BỘ CHÍNH TRỊ | ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM |
Số: 54-QĐ/TW | Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 1999 |
Bản Quy chế này quy định chế độ học tập lý luận chính trị đối với cán bộ, đảng viên.
- Việc học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị được thực hiện gắn với việc tiêu chuẩn hoá đối với cán bộ, đảng viên ở các cấp, các ngành trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội.
- Kết quả học tập lý luận chính trị là một trong những tiêu chuẩn để xem xét đánh giá, sử dụng và thực hiện chính sách đối với cán bộ, đánh giá tư cách đảng viên và tổ chức đảng trong sạch vững mạnh.
- Thực hiện đúng quy định về phân công, phân cấp quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về lý luận chính trị trong hệ thống trường lớp của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị-xã hội và hệ thống giáo dục quốc dân, tránh sự chồng chéo, lãng phí.
Chương trình học tập bắt buộc của đảng viên bao gồm :
1- Đảng viên trong thời gian dự bị phải học xong chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đảng viên mới.
Đảng viên chính thức tuỳ theo yêu cầu trách nhiệm và trình độ lý luận chính trị đã được đào tạo để lựa chọn chương trình học tập phù hợp, cụ thể như sau :
- Đảng viên ở cơ sở học xong chương trình lý luận chính trị sơ cấp tại trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, và phải có kế hoạch thường xuyên học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị. Đảng viên là cán bộ, công chức, cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước phải có trình độ lý luận chính trị theo tiêu chuẩn chức danh đã ban hành. Đối với cán bộ, công chức chưa phải là đảng viên, việc học tập lý luận chính trị thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh công chức. Đảng viên là người dân tộc thiểu số và đảng viên ở vùng sâu, vùng xa có trình độ văn hoá thấp, học chương trình lý luận chính trị sơ cấp được biên soạn riêng.
- Đảng viên trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội học tập các chương trình lý luận chính trị nêu trong bản quy định này theo sự chỉ đạo của các đảng uỷ khối nơi sinh hoạt.
- Đảng viên trong các lực lượng vũ trang học tập các chương trình lý luận chính trị nêu trong bản quy định này, theo sự chỉ đạo của Đảng uỷ Quân sự Trung ương và Đảng uỷ Công an Trung ương.
- Đảng viên đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức tham gia học tập các nghị quyết của Đảng ở tổ chức cơ sở đảng nơi đảng viên cư trú được cấp uỷ định kỳ thông báo tình hình thời sự, chính sách trong nước và thế giới.
- Đảng viên có trình độ lý luận chính trị trung cấp hoặc đã tốt nghiệp đại học và cao đẳng học các chương trình lý luận chuyên đề về kinh tế, văn hoá, xã hội... phù hợp với yêu cầu công tác.
- Đảng viên có trình độ lý luận cao cấp, đại học chính trị trở lên có kế hoạch tự học theo hướng dẫn của cơ quan phụ trách.
2- Đảng viên là cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cơ sở, phải học xong chương trình trung học chính trị tại trường chính trị tỉnh, thành phố.
3- Đảng viên là bí thư chi bộ và đảng uỷ viên, chi uỷ viên cơ sở học chương trình lý luận chính trị, nghiệp vụ quy định cho cấp uỷ cơ sở tại trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện.
4- Đảng viên là công chức ngạch chuyên viên, là chuyên viên chính phải học xong chương trình trung cấp về lý luận chính trị, chuyên viên cao cấp phải học xong chương trình lý luận chính trị cao cấp.
5- Đảng viên là cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện, quận và cán bộ lãnh đạo một số ban, ngành cấp tỉnh, một số doanh nghiệp.... (có quy định riêng) phải học xong chương trình lý luận chính trị cao cấp tại Phân viện thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
6- Đảng viên là cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh, thành, cán bộ lãnh đạo chủ chốt các ban, ngành Trung ương, uỷ viên thường vụ các đoàn thể Trung ương, ban giám đốc các tổng công ty, các doanh nghiệp lớn của nhà nước... (có quy định riêng) phải học xong chương trình lý luận chính trị cao cấp tại Trung tâm Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
7- Tất cả đảng viên và cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp phải học tập quán triệt các nghị quyết của Đại hội Đảng, của Ban Chấp hành Trung ương thông qua các chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị do Bộ Chính trị quy định cụ thể cho từng năm.
8- Thống nhất tên gọi các cấp chương trình lý luận chính trị được sử dụng trong hệ thống đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên của Đảng là : sơ cấp lý luận chính trị, trung cấp lý luận chính trị (hoặc trung học chính trị), cao cấp lý luận chính trị (hoặc cử nhân chính trị). Đối với các chương trình khác tương đương với 3 cấp chương trình này sẽ có hướng dẫn cụ thể.
Cấp uỷ có kế hoạch, biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích, giúp đỡ đảng viên tự học; tăng cường quản lý, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện chế độ học tập, kết quả học tập qua thực tiễn công tác của cán bộ, đảng viên; tuyên dương, khen thưởng cán bộ, đảng viên có thành tích học tập trong dịp sơ kết, tổng kết công tác hàng năm của đơn vị; tạo phong trào thi đua học tập lý luận chính trị trong chi bộ, đảng bộ, đưa việc học tập lý luận chính trị vào nề nếp thường xuyên.
- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì phối hợp với Ban Tư tưởng-Văn hoá Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức biên soạn, đổi mới nội dung, chương trình học tập cho các đối tượng được phân công đào tạo, bồi dưỡng; tổ chức biên soạn sách giáo khoa, tài liệu tham khảo cho các chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị; có quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trong hệ thống Đảng, tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận, nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên lý luận chính trị các cấp.
Ban Tư tưởng-Văn hoá Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn thống nhất nội dung chương trình lý luận chính trị trong hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng, Nhà nước, đoàn thể; hướng dẫn việc sử dụng hệ thống văn bằng, chứng chỉ, khắc phục sự chồng chéo, trùng lặp trong đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị hiện nay.
- Ban Tổ chức Trung ương chủ trì phối hợp với Ban Tài chính - Quản trị Trung ương, Ban Tổ chức-cán bộ Chính phủ soát xét lại hệ thống chế độ, chính sách hiện hành để bổ sung, sửa đổi những điểm không phù hợp; quan tâm đầu tư về mặt tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật cho các trường chính trị, trung tâm bồi dưỡng chính trị, có chế độ đãi ngộ khuyến khích, ưu tiên đối với đội ngũ giảng viên, kể cả giảng viên kiêm chức, báo cáo viên, học viên các trường, lớp lý luận chính trị.
Các cấp uỷ đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng các bộ, ngành, đoàn thể có trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thi hành Quy định này, tạo điều kiện thuận lợi về kinh phí, chính sách, chế độ, cơ sở vật chất kỹ thuật và bố trí đủ cán bộ có năng lực và phẩm chất tốt để công tác giáo dục lý luận chính trị đạt chất lượng cao và hiệu quả thiết thực.
| T/M BỘ CHÍNH TRỊ |
- 1Hướng dẫn 15-HD/BTGTW năm 2011 thực hiện Chương trình học tập lý luận chính trị dành cho học viên lớp đối tượng kết nạp đảng do Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành
- 2Kết luận 94-KL/TW năm 2014 tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân do Ban Bí thư ban hành
- 3Công văn 4741-CV/BTCTW năm 2013 về đào tạo cao cấp lý luận chính trị - hành chính do Ban Tổ chức Trung ương ban hành
- 4Quyết định 199-QĐ/TW năm 2013 về trao đổi, đối thoại lý luận chính trị do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 1Hướng dẫn 15-HD/BTGTW năm 2011 thực hiện Chương trình học tập lý luận chính trị dành cho học viên lớp đối tượng kết nạp đảng do Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành
- 2Kết luận 94-KL/TW năm 2014 tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân do Ban Bí thư ban hành
- 3Công văn 4741-CV/BTCTW năm 2013 về đào tạo cao cấp lý luận chính trị - hành chính do Ban Tổ chức Trung ương ban hành
- 4Quyết định 199-QĐ/TW năm 2013 về trao đổi, đối thoại lý luận chính trị do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
Quy định 54-QĐ/TW năm 1999 về chế độ học tập lý luận chính trị trong đảng do Bộ Chính trị ban hành
- Số hiệu: 54-QĐ/TW
- Loại văn bản: Quy định
- Ngày ban hành: 12/05/1999
- Nơi ban hành: Bộ Chính trị
- Người ký: Phạm Thế Duyệt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/05/1999
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực