyết đối với 10.672 vụ việc. Trong đó, năm 2018: 4.015 vụ việc; năm 2019: 3.406 vụ việc; năm 2020: 3.251 vụ việc.

Tống đạt 56.952 giấy tờ, hồ sơ, tài liệu. Trong đó, năm 2018: 18.589 giấy tờ, hồ sơ, tài liệu; năm 2019: 18.661 giấy tờ, hồ sơ, tài liệu (tăng 0.39 % so với năm 2018); năm 2020: 19.702 giấy tờ, hồ sơ, tài liệu (tăng 5,6 % so với năm 2019).

(Biểu số 1 kèm theo).

b) Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện

Đã thực hiện thụ lý tổng số 7.569 vụ án, việc dân sự. Trong đó, năm 2018: 2.420 vụ việc; năm 2019: 2.495 vụ việc (tăng 3,1% so với năm 2018); năm 2020: 2.654 vụ việc (tăng 6,4% so với năm 2019);

Đã thực hiện giải quyết đối với 7.072 vụ, việc trong đó, năm 2018: 2.326 vụ việc; năm 2019: 2.444 vụ việc (tăng 5,1% so với năm 2018); năm 2020: 2.302 vụ việc.

Tống đạt 06 giấy tờ, hồ sơ, tài liệu. Trong đó, năm 2018: 02 giấy tờ, hồ sơ, tài liệu; năm 2019: 02 giấy tờ, hồ sơ, tài liệu; năm 2020: 02 giấy tờ, hồ sơ, tài liệu.

(Biểu số 2 kèm theo).

c) Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện

Tổng số phải thi hành án 16.793 vụ việc. Trong đó năm 2018: 5.330 vụ việc; năm 2019: 5.632 vụ việc (tăng 5,7% so với năm 2018); năm 2020: 5.831 vụ việc (tăng 3,5% so với năm 2019);

Tổng số vụ việc được giải quyết 13.128, trong đó năm 2018: 4.237 vụ việc; năm 2019: 4.392 vụ việc (tăng 3,7 % so với năm 2018); năm 2020: 4.499 vụ việc (tăng 2,4 % so với năm 2019);

Đã tống đạt 21.475 giấy tờ, hồ sơ, tài liệu, trong đó năm 2018: 6.888 giấy tờ, hồ sơ, tài liệu; năm 2019: 6.941 giấy tờ, hồ sơ, tài liệu việc (tăng 0.77 % so với năm 2018); năm 2020: 7.646 giấy tờ, hồ sơ, tài liệu (tăng 10,2 % so với năm 2019) .

(Biểu số 3 kèm theo).

Qua các số liệu đã nêu ở trên nhận thấy số lượng vụ việc thụ lý, giải quyết và hồ sơ, giấy tờ tống đạt của Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh có xu hướng ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước. Việc thành lập tổ chức Thừa phát lại góp phần giữ gìn ổn định chính trị - xã hội, đồng thời đáp ứng yêu cầu chính đáng của tổ chức, công dân đối với cơ quan Thi hành án dân sự ngày càng lớn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; tống đạt và thi hành các bản án, quyết định của Tòa án; xác lập chứng cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; tạo cơ hội cho nhân dân có quyền lựa chọn việc yêu cầu thi hành bản án, quyết định của Tòa án với thời gian nhanh hơn, hiệu quả hơn, đảm bảo quyền và lợi ích các bên liên quan, góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, giảm tải công việc cho hệ thống Tòa án và cơ quan Thi hành án dân sự.

3.3. Về tạo lập, bổ sung chứng cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

Khoản 5 Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định khi tham gia tố tụng, đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ; chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nguyên tắc này không chỉ áp dụng trong lĩnh vực dân sự mà còn trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, hành chính, lao động.

Tuy nhiên, trên thực tế thì việc thực hiện quy định của pháp luật giao trách nhiệm chứng minh cho các bên đương sự trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự tại Tòa án... do trình độ dân trí còn hạn chế, nhiều đương sự không thực hiện đúng nghĩa vụ cung cấp chứng cứ theo quy định của pháp luật, gây khó khăn, trở ngại và làm cho việc giải quyết nhiều vụ án bị kéo dài dẫn đến tình trạng án quá thời hạn giải quyết, xét xử.

Bên cạnh đó, một cơ chế cụ thể, quy định pháp luật hữu hiệu để cá nhân, tổ chức có thể thu thập, xác lập chứng cứ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình lại chưa có. Hơn nữa, văn bản xác lập chứng cứ của bên có quyền lợi có thể không đảm bảo giá trị pháp lý, độ tin cậy và tính chính xác. Do đó, việc thu thập và xuất trình chứng cứ chứng minh tại Tòa án của đương sự là rất khó khăn.

Chính vì vậy, việc xác lập chứng cứ chứng minh thông qua hoạt động lập vi bằng của Thừa phát lại sẽ góp phần giúp các bên thực hiện quyền được xác lập chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình về dân sự, kinh doanh thương mại, hành chính, lao động; hỗ trợ bổ sung; hỗ trợ cơ quan công chứng khi thực hiện công chứng các giao dịch và đặc biệt là nguồn cung cấp chứng cứ trong hoạt động tố tụng tại Tòa án.

Từ cơ sở pháp lý, cơ sở chính trị, cơ sở lý luận và tình hình thực tiễn tại địa phương cho thấy việc xây dựng Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2030 là cần thiết, đáp ứng các yêu cầu của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các giao dịch dân sự, kinh tế và trong quá trình thi hành các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân; góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước, giảm tải công việc cho Tòa án nhân dân, cơ quan Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh phù hợp với quy định của pháp luật và thực tiễn tại địa phương.

II. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU

1. Quan điểm

a) Phát triển Văn phòng Thừa phát lại phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, có tính ổn định và bền vững; nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của tổ chức và cá nhân; gắn với đổi mới công tác cải cách tư pháp và cải cách hành chính góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị - xã hội của tỉnh.

b) Tạo môi trường thuận lợi cho việc xã hội hóa hoạt động thừa phát lại trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, có sự quản lý, định hướng và điều tiết của Nhà nước, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong hoạt động thừa phát lại.

c) Việc xây dựng Đề án phải có lộ trình cụ thể, định hướng việc phát triển số lượng Văn phòng Thừa phát lại theo từng giai đoạn, từng địa bàn cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu dịch vụ pháp lý của tổ chức, cá nhân; đồng thời, đảm bảo các Văn phòng Thừa phát lại có thể tồn tại và phát triển bền vững.

2. Mục tiêu của Đề án

a) Huy động các nguồn lực xã hội tham gia hoạt động Thừa phát lại nhằm hỗ trợ tích cực cho các hoạt động tư pháp, góp phần giảm tải công việc của các cơ quan tư pháp, trước hết là của Tòa án và cơ quan Thi hành án dân sự các cấp trên địa bàn tỉnh, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp hiện nay.

b) Tạo điều kiện cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến thi hành án có thêm công cụ hỗ trợ tích cực để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong quá trình tổ chức thi hành án.

c) Phát triển Văn phòng Thừa phát lại theo đúng định hướng của Chính phủ; đồng thời phân bố phù hợp với tình hình thực tiễn và tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trên địa bàn tỉnh; đáp ứng kịp thời nhu cầu của các tổ chức, cá nhân khi tham gia các giao dịch dân sự, kinh tế và trong hoạt động tố tụng;

Thành lập không quá 02 Văn phòng Thừa phát lại tại 01 đơn vị hành chính là thành phố, thị xã thuộc tỉnh và thành lập không quá 01 Văn phòng Thừa phát lại tại 01 đơn vị hành chính cấp huyện còn lại trên địa bàn tỉnh.

d) Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước có liên quan, đặc biệt giữa Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, cơ quan Thi hành án dân sự và UBND cấp huyện, cấp xã trong hoạt động Thừa phát lại.

III. LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÁC VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI

Lộ trình phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Lào Cai phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; trên cơ sở địa giới hành chính cấp huyện (các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh); điều kiện về kinh tế - xã hội; số lượng vụ việc thụ lý của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự; mật độ dân cư và nhu cầu của người dân ở địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại và dự báo tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Việc phát triển các Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh thực hiện theo 02 giai đoạn: Giai đoạn từ năm 2021 - 2025 và giai đoạn từ năm 2026-2030, cụ thể như sau:

1. Giai đoạn từ năm 2021 - 2025

a) Tổ chức triển khai Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 sau khi UBND tỉnh phê duyệt.

b) Phát triển Văn phòng Thừa phát lại ở các khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, mật độ dân cư cao; đồng thời, có tính đến nhu cầu thực hiện các giao dịch dân sự, kinh tế, hoạt động tố tụng, thi hành án dân sự của các tổ chức, cá nhân tại từng địa bàn cấp huyện. Theo đó, Văn phòng Thừa phát lại được phát triển ở các địa bàn sau:

(1) Thành phố Lào Cai: 01 Văn phòng Thừa phát lại.

(2) Thị xã Sa Pa: 01 Văn phòng Thừa phát lại.

(3) Huyện Bảo Thắng: 01 Văn phòng thừa phát lại

c) Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án giai đoạn 2021 - 2025; đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung Đề án cho phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và tình hình thực tiễn tại địa phương.

2. Giai đoạn từ năm 2026 - 2030

Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động thừa phát lại; Tiếp tục duy trì, ổn định các Văn phòng Thừa phát lại hiện có; củng cố, phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên cơ sở nhu cầu thực hiện các giao dịch dân sự, kinh tế, hoạt động tố tụng, thi hành án dân sự của các tổ chức, cá nhân tại từng địa bàn cấp huyện và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Giai đoạn 2026 - 2030 phát triển thêm 08 Văn phòng Thừa phát lại tại địa bàn các đơn vị hành chính sau:

(1) Thành phố Lào Cai: Phát triển thêm 01 Văn phòng Thừa phát lại

(2) Thị xã Sa Pa: Phát triển thêm 01 Văn phòng Thừa phát lại

(3) Huyện Văn Bàn: Phát triển 01 Văn phòng Thừa phát lại

(4) Huyện Bảo Yên: Phát triển 01 Văn phòng Thừa phát lại

(5) Huyện Bát Xát: Phát triển 01 Văn phòng Thừa phát lại

(6) Huyện Si Ma Cai: Phát triển 01 Văn phòng Thừa phát lại

(7) Huyện Bắc Hà: Phát triển 01 Văn phòng Thừa phát lại

(8) Huyện Mường Khương: Phát triển 01 Văn phòng Thừa phát lại.

Trường hợp khi đến năm kết thúc giai đoạn nhưng chưa phát triển đủ số lượng Văn phòng Thừa phát lại theo lộ trình tại Mục 1 và Mục 2 Phần III của Đề án này thì vẫn tiếp tục cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại trong những năm tiếp theo.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Tư pháp

Giao cho Sở Tư pháp căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ được phê duyệt tại phần III của Đề án này, tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện quy trình cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại đảm bảo đúng lộ trình, số lượng và địa bàn đã được phê duyệt; đồng thời đảm bảo trình tự, thủ tục thành lập theo quy định, cụ thể:

a) UBND tỉnh ủy quyền cho Sở Tư pháp ra văn bản thông báo về việc thành lập Văn phòng Thừa phát lại đối với từng địa bàn huyện, thị xã, thành phố được phê duyệt trong Đề án.

b) Giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh theo quy định tại khoản 2, Điều 68, Nghị định số 08/2020/NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

c) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành; các cơ quan, tổ chức có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra thực hiện có hiệu quả Đề án này.

d) Tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án; định kỳ báo cáo Bộ Tư pháp và UBND tỉnh theo quy định.

2. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh

a) Phối hợp, hỗ trợ và chỉ đạo Tòa án nhân dân cấp huyện phối hợp, hỗ trợ cho hoạt động Thừa phát lại sau khi được thành lập và đi vào hoạt động.

b) Xem xét, thực hiện chuyển giao các văn bản tố tụng cần tống đạt cho Văn phòng Thừa phát lại; Chỉ đạo Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, thực hiện chuyển giao các văn bản tố tụng cần tống đạt cho Văn phòng Thừa phát lại.

c) Trực tiếp thực hiện và hướng dẫn Tòa án nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh hướng dẫn đương sự về quyền yêu cầu Thừa phát lại tổ chức thi hành các bản án, quyết định để đương sự biết và sử dụng dịch vụ thi hành án của Thừa phát lại.

3. Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh

a) Phối hợp, hỗ trợ và chỉ đạo Viện Kiểm sát nhân dân dân cấp huyện phối hợp, hỗ trợ cho hoạt động Thừa phát lại sau khi được thành lập và đi vào hoạt động.

b) Xem xét, thực hiện chuyển giao các văn bản tố tụng cần tống đạt cho Văn phòng Thừa phát lại; Chỉ đạo Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện xem xét, thực hiện chuyển giao các văn bản tố tụng cần tống đạt cho Văn phòng Thừa phát lại.

4. Cục Thi hành án dân sự tỉnh

a) Thực hiện và chỉ đạo Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện phối hợp với Thừa phát lại trong việc tổ chức thi hành bản án, quyết định theo quy định của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác có liên quan;

b) Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, quan tâm giới thiệu, tuyên truyền về nhiệm vụ, quyền hạn của Thừa phát lại trong công tác thi hành án dân sự để đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan biết.

c) Xem xét, thực hiện chuyển giao các văn bản tố tụng cần tống đạt cho Văn phòng Thừa phát lại; Chỉ đạo Chi cục thi hành án cấp huyện xem xét, thực hiện chuyển giao các văn bản tố tụng cần tống đạt cho Văn phòng Thừa phát lại.

5. Công an tỉnh

Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, Công an cấp huyện thực hiện các yêu cầu của Thừa phát lại theo quy định của Luật Thi hành án dân sự, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 08/2020/NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

6. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Lào Cai, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh

a) Sở Thông tin và Truyền thông:

Định hướng các cơ quan báo chí, Đài Phát thanh - Truyền hình Lào Cai thực hiện việc đưa tin, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về chế định Thừa phát lại, dành thời lượng thích hợp để tuyên truyền phổ biến trên các chuyên trang, chuyên mục pháp luật về nội dung của các văn bản pháp luật liên quan đến Thừa phát lại.

b) Báo Lào Cai, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh:

Phối hợp với Sở Tư pháp tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật của Nhà nước về Thừa phát lại trên các chuyên trang, chuyên mục về pháp luật; theo dõi và đưa tin thường xuyên về hoạt động của Thừa phát lại để Nhân dân và các tổ chức nắm bắt, thực hiện.

7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Cục Thuế tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh, các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan

Trong phạm vi quản lý của mình, có trách nhiệm phối hợp với các Văn phòng Thừa phát lại để tổ chức triển khai thực hiện hoạt động xác minh điều kiện thi hành án dân sự và tổ chức thi hành án dân sự theo yêu cầu của đương sự đối với các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của Luật Thi hành án dân sự, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 08/2020/NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

8. UBND các huyện, thị xã, thành phố

a) Phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án này.

b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về Thừa phát lại và nội dung Đề án này cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc, cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân trên địa bàn với các hình thức phù hợp, nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động Thừa phát lại trong giai đoạn hiện nay.

c) Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc và UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn quản lý, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 08/2020/NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

9. Các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan:

Trong phạm vi quản lý của mình, có trách nhiệm phối hợp với các Văn phòng Thừa phát lại để tổ chức triển khai thực hiện hoạt động xác minh điều kiện thi hành án dân sự và tổ chức thi hành án dân sự theo yêu cầu của đương sự đối với các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của pháp luật của Luật Thi hành án dân sự, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 08/2020/NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

10. Kinh phí thực hiện

Kinh phí thực hiện các nội dung trong Đề án được bố trí, dự toán hàng năm từ nguồn ngân sách tỉnh và được quản lý, sử dụng có hiệu quả theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình triển khai thực hiện Đề án này, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời phản ánh về UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp) để được hướng dẫn, giải quyết./.

 

THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG VỤ VIỆC THỤ LÝ CỦA TAND TỈNH, TAND CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI TỪ NGÀY 01/01/2018 ĐẾN NGÀY 31/12/2020

(Ban hành kèm theo Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2030)

Biểu số 1

STT

Năm

Tổng số vụ việc thụ lý

Tổng số vụ việc đã giải quyết

Số lượng văn bản tống đạt

Ghi chú

I

TAND TỈNH

 

1

2018

438

385

3496

 

2

2019

412

331

3642

 

3

2020

429

336

4288

 

II

TAND CẤP HUYỆN

 

1

Tòa án nhân dân Thành phố Lào Cai

 

1.1

2018

1572

1545

5216

 

1.2

2019

1079

1061

3837

 

1.3

2020

1032

1011

3596

 

2

Tòa án nhân dân thị xã Sa Pa

 

2.1

2018

247

221

2951

 

2.2

2019

244

197

2702

 

2.3

2020

275

215

2975

 

3

Tòa án nhân dân huyện Bảo Thắng

 

3.1

2018

576

518

3272

 

3.2

2019

570

508

3790

 

3.3

2020

614

547

3439

 

4

Tòa án nhân dân huyện Bắc Hà

 

4.1

2018

137

137

411

 

4.2

2019

156

156

468

 

4.3

2020

156

156

468

 

5

a án nhân dân huyện Si Ma Cai

5.1

2018

60

60

90

 

5.2

2019

68

68

100

 

5.3

2020

86

86

150

 

6

Tòa án nhân dân huyện Mường Khương

6.1

2018

134

124

1500

 

6.2

2019

167

134

1900

 

6.3

2020

211

180

2400

 

7

Tòa án nhân dân huyện Bát Xát

7.1

2018

382

382

652

 

7.2

2019

332

332

530

 

7.3

2020

225

225

428

 

8

Tòa án nhân dân huyện Bảo Yên

8.1

2018

217

217

1305

 

8.2

2019

295

295

2056

 

8.3

2020

300

291

2328

 

9

Tòa án nhân dân huyện Văn Bàn

9.1

2018

426

426

852

 

9.2

2019

324

324

648

 

9.3

2020

370

370

740

 

 

THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG VỤ VIỆC THỤ LÝ CỦA VKSND TỈNH, VKSND CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI TỪ NGÀY 01/01/2018 ĐẾN NGÀY 31/12/2020

(Ban hành kèm theo Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2030)

Biểu số 2

STT

Năm

Tổng số vụ việc thụ lý

Tổng số vụ việc đã giải quyết

Số lượng văn bản tống đạt

Ghi chú

I

VKSND TỈNH

 

1

2018

216

200

0

 

2

2019

224

207

0

 

3

2020

226

197

0

 

II

VKSND CẤP HUYỆN

 

1

Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Lào Cai

 

1.1

2018

901

845

0

 

1.2

2019

817

790

0

 

1.3

2020

796

697

0

 

2

Viện Kiểm sát nhân dân thị xã Sa Pa

 

2.1

2018

149

136

2

 

2.2

2019

134

134

2

 

2.3

2020

164

144

2

 

3

Viện Kiểm sát nhân dân huyện Bảo Thắng

 

3.1

2018

403

403

0

 

3.2

2019

485

485

0

 

3.3

2020

445

385

0

 

4

Viện Kiểm sát nhân dân huyện Bảo Yên

 

4.1

2018

168

163

0

 

4.2

2019

194

194

0

 

4.3

2020

243

205

0

 

5

Viện Kiểm sát nhân dân huyện Văn Bàn

5.1

2018

154

152

0

 

5.2

2019

171

169

0

 

5.3

2020

212

174

0

 

6

Viện Kiểm sát nhân dân huyện Si Ma Cai

6.1

2018

54

54

0

 

6.2

2019

64

64

0

 

6.3

2020

91

83

0

 

7

Viện Kiểm sát nhân dân huyện Bắc Hà

7.1

2018

87

87

0

 

7.2

2019

115

111

0

 

7.3

2020

131

121

0

 

8

Viện Kiểm sát nhân dân huyện Mường Khương

8.1

2018

118

118

0

 

8.2

2019

120

120

0

 

8.3

2020

173

141

0

 

9

Viện Kiểm sát nhân dân huyện Bát Xát

9.1

2018

170

168

0

 

9.2

2019

176

170

0

 

9.3

2020

173

155

0

 

 

THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG VIỆC THỤ LÝ CỦA CỤC THADS TỈNH, CƠ QUAN THADS CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI TỪ NGÀY 01/01/2018 ĐẾN NGÀY 31/12/2020

(Ban hành kèm theo Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2030)

Biểu số 3

STT

Năm

Tổng số vụ việc phải thi hành

Tổng số vụ việc đã giải quyết

Số lượng văn bản tống đạt

Ghi chú

I

CỤC THADS TỈNH

1

2018

315

249

750

 

2

2019

325

269

802

 

3

2020

354

333

976

 

II

CHI CỤC THADS CẤP HUYỆN

 

1

Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Lào Cai

 

1.1

2018

1818

1455

2856

 

1.2

2019

1906

1495

2688

 

1.3

2020

1772

1282

2965

 

2

Chi cục Thi hành án thị xã Sa Pa

 

2.1

2018

309

253

395

 

2.2

2019

328

259

415

 

2.3

2020

344

293

526

 

3

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bảo Thắng

 

3.1

2018

961

707

726

 

3.2

2019

1002

691

786

 

3.3

2020

1240

861

885

 

4

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bắc Hà

 

4.1

2018

232

201

226

 

4.2

2019

255

221

245

 

4.3

2020

233

216

229

 

5

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Văn Bàn

5.1

2018

454

311

317

 

5.2

2019

567

394

399

 

5.3

2020

665

475

463

 

6

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Mường Khương

6.1

2018

324

227

324

 

6.2

2019

314

217

314

 

6.3

2020

334

227

334

 

7

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bảo Yên

7.1

2018

428

425

850

 

7.2

2019

420

419

838

 

7.3

2020

436

435

870

 

8

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bát Xát

8.1

2018

393

331

348

 

8.2

2019

427

360

366

 

8.3

2020

339

274

284

 

9

Chi cục Thi hành án dân sự huyện Si Ma Cai

9.1

2018

96

78

96

 

9.2

2019

88

67

88

 

9.3

2020

114

113

114

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2043/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2030

  • Số hiệu: 2043/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 17/06/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai
  • Người ký: Trịnh Xuân Trường
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 17/06/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản