Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/2009/QĐ-UBND

Vinh, ngày 05 tháng 01 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC TỔ CHỨC LẠI, QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHI CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT NGHỆ AN

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 83/2006/NĐ-CP ngày 17/8/2006 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính, tổ chức đơn vị sự nghiệp nhà nư­ớc;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 15/5/2008 Liên bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh về nông nghiệp và phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 63/2008/QĐ-UBND ngày 02/10/2008 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành Quy định phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 2162/SNN-PTNT ngày 23 tháng 10 năm 2008 và Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 433/TTr-SNV ngày 12 tháng 11 năm 2008,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Tổ chức lại Chi cục Bảo vệ Thực vật Nghệ An.

Chi cục là cơ quan trực thuộc và chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Cục Bảo vệ thực vật.

Chi cục có đầy đủ tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, được ngân sách nhà nước đảm bảo kính phí hoạt động theo quy định hiện hành.

Trụ sở đóng tại thành phố Vinh, Nghệ An.

Điều 2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn.

1. Chức năng: Tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành về Bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn:

2.1. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm Pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, tiêu chuẩn, quy trình, định mức kinh tế, kỹ thuật thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành Bảo vệ thực vật theo quy định của Pháp luật và phân công của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2.2. Tham mưu cho Giám đốc Sở trong việc xây dựng các quy hoạch, kế hoạch, chương trình dự án về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thuốc bảo vệ thực vật và quản lý việc thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2.3. Tổ chức điều tra, phát hiện, dự tính, dự báo, đề xuất biện pháp quản lý dịch hại và phối hợp với cơ quan liên quan chỉ đạo thực hiện phòng trừ sinh vật gây hại chính trên một số cây trồng chủ yếu và sản phẩm thực vật lưu trữ trong kho. Hướng dẫn kỹ thuật và phối hợp phòng chống và khắc phục hậu quả sinh vật gây hại tài nguyên thực vật trên địa bàn tỉnh. Tham mưu giám đốc Sở trình Chủ tịch UBND tỉnh công bố và bãi bỏ công bố dịch sinh vật gây hại tài nguyên thực vật theo quy định của pháp luật.

2.4. Tổ chức và thực hiện công tác kiểm dịch thực vật địa phương bao gồm: Công tác kiểm dịch thực vật nội địa; kiểm dịch thực vật xuất nhập khẩu địa phương theo phân cấp và hướng dẫn của Cục Bảo vệ thực vật. Thực hiện một số khâu của công tác kiểm dịch thực vật xuất nhập khẩu Quốc gia và quá cảnh qua các cửa khẩu theo uỷ nhiệm của cơ quan kiểm dịch thực vật Trung ương. Tổ chức và quản lý công tác khử trùng sản phẩm thực vật bảo quản tại địa phương theo quy định của Pháp luật;

2.5. Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các quy định quản lý Nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật, quản lý việc sản xuất, bảo quản, lưu trữ, vận chuyển buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các loại chế phẩm sinh học, sử dụng phòng trừ dịch hại tài nguyên rừng và dịch vụ bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh theo quy định của Pháp luật, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thônquản lý quỹ dự trữ thuốc bảo vệ thực vật ở địa phương;

2.6. Cấp thu hồi các loại giấy chứng nhận, giấy phép kinh doanh dịch vụ bảo vệ thực vật, thuốc bảo vệ thực vật, khử trùng sản phẩm thực vật theo uỷ quyền của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Được thu lệ phí và phí tổn về công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật theo hướng dẫn của Pháp luật;

2.7. Tham mưu giúp Giám đốc Sở trình UBND tỉnh ban hành các quy định, cơ chế, chính sách về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thuốc bảo vệ thực vật, phục vụ phát triển sản xuất và bảo vệ môi trường.

2.8. Triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ chuyên ngành phục cho công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thuốc bảo vệ thực vật; thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ thực vật theo quy định của Pháp luật và phân công của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Xây dựng cơ sở dữ liệu, cập nhật thông tin về bảo vệ thực vật phục vụ công tác chỉ đạo.

2.9. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ Bảo vệ thực vật đối với cán bộ phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp huyện và nhân viên kỹ thuật cấp xã, kiểm tra việc thực hiện quy chế quản lý, phối hợp công tác và chế độ thông tin báo cáo của các Trạm bảo vệ thực vật với UBND cấp huyện;

2.10. Tổ chức và thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các vi phạm đối với tổ chức, cá nhân theo quy định của Pháp luật trong việc chấp hành Pháp lệnh bảo vệ thực vật và kiểm dịch thực vật trên địa bàn tỉnh.

2.11. Quản lý tài chính, tài sản, quản lý cán bộ công chức, viên chức và người lao động theo quy định của Pháp luật và phân cấp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về bảo vệ thực vật cho cán bộ, công chức, viên chức bảo vệ thực vật theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND tỉnh;

2.12. Thực hiện chế độ thông tin báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình công tác bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật theo quy định; thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.

Điều 3. Cơ cấu tổ chức và biên chế.

1. Tổ chức bộ máy:

1.1. Lãnh đạo:Chi cục trưởng và 2 - 3 Phó Chi Cục trưởng được bổ nhiệm và miễn nhiệm theo quy định hiện hành.

1.2. Các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ và đơn vị trực thuộc:

- Phòng Hành chính tổng hợp;

- Phòng Bảo vệ thực vật nông nghiệp;

- Phòng Bảo vệ thực vật rừng;

- Phòng Kiểm dịch thực vật;

- Phòng Thanh tra chuyên ngành.

- Trạm bảo vệ thực vật tại các huyện, thành phố, thị xã (20 trạm): Trạm bảo vệ thực vật: Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Đô Lư­ơng, Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh l­ưu, Nghi Lộc, Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong; thành phố Vinh; thị xã Cửa Lò; thị xã Thái Hoà.

2. Biên chế: Biên chế Chi cục Bảo vệ Thực vật được UBND tỉnh giao theo kế hoạch hàng năm. Năm 2009 có 23 biên chế hành chính (trong đó giữ nguyên kế hoạch biên chế năm 2008, điều chuyển 6 biên chế hành chính từ Chi cục Kiểm lâm); 95 biên chế sự nghiệp (trong đó giữ nguyên kế hoạch biên chế năm 2008 là 93, và 02 biên chế sự nghiệp đã bổ sung cho Trạm bảo vệ thực vật thị xã Thái Hoà và Trạm bảo vệ thực vật huyện Nghĩa Đàn sau khi chia tách theo Quyết định số 2865 và 2866/QĐ-UBND ngày 09/7/2008 của UBND tỉnh); 26 biên chế tự trang trải (giữ nguyên kế hoạch biên chế 2008). Ngoài ra, theo yêu cầu nhiệm vụ đơn vị được hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật. Việc tiếp nhận, tuyển dụng thực hiện theo quy định hiện hành.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký. Thay thế Quyết định số 979/QĐ-UBND ngày 23 tháng 3 năm 2006 của UBND tỉnh Nghệ An về việc quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Nghệ An.

Điều 5. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Thủ tr­ưởng các ngành các cấp có liên quan và Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Thực vật Nghệ An chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. /.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đình Chi

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 05/2009/QĐ-UBND về tổ chức lại, quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Nghệ An

  • Số hiệu: 05/2009/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 05/01/2009
  • Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
  • Người ký: Nguyễn Đình Chi
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 15/01/2009
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản
Các nội dung liên quan: một lần cho cả thời gian thuêthuê đất trả tiềnnghĩa vụ mời bạn đọc tham khảo thêm trong Điều 85 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Điều 85. Trình tự, thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận; giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên; thay đổi về hạn chế quyền sử dụng đất; thay đổi về nghĩa vụ tài chính; thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký, cấp Giấy chứng nhận; chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền hàng năm sang thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc từ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất hoặc từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký biến động.

2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu phù hợp quy định của pháp luật thì thực hiện các công việc sau đây:

a) Trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp có thay đổi về diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất hoặc trường hợp đã cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa có bản đồ địa chính, chưa trích đo địa chính thửa đất;

b) Trường hợp đăng ký thay đổi diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu, cấp (hạng) nhà hoặc công trình xây dựng mà không phù hợp với giấy phép xây dựng hoặc không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải xin phép thì gửi phiếu lấy ý kiến của cơ quan quản lý, cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

c) Gửi thông tin địa chính cho cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật;

d) Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp phải cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; thông báo cho người sử dụng đất ký hoặc ký lại hợp đồng thuê đất với cơ quan tài nguyên và môi trường đối với trường hợp phải thuê đất;

đ) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

3. Trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất kết hợp với đăng ký biến động về các nội dung theo quy định tại Điều này thì thực hiện thủ tục quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này đồng thời với thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.