Hệ thống pháp luật

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

QCVN 10:2010/BTC

VỀ DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MÁY BƠM NƯỚC CHỮA CHÁY
National technical regulation on state reserve of fire-fighting water pumps

 

Lời nói đầu

QCVN 10: 2010/BTC do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dự trữ nhà nước đối với máy bơm nước chữa cháy biên soạn. Tổng cục Dự trữ Nhà nước trình duyệt và được ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tài chính.

 

QCVN 10: 2010/BTC

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MÁY BƠM NƯỚC CHỮA CHÁY
National technical regulation on state reserve of fire-fighting water pumps

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật, phương pháp kiểm tra, thủ tục giao nhận, vận chuyển, bảo quản và yêu cầu quản lý chất lượng đối với máy bơm nước chữa cháy nhập kho dự trữ nhà nước.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến việc quản lý; giao nhận và bảo quản máy bơm nước chữa cháy nhập kho dự trữ nhà nước.

1.3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Máy bơm nước chữa cháy gồm hai bộ phận chính: Phần động lực là động cơ đốt trong sử dụng nhiên liệu dạng lỏng; phần bơm nước là bộ phận khi bơm hút nước từ nguồn nước tạo ra một dòng nước có áp lực cao ở miệng vòi phun (sau đây viết tắt là máy).

1.3.2. Các phụ kiện đồng bộ kèm theo máy gồm vòi hút, vòi đẩy chữa cháy, lăng phun và đầu nối.

1.3.3. Lô máy bơm nước chữa cháy là số lượng quy định máy có cùng ký hiệu, cùng kích thước, được sản xuất từ cùng nguyên liệu, theo cùng một phương pháp, trong khoảng thời gian nhất định, được giao nhận cùng một lúc.

1.3.4. Niêm cất là các công việc bảo quản sau phát động nổ máy (vệ sinh, kiểm tra hiệu chỉnh, bổ sung dầu mỡ …) khi đưa máy vào kho bảo quản.

1.3.5. Tái niêm cất là công việc bảo quản sau một thời gian nhất định đối với số máy không trong diện phát động nổ.

1.3.6. Bảo quản ban đầu

Các công việc thực hiện sau khi giao nhận nhập kho dự trữ: Lau chùi vệ sinh máy, kiểm tra, hiệu chỉnh, quy hoạch xếp thành lô hàng trong kho …

1.3.7. Sự cố kỹ thuật của máy bơm nước chữa cháy

Sự cố kỹ thuật được hiểu là các hiện tượng bất thường về kỹ thuật không hay xảy ra trong quá trình hoạt động liên quan tới phần động lực, phần bơm nước mà không thể khắc phục bình thường được.

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Yêu cầu kỹ thuật đối với máy bơm nước chữa cháy nhập kho dự trữ nhà nước

2.1.1. Máy bơm nước chữa cháy

Theo TCVN 2622: 1995 Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình. Yêu cầu thiết kế. Với mỗi loại bơm khác nhau có yêu cầu cụ thể:

- Bơm và động cơ thủy lực thể tích theo TCVN 2151: 1977 Bơm và động cơ thủy lực thể tích – Yêu cầu kỹ thuật chung.

- Bơm cánh theo TCVN 4208: 2009 Bơm cánh – Yêu cầu kỹ thuật chung

2.1.2. Vòi hút

Làm bằng vải tráng cao su, có lõi thép, chịu áp lực cao và áp lực của chân không, dùng đưa nước từ nguồn nước đến máy bơm nước chữa cháy. Các yêu cầu kỹ thuật theo TCVN 8060: 2009 (ISO 14557: 2002) Phương tiện chữa cháy – Vòi chữa cháy – Vòi hút bằng cao su, chất dẻo và cụm vòi.

2.1.3. Vòi đẩy chữa cháy

Làm bằng đường ống dẫn mềm chịu áp lực, dệt từ sợi tổng hợp bên trong tráng cao su, dùng để truyền nước đến đám cháy. Các yêu cầu kỹ thuật theo TCVN 5740: 2009

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 10:2010/BTC về dự trữ nhà nước đối với máy bơm nước chữa cháy do Bộ Tài chính ban hành

  • Số hiệu: QCVN10:2010/BTC
  • Loại văn bản: Quy chuẩn
  • Ngày ban hành: 25/03/2010
  • Nơi ban hành: Bộ Tài chính
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản