Hệ thống pháp luật

QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 27/2008/QH12

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2008

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG LUẬT, PHÁP LỆNH NĂM 2009 VÀ BỔ SUNG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG LUẬT, PHÁP LỆNH CỦA QUỐC HỘI NHIỆM KỲ KHÓA XII (2007 – 2011)

QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Căn cứ Luật tổ chức Quốc hội, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Sau khi xem xét Tờ trình số 160/TTr-UBTVQH12 ngày 17 tháng 10 năm 2008 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2009 và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1.

Bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII (2007 – 2011) các dự án luật, pháp lệnh sau đây:

1. Luật sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật nhà ở

2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản

3. Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

4. Luật viên chức

5. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục

6. Luật công đoàn (sửa đổi)

7. Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật

8. Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật

9. Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân

10. Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân

11. Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự

12. Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Điều 10 của Pháp lệnh dân số

Điều 2.

Thông qua Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2009 như sau:

A. CHƯƠNG TRÌNH CHÍNH THỨC

I. CÁC DỰ ÁN LUẬT

1. Tại kỳ họp thứ 5 (dự kiến tháng 5-2009)

a) Trình Quốc hội thông qua: 13 dự án luật

1. Luật quản lý nợ công

2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản

3. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thanh tra

4. Luật lý lịch tư pháp

5. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự

6. Luật bồi thường nhà nước

7. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện ảnh

8. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa

9. Luật quy hoạch đô thị

10. Luật sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật nhà ở

11. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ

12. Luật cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài

13. Luật cơ yếu

b) Trình Quốc hội cho ý kiến: 09 dự án luật

1. Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi)

2. Luật trọng tài thương mại

3. Luật các vùng biển Việt Nam

4. Luật báo chí (sửa đổi)

5. Luật người cao tuổi

6. Luật khám bệnh, chữa bệnh

7. Luật viễn thông

8. Luật tần số vô tuyến điện

9. Luật dân quân tự vệ

2. Tại kỳ họp thứ 6 (dự kiến tháng 10-2009)

a) Trình Quốc hội thông qua: 11 dự án luật

1. Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi)

2. Luật thuế tài nguyên

3. Luật trọng tài thương mại

4. Luật các vùng biển Việt Nam

5. Luật báo chí (sửa đổi)

6. Luật người cao tuổi

7. Luật khám bệnh, chữa bệnh

8. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục

9. Luật viễn thông

10. Luật tần số vô tuyến điện

11. Luật dân quân tự vệ

b) Trình Quốc hội cho ý kiến: 11 dự án luật

1. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sửa đổi)

2. Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi)

3. Luật bảo hiểm tiền gửi

4. Luật thuế nhà, đất

5. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai

6. Luật nuôi con nuôi

7. Luật thi hành án hình sự

8. Luật tiếp cận thông tin

9. Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

10. Luật an toàn thực phẩm

11. Luật người tàn tật

II. CÁC DỰ ÁN PHÁP LỆNH

1. Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật

2. Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật

3. Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân

4. Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân

5. Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự

6. Các dự án pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2008 chưa được thông qua

B. CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN BỊ

22 dự án luật, 01 dự án pháp lệnh

1. Luật sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào kinh doanh

2. Luật giám sát an toàn hoạt động ngân hàng

3. Luật kiểm toán độc lập

4. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hợp tác xã

5. Luật xử lý vi phạm hành chính

6. Luật tố tụng hành chính

7. Luật khiếu nại

8. Luật tố cáo

9. Luật phổ biến, giáo dục pháp luật

10. Bộ luật lao động (sửa đổi)

11. Luật dân số

12. Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

13. Luật bưu chính

14. Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá

15. Luật công đoàn (sửa đổi)

16. Luật khoáng sản (sửa đổi)

17. Luật lưu trữ

18. Luật đo lường

19. Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi)

20. Luật lực lượng dự bị động viên

21. Luật viên chức

22. Luật giáo viên

23. Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

Điều 3.

1. Giao Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo việc triển khai thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2009.

2. Chính phủ xác định rõ trách nhiệm của cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan tham gia soạn thảo; dành thời gian thích đáng để thảo luận, cho ý kiến về các dự án trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

3. Các cơ quan trình, cơ quan soạn thảo dự án luật, pháp lệnh có kế hoạch tổ chức thực hiện để bảo đảm các dự án được trình đúng tiến độ, có chất lượng; thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về thời hạn gửi dự án đến cơ quan thẩm tra, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Quốc hội.

4. Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội có kế hoạch chủ động phối hợp với các cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan, tổ chức hữu quan để nâng cao chất lượng chuẩn bị dự án, báo cáo thẩm tra.

Các Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội dành thời gian cần thiết để nghiên cứu, tổ chức thảo luận, cho ý kiến hoàn thiện dự thảo luật, pháp lệnh.

Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2008.

 

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Phú Trọng

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết số 27/2008/QH12 về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2009 và bổ sung chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XII (2007 – 2011) do Quốc hội ban hành

  • Số hiệu: 27/2008/QH12
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 15/11/2008
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Nguyễn Phú Trọng
  • Ngày công báo: 05/12/2008
  • Số công báo: Từ số 626 đến số 627
  • Ngày hiệu lực: 20/12/2008
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản
Các nội dung liên quan: một lần cho cả thời gian thuêthuê đất trả tiềnnghĩa vụ mời bạn đọc tham khảo thêm trong Điều 85 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Điều 85. Trình tự, thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận; giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên; thay đổi về hạn chế quyền sử dụng đất; thay đổi về nghĩa vụ tài chính; thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký, cấp Giấy chứng nhận; chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền hàng năm sang thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc từ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất hoặc từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký biến động.

2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu phù hợp quy định của pháp luật thì thực hiện các công việc sau đây:

a) Trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp có thay đổi về diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất hoặc trường hợp đã cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa có bản đồ địa chính, chưa trích đo địa chính thửa đất;

b) Trường hợp đăng ký thay đổi diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu, cấp (hạng) nhà hoặc công trình xây dựng mà không phù hợp với giấy phép xây dựng hoặc không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải xin phép thì gửi phiếu lấy ý kiến của cơ quan quản lý, cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

c) Gửi thông tin địa chính cho cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật;

d) Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp phải cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; thông báo cho người sử dụng đất ký hoặc ký lại hợp đồng thuê đất với cơ quan tài nguyên và môi trường đối với trường hợp phải thuê đất;

đ) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

3. Trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất kết hợp với đăng ký biến động về các nội dung theo quy định tại Điều này thì thực hiện thủ tục quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này đồng thời với thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.