Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BAN TỔ CHỨC - CÁN BỘ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2002/QĐ-BTCCBCP | Hà Nội, ngày 19 tháng 02 năm 2002 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT BẢN ĐIỀU LỆ HỘI DINH DƯỠNG VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG, TRƯỞNG BAN BAN TỔ CHỨC - CÁN BỘ CHÍNH PHỦ
Căn cứ Sắc lệnh số 102/SL-L004 ngày 20/5/1957 quy định về quyền lập Hội,
Căn cứ Nghị định 181/CP ngày 9/11/1994 của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ,
Căn cứ Quyết định số 158/QĐ-TTg ngày 02/03/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc ủy nhiệm Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ cho phép thành lập Hội,
Xét đề nghị của Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt bản Điều lệ Hội Dinh dưỡng Việt Nam đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần I thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2001.
Điều 2. Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | K/T BỘ TRƯỞNG, TRƯỞNG BAN |
Điều 1. Tên hội và tư cách pháp nhân
- Tên gọi: HỘI DINH DƯỠNG VIỆT NAM.
- Tên giao dịch tiếng Anh: VIET NAM NUTRITION ASSOCIATION (VINUTAS).
Hội Dinh dưỡng Việt Nam là thành viên của Tổng hội Y Dược học Việt Nam, là tổ chức xã hội nghề nghiệp tự nguyện của những người hoạt động trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật dinh dưỡng thực phẩm.
Hội Dinh dưỡng Việt Nam tập hợp rộng rãi những cá nhân và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, sản xuất, kinh doanh, văn hóa, đời sống... có liên quan mật thiết đến tình hình bữa ăn và tình trạng dinh dưỡng của người Việt Nam, nhằm cải thiện tình trạng Dinh dưỡng của người Việt Nam, phòng chống suy dinh dưỡng và các bệnh có liên quan đến dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe và tuổi thọ người dân.
Hội Dinh dưỡng Việt Nam hoạt động trong phạm vi cả nước, hoạt động của Hội trong lĩnh vực dinh dưỡng và các lĩnh vực liên quan, có trụ sở chính đặt tại Hà Nội, thủ đô nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Hội có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.
Điều 4. Hội dinh dưỡng Việt Nam có những nhiệm vụ
1. Tập hợp rộng rãi những cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực dinh dưỡng hoặc liên quan đến lĩnh vực dinh dưỡng tán thành điều lệ của Hội và tự nguyện tham gia Hội Dinh dưỡng Việt Nam.
2. Tư vấn các vấn đề khi được yêu cầu:
- Xây dựng chính sách về dinh dưỡng, các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định quy phạm về dinh dưỡng thực phẩm.
- Xây dựng các tiêu chuẩn, nhu cầu về dinh dưỡng, dinh dưỡng hợp lý.
- Tư vấn các hoạt động trong lĩnh vực dinh dưỡng và lương thực thực phẩm.
3. Tham gia xây dựng và thực hiện các dự án phát triển xã hội và dinh dưỡng.
4. Tham gia phản biện, giám định xã hội trong lĩnh vực dinh dưỡng thực phẩm.
5. Trên cơ sở các quy định của luật pháp hợp tác với các cơ sở và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng về dinh dưỡng và vệ sinh thực phẩm phục vụ người tiêu dùng.
6. Xây dựng các tài liệu khoa học về dinh dưỡng, tuyên truyền, giáo dục, truyền bá các kiến thức dinh dưỡng hợp lý cho mọi tầng lớp nhân dân. Xuất bản tạp chí theo quy định của Nhà nước.
7. Tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng về dinh dưỡng, đóng góp vào sự nghiệp phát triển xã hội, nâng cao sức khỏe, cải thiện đời sống của nhân dân, phòng chống các bệnh liên quan đến dinh dưỡng, xây dựng chế độ dinh dưỡng dự phòng và điều trị thích hợp.
8. Thực hiện hợp tác quốc tế, hợp tác với các Hội khác, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực liên quan tới dinh dưỡng, thực phẩm theo quy định của pháp luật.
9. Quản lý tổ chức, hội viên, giúp đỡ nhau, đoàn kết, nâng cao trình độ của hội viên, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hội viên, phản ánh tâm tư nguyện vọng của hội viên với các cấp có thẩm quyền, quản lý tài sản, kinh phí theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 5. Phương thức hoạt động của Hội
Hội Dinh dưỡng Việt Nam hoạt động theo phương thức tự nguyện, tự lo liệu về chi phí và phương tiện hoạt động.
1. Hội viên tổ chức: Các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dinh dưỡng và lương thực thực phẩm tán thành điều lệ Hội Dinh dưỡng Việt Nam, tự nguyện hoạt động cho Hội, có đơn xin gia nhập Hội, cử người đại diện tham gia Hội để được xét kết nạp vào Hội sau khi được Ban Thường vụ Hội thông qua.
2. Hội viên cá nhân: Công dân Việt Nam là người đang làm việc trong lĩnh vực dinh dưỡng hoặc liên quan đến dinh dưỡng, tán thành điều lệ của Hội Dinh dưỡng Việt Nam, tự nguyện làm đơn xin gia nhập để được xét kết nạp vào Hội sau khi được Ban Thường vụ thông qua.
3. Hội viên tán trợ: Các tổ chức, công dân Việt Nam, công dân Việt Nam ở nước ngoài, doanh nghiêp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tán thành điều lệ Hội Dinh dưỡng Việt Nam và tài trợ cho hoạt động của Hội được xét công nhận là “hội viên tán trợ” sau khi được Ban Thường vụ thông qua.
4. Hội viên Danh dự: Công dân Việt Nam, và người nước ngoài có công đóng góp cho hoạt động dinh dưỡng hoặc có sự đóng góp lớn cho hoạt động của Hội Dinh dưỡng Việt Nam được Ban Thường vụ mời tham gia là “Hội viên danh dự” của Hội.
Điều 7. Nhiệm vụ và quyền lợi của hội viên
1. Hội viên có nhiêm vụ tôn trọng điều lệ Hội, tuyên truyền hưởng ứng mọi hoạt động của Hội, và đóng hội phí.
2. Hội viên có quyền tham gia các hoạt động của Hội, được Hội giúp đỡ để tham gia các hoạt đông khoa học kỹ thuật và đào tạo, được ưu tiên giảm giá mua tạp chí và các ấn phẩm của Hội, được hưởng các quyền khác do Trung ương Hội quy định. Hội viên được quyền thảo luận, biểu quyết mọi công việc của Hội, bầu cử và ứng cử vào các cơ quan của Hội, được cấp thẻ hội viên và được xin ra khỏi Hội.
3. Hội viên tán trợ, hội viên danh dự được quyền thảo luận, đề xuất các công việc của Hội nhưng không được quyền biểu quyết, ứng cử, bầu cử vào các cơ quan lãnh đạo của Hội.
Hội Dinh dưỡng Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thống nhất hành động. Cơ quan lãnh đạo các cấp của Hội đều do bầu cử lập ra và làm việc trên nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
Hội Dinh dưỡng Việt Nam hoạt động trên cơ sở tự nguyện, tự quản, tự trang trải về tài chính.
Tổ chức cơ sở của Hội được quyền quyết định các vấn đề thuộc phạm vi của mình, song không được trái với Điều lệ Hội, các nghị quyết của Trung ương Hội và pháp luật của nhà nước.
1. Ở Trung ương:
Thành lập Hội Dinh dưỡng Việt Nam, bao gồm: Ban Chấp hành Trung ương Hội, Ban Thường vụ, Ban Thường trực, các ban chuyên môn, văn phòng Hội và Hội viên.
F Ban chấp hành Trung ương Hội gồm:
♦ 01 Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội.
♦ Phó chủ tịch: 3 - 5 người.
♦ 01 Tổng thư ký.
♦ 01 Phó tổng thư ký
♦ Ban Thường vụ
♦ Ban Thường trực.
Các Ban chuyên môn:
- Ban Thông tin tuyên truyền giáo dục.
- Ban Khoa học Kỹ thuật.
- Ban Đối ngoại và tài trợ.
- Ban Tổ chức phát triển Hội.
- Văn phòng Hội.
Các ủy viên Ban chấp hành: do đại hội mỗi nhiệm kỳ quyết định.
Các ủy viên Ban Thường vụ: do Ban Chấp hành bầu ra.
Ban Thường trực: do Ban Thường vụ thống nhất bầu ra.
2. Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) nếu có nhu cầu thì thành lập Hội Dinh dưỡng tỉnh. Việc thành lập Hội Dinh dưỡng tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định và là thành viên tự nguyện của Hội Trung ương. Các Hội thành viên ở các tỉnh hoạt động theo sự hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Ban chấp hành Trung ương Hội và không trái với điều lệ, nghị quyết của Trung ương Hội.
3. Ở cơ sở có thể thành lập chi hội. Nếu có từ 5 hội viên trở lên thì có thể thành lập chi hội hoặc chi hội chuyên ngành (Nhi, Lâm sàng...).
4. Hội Dinh dưỡng Việt Nam được thành lập các tổ chức dịch vụ, kinh doanh, sản xuất, dịch vụ tư vấn về chuyên môn kỹ thuật thuộc lĩnh vực dinh dưỡng, quỹ dinh dưỡng để hỗ trợ các hoạt động về dinh dưỡng, các công trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực dinh dưỡng và thực phẩm theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Cơ quan lãnh đạo của Hội
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội với nhiệm kỳ 5 năm một lần.
Điều 11. Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội có nhiệm vụ
1. Thảo luận và thông qua báo cáo nhiệm kỳ công tác của Ban chấp hành Trung ương Hội.
2. Quyết định mục tiêu phương hướng nhiệm vụ công tác của Hội trong 5 năm tới.
3. Sửa đổi điều lệ Hội (nếu có yêu cầu)
4. Bầu ra Ban chấp hành Trung ương Hội: số lượng BCH và thể thức bầu BCH do đại hội quyết định.
Điều 12. Nhiệm vụ của Ban chấp hành Trung ương Hội
Ban chấp hành Trung ương Hội là cơ quan lãnh đạo của Hội giữa 2 kỳ đại hội.
Ban chấp hành Trung ương Hội họp nhiệm kỳ mỗi năm một lần
Ban chấp hành Trung ương Hội có nhiệm vụ:
1. Tổ chức thực hiện nghị quyết của đại hội.
2. Lãnh đạo công tác của Hội giữa 2 nhiệm kỳ của đại hội.
3. Bầu ra Ban Thường vụ Hội gồm: 1 Chủ tịch, 3-5 phó chủ tịch, 1 tổng thư ký, 1 phó tổng thư ký và các ủy viên thường vụ.
4. Khi cần thiết BCH có thể quyết định bổ sung hay miễn nhiệm ủy viên BCH Trung ương Hội nếu được ít nhất 2/3 tổng số ủy viên trong BCH tán thành. Số lượng ủy viên thay thế không quá 1/3 tổng số ủy viên Ban Chấp hành.
Điều 13. Nhiệm vụ của Ban thường vụ
1. Ban thường vụ có nhiệm vụ:
Thay mặt BCH chỉ đạo, điều hành hoạt động của Hội giữa 2 kỳ họp.
- Bầu ra Ban Thường trực. Thay mặt Ban Thường vụ, điều hành các hoạt động của hội
- Báo cáo kiểm điểm công tác trong các kỳ họp của BCH.
- Quyết định thành lập các Ban và các tổ chức trực thuộc Hội.
- Quyết định tổ chức các hội nghị khoa học trong nước và quốc tế.
- Quyết định các kế hoạch công tác, chương trình hoạt động của các Ban và các tổ chức trực thuộc Trung ương Hội.
- Quyết định gia nhập các tổ chức quốc tế và khu vực theo quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn hoạt động của các Hội địa phương, chỉ đạo các ban chuyên môn của Hội và quy định chế độ thống kê báo cáo các hoạt động của Hội.
- Quyết định cử cán bộ đi dự Hội nghị khoa học trong nước, quốc tế và đi công tác nước ngoài theo quy định của nhà nước.
- Quyết định các vấn đề thi đua khen thưởng và kỷ luật thuộc quyền hạn của Hội.
2. Ban Thường vụ Trung ương Hội quyết định về tổ chức và nhiệm vụ cụ thể của các Ban và các tổ chức trực thuộc trung ương Hội. Ban Thường vụ họp 3 tháng 1 lần.
3. Ban Thường trực thay mặt Ban Thường vụ chỉ đạo hoạt động của Hội qua hoạt của văn phòng. Ban Thường trực họp 1 tháng 1 lần.
4. Chủ tịch Hội là người đại diện pháp nhân của Hội trước pháp luật, chịu trách nhiệm trước nhà nước về mọi hoạt động của Hội, đại diện cho Hội trong những mối quan hệ giữa Hội và các tổ chức khác. Chủ tọa các cuộc họp BCH và Ban thường vụ, tổ chức triển khai thực hiện các nghị quyết của đại hội và các quyết định của BCH, chịu trách nhiệm trước BCH và toàn thể hội viên về các hoạt động của Hội.
5. Các Phó chủ tịch là người giúp việc Chủ tịch, được Chủ tịch phân công giải quyết từng vấn đề cụ thể và được ủy quyền điều hành công việc của BCH khi Chủ tịch vắng mặt.
6. Tổng thư ký là người điều hành trực tiếp các hoạt động của các ban chuyên môn, chuẩn bị nội dung các kỳ sinh hoạt của BCH và Ban thường vụ, định kỳ báo cáo cho Ban thường vụ và BCH về các hoạt động của Hội, lập báo cáo hàng năm, báo cáo nhiệm kỳ của BCH Trung ương Hội. Các Ban chuyên môn sinh hoạt 3 tháng 1 lần.
7. Phó tổng thư ký là người giúp việc của tổng thư ký và được ủy quyền điều hành công việc khi tổng thư ký vắng mặt.
8. Văn phòng Trung ương Hội, có nhiệm vụ thường trực, giúp Ban chấp hành TƯ Hội trong mọi hoạt động, trực tiếp thực thi công việc do Ban Thường trực Hội chỉ đạo, xử lý văn thư giấy tờ, quản lý tài sản và tài chính của Hội, chịu trách nhiệm trước chủ tịch Hội về các hoạt động của Hội.
Điều 14. Tài chính của Hội gồm có
1. Hội phí do hội viên đóng 1 năm 1 lần:
Hội viên cá nhân: 50.000đ/năm.
Hội viên tổ chức: 2.000.000đ/năm.
2. Tiền ủng hộ tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
3. Tiền thu do các hoạt động hợp pháp khác.
Điều 15. Quản lý, sử dụng tài sản và tài chính.
Hội có tài chính, tài sản độc lập, các khoản chi của Hội bao gồm:
1. Chi phục vụ các hoạt động hội họp, quan hệ quốc tế, thông tin xuất bản.
2. Trả lương và phụ cấp cho cán bộ chuyên trách và kiêm nhiệm.
3. Khen thưởng, trợ cấp hội viên trong các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ.
4. Trang bị cơ sở vật chất cho Trung ương Hội.
5. Các hoạt động khác do Ban thường vụ quyết định.
Việc quản lý sử dụng các khoản thu chi trong các hoạt động của Hội phải theo đúng quy chế của Ban thường vụ Trung ương Hội và tuân thủ nguyên tắc tài chính của pháp luật hiện hành.
Cán bộ, hội viên và các tổ chức của Hội có thành tích xuất sắc sẽ được Hội xét khen thưởng hoặc đề nghị Nhà nước và các cấp chính quyền xét khen thưởng. Hình thức khen thưởng do Ban thường vụ Trung ương Hội quyết định.
Cán bộ, hội viên và các tổ chức Hội nếu vi phạm nghiêm trọng Điều lệ của Hội thì bị thi hành kỷ luật do Ban thường vụ Trung ương Hội quy định.
1. Bản điều lệ này gồm 8 chương, 18 điều được Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Dinh dưỡng Việt Nam lần thứ nhất thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2001.
2. Chỉ có Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Dinh dưỡng Việt Nam mới có quyền đề nghị sửa đổi, bổ sung điều lệ này để trình Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ phê duyệt.
3. Điều lệ này có hiệu lực từ ngày được Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ phê duyệt.
- 1Quyết định 133/2005/QĐ-BNV phê duyệt bản Điều lệ Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 2Quyết định 145/2005/QĐ-BNV phê phê duyệt bản Điều lệ của Hội Năng lượng nguyên tử Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành.
- 3Quyết định 74/QĐ-BNV phê duyệt bản Điều lệ của Hội Dạy nghề Việt Nam do Bộ Nội vụ ban hành
- 1Quyết định 133/2005/QĐ-BNV phê duyệt bản Điều lệ Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 2Quyết định 145/2005/QĐ-BNV phê phê duyệt bản Điều lệ của Hội Năng lượng nguyên tử Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành.
- 3Luật về quyền lập hội 1957
- 4Nghị định 181-CP năm 1994 về chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ban tổ chức cán bộ Chính Phủ
- 5Quyết định 158/QĐ-TTg năm 1999 về việc uỷ nhiệm Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ cho phép thành lập Hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 74/QĐ-BNV phê duyệt bản Điều lệ của Hội Dạy nghề Việt Nam do Bộ Nội vụ ban hành
Quyết định 11/2002/QĐ-BTCCBCP phê duyệt bản Điều lệ Hội Dinh dưỡng Việt Nam do Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 11/2002/QĐ-BTCCBCP
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 19/02/2002
- Nơi ban hành: Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ
- Người ký: Đặng Quốc Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra