Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 11/QĐ-UB

TP. Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 01 năm 1989

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC THÀNH LẬP SỞ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI TRỰC THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đã được Quốc hội thông qua ngày 30-6-1983;
- Căn cứ yêu cầu tăng cường công tác quản lý nhà nước và chỉ đạo thống nhất lĩnh vực kinh tế đối ngoại của thành phố theo chủ trương Nghị quyết của trung ương Đảng, Hội đồng Bộ trưởng và Thành Ủy thành phố Hồ Chí Minh;
- Xét đề nghị của Trưởng Ban Kinh tế đối ngoại, Trưởng Ban Tổ chức chánh quyền thành phố,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.- Thành lập Sở Kinh tế đối ngoại trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, trên cơ sở kiện toàn Ban Kinh tế đối ngoại được thành lập theo quyết định số 157/QĐ-UB ngày 08 tháng 6 năm 1987.

Sở Kinh tế đối ngoại là cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân thành phố được Ủy ban nhân dân thành phố giao nhiệm vụ quản lý và chỉ đạo thống nhất các hoạt đông về kinh tế đối ngoại của thành phố (bao gồm: xuất nhập khẩu; hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật; đầu tư nước ngoài vào thành phố; du lịch; cung ứng tàu biển; dịch vụ Việt kiều; phục vụ cơ quan đại diện nước ngoài; viện trợ quốc tế; kết nghĩa hữu nghị; hội chợ triển lãm quốc tế; khu chế xuất) theo đúng đường lối, chánh sách của Đảng và qui hoạch, kế hoạch, pháp luật của nhà nước.

Sở Kinh tế đối ngoại có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được cấp kinh phí và mở tài khoản theo quy định của nhà nước.

Điều 2.- Sở Kinh tế đối ngoại có nhiệm vụ quyền hạn sau:

1/ Phối hợp với Ủy ban Kế hoạch và các ngành liên quan nghiên cứu trình Ủy ban nhân dân quyết định các chương trình mục tiêu, quy hoạch, kế hoạch (hằng năm và dài hạn) về hoạt động kinh tế đối ngoại phục vụ mục tiêu kinh tế - xã hội) của thành phố.

2/ Nghiên cứu trình Ủy ban nhân dân ban hành các chỉ thị, quyết định vận dụng chánh sách và cơ chế quản lý các hoạt động kinh tế đối ngoại sát hợp với tình hình thực tế của thành phố và hướng dẫn của các sở, ban, ngành, quận, huyện thực hiện, áp dụng thống nhất xuyên suốt từ thành phố đến các đơn vị cơ sở.

3/ Giúp Ủy ban nhân dân thành phố (hoặc theo sự ủy nhiệm của Ủy ban nhân dân thành phố) tiến hành các cuộc đàm phán cấp thành phố về hợp tác, liên kết kỹ thuật và thương mại với công ty nước ngoài; theo dõi việc thực hiện các hợp đồng với nước ngoài.

Được Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền chủ trì các cuộc hợp với các cơ quan đơn vị của thành phố với các tổ chức kinh tế và thương nhân nước ngoài về liên doanh hợp tác kinh tế và kỹ thuật.

Hướng dẫn các ngành, quận, huyện, cơ quan đơn vị được quyền trực tiếp quan hệ kinh tế, hợp tác liên doanh với nước ngoài trong việc đàm phán, ký kết về kinh tế thương mại với nước ngoài, giúp đỡ về chuyên môn nghiệp vụ ngoại thương, thông tin kinh tế thế giới, thủ tục pháp lý theo pháp luật quốc tế.

Giúp Ủy ban nhân dân thành phố xem xét việc cử đoàn ra, mời đoàn vao2lie6n quan với các hoạt động kinh tế đối ngoại và lĩnh vực kết nghĩa hữu nghị với nước ngoài.

4/ Giúp Ủy ban nhân dân thành phố hoặc được Ủy ban nhân dân thành phố ủy quyền xét duyệt hạn ngạch và cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa (trừ hàng phi mậu dịch) cho các tổ chức được xuất nhập khẩu trực tiếp của thành phố theo quy định phân cấp của Hội đồng Bộ trưởng.

Theo dõi, kiểm tra giúp Ủy ban nhân dân quản lý chỉ đạo các đơn vị trực tiếp xuất nhập khẩu, các đơn vị kinh doanh hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu, và các đơn vị hoạt động về dịch vụ (du lịch, cung ứng tàu biển …) tạo điều kiện để đơn vị này thực hiện được tự chủ trong sản xuất kinh doanh theo luật pháp.

5/ Giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý đầu tư của nước ngoài vào thành phố theo Luật đầu tư và theo sự phân cấp của Hội đồng Bộ trưởng:

- Làm cơ quan thường trực của Ủy ban Giám định đầu tư thành phố: tiếp nhận đơn xin đầu tư của các Tổ chức kinh tế nước ngoài vào thành phố; tổ chức nghiên cứu thẩm tra đơn xin đầu tư và đưa ra Ủy ban Giám định đầu tư thành phố xem xét để trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.

- Giúp Ủy ban nhân dân thành phố trình Ủy ban nhà nước hợp tác và đầu tư xét cấp giấy phép và các dự án đầu tư nước ngoài vào thành phố theo quy định của nhà nước.

- Xem xét giúp Ủy ban nhân dân thành phố đề xuất ý kiến với về việc cho phép các tổ chức kinh tế, tư nhân nước ngoài được lập đại diện hoặc công ty tại thành phố Hồ Chí Minh.

6/ Cùng với Sở Tài chánh giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý việc tiếp nhận phân phối và sử dụng có hiệu quả viện trợ quốc tế (kể cả viện trợ nhân đạo) cho các ngành các cấp, các đơn vị thuộc thành phố quản lý.

7/ Ngiên cứu đề xuất để Ủy ban nhân dân thành phố quyết định về tổ chức nhân sự lãnh đạo của các cơ quan thuộc khối kinh tế đối ngoại. Nghiên cứu quy hoạch cán bộ phục vụ cho nhu cầu kinh tế đối ngoại của thành phố.

8/ Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đường lối, chánh sách, kế hoạch và cơ chế quản lý về lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Kiến nghị các cơ quan chức năng của nhà nước hoặc trình Ủy ban nhân dân thành phố xử lý các trường hợp vi phạm quy định về kinh tế đối ngoại.

Hướng dẫn, đôn đốc định kỳ báo cáo đối với tất cả các đơn vị thuộc lĩnh vực kinh tế đối ngoại do thành phố quản lý.

9/ Quản lý, tài sản, lao động, kinh phí của Sở theo đúng chính sách, chế độ, quy định hiện hành của nhà nước và Ủy ban nhân dân thành phố áp dụng đối với cơ quan quản lý Nhà nước cấp thành phố.

Điều 3.- Giám đốc Sở Kinh tế đối ngoại chịu trách nhiệm tr ư ớc Ủy ban nhân dân thành phố về các mặt công tác đ ư ợc giao theo chức năng nhiêm vụ quyền hạn ghi tại điều 1 và 2 trong quyết định này.

Giúp việc Giám đốc S ở có một số Phó Giám đốc đ ư ợc phân công phụ trách về các mặt công tác. Trong các Phó Giám đốc có 1 Phó Giám đốc th ứ nhất được thay mặt Giám đốc điều hành công việc của Sở khi Giám đốc vắng mặt.

Tổ ch ức Bộ máy cơ quan S ở gồm:

1.- Phòng Tổ chức hành chánh – Quản trị

2.- Phòng Hợp tác và đầu tư nước ngoài

3.- Phòng Tổng hợp (cả kế hoạch và thống kê)

4.- Phòng Quản lý xuất nhập khẩu (kể cả Tổ cấp phép)

5.- Phòng Quản lý dịch vụ thuộc kinh tế đối ngoại và quản lý viện trợ

6.- Ban Thanh tra, pháp chế (kể cả Luật pháp quốc tế)

7.- Phòng Hợp tác kết nghĩa với Campuchia và Lào

Giám đốc S ở Kinh tế đối ngoại có trách nhiệm:

1/. Quy định chức năng, nhiệm vụ, chức trách cụ thể cho từng Phòng, Ban, Tổ Công tác nêu trên và sắp xếp, bố trí, hợp lý cán bộ, công nhân viên cơ quan theo chức danh, tiêu chuẩn viên chức trong bộ máy quản lý nhà nước.

2/ Xây d ựng quy chế tổ chức và hoạt động của s ở phù hợp các điều quy định của quyết định này, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy quyền chủ động của đơn vị kinh tế cơ sở, bộ máy tinh gọn, hoạt động thật sự có hiệu lực.

Điều 4.- Quyết định này có hiệu lực kể t ừ ngày ban hành.

Bãi bỏ quyết định 157/QĐ-UB ngày 08 tháng 6 năm 1987 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc thành lập Ban Kinh tế đối ngoại và các quy định trước đây trái với quyết định này.

Điều 5.- Các đồng chí Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố , Trưởng Ban Tổ chức chánh quyền thành phố, Thủ tr ưởng các Sở, Ban, Ngành, các đ ơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận, huyện, Giám đốc Sở Kinh tế đối ngoại chịu trách nhiệm thi hành quyết định này._

 

 

Nơi nhận :
- Như Điều 5;
- TV.HĐBT (để báo cáo)
- Bộ KTĐN-Ban TC của CP (để báo cáo)
- Các Đ/c Ban TV/TU-Thành viên UBND thành phố
- VP-Các Ban của Thành ủy
- MTTQ và các đoàn thể quần chúng cấp TP
- Ban thư ký và các Ban HĐND/TP
- Công an thành phố
- Ngân hàng Ngoại thương /TP
- Ngân hàng Thành phố
- Hải quan thành phố
- Cảng/TP - Sân bay tân Sơn nhất
- VPUB (CPVP, các tổ)
- Lưu BL.220b
- Các Th/viên TT/TU, TT/UBND.TP;
- Các Ban thuộc Thành ủy, VP/TU;
- BCH các đoàn thể TP;
- Các Ban HĐND.TP;
- VPUB (LĐ và các Tổ NCTH).
- Lưu

T/M.ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
CHỦ TỊCH




Phan Văn Khải

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 11/QĐ-UB năm 1989 thành lập Sở Kinh tế đối ngoại trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

  • Số hiệu: 11/QĐ-UB
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 06/01/1989
  • Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Người ký: Phan Văn Khải
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản