Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
VỀ TIẾP ĐẤT CHO CÁC TRẠM VIỄN THÔNG
National technical regulation
on earthing of telecommunication stations
HÀ NỘI - 2010
Lời nói đầu
QCVN 09:2010/BTTTT được xây dựng trên cơ sở soát xét, chuyển đổi Tiêu chuẩn ngành TCN 68-141: 1999 (soát xét lần 1) "Tiếp đất cho các công trình viễn thông – Yêu cầu kỹ thuật" ban hành theo Quyết định số 571/1999/QĐ-TCBĐ ngày 23 tháng 8 năm 1999 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông).
Các quy định kỹ thuật và phương pháp xác định của QCVN 09: 2010/BTTTT phù hợp với Khuyến nghị K.27 của Liên minh Viễn thông Thế giới (ITU-T) và tiêu chuẩn ETS 300 253 của Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu (ETSI).
QCVN 09:2010/BTTTT do Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ trình duyệt và được ban hành kèm theo Thông tư số 18/2010/TT-BTTTT ngày 30 tháng 07 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ TIẾP ĐẤT CHO CÁC TRẠM VIỄN THÔNG
National technical regulation on earthing of telecommunication stations
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này quy định các yêu cầu về tiếp đất cho các trạm viễn thông chứa các thiết bị viễn thông: thiết bị chuyển mạch, thiết bị truyền dẫn hữu tuyến, thiết bị truyền dẫn phát sóng vô tuyến điện (phát thanh, truyền hình), thiết bị vi ba đường dài trong nước, trạm gốc thông tin di động mặt đất công cộng (BTS).
Quy chuẩn này áp dụng đối với các doanh nghiệp thiết lập cơ sở hạ tầng mạng viễn thông và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến thiết lập mạng viễn thông tại Việt Nam.
1.3.1. Cáp dẫn đất (ground conductor)
Cáp nối từ tổ tiếp đất đến tấm tiếp đất chính.
1.3.2. Công trình viễn thông (telecommunication plant)
Công trình xây dựng, bao gồm hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động (nhà, trạm, cột, cống, bể) và thiết bị mạng được lắp đặt vào đó.
1.3.3. Điểm nối đơn (Single Point Connection) (SPC)
Vị trí duy nhất trong một mạng liên kết cách ly mà ở đó thực hiện nối với mạng liên kết chung. Điểm nối đơn phải có kích thước thích hợp để bảo đảm nối các đường dẫn.
1.3.4. Điện trở suất của đất (soil resistivity)
Điện trở của một khối đất hình lập phương có thể tích 1 m3 khi dòng điện chạy từ mặt này sang mặt đối diện của khối đất.
1.3.5. Điện trở tiếp đất (earthing resistance)
Điện trở đối với dòng điện truyền lan từ các điện cực tiếp đất, kể cả dây nối các điện cực.
1.3.6. Hệ thống
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Quyết định 571/1999/QĐ-TCBĐ ban hành tiêu chuẩn ngành về Tiếp đất cho các công trình Viễn thông- Mã số: TCN 68-141: 1999 do Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện ban hành
- 2Thông tư 18/2010/TT-BTTTT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 3Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 32:2011/BTTTT về chống sét cho các trạm viễn thông và mạng cáp ngoại vi viễn thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 4Tiêu chuẩn ngành TCN 68-141:1999 về tiếp đất cho các công trình viễn thông - yêu cầu kỹ thuật do Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện ban hành
- 5Tiêu chuẩn ngành TCN 68-141:1995 về tiếp đất cho các công trình viễn thông - Yêu cầu kỹ thuật do Tổng cục Bưu điện ban hành
- 6Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 9:2016/BTTTT về tiếp đất cho các trạm viễn thông
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 09:2010/BTTTT về tiếp đất cho các trạm viễn thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- Số hiệu: QCVN09:2010/BTTTT
- Loại văn bản: Quy chuẩn
- Ngày ban hành: 30/07/2010
- Nơi ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra