Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2022/QĐ-UBND | Khánh Hòa, ngày 23 tháng 5 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26 tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 139/TTr-STNMT-CCBVMT ngày 15 tháng 4 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2022.
Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ VIỆC THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
(Kèm theo Quyết định số 11/2022/QĐ-UBND ngày 23 tháng 5 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
Quy định này quy định chi tiết việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế trong hoạt động y tế trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa; trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Các cơ sở y tế và các tổ chức, cá nhân tham gia thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế ngoài việc thực hiện Quy định này phải thực hiện các quy định hiện hành khác của Nhà nước có liên quan về quản lý chất thải.
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân (kể cả các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài; hộ gia đình, cá nhân nước ngoài đang cư trú, hoạt động trên địa bàn tỉnh) có hoạt động liên quan đến thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Điều 3. Quy định đối với hoạt động thu gom chất thải rắn y tế
1. Thu gom chất thải rắn y tế thông thường: Chất thải rắn y tế thông thường sử dụng để tái chế và chất thải rắn thông thường không sử dụng để tái chế được thu gom riêng về khu vực lưu giữ đáp ứng yêu cầu kỹ thuật tại Điều 33 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (Thông tư 02/2022/TT-BTNMT), trong đó có một số yêu cầu sau:
a) Thiết bị, dụng cụ lưu chứa chất thải rắn y tế thông thường phải đáp ứng các yêu cầu: Bảo đảm lưu giữ an toàn, không bị hư hỏng, rách vỡ vỏ; Bao bì mềm được buộc kín, bao bì cứng có nắp đậy kín để bảo đảm ngăn chất thải rò rỉ hoặc rơi vãi ra môi trường; Kết cấu cứng chịu được va chạm, không bị hư hỏng, biến dạng, rách vỡ bởi trọng lượng chất thải trong quá trình sử dụng;
b) Kho hoặc khu vực lưu giữ chất thải rắn y tế thông thường trong nhà phải đáp ứng các yêu cầu: có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt; mặt sàn bảo đảm kín, không rạn nứt, không bị thẩm thấu và tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào; có mái che kín mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ; nhà kho phải đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng theo quy định của pháp luật;
c) Khu vực lưu giữ chất thải rắn y tế thông thường ngoài trời phải đáp ứng các yêu cầu: có bờ bao, hệ thống thu gom, xử lý nước mưa chảy tràn, nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ chất thải rắn y tế thông thường bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt; nền bảo đảm kín, không rạn nứt, không bị thẩm thấu, đủ độ bền chịu được tải trọng của phương tiện vận chuyển và lượng chất thải rắn y tế thông thường lưu giữ; có biện pháp giảm thiểu bụi phát sinh từ bãi lưu giữ chất thải rắn y tế thông thường (đối với loại chất thải có phát sinh bụi).
2. Thu gom chất thải rắn y tế lây nhiễm
a) Cơ sở y tế quy định luồng đi và thời điểm thu gom chất thải lây nhiễm phù hợp để hạn chế ảnh hưởng đến khu vực chăm sóc người bệnh và khu vực khác trong cơ sở y tế;
b) Dụng cụ thu gom chất thải phải bảo đảm kín, không rò rỉ dịch thải trong quá trình thu gom;
c) Chất thải lây nhiễm phải thu gom riêng từ nơi phát sinh về khu vực lưu giữ chất thải tạm thời trong cơ sở y tế. Trước khi thu gom, túi đựng chất thải phải buộc kín miệng, thùng đựng chất thải phải có nắp đậy kín;
d) Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải xử lý sơ bộ ở gần nơi phát sinh chất thải để loại bỏ mầm bệnh bằng thiết bị khử khuẩn. Đối với cơ sở y tế không có thiết bị khử khuẩn chất thải, trước khi thu gom túi đựng chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải buộc kín miệng túi và tiếp tục bỏ vào túi đựng chất thải lây nhiễm thứ 2, buộc kín miệng túi và bỏ vào thùng thu gom chất thải lây nhiễm, bên ngoài thùng có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ LÂY NHIỄM CAO”, được thu gom, lưu giữ riêng tại khu lưu giữ chất thải lây nhiễm để xử lý hoặc chuyển cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định;
đ) Tần suất thu gom chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế tối thiểu một lần một ngày. Đối với các cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 05 kg trong một ngày, chất thải lây nhiễm được thu gom với tần suất tối thiểu một lần một ngày, chất thải lây nhiễm sắc nhọn được thu gom tối thiểu là một lần một tháng.
3. Thu gom chất thải rắn y tế nguy hại không lây nhiễm
a) Chất thải nguy hại không lây nhiễm được thu gom, lưu giữ riêng tại khu lưu giữ chất thải trong cơ sở y tế;
b) Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân được thu gom và lưu giữ riêng trong các hộp bằng nhựa hoặc các vật liệu phù hợp, bảo đảm không bị rò rỉ, phát tán hơi thủy ngân ra môi trường;
Các loại chất thải cụ thể theo quy định tại Điều 4, Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ Y tế quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế (Thông tư số 20/2021/TT-BYT).
Điều 4. Quy định đối với hoạt động vận chuyển chất thải rắn y tế
1. Vận chuyển chất thải rắn y tế thông thường: Phương tiện, thiết bị vận chuyển chất thải rắn y tế thông thường phải đáp ứng các điều kiện như quy định đối với việc vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường tại Điều 34 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT.
2. Vận chuyển chất thải rắn y tế lây nhiễm: Phương tiện, thiết bị vận chuyển chất thải y tế nguy hại phải bảo đảm đáp ứng các quy định, yêu cầu tại Khoản 3 Điều 42 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT.
3. Vận chuyển chất thải rắn y tế nguy hại không lây nhiễm: Việc vận chuyển rắn y tế nguy hại không lây nhiễm thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân có chức năng xử lý chất thải nguy hại được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép theo quy định.
Điều 5. Quy định đối với hoạt động xử lý chất thải rắn y tế
1. Xử lý chất thải rắn y tế thông thường:
a) Chất thải rắn y tế thông thường được thu hồi, phân loại, lựa chọn để tái sử dụng, sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho hoạt động sản xuất được quản lý như sản phẩm, hàng hóa;
b) Cơ sở xử lý chất thải rắn y tế thông thường phải có các công trình bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu kỹ thuật môi trường và phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường như đối với cơ sở xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường.
2. Xử lý chất thải rắn y tế lây nhiễm
a) Chất thải rắn y tế lây nhiễm được xử lý tại các cơ sở xử lý chất thải rắn y tế lây nhiễm theo mô hình cụm cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh (theo Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này). Chất thải rắn y tế lây nhiễm sau khi được xử lý phải chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường;
b) Các cơ sở y tế không thuộc phạm vi thu gom, xử lý của mô hình cụm hoặc cơ sở y tế thuộc phạm vi thu gom, xử lý theo mô hình cụm nhưng đã được đầu tư công trình xử lý chất thải rắn y tế lây nhiễm đảm bảo theo quy định về bảo vệ môi trường thì được phép tự xử lý chất thải rắn y tế lây nhiễm phát sinh từ hoạt động của cơ sở y tế đó. Trường hợp phát sinh chất thải rắn y tế thông thường phải chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường;
c) Các cơ sở y tế nằm ngoài phạm vi thu gom, xử lý của mô hình cụm và chưa đầu tư các công trình xử lý chất thải rắn y tế lây nhiễm thì phải chuyển giao cho các đơn vị có chức năng xử lý chất thải nguy hại phù hợp theo quy định;
d) Các cơ sở y tế thuộc phạm vi thu gom, xử lý chất thải lây nhiễm theo mô hình cụm được phép ký hợp đồng với các cụm xử lý chất thải lây nhiễm khác trên địa bàn tỉnh hoặc chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý chất thải nguy hại phù hợp để xử lý trong trường hợp hệ thống xử lý chất thải y tế lây nhiễm tại cụm xử lý bị hỏng hoặc gặp bất cập trong quá trình thực hiện chuyển giao theo mô hình cụm.
3. Xử lý chất thải rắn y tế nguy hại không lây nhiễm
Việc xử lý chất thải rắn y tế nguy hại không lây nhiễm được thực hiện bởi đơn vị có chức năng xử lý chất thải nguy hại phù hợp theo quy định.
Điều 6. Trách nhiệm của các cơ sở y tế
1. Thực hiện quản lý chất thải y tế theo quy định tại Thông tư số 20/2021/TT-BYT, Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2. Phân công lãnh đạo cơ sở y tế phụ trách về công tác quản lý chất thải y tế; bố trí cán bộ chuyên trách về công tác quản lý chất thải y tế; giao nhiệm vụ cho khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn hoặc khoa, phòng, bộ phận phụ trách về công tác quản lý chất thải y tế; bố trí người của cơ sở y tế hoặc phối hợp với đơn vị bên ngoài để thực hiện việc vận hành công trình, thiết bị, hệ thống xử lý chất thải y tế phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ (đối với cơ sở y tế tự xử lý chất thải).
3. Xây dựng kế hoạch quản lý chất thải y tế hoặc tích hợp trong kế hoạch hoạt động chung hằng năm của cơ sở y tế; bố trí kinh phí để thực hiện việc quản lý chất thải y tế.
4. Thực hiện việc xác định các loại chất thải phát sinh từ hoạt động của cơ sở y tế để áp dụng biện pháp quản lý phù hợp theo quy định của Quyết định này.
5. Thực hiện yêu cầu về kế hoạch, biện pháp, trang thiết bị phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường do chất thải theo quy định của pháp luật (trong đó bao gồm cả phương án xử lý trong trường hợp lượng chất thải y tế nguy hại gia tăng bất thường do dịch bệnh hoặc lý do bất khả kháng).
6. Tổ chức đào tạo, tập huấn, truyền thông, phổ biến cho viên chức người lao động và các đối tượng có liên quan các quy định về quản lý chất thải y tế.
7. Báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 20/2021/TT-BYT.
Điều 7. Trách nhiệm của các sở ban ngành
1. Sở Y tế
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định Thông tư số 20/2021/TT-BYT trên địa bàn quản lý;
b) Tổ chức tập huấn, phổ biến, truyền thông các quy định về quản lý chất thải y tế của Thông tư số 20/2021/TT-BYT cho các cơ sở y tế thuộc phạm vi quản lý;
c) Chỉ đạo các cơ sở y tế trực thuộc lập kế hoạch quản lý chất thải y tế;
d) Phối hợp với Sở Tài chính đề xuất phân bổ kinh phí đầu tư, nâng cấp, vận hành công trình, thiết bị, hệ thống xử lý chất thải y tế đối với các cơ sở y tế thuộc thẩm quyền quản lý;
đ) Báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế theo quy định.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Chủ trì, phối hợp Sở Y tế, địa phương và các ngành liên quan để giám sát việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa theo Quyết định này và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT;
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế tiến hành thanh tra, kiểm tra tình hình tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường của các cơ sở xử lý chất thải y tế theo mô hình cụm và các cơ sở y tế khác quy định.
3. Sở Tài chính
Trên cơ sở đề xuất của Sở Y tế và căn cứ khả năng cân đối ngân sách hàng năm, tham mưu UBND tỉnh bố trí chi phí xử lý chất thải rắn y tế cho các cơ sở y tế theo lộ trình cụ thể và mức độ tự chủ tài chính của từng đơn vị, bảo đảm theo quy định.
4. Công an tỉnh
a) Tăng cường công tác đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm trong hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế lây nhiễm đối với các cụm cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh;
b) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Y tế trong hoạt động thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường của cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
a) Phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn;
b) Tổ chức truyền thông, phổ biến pháp luật về thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn y tế cho các cơ sở y tế và các đối tượng liên quan trên địa bàn quản lý. Phối hợp với các đơn vị liên quan trong hoạt động thanh tra, kiểm tra công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn y tế của các cơ sở y tế trên địa bàn quản lý.
6. Trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị khác có liên quan
Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, các sở, ban, ngành đơn vị khác có liên quan có trách nhiệm phối hợp thực hiện theo đúng Quy định này và các quy định pháp luật có liên quan.
Điều 8. Điều khoản chuyển tiếp
Đối với các cơ sở y tế đã thực hiện ký kết hợp đồng với các cơ sở cung ứng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải trong đó có nội dung chưa phù hợp với Quy định này thì phải thực hiện điều chỉnh, bổ sung hoặc ký kết lại hợp đồng theo đúng Quy định này.
1. Sở Tài nguyên và môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Quy định này, định kỳ tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả thực hiện theo quy định.
2. Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Quy định này và chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra việc thực hiện. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh các đơn vị phản ánh kịp thời về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ Y TẾ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ LÂY NHIỄM THEO MÔ HÌNH CỤM CƠ SỞ Y TẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số /2022/QĐ-UBND ngày …/…/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
- Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa (Cụm 1): Xử lý chất thải rắn y tế lây nhiễm cho các bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế xã, phường, phòng khám đa khoa khu vực, nhà hộ sinh và các cơ sở hành nghề y tư nhân trên địa bàn thành phố Nha Trang.
- Bệnh viện đa khoa khu vực Ninh Hòa (Cụm 2): Xử lý chất thải rắn y tế lây nhiễm cho các bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế xã, phường, phòng khám đa khoa khu vực và các cơ sở hành nghề y tư nhân trên địa bàn thị xã Ninh Hòa và huyện Vạn Ninh.
- Bệnh viện đa khoa khu vực Cam Ranh (Cụm 3): Xử lý chất thải rắn y tế lây nhiễm cho các bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế xã, phường, phòng khám đa khoa khu vực và các cơ sở hành nghề y tư nhân trên địa bàn thành phố Cam Ranh, huyện Cam Lâm, huyện Khánh Sơn.
- Bệnh viện đa khoa huyện Diên Khánh (Cụm 4): Xử lý chất thải rắn y tế lây nhiễm cho các bệnh viện, trung tâm y tế, trạm y tế xã, thị trấn, phòng khám đa khoa khu vực và các cơ sở hành nghề y tư nhân trên địa bàn huyện Diên Khánh và huyện Khánh Vĩnh.
- 1Quyết định 1024/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế nguy hại theo mô hình cụm trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 2Quyết định 494/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2021-2025
- 3Quyết định 12/2022/QĐ-UBND quy định về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 4Quyết định 18/2022/QĐ-UBND quy định về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 5Quyết định 333/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề cương và dự toán Đề án thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
- 6Nghị quyết 27/NQ-HĐND năm 2022 về nhiệm vụ, giải pháp tổng thể thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2050
- 7Quyết định 22/2022/QĐ-UBND về quy định thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 8Quyết định 38/2022/QĐ-UBND quy định thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 9Quyết định 61/2022/QĐ-UBND quy định phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn cồng kềnh trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 10Quyết định 26/2022/QĐ-UBND về Quản lý chất thải rắn y tế bên ngoài khuôn viên cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 11Quyết định 40/2022/QĐ-UBND Quy định việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 12Quyết định 33/2022/QĐ-UBND Quy định về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 3Quyết định 1024/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế nguy hại theo mô hình cụm trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 4Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 5Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 6Luật Bảo vệ môi trường 2020
- 7Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
- 8Thông tư 20/2021/TT-BYT quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 9Quyết định 494/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2021-2025
- 10Thông tư 02/2022/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 11Quyết định 12/2022/QĐ-UBND quy định về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 12Quyết định 18/2022/QĐ-UBND quy định về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 13Quyết định 333/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề cương và dự toán Đề án thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
- 14Nghị quyết 27/NQ-HĐND năm 2022 về nhiệm vụ, giải pháp tổng thể thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2050
- 15Quyết định 22/2022/QĐ-UBND về quy định thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 16Quyết định 38/2022/QĐ-UBND quy định thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 17Quyết định 61/2022/QĐ-UBND quy định phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn cồng kềnh trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 18Quyết định 26/2022/QĐ-UBND về Quản lý chất thải rắn y tế bên ngoài khuôn viên cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 19Quyết định 40/2022/QĐ-UBND Quy định việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 20Quyết định 33/2022/QĐ-UBND Quy định về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Quyết định 11/2022/QĐ-UBND quy định về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- Số hiệu: 11/2022/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/05/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa
- Người ký: Nguyễn Tấn Tuân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra