Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do- Hạnh phúc
---------

Số: 07/2008/QĐ-UBND

Vinh, ngày 16 tháng 01 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LÁI XE Ô TÔ CHỞ KHÁCH TỪ 10 CHỖ NGỒI TRỞ LÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 /11/2003; Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 29/6/2001;
Căn cứ Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 110/2006/NĐ-CP ngày 28/9/2006 của Chính phủ về "Điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô";
Căn cứ Quyết định số 16/2007/QĐ-BGTVT ngày 26/3/2007 Quy định vận tải khách bằng ô tô theo tuyến cố định, hợp đồng và vận tải khách du lịch bằng ô tô của Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải tại Công văn số 2468/TTr- SGTVT-KHTH ngày 27 tháng 11 năm 2007,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý hoạt động lái xe ô tô chở khách từ 10 chỗ ngồi trở lên trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Các ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải, Sở Y tế, Công an tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hồ Đức Phớc

 

QUY ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG LÁI XE Ô TÔ CHỞ KHÁCH TỪ 10 CHỖ NGỒI TRỞ LÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN.
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 07/2008/QĐ-UBND ngày 16 tháng 01 năm 2008 của UBND tỉnh Nghệ An)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG:

Điều 1: Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:

- Phạm vi điều chỉnh: Quy định này quy định việc quản lý hoạt động lái xe ô tô chở khách từ 10 chỗ ngồi trở lên trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

- Đối tượng áp dụng: Các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động lái xe ôtô vận tải khách từ 10 chỗ ngồi trở lên trong kinh doanh vận tải hành khách trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Điều 2: Giải thích từ ngữ:

Trong quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

- Doanh nghiệp vận tải khách: Là đơn vị kinh doanh vận tải hành khách được thành lập theo Luật Doanh nghiệp và Luật Hợp tác xã.

- Người lái xe ô tô vận tải hành khách: Là người trực tiếp điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách.

- Giấy phép lái xe: Là chứng chỉ cấp cho người điều khiển xe cơ giới (lái xe) để được phép lái một hoặc một số loại xe cơ giới.

- Vận tải khách theo tuyến cố định: Là vận tải khách theo tuyến có bến đi, bến đến là bến xe khách và xe chạy theo hành trình, lịch trình quy định.

Chương II

TIÊU CHUẨN, TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI LÁI XE Ô TÔ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH

Điều 3: Tiêu chuẩn đối với người lái xe ô tô vận tải hành khách:

1. Đủ 21 tuổi trở lên đối với lái xe ô tô từ 10 đến 30 chỗ ngồi, đủ 25 tuổi trở lên đối với lái xe ô tô trên 30 chỗ ngồi. Tuổi tối đa đối với người lái xe ô tô chở khách trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ, 55 tuổi đối với nam.

2. Có giấy phép lái xe phù hợp với hạng xe điều khiển và có thâm niên lái xe (tính từ ngày được cấp giấy phép lái xe) từ 03 năm trở lên.

3. Phải có giấy xác nhận sức khoẻ đảm bảo, phù hợp với loại xe, công dụng của xe theo quy định tại Quyết định số 4132/2001/QĐ-BYT ngày 04/10/2001 về “Tiêu chuẩn sức khoẻ người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới" của Bộ trưởng Bộ Y tế, được kiểm tra định kỳ với thời hạn 6 tháng 01 lần và kiểm tra đột xuất khi cần thiết.

4. Lái xe và nhân viên phục vụ phải có lý lịch được xác nhận rõ ràng, có hợp đồng lao động bằng văn bản ký với chủ doanh nghiệp vận tải khách, được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ khác theo quy định của Nhà nước khi tuyển dụng.

Điều 4: Trách nhiệm của người lái xe:

1. Có thái độ lịch sự, văn minh đối với khách đi xe. Phải đeo thẻ tên, mặc đồng phục theo đúng mẫu doanh nghiệp đã đăng ký với cơ quan quản lý, nắm vững những quy định về vận tải khách, có trách nhiệm cung cấp thông tin, hướng dẫn cho khách tại các điểm dừng để khách lên xuống xe an toàn, yêu cầu hành khách thực hiện các quy định đi xe. Giúp đỡ người tàn tật, người già, trẻ em và phụ nữ có thai.

2. Không sử dụng chất ma tuý, không uống rượu bia quá nồng độ cồn theo quy định tại Điều 8 của Luật Giao thông đường bộ khi đang điều khiển xe ô tô.

3. Không chạy xe quá tốc độ quy định.

4. Không được giao xe cho người không đủ điều kiện để lái xe.

5. Thực hiện nghiêm quy định của Luật Giao thông đường bộ về thời gian lao động của lái xe (một ngày làm việc không quá 10 giờ, không lái xe liên tục quá 04 giờ).

6. Không chở quá số người theo quy định trên xe, không sang nhượng khách dọc đường. Có biện pháp bảo vệ tài sản của khách đi xe.

7. Không chở các loại hàng hoá độc hại, dễ cháy nổ, hàng hoá không hợp vệ sinh, gia súc gia cầm gây nguy hiểm đến tính mạng và sức khoẻ của hành khách.

8. Thường xuyên kiểm tra tình trạng kỹ thuật phương tiện, kịp thời sửa chữa khi không đảm bảo an toàn hoạt động.

9. Đối với xe chạy tuyến cố định:

+ Thực hiện đúng biểu đồ vận hành. Chạy xe đúng hành trình, lịch trình, đón và trả khách đúng nơi quy định. Bố trí chỗ ngồi cho khách theo đúng số ghế đã ghi trên vé.

+ Thu tiền của khách đúng giá vé đã đăng ký.

+ Tuân thủ nội quy doanh nghiệp và bến xe khách, các quy định về đảm bảo an toàn lao động, an toàn giao thông đường bộ.

Chương III

TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH NGHIỆP VẬN TẢI KHÁCH

Điều 5: Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách:

1. Ký hợp đồng lao động bằng văn bản với lái xe và nhân viên phục vụ. Thực hiện đóng bảo hiểm theo quy định và tổ chức học tập các quy định về vận tải khách, quy chế của đơn vị khi tuyển dụng. Chỉ được ký hợp đồng thuê lái xe khách đối với lái xe đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 Quy định này.

2. Đối với phương tiện hoạt động đường dài: Bố trí đầy đủ lái xe để đảm bảo thời gian làm việc của lái xe theo quy định.

3. Phổ biến, hướng dẫn và thường xuyên nhắc nhở lái xe và nhân viên phục vụ trên xe thực hiện đúng các quy định về vận tải khách và quy chế của đơn vị. Xử lý nghiêm những vi phạm của lái xe và nhân viên phục vụ trên xe.

4. Phải chịu trách nhiệm khi lái xe của đơn vị vi phạm Luật Giao thông đường bộ.

Điều 6: Trách nhiệm của bến xe khách:

1. Ký hợp đồng vận tải hành khách với Doanh nghiệp vận tải khách phù hợp với các điều khoản có liên quan của Quy định này.

2. Kiểm tra việc chấp hành Quy định tại bến xe trước khi cho xe xuất bến.

3. Phối hợp với Doanh nghiệp vận tải khách, chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan trong việc kiểm tra, theo đõi và xử lý vi phạm.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Điều 7: Trách nhiệm của Sở Giao thông - Vận tải:

1. Thực hiện quản lý Nhà nước về hoạt động vận tải khách. Hướng dẫn các doanh nghiệp, chủ phương tiện và cá nhân liên quan thực hiện nghiêm quy định quản lý đối với lái xe khách. Tham mưu UBND tỉnh hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản liên quan đến quản lý, tổ chức hoạt động của lái xe vận tải hành khách.

2. Phối hợp với Sở Y tế thực hiện khám sức khoẻ, xét nghiệm HIV khi cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe vận tải hành khách.

3. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định đối với lái xe khách của tổ chức, cá nhân có liên quan tại các tại các doanh nghiệp vận tải, điểm dừng xe, giao thông tĩnh.

4. Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh, Bộ Giao thông - Vận tải theo định kỳ quý, năm.

Điều 8: Trách nhiệm của Công an tỉnh:

1. Thực hiện kiểm tra thường xuyên và đột xuất theo nội dung quy định đối với lái xe khách trên phạm vi toàn tỉnh, xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định hiện hành.

2. Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông - Vận tải hướng dẫn, tổ chức việc học và kiểm tra lại Luật Giao thông đường bộ đối với người bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe vận tải hành khách sau khi lái xe hoàn thành thời gian bị thu hồi giấy phép lái xe.

Điều 9: Trách nhiệm của Sở Y tế:

1. Phối hợp với Sở Giao thông - Vận tải thực hiện việc kiểm tra sức khoẻ bắt buộc đối với lái xe khách theo quy định của Bộ Y tế khi cấp đổi, cấp lại, sau khi lái xe hoàn thành thời gian bị thu hồi giấy phép lái xe.

2. Phối hợp với Sở Giao thông - Vận tải và các doanh nghiệp vận tải khách thực hiện việc kiểm tra sức khoẻ định kỳ và đột xuất khi cần thiết, có xét nghiệm HIV đối với lái xe vận tải hành khách.

Điều 10: Trách nhiệm của chính quyền địa phương:

1. Thực hiện việc quản lý lái xe khách cư trú trên địa bàn. Thông báo cho cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp vận tải hành khách biết những vấn đề liên quan đến sức khoẻ, đạo đức biến động bất thường, vi phạm an toàn giao thông, trật tự xã hội của lái xe khách tại địa phương.

2. Xác nhận chính xác hồ sơ lý lịch lái xe khách phục vụ việc tuyển dụng, sử dụng, cấp, đổi giấy phép lái xe./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 07/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý hoạt động lái xe ô tô chở khách từ 10 chỗ ngồi trở lên trên địa bàn tỉnh Nghệ An do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành

  • Số hiệu: 07/2008/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 16/01/2008
  • Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
  • Người ký: Hồ Đức Phớc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 26/01/2008
  • Ngày hết hiệu lực: 06/11/2010
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản
Các nội dung liên quan: một lần cho cả thời gian thuêthuê đất trả tiềnnghĩa vụ mời bạn đọc tham khảo thêm trong Điều 85 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Điều 85. Trình tự, thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận; giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên; thay đổi về hạn chế quyền sử dụng đất; thay đổi về nghĩa vụ tài chính; thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký, cấp Giấy chứng nhận; chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền hàng năm sang thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc từ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất hoặc từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký biến động.

2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu phù hợp quy định của pháp luật thì thực hiện các công việc sau đây:

a) Trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp có thay đổi về diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất hoặc trường hợp đã cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa có bản đồ địa chính, chưa trích đo địa chính thửa đất;

b) Trường hợp đăng ký thay đổi diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu, cấp (hạng) nhà hoặc công trình xây dựng mà không phù hợp với giấy phép xây dựng hoặc không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải xin phép thì gửi phiếu lấy ý kiến của cơ quan quản lý, cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

c) Gửi thông tin địa chính cho cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật;

d) Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp phải cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; thông báo cho người sử dụng đất ký hoặc ký lại hợp đồng thuê đất với cơ quan tài nguyên và môi trường đối với trường hợp phải thuê đất;

đ) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

3. Trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất kết hợp với đăng ký biến động về các nội dung theo quy định tại Điều này thì thực hiện thủ tục quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này đồng thời với thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.