Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1058/QĐ-UBND | Bắc Kạn, ngày 20 tháng 6 năm 2011 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH BẮC KẠN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Thi hành án dân sự năm 2008;
Căn cứ Nghị định 74/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Thi hành án dân sự về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan Thi hành án dân sự và công chức làm công tác thi hành án dân sự,
Căn cứ Chỉ thị số 21/2008/CT-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự;
Căn cứ Quyết định số 776/QĐ-UBND ngày 06/5/2011 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc thành lập Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự tỉnh Bắc Kạn;
Xét đề nghị của Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự tỉnh và tờ trình số 181/TTr-CTHA ngày 31/5/2011 của Cục THADS tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự tỉnh Bắc Kạn.
Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 1288/QĐ-UB ngày 26/7/2002 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo Thi hành án dân sự tỉnh Bắc Kạn.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh văn phòng UBND tỉnh, thành viên Ban Chỉ đạo Thi hành án tỉnh, Cục trưởng Cục THADS tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có thành viên tham gia Ban Chỉ đạo và Tổ thư ký giúp việc Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CHỦ TỊCH |
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH BẮC KẠN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1058/QĐ-UBND ngày 20/6/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn)
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN BAN CHỈ ĐẠO
Điều 1. Chức năng của Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự tỉnh Bắc Kạn
Ban chỉ đạo Thi hành án dân sự cấp tỉnh (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) có chức năng tham mưu giúp Chủ tịch UBND tỉnh trong việc chỉ đạo tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan trong thi hành án dân sự trên địa bàn; chỉ đạo tổ chức cưỡng chế thi hành các vụ án phức tạp có ảnh hưởng về an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh.
Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo
1. Xây dựng chương trình, kế hoạch chỉ đạo việc tổ chức phối hợp với các cơ quan có liên quan trong công tác thi hành án dân sự.
2. Chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế thi hành các vụ án lớn, phức tạp có ảnh hưởng về an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương trình UBND tỉnh phê duyệt.
3. Đề xuất với Chủ tịch UBND tỉnh các biện pháp chỉ đạo giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh trong thi hành án dân sự ở địa phương.
4. Tổ chức phối hợp giữa cơ quan, tổ chức hữu quan với cơ quan thi hành án dân sự trong thi hành án dân sự và tuyên truyền phổ biến pháp luật về thi hành án dân sự tại địa phương.
5. Tổ chức kiểm tra hoặc phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra việc thực hiện kết luận của Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự và ý kiến chỉ đạo của UBND trong công tác Thi hành án dân sự.
6. Đề nghị với chủ tịch UBND tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền:
a) Khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong thi hành án dân sự tại địa phương.
b) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền có biện pháp xử lý kịp thời đối với những vi phạm pháp luật về thi hành án dân sự.
1. Ban Chỉ đạo do Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bắc Kạn;
2. Trưởng Ban Chỉ đạo là Chủ tịch (hoặc Phó chủ tịch) UBND tỉnh;
3. Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo là Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bắc Kạn;
4. Thành viên Ban Chỉ đạo gồm đại diện lãnh đạo các cơ quan: Công an tỉnh, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở Tư pháp, TAND tỉnh, VKSND tỉnh, Uỷ ban MTTQ tỉnh và mời các tổ chức Chính trị - Xã hội trong tỉnh tham gia Ban Chỉ đạo;
Tổ thư ký giúp việc Ban Chỉ đạo gồm cán bộ Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bắc Kạn và các cán bộ khác do Trưởng Ban Chỉ đạo chỉ định;
Trưởng phòng hoặc Phó Trưởng phòng nghiệp vụ Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bắc Kạn là tổ trưởng Tổ thư ký.
Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban chỉ đạo
1. Điều hành hoạt động của Ban Chỉ đạo nhằm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo quy định tại Điều 2 của Quy chế này.
2. Quyết định nội dung cuộc họp, triệu tập và chủ trì các cuộc họp Ban Chỉ đạo.
3. Phân công các thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện công việc của Ban Chỉ đạo.
4. Chỉ đạo sự phối hợp hoạt động của các thành viên Ban Chỉ đạo và các cơ quan, tổ chức hữu quan ở địa phương trong thi hành án dân sự.
5. Quyết định kiểm tra hoặc cử thành viên Ban Chỉ đạo phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra việc thực hiện chỉ đạo của UBND trong công tác thi hành án dân sự ở địa phương.
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Trưởng ban Chỉ đạo
1. Phó Trưởng ban Chỉ đạo, thay mặt Trưởng ban Chỉ đạo điều hành hoạt động của Ban Chỉ đạo khi Trưởng ban Chỉ đạo đi vắng hoặc được Trưởng ban Chỉ đạo uỷ quyền.
2. Giúp Trưởng ban Chỉ đạo và chịu trách nhiệm về những công việc được Ban Chỉ đạo giao. Báo cáo Ban Chỉ đạo hướng giải quyết các vụ việc phức tạp, khó thi hành để Ban Chỉ đạo tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
3. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định biện pháp thi hành án dân sự tại địa phương sau khi có ý kiến kết luận cuộc họp Ban Chỉ đạo.
4. Đôn đốc cơ quan thi hành án, các cơ quan, tổ chức hữu quan thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về thi hành án dân sự tại địa phương.
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Ban Chỉ đạo
1. Tham gia đầy đủ các cuộc họp Ban chỉ đạo, đề xuất biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thi hành án dân sự.
2. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của ngành, đơn vị mình có trách nhiệm chỉ đạo việc phối hợp chặt chẽ với cơ quan thi hành án dân sự theo quyết định của Trưởng ban Chỉ đạo.
3. Kiểm tra hoặc phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra thi hành án dân sự tại địa phương khi được Ban Chỉ đạo phân công.
4. Thực hiện nhiệm vụ khác do Trưởng ban Chỉ đạo phân công.
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ thư ký
1. Giúp Ban Chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch chỉ đạo công tác thi hành án dân sự và kế hoạch tổ chức thi hành các vụ án điểm ở địa phương.
2. Theo dõi tiến độ thực hiện chương trình, kế hoạch chỉ đạo công tác thi hành án dân sự do Ban Chỉ đạo đề ra và kết quả thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh về thi hành án dân sự, trong trường hợp có những vấn đề phát sinh trong việc tổ chức thực hiện, kịp thời báo cáo Ban Chỉ đạo để có hướng giải quyết.
3. Đề xuất nội dung cuộc họp và chuẩn bị cuộc họp của Ban Chỉ đạo. Ghi biên bản các cuộc họp Ban Chỉ đạo.
4. Gửi chương trình, kế hoạch chỉ đạo công tác thi hành án, văn bản về ý kiến hoặc quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về biện pháp tổ chức chỉ đạo thi hành án dân sự tại địa phương sau khi có ý kiến kết luận của Ban Chỉ đạo.
5. Chuẩn bị văn bản báo cáo Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định về biện pháp chỉ đạo thi hành án dân sự tại địa phương sau khi có ý kiến kết luận của Ban Chỉ đạo.
6. Tổng hợp và xây dựng báo cáo kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo, báo cáo kết quả thực hiện chỉ đạo công tác thi hành án dân sự trình Trưởng ban xem xét, ban hành.
7. Thực hiện nhiệm vụ khác do Trưởng ban Chỉ đạo phân công.
Ban Chỉ đạo hoạt động theo nguyên tắc sau đây:
1. Chỉ đạo thi hành án kịp thời theo đúng pháp luật;
2. Tôn trọng hoạt động nghiệp vụ của cơ quan Thi hành án dân sự;
3. Làm việc theo nguyên tắc tập thể.
1. Ban Chỉ đạo họp định kỳ ít nhất 3 tháng một lần vào tuần cuối của tháng thứ 3. Trong trường hợp cần thiết, Trưởng ban Chỉ đạo triệu tập cuộc họp để giải quyết công việc.
2. Ban Chỉ đạo họp thảo luận dân chủ nhằm thống nhất biện pháp giải quyết những vụ việc khó khăn, phức tạp về thi hành án dân sự. Trường hợp còn có ý kiến khác nhau phải được ghi vào biên bản cuộc họp để báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét cho ý kiến.
Điều 10. Kết luận của Ban Chỉ đạo
Kết luận của Ban Chỉ đạo phải thể hiện đầy đủ ý kiến của các thành viên tham dự cuộc họp. Thành viên vắng mặt phải có ý kiến bằng văn bản về nội dung được Ban Chỉ đạo thảo luận để Tổ thư ký báo cáo tại cuộc họp.
1. Chương trình, kế hoạch thi hành án và ý kiến chỉ đạo về biện pháp giải quyết thi hành án dân sự của Chủ tịch UBND tỉnh phải được gửi đến các thành viên Ban Chỉ đạo, các cơ quan, tổ chức hữu quan biết để thực hiện.
2. Ban Chỉ đạo thường xuyên báo cáo Chủ tịch UBND kết quả hoạt động, kết quả tổ chức chỉ đạo thi hành các vụ án điểm và các vấn đề khác mà Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo.
Điều 12. Quan hệ công tác giữa Ban Chỉ đạo với các cơ quan, tổ chức hữu quan ở địa phương
1. Ban Chỉ đạo chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch UBND tỉnh trong việc chỉ đạo, điều hành, phối hợp các cơ quan, tổ chức hữu quan với Cục Thi hành án dân sự trong công tác thi hành án dân sự tại địa phương.
2. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được quy định tại Quy chế này, Ban Chỉ đạo phối hợp với chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức hữu quan ở địa phương nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thi hành án dân sự.
3. Ban Chỉ đạo cấp huyện có trách nhiệm báo cáo Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về tình hình hoạt động thi hành án dân sự ở địa phương, kịp thời xin ý kiến chỉ đạo của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh trong trường hợp cần thiết và thực hiện ý kiến chỉ đạo về tổ chức thi hành án của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh.
Điều 13. Quan hệ công tác giữa Ban Chỉ đạo với Cục Thi hành án dân sự tỉnh
1. Ban Chỉ đạo kịp thời tổ chức cuộc họp để giải quyết những vấn đề khó khăn, phức tạp trong thi hành án theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh.
2. Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh chủ động điều hành hoạt động thi hành án, kịp thời báo cáo những vụ việc khó khăn, phức tạp để Ban Chỉ đạo bàn biện pháp giải quyết.
3. Các trường hợp Ban Chỉ đạo họp để bàn cho ý kiến về thi hành án một vụ việc cụ thể, Tổ thư ký có trách nhiệm gửi hồ sơ tóm tắt vụ việc đó cho từng thành viên của Ban Chỉ đạo trước ngày họp ít nhất là 05 ngày để nghiên cứu.
Điều 14. Quan hệ công tác giữa Ban Chỉ đạo với Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự
Ban Chỉ đạo thực hiện xin ý kiến của Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự trong việc chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ thi hành án dân sự tại địa phương.
Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo do Chủ tịch UBND quyết định từ nguồn ngân sách của địa phương.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc phản ánh về Tổ thư ký để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
- 1Quyết định 151/2002/QĐ-UB về Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 110/2001/QĐ-UB về Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo công tác thi hành án Dân sự thành phố Hà Nội do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 3Quyết định 38/2007/QĐ-UBND hủy bỏ quyết định 38/2002/QĐ-UB do tỉnh Bình Phước ban hành
- 4Quyết định 50/2006/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp giữa Giám đốc Sở Tư pháp với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã quản lý về tổ chức, cán bộ và hoạt động của Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Long An
- 5Quyết định 38/2002/QĐ-UB thành lập Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự tỉnh Bình Phước
- 6Chỉ thị 04/2011/CT-UBND tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 7Quyết định 2094/QĐ-UBND năm 2013 về Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo Thi hành án dân sự tỉnh Lâm Đồng
- 1Quyết định 151/2002/QĐ-UB về Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 110/2001/QĐ-UB về Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo công tác thi hành án Dân sự thành phố Hà Nội do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Chỉ thị 21/2008/CT-TTg về việc tiếp tục tăng cường và và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Luật thi hành án dân sự 2008
- 6Nghị định 74/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự về Cơ quan quản lý thi hành án dân sự, Cơ quan thi hành án dân sự và Công chức làm công tác thi hành án dân sự
- 7Quyết định 38/2007/QĐ-UBND hủy bỏ quyết định 38/2002/QĐ-UB do tỉnh Bình Phước ban hành
- 8Quyết định 50/2006/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp giữa Giám đốc Sở Tư pháp với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã quản lý về tổ chức, cán bộ và hoạt động của Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Long An
- 9Quyết định 38/2002/QĐ-UB thành lập Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự tỉnh Bình Phước
- 10Chỉ thị 04/2011/CT-UBND tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 11Quyết định 2094/QĐ-UBND năm 2013 về Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo Thi hành án dân sự tỉnh Lâm Đồng
Quyết định 1058/QĐ-UBND năm 2011 ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- Số hiệu: 1058/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/06/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn
- Người ký: Hoàng Ngọc Đường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra