Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1927/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 23 tháng 7 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHO HỘ NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAM RÔNG GIAI ĐOẠN 2021-2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 15/02/2020 của Chính phủ về việc triển khai Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030;

Căn cứ các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh: số 82/2018/NQ-HDND ngày 11/7/2018 quy định mức hỗ trợ từ nguồn kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; số 186/2020/NQ-HĐND ngày 15/7/2020 của quy định nội dung chi, mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông địa phương;

Xét đề nghị của Chủ tịch UBND huyện Đam Rông tại Tờ trình số 45/TTr-UBND ngày 12/3/2021; ý kiến đề xuất của của Giám đốc Sở Tài chính tại Văn bản số 1360/STC-NS ngày 24/6/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ nghèo trên địa bàn huyện Đam Rông giai đoạn 2021-2025, cụ thể như sau:

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung:

Khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương theo từng tiểu vùng, tập trung đầu tư phát triển kinh tế - xã hội; huy động tối đa nguồn lực thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nhằm giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân huyện Đam Rông, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập so với bình quân chung của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Hỗ trợ phát triển sản xuất cho các hộ nghèo thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng các mô hình giảm nghèo nhanh bền vững, đến năm 2025 thu nhập trung bình hộ nghèo đạt trên 95 triệu đồng/năm.

- Huy động tổng hợp các nguồn lực tham gia vào công tác giảm nghèo, triển khai thực hiện hỗ trợ sản xuất, giảm nghèo hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm từ 0,8-1%/năm; đến năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo trong huyện thấp dưới 3%.

- Lồng ghép các nguồn vốn hoàn thiện hệ thống thủy lợi, cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất, trong đó phấn đấu có trên 90% diện tích đất sản xuất nông nghiệp được bảo đảm tưới tiêu; hoàn thiện đường giao thông đến khu sản xuất tập trung, xe cơ giới đi lại thuận tiện quanh năm, góp phần hoàn thành xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

3. Đối tượng tham gia đề án: Các hộ nghèo và một số hộ cận nghèo vừa mới thoát nghèo, trong đó, tập trung chủ yếu vào các hộ nghèo.

II. Nội dung thực hiện:

1. Hỗ trợ về sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi:

a) Nội dung hỗ trợ: Thực hiện đầu tư hỗ trợ cây, con giống, thức ăn, thuốc thú y, vật tư nông nghiệp thiết yếu cho 899 hộ nghèo và hộ cận nghèo để phát triển sản xuất, giảm chi phí đầu vào, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống, giúp người nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững; cụ thể:

- Năm 2021: Hỗ trợ cho 400 hộ nghèo và một số hộ cận nghèo mới thoát nghèo năm 2020.

- Năm 2022: Hỗ trợ cho 400 hộ nghèo (năm thứ 2) và hỗ trợ 300 hộ nghèo mới và một số hộ cận nghèo mới thoát nghèo năm 2021 (năm thứ nhất).

- Năm 2023: Hỗ trợ cho 400 hộ nghèo (năm thứ 3) và 300 hộ nghèo (năm thứ 2) và 199 hộ nghèo và một số hộ cận nghèo mới thoát nghèo năm 2022 (năm thứ nhất).

- Năm 2024: Hỗ trợ cho 300 hộ nghèo (năm thứ 3) và 199 hộ nghèo (năm thứ 2) và một số hộ cận nghèo mới thoát nghèo năm 2023.

- Năm 2025: Hỗ trợ cho 199 hộ nghèo (năm thứ 3) và một số hộ cận nghèo mới thoát nghèo năm 2024.

b) Phương thức hỗ trợ: Trên cơ sở nội dung Đề án được phê duyệt, UBND huyện Đam Rông giao nhiệm vụ cho cơ quan, đơn vị có chuyên môn, năng lực thực hiện việc hỗ trợ trực tiếp cây giống, con giống, thức ăn, thuốc thú y, vật tư nông nghiệp cần thiết cho hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định hiện hành, bảo đảm công khai, minh bạch, kịp thời vụ, đạt mục tiêu Đề án.

2. Thực hiện nhân rộng các mô hình giảm nghèo bền vững:

Xây dựng và nhân rộng 280 mô hình giảm nghèo bền vững có hiệu quả, phù hợp với điều kiện của từng tiểu vùng, phong tục tập quán và và khả năng đối ứng của các hộ nghèo, gồm:

- 100 mô hình chăn nuôi tằm công nghệ mới (quy mô 01 bộ dụng cụ chăn nuôi tằm/mô hình).

- 50 mô hình chăn nuôi heo bản địa có chuồng trại (quy mô không quá 10 con /mô hình).

- 50 mô hình chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học (quy mô không quá 500 con/mô hình).

- 30 mô hình trồng dứa trên đất dốc (quy mô không quá 1ha/ mô hình).

- 50 mô hình trồng cây ăn trái (quy mô không quá 1ha/mô hình).

3. Đào tạo, tập huấn, chuyển giao các quy trình sản xuất nông nghiệp

a) Đào tạo tập huấn nâng cao nhận thức, năng lực của đội ngũ cán bộ cơ sở để tổ chức thực hiện các nội dung Đề án đạt hiệu quả (về chuyên môn kỹ thuật, xây dựng kế hoạch hỗ trợ sản xuất, nhiệm vụ cụ thể của cán bộ trực tiếp giúp đỡ các hộ nghèo thoát nghèo).

b) Tổ chức 52 lớp tập huấn (trung bình 50 người/lớp), hướng dẫn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp về các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi,.. cho các hộ nghèo, cận nghèo.

III. Cơ chế và mức hỗ trợ:

Thực hiện hỗ trợ sản xuất hoặc vừa hỗ trợ sản xuất, vừa xây dựng mô hình (không quá 02 mô hình/hộ trong giai đoạn 2021-2025) đối với những hộ đăng ký và cam kết thoát nghèo, trong đó:

1. Hỗ trợ về sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi: Cơ chế, chính sách hỗ trợ theo các quy định: Thông tư số 18/2017/TT-BNNPTNT ngày 09/10/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thông tư số 15/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 của Bộ Tài chính; Nghị quyết số 82/2018/NQ-HĐND ngày 11/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh và các quy định hiện hành.

2. Hỗ trợ xây dựng mô hình: áp dụng các cơ chế chính sách ban hành theo Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông; Nghị quyết số 186/2020/NQ-HĐND ngày 15/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh và các quy định hiện hành.

3. Đào tạo, tập huấn: Người tham gia tập huấn được hỗ trợ tối đa 100% chi phí tài liệu, tiền ăn, đi lại, nơi ở trong thời gian tham dự đào tạo, tập huấn theo Nghị quyết số 186/2020/NQ-HĐND ngày 15/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh và các quy định hiện hành.

4. Kinh phí quản lý: Bằng 5% kinh phí Đề án (theo Điều 1 Nghị quyết số 82/2018/NQ-HĐND ngày 11/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định).

IV. Kinh phí thực hiện:

1. Tổng kinh phí thực hiện Đề án: 48.129 triệu đồng (Bốn mươi tám tỷ, một trăm hai mươi chín triệu đồng chẵn); trong đó:

- Vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ 10.000 triệu đồng từ nguồn dự phòng ngân sách tỉnh năm 2021 (Thông báo số 424/TB-UBND ngày 29/12/2020 của UBND tỉnh).

- Ngân sách từ các Chương trình mục tiêu quốc gia (phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; giảm nghèo bền vững) lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn tỉnh và ngân sách huyện tự cân đối: 38.129 triệu đồng.

2. Phân kỳ nguồn vốn ngân sách nhà nước:

- Năm 2021: 9.425 triệu đồng

- Năm 2022: dự kiến 10.167 triệu đồng;

- Năm 2023: dự kiến 9.931 triệu đồng;

- Năm 2024: dự kiến 9.694 triệu đồng;

- Năm 2025: dự kiến 8.913 triệu đồng;

(Chi tiết theo các Phụ lục I, II đính kèm).

V. Giải pháp thực hiện:

1. Giải pháp về công tác thông tin tuyên truyền:

a) Phát huy vai trò cả hệ thống chính trị, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, sự tham gia của người dân trong công tác tuyên truyền, vận động nhằm chuyển biến nhận thức trong giảm nghèo, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo tại địa phương.

b) Đẩy mạnh truyền thông nhằm thay đổi và chuyển biến nhận thức trong giảm nghèo, vận động người nghèo, hộ nghèo, người chưa có hoặc thiếu việc làm phát huy khả năng của bản thân, chủ động phấn đấu vươn lên vượt qua đói nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước.

2. Giải pháp về chuyển giao khoa học kỹ thuật:

a) Tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo, công tác khuyến nông để lực lượng cán bộ cơ sở có năng lực và trách nhiệm giúp cấp uỷ, chính quyền cơ sở thực hiện Đề án có hiệu quả.

b) Thực hiện chuyển giao nhanh, có hiệu quả ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất thông qua các mô hình, các lớp tập huấn thực hành tại hiện trường có sự tham gia chủ động của người dân; cử các cán bộ kỹ thuật có năng lực (kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm) hướng dẫn thực hiện các mô hình với vai trò thúc đẩy, thường xuyên bám sát theo dõi, hướng dẫn, để người dân nắm rõ kiến thức và tự ứng dụng, thực hành vào quá trình sản xuất; cải tiến phương pháp tập huấn phù hợp với từng đối tượng của từng địa phương.

c) Tập trung nghiên cứu, nhân rộng các mô hình, các điển hình sản xuất thực tế có hiệu quả, nhất là những mô hình tạo nhiều việc làm, dễ thực hiện nhưng mang lại thu nhập bền vững cho hộ nghèo tại địa phương.

d) Huy động sự tham gia của các đối tượng hưởng lợi chính sách trong việc xác định khả năng thoát nghèo của từng hộ; xác định nhu cầu hỗ trợ của từng hộ để phát triển sản xuất và từng bước thoát nghèo; huy động sự tham gia của hộ nghèo trong việc xây dựng kế hoạch thực hiện các mô hình;

đ) Tăng cường ứng dụng cách mạng 4.0 trong vào quá trình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để giảm nghèo nhanh và bền vững thông qua các ứng dụng trực tuyến cụ thể, sinh động tại địa phương.

3. Giải pháp về quản lý, triển khai thực hiện Đề án:

a) Nâng cao năng lực quản lý nhà nước, xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành để thực hiện có hiệu quả Đề án; kiện toàn Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện, cấp xã; thực hiện tốt cơ chế kiểm tra, giám sát để kịp thời khắc phục các tồn tại, điều chỉnh các phát sinh cho phù hợp với thực tiễn cũng như phát huy những kết quả tích cực đã đạt được; đồng thời, thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng để kịp thời động viên những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc hỗ trợ sản xuất giảm nghèo của huyện.

b) Tổ chức rà soát, đánh giá hộ nghèo, hộ cận nghèo đảm bảo công khai, minh bạch, đúng tiêu chí quy định và xác định đúng nhu cầu hỗ trợ sản xuất của từng đối tượng; quản lý, sử dụng nguồn kinh phí đúng mục đích, đầu tư có trọng điểm, không dàn trải có hiệu quả, thanh quyết toán đúng quy định hiện hành.

c) Thực hiện tốt vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể; Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa cấp ủy, chính quyền cấp xã với các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở trong việc triển khai thực hiện Đề án và các Chương trình mục tiêu quốc gia triển khai tại địa phương.

4. Giải pháp về huy động nguồn lực thực hiện đề án: Tập trung huy động mọi nguồn lực để thực hiện Đề án theo lộ trình hàng năm và cả giai đoạn; thực hiện tốt việc lồng ghép các nguồn vốn của các Chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án hỗ trợ sản xuất có mục tiêu trên địa bàn tỉnh.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. UBND huyện Đam Rông:

a) Chủ trì tổ chức quản lý và thực hiện Đề án, có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã triển khai thực hiện Đề án đảm bảo đạt mục tiêu đã phê duyệt, có hiệu quả, thanh quyết toán đúng quy định hiện hành.

b) Thường xuyên theo dõi, tổng hợp báo cáo tình hình triển khai, thực hiện Đề án (định kỳ 06 tháng, hàng năm); tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện Đề án gửi UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan theo quy định (Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Lao động-Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ban Dân tộc tỉnh).

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Hướng dẫn về mặt chuyên môn, xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mô hình có hiệu quả, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội của địa phương để UBND huyện Đam Rông căn cứ thực hiện.

b) Lồng ghép chương trình khuyến nông, các chương trình, đề án do ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì để ưu tiên triển khai các lớp tập huấn, mô hình và chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững có hiệu quả tại huyện Đam Rông.

3. Sở Tài chính hướng dẫn UBND huyện Đam Rông quản lý, thanh quyết toán kinh phí thực hiện Đề án theo quy định hiện hành.

4. Các sở, ngành liên quan (Kế hoạch và Đầu tư, Lao động-Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc tỉnh): Lồng ghép các Chương trình mục tiêu quốc gia, đề án thuộc lĩnh vực đơn vị chủ trì phụ trách, đề xuất, tham mưu UBND tỉnh ưu tiên bố trí kinh phí, nguồn lực để thực hiện Đề án.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động-Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc tỉnh; Chủ tịch UBND huyện Đam Rông và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành kể từ ngày ký./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm S

 

PHỤ LỤC I:

TỔNG HỢP DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHO HỘ NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAM RÔNG GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1927/QĐ-UBND ngày 23 /7/2021 của UBND tỉnh )

STT

Hạng mục hỗ trợ

ĐVT

Số lượng

Thành tiền (tr.đ)

 

 

I

Hỗ trợ phát triển sản xuất

 

 

35.305

 

a

Trồng trọt

 

 

10.155

 

 -

Cây dâu tằm

ha

50

540

 

 -

Cây mắc ca

ha

100

829

 

 -

Cây sầu riêng

ha

200

3.000

 

 -

Cây bơ ghép

ha

100

451

 

 -

Cây mít thái

ha

100

1.511

 

 -

Cây dứa (thơm)

ha

50

3.825

 

b

Chăn nuôi

 

10.950

7.300

 

 -

con

200

3.000

 

 -

Heo

con

500

2.500

 

 -

con

250

1.250

 

 -

Gia cầm (gà, ngan, vịt)

con

10.000

550

 

c

Hỗ trợ vật tư nông nghiệp, nông cụ sản xuất

 

 

17.850

 

 -

Dụng cụ nuôi tằm

hộ

150

2.250

 

 -

Phân bón

tấn

420

12.600

 

 -

Nông cụ sản xuất

hộ

200

3.000

 

II

Xây dựng và nhân rộng mô hình sinh kế

 

280

9.875

 

 -

Mô hình chăn nuôi tằm công nghệ mới

Mô hình

100

2.000

 

 -

Mô hình chăn nuôi heo đen

Mô hình

50

2.500

 

 -

Mô hình chăn nuôi gia cầm sinh học

Mô hình

50

1.376

 

 -

Mô hình trồng dứa trên đất dốc

Mô hình

30

1.500

 

 -

Mô hình trồng cây ăn trái

Mô hình

50

2.500

 

III

Đào tạo, tập huấn kỹ thuật sản xuất

 

52

780

 

 -

Tập huấn chuyển giao kỹ thuật

Lớp

52

780

 

IV

Chi phí xây dựng và quản lý dự án

 

 

2.169

 

Tổng cộng

 

 

48.129

 

 

PHỤ LỤC II:

PHÂN KỲ DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHO HỘ NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAM RÔNG GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1927/QĐ-UBND ngày 23 /7/2021 của UBND tỉnh )

Stt

Hạng mục

ĐVT

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Số lượng

Thành tiền (tr.đ)

Số lượng

Thành tiền (tr.đ)

Số lượng

Thành tiền (tr.đ)

Số lượng

Thành tiền (tr.đ)

Số lượng

Thành tiền (tr.đ)

I

Hỗ trợ phát triển sản xuất

 

 

6.939

 

6.509,0

 

7.799,0

 

7.096,0

 

6.963,0

a

Trồng trọt

 

112

1.929

115

2.124

130

2.639

125

2.136

111

1.328

 -

Cây dâu tằm

ha

10

108

15

162

10

108

10

108

5

54

 -

Cây mắc ca

ha

24

199

20

166

20

166

20

166

16

132

 -

Cây sầu riêng

ha

40

600

30

450

45

675

35

525

50

750

 -

Cây bơ ghép

ha

10

45

15

68

25

113

30

135

20

90

 -

Cây mít thái

ha

20

302

25

378

15

227

20

302

20

302

 -

Cây dứa (thơm)

ha

15

675

10

900

15

1.350

10

900

-

-

b

Chăn nuôi

 

2.190

1.260

2.165

1.235

2.215

1.635

2.190

1.510

2.190

1.660

 -

con

20

300

30

450

45

675

45

675

60

900

 -

Heo

con

120

600

80

400

110

550

100

500

90

450

 -

con

50

250

55

275

60

300

45

225

40

200

 -

Gia cầm (gà, ngan, vịt)

con

2.000

110

2.000

110

2.000

110

2.000

110

2.000

110

c

Hỗ trợ vật tư nông nghiệp, nông cụ sản xuất

 

 

3.750,0

 

3.150

 

3.525

 

3.450

 

3.975

 -

Dụng cụ nuôi tằm

hộ

30

450

30

450

40

600

25

375

25

375

 -

Phân bón

tấn

90

2.700

70

2.100

75

2.250

85

2.550

100

3.000

 -

Nông cụ sản xuất

hộ

40

600

40

600

45

675

35

525

40

600

II

Xây dựng và nhân rộng mô hình sinh kế

 

 

1.770

 

2.938

47

1.480

65

2.163

50

1.525

 -

Mô hình chăn nuôi tằm công nghệ mới

MH/1 hộ

15

300

15

300

20

400

25

500

25

500

-

Mô hình chăn nuôi heo đen

MH/1 hộ

 

 

15

750

15

750

10

500

10

500

 -

Mô hình chăn nuôi gia cầm sinh học

MH/1 hộ

8

220

5

138

12

330

15

413

10

275

 -

Mô hình trồng dứa trên đất dốc

MH/1 hộ

10

500

20

1.000

-

-

-

-

-

-

 -

Mô hình trồng cây ăn trái

MH/1 hộ

15

750

15

750

-

-

15

750

5

250

III

Đào tạo, tập huấn kỹ thuật sản xuất

 

 

240

 

240

-

-

-

120

-

-

 -

Tập huấn chuyển giao kỹ thuật

lớp

16

240

16

240

12

180

8

120

-

-

IV

Chi phí xây dựng và quản lý dự án

 

 

476

 

481

-

473

-

315

-

424

Tổng cộng

 

 

9.425

 

10.168

-

9.931

-

9.694

-

8.913

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1927/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ nghèo trên địa bàn huyện Đam Rông giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Lâm Đồng ban hành

  • Số hiệu: 1927/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 23/07/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
  • Người ký: Phạm S
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản