Hệ thống pháp luật

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

QCVN 01-98: 2012/BNNPTNT

CHẤT LƯỢNG MÍA NGUYÊN LIỆU

Lời nói đầu

QCVN 01-98: 2012/BNNPTNT do Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 29/2012/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 7 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

CHẤT LƯỢNG MÍA NGUYÊN LIỆU

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định các chỉ tiêu tạp chất và chữ đường, phương pháp xác định các chỉ tiêu chất lượng đó đối với mía làm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến (đường, cồn hoặc các sản phẩm khác).

1.2. Đối tượng áp dụng của quy chuẩn

Tổ chức, cá nhân mua, bán, sử dụng mía làm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến và các tổ chức liên quan.

1.3. Giải thích các khái niệm, từ ngữ

Trong quy chuẩn này, các từ ngữ, thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Mía nguyên liệu: Là phần thân cây mía dùng làm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.

1.3.2. Tạp chất của mía nguyên liệu: Là tất cả các phần khi đưa vào chế biến không thu được đường bao gồm: lá mía, ngọn mía (tính từ đỉnh sinh trưởng hay điểm đồng tiền, hoặc còn gọi là mặt trăng trở lên), rễ, đất cát, dây buộc, các nhánh non, mía mầm (măng), mía bị cháy đen thành than, bị chuyển hóa đen hoặc đỏ, bị khô, thối rữa và các tạp chất khác không thuộc về cây mía.

1.3.3. Mía sạch: Là mía nguyên liệu đã được loại bỏ hết tạp chất.

1.3.4. Bã mía: Là phần còn lại sau khi mía nguyên liệu đã được ép lấy nước mía.

1.3.5. Tỉ lệ xơ trong mía: Là phần chất khô không hòa tan trong nước nằm trong tổ chức cây mía, tính theo % so với khối lượng cây mía.

1.3.6. Độ Bx (%): Bx viết tắt của chữ Brix, là biểu thị phần khối lượng biểu kiến của chất rắn hoà tan trong 100 phần khối lượng dung dịch, thường được đo bằng Brix kế.

1.3.7. Độ Pol (%): Pol là viết tắt của chữ polarization, là thành phần đường saccaroza có trong dung dịch tính theo phần trăm khối lượng dung dịch đường, do kết quả đo được bằng máy đo Pol (Polarimeter) 1 lần theo phương pháp tiêu chuẩn của quốc tế.

1.3.8. Chữ đường (CCS): CCS viết tắt của cụm từ Commercial Cane Sugar, là số đơn vị khối lượng đường saccaroza theo lý thuyết có thể sản xuất từ 100 đơn vị khối lượng mía, được tính theo công thức CCS ở mục 2.4. Đây là trị số dùng làm căn cứ để xác định chất lượng mía trong giao dịch mua, bán mía.

1.3.9. Nước mía đầu: Là nước mía ép ra sau trục đỉnh và trục trước của máy ép đầu tiên.

1.3.10. Nước mía mẫu: Là nước mía đầu hoặc nước mía ép ra từ mía mẫu ở các phương pháp lấy mẫu khác theo quy định tại mục 2.2.3.

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Quy định về chất lượng của mía nguyên liệu

2.1.1. Chữ đường ≥ 9 CCS.

2.1.2. Tạp chất ≤ 3%.

2.2. Phương pháp lấy mẫu

2.2.1. Lấy mẫu để xác định tỉ lệ tạp chất

- Mỗi một mẫu để xác định tỉ lệ tạp chất phải có khối lượng lớn hơn hoặc bằng 10kg và được gắn mã số theo từng lô hàng. Số mẫu tối thiểu tương ứng với khối lượng của lô hàng trên một phương tiện chuyên chở như sau:

+ Lô hàng có khối lượng từ 30 tấn trở xuống: 01 mẫu.

+ Lô hàng có khối lượng từ trên 30 - 60 tấn: 02 mẫu.

+ Lô hàng có khối lượng từ trên 60 - 90 tấn: 03 mẫu.

+ Lô hàng có khối lượng trên 90 tấn: 04 mẫu.

- Cách lấy mẫu: Mẫu được lấy ngẫu nhiên trong lô hàng, bao gồm đủ các thành phần như gốc, rễ, ngọn, dây buộc bó mía… đảm bảo tính đại diện của lô hàng, công bằng và khách quan.

- Vị trí lấy mẫu: Trên bàn cân, trên phương tiện chở mía, trên sân mía hoặc trên bàn lùa mía.

2.2.2. Lấy mẫu để xác định tỉ lệ xơ trong mía

Có thể thực hiện 1 trong 3 phương pháp sau:

- Phương pháp 1: Sau khi các lô hàng đã được cân nhập vào nhà máy, lấy ngẫu nhiên 20 bó mía mẫu, mỗi bó từ 5-6 cây, sao cho mang tính đại diện các loại giống mía và các vùng mía đang nhập vào nhà máy. Sau đó chọn ngẫu nhiên 40 cây mía có đủ từ gốc đến ngọn đưa vào máy, nghiền vụn qua 2 lần (sau khi nghiền lần 1 được trộn đều và cho vào máy nghiền lại lần 2).

- Phương pháp 2: Mẫu được lấy trên băng tải sau khi đã xử lý (Sau máy băm hoặc búa đập lần cuối, trước máy ép). Khối lượng mẫu khoảng 6 000 g, lấy làm 3 lần, mỗi lần cách nhau 15 phút.

- Phương pháp 3: Kết hợp lấy mẫu xác định tỉ lệ xơ cùng với khi lấy

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01-98:2012/BNNPTNT về chất lượng mía nguyên liệu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: QCVN01-98:2012/BNNPTNT
  • Loại văn bản: Quy chuẩn
  • Ngày ban hành: 03/07/2012
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo:
  • Ngày hiệu lực: 25/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản