Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN - GIÀY ỦNG AN TOÀN
National technical regulation for Protection Equipment - Safe Shoes
Lời nói đầu
QCVN 36:2019/BLĐTBXH do Cục An toàn lao động biên soạn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành theo Thông tư số 14/2019/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 9 năm 2019, sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN - GIÀY ỦNG AN TOÀN
National technical regulation for Protection Equipment - Safe Shoes
1.1. Phạm vi điều chỉnh
- Quy chuẩn này quy định các yêu cầu cơ bản đối với giày ủng an toàn dùng làm phương tiện bảo vệ cá nhân trong khi làm việc
- Quy chuẩn này không quy định đối với giày ủng có cả đế trong và lót mặt hoặc không có đế trong nhưng có lót mặt có thể tháo được.
1.2. Đối tượng áp dụng
1.2.1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, cung cấp và sử dụng giày ủng an toàn.
1.2.2. Các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
1.3. Giải thích từ ngữ
1.3.1. Giày ủng an toàn: giày ủng có đặc tính bảo vệ người sử dụng tránh các chấn thương chân có thể xảy ra do tai nạn, có pho mũi được thiết kế chống được va đập khi thử với mức năng lượng ít nhất bằng 200J và chống được nén ép khi thử với lực nén ít nhất là 15 kN
1.3.2. Da:
1.3.2.1. Da nguyên cật: da của đại gia súc hay tiêu gia súc đã được thuộc với cấu trúc sợi nguyên thủy còn nguyên vẹn và còn nguyên lớp mặt cật;
1.3.2.2. Da váng: Phần thịt hay phần giữa của con da hay da thuộc với cấu trúc sợi nguyên thủy còn nguyên vẹn và được lạng xẻ hay bào để loại bỏ hoàn toàn mặt cật.
1.3.3. Cao su: cao su thiên nhiên hoặc nhân tạo được lưu hóa
1.3.4. Vật liệu polymer: các loại vật liệu nhựa nhiệt dẻo được sử dụng chế tạo giày
1.3.5. Mũi giày: phần trên của giày để che phủ bàn chân
1.3.6. Pho mũi: chi tiết ở trong mũi giày để bảo vệ các ngón chân của người sử dụng khỏi tác động của vật va đập
1.3.7. Lót chống đâm xuyên: lót bảo vệ chân, chống các vật đâm xuyên qua đế giày vào chân. Lót chống đâm xuyên được gắn chặt với đế giày, không tháo ra được nếu không phá hỏng giày
1.3.8. Đế ngoài: Phần đế dưới cùng của giày, tiếp xúc với mặt sàn. Đế có các vân đế trên bề mặt
1.3.9. Đế trong: Chi tiết bên trong không tháo được sử dụng để làm phần đế của giày thường gắn với phần mũ giày trong quá trình tạo phom
1.3.10. Vân đế: phần nhô ra của bề mặt ngoài của đế
1.3.11. Lót trong đế: tấm lót trong giày tiếp xúc với chân người đi tạo sự êm ái, thoáng khí, hút mồ hôi
1.3.12. Lót mũ: vật liệu phủ bề mặt bên trong của mũ giày ủng
1.3.13. Lót lắc: vật liệu phủ bề mặt bên trong của phần trước mũ giày ủng
1.3.14. Lót má: vật liệu phủ bề mặt bên trong của phần má của mũ giày ủng
1.3.15. Đế ngoài dạng xốp (lỗ): đế ngoài có tỷ trọng là 0,9g/ml hoặc thấp hơn có cấu trúc dạng xốp có thể nhìn được khi phóng đại 10 lần.
1.3.16. Pho mũi an toàn: chi tiết của giày ủng ở bên trong giày để bảo vệ ngón chân của người đi khỏi va đập có mức năng lượng ít nhất là 200J và sự nén ép với lực ít nhất là 15 kN
1.3.17. Vùng gót: Phần phía sau của giày ủng
1.4. Tài liệu viện dẫn
1.4.1. TCVN 7652:2007 Phương tiện bảo vệ cá nhân- giày ủng an toàn
1.4.2. TCVN 7651:2007 Phương
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 15:2013/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với giày hoặc ủng cách điện do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 04:2009/BKHCN/SĐ01:2016 về An toàn đối với thiết bị điện và điện tử - Sửa đổi lần 1:2016
- 3Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 27:2016/BLĐTBXH về Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn
- 1Thông tư 28/2012/TT-BKHCN về Quy định công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Thông tư 14/2019/TT-BLĐTBXH về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với Phương tiện bảo vệ cá nhân - giày ủng an toàn do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7651:2007 (ISO 20344: 2004) về Phương tiện bảo vệ cá nhân - Phương pháp thử giày ủng
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7652:2007 (ISO 20345 : 2004) về Phương tiện bảo vệ cá nhân - Giày ủng an toàn
- 6Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 15:2013/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với giày hoặc ủng cách điện do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 7Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 04:2009/BKHCN/SĐ01:2016 về An toàn đối với thiết bị điện và điện tử - Sửa đổi lần 1:2016
- 8Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 27:2016/BLĐTBXH về Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 36:2019/BLĐTBXH về Phương tiện bảo vệ cá nhân - Giày ủng an toàn
- Số hiệu: QCVN36:2019/BLĐTBXH
- Loại văn bản: Quy chuẩn
- Ngày ban hành: 16/09/2019
- Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra