Hệ thống pháp luật

QUỐC HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Nghị quyết số: 58/2022/QH15

Hà Nội, ngày 16 tháng 6 năm 2022

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐƯỜNG BỘ CAO TỐC KHÁNH HÒA - BUÔN MA THUỘT GIAI ĐOẠN 1

QUỐC HỘI

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 64/2020/QH14, Luật số 72/2020/QH14 và Luật số 03/2022/QH15;

Căn cứ Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11 tháng 01 năm 2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội;

Sau khi xem xét Tờ trình số 190/TTr-CP ngày 21 tháng 5 năm 2022 của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra số 954/BC-UBKT15 ngày 05 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Báo cáo số 264/BC-UBTVQH15 ngày 15 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, chỉnh lý và giải trình dự thảo Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1, các tài liệu liên quan và ý kiến của đại biểu Quốc hội;

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1

Quyết định chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 (sau đây gọi là Dự án).

Điều 2

1. Mục tiêu:

Đầu tư Dự án nhằm hình thành trục ngang kết nối vùng Tây Nguyên với duyên hải Nam Trung Bộ, kết nối với các trục dọc, phát huy hiệu quả các dự án đã và đang đầu tư, kết nối các trung tâm kinh tế, cảng biển, đáp ứng nhu cầu vận tải; tạo dư địa, động lực, không gian phát triển vùng Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, xóa đói giảm nghèo; nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, từng bước thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

2. Phạm vi, quy mô, hình thức đầu tư:

Đầu tư khoảng 117,5 km, chia thành 03 dự án thành phần theo hình thức đầu tư công; quy mô đầu tư của từng dự án thành phần được xác định tại Phụ lục kèm theo Nghị quyết này.

3. Công nghệ:

Dự án áp dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại, bảo đảm yêu cầu an toàn, đồng bộ, chất lượng và hiệu quả. Khuyến khích ứng dụng công nghệ cao trong tổ chức thi công, thích ứng với biến đổi khí hậu. Thực hiện hình thức thu phí tự động không dừng trong khai thác, vận hành.

4. Nhu cầu sử dụng đất và phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:

Sơ bộ nhu cầu sử dụng đất của Dự án khoảng 938,54 ha, trong đó: đất trồng lúa hai vụ khoảng 133,46 ha, đất nông nghiệp khác khoảng 202,64 ha, đất ở khoảng 29,47 ha, đất trồng cây lâu năm khoảng 48,52 ha, đất rừng sản xuất khoảng 437,57 ha, đất rừng phòng hộ khoảng 33,61 ha, đất khác khoảng 53,27 ha. Giải phóng mặt bằng toàn tuyến một lần theo quy mô quy hoạch.

5. Sơ bộ tổng mức đầu tư và nguồn vốn:

Sơ bộ tổng mức đầu tư của Dự án là 21.935 tỷ đồng (hai mươi mốt nghìn, chín trăm ba mươi lăm tỷ đồng), trong đó:

a) Nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 là 15.096 tỷ đồng (mười lăm nghìn, không trăm chín mươi sáu tỷ đồng), bao gồm:

- Nguồn vốn ngân sách trung ương là 13.831 tỷ đồng (mười ba nghìn, tám trăm ba mươi mốt tỷ đồng), trong đó: 6.539 tỷ đồng (sáu nghìn, năm trăm ba mươi chín tỷ đồng) nguồn vốn ngân sách trung ương trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025; 572 tỷ đồng (năm trăm bảy mươi hai tỷ đồng) nguồn vốn từ rà soát, sắp xếp lại Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Giao thông vận tải; 2.320 tỷ đồng (hai nghìn, ba trăm hai mươi tỷ đồng) nguồn vốn ngân sách nhà nước để đầu tư phát triển theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11 tháng 01 năm 2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và 4.400 tỷ đồng (bốn nghìn, bốn trăm tỷ đồng) nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021;

- Nguồn vốn ngân sách địa phương là 1.265 tỷ đồng (một nghìn, hai trăm sáu mươi lăm tỷ đồng), trong đó: tỉnh Đắk Lắk là 916,5 tỷ đồng (chín trăm mười sáu tỷ, năm trăm triệu đồng) và tỉnh Khánh Hòa là 348,5 tỷ đồng (ba trăm bốn mươi tám tỷ, năm trăm triệu đồng).

b) Nguồn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2026 - 2030 là 6.839 tỷ đồng (sáu nghìn, tám trăm ba mươi chín tỷ đồng).

6. Tiến độ thực hiện:

Chuẩn bị đầu tư, thực hiện Dự án từ năm 2022, cơ bản hoàn thành một số đoạn tuyến có lưu lượng giao thông lớn năm 2025, cơ bản hoàn thành toàn tuyến năm 2026 và hoàn thành đưa vào khai thác đồng bộ toàn Dự án năm 2027.

Điều 3

1. Việc triển khai, thực hiện Dự án được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt sau đây:

a) Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các Bộ, ngành, các địa phương liên quan xây dựng phương án thu hồi vốn đầu tư Dự án hoàn trả vào ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo tỷ lệ vốn góp đầu tư Dự án;

b) Thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11 tháng 01 năm 2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội;

c) Trường hợp điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án trong thời gian Quốc hội không họp, Quốc hội ủy quyền Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định;

d) Trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư các dự án thành phần được thực hiện tương tự như đối với dự án nhóm A theo quy định của pháp luật về đầu tư công;

đ) Cho phép phân chia Dự án thành các dự án thành phần được xác định tại Phụ lục kèm theo Nghị quyết này.

2. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội trong việc:

a) Tổ chức thực hiện, quản lý và khai thác, vận hành Dự án theo đúng Nghị quyết này và quy định của pháp luật có liên quan, bảo đảm tiến độ, chất lượng công trình. Quản lý, sử dụng vốn và các nguồn lực tiết kiệm, hiệu quả, phòng chống tham nhũng, tiêu cực; chỉ đạo các địa phương bảo đảm nguồn vốn thực hiện Dự án. Chỉ đạo rà soát và chịu trách nhiệm về tính khả thi của nguồn vốn từ rà soát, sắp xếp lại Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ Giao thông vận tải;

b) Tính toán phạm vi và tổng mức đầu tư các dự án thành phần trong bước báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án theo quy định của pháp luật, bảo đảm tiết kiệm, chống lãng phí;

c) Lãnh đạo, chỉ đạo việc triển khai thực hiện Nghị quyết này, bảo đảm đúng mục tiêu, công khai, minh bạch và hiệu quả, không để trục lợi chính sách, thất thoát, lãng phí; hằng năm báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm về tình hình thực hiện Dự án; thông tin đầy đủ để người dân hiểu, đồng thuận về chủ trương đầu tư và hỗ trợ triển khai Dự án.

3. Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm trong việc phân cấp cho các địa phương làm cơ quan chủ quản thực hiện các dự án thành phần theo quy định tại khoản 3 Điều 5 của Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11 tháng 01 năm 2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm tiến độ, chất lượng của các dự án thành phần đó; xem xét, quyết định giao cho một cơ quan làm đầu mối chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Dự án bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ toàn Dự án.

4. Các địa phương chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc bảo đảm nguồn vốn theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Nghị quyết này và tiến độ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Dự án. Trường hợp chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn của địa phương tăng hoặc giảm so với chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong sơ bộ tổng mức đầu tư của Dự án, địa phương đó có trách nhiệm cân đối nguồn vốn từ ngân sách địa phương theo tỷ lệ vốn góp chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Dự án. Cơ quan được giao làm cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm bảo đảm tiến độ, chất lượng của dự án thành phần được giao.

Điều 4

1. Kiểm toán nhà nước, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiểm toán việc thực hiện Nghị quyết này.

2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Kinh tế, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2022.

 

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Vương Đình Huệ

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN THÀNH PHẦN THUỘC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐƯỜNG BỘ CAO TỐC KHÁNH HÒA - BUÔN MA THUỘT GIAI ĐOẠN 1
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 58/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022)

TT

Dự án thành phần

Chiều dài dự kiến
(km)

Quy mô

Sơ bộ tổng mức đầu tư
(tỷ đồng)

Sơ bộ chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

(tỷ đồng)

Địa điểm xây dựng

Số làn xe (theo phân kỳ đầu tư)

Cấp đường

(km/h)

1

Dự án thành phần 1

32,0

4

100

5.632

467

Tỉnh Khánh Hòa

2

Dự án thành phần 2

37,5

4

80-100

9.818

245

Tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Đắk Lắk

3

Dự án thành phần 3

48,0

4

100

6.485

1.588

Tỉnh Đắk Lắk

Tổng cộng

117,5

 

 

21.935

2.300

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 58/2022/QH15 về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 do Quốc hội ban hành

  • Số hiệu: 58/2022/QH15
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 16/06/2022
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Vương Đình Huệ
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 31/07/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản
Các nội dung liên quan: một lần cho cả thời gian thuêthuê đất trả tiềnnghĩa vụ mời bạn đọc tham khảo thêm trong Điều 85 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Điều 85. Trình tự, thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận; giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên; thay đổi về hạn chế quyền sử dụng đất; thay đổi về nghĩa vụ tài chính; thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký, cấp Giấy chứng nhận; chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền hàng năm sang thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc từ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất hoặc từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký biến động.

2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu phù hợp quy định của pháp luật thì thực hiện các công việc sau đây:

a) Trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp có thay đổi về diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất hoặc trường hợp đã cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa có bản đồ địa chính, chưa trích đo địa chính thửa đất;

b) Trường hợp đăng ký thay đổi diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu, cấp (hạng) nhà hoặc công trình xây dựng mà không phù hợp với giấy phép xây dựng hoặc không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải xin phép thì gửi phiếu lấy ý kiến của cơ quan quản lý, cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

c) Gửi thông tin địa chính cho cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật;

d) Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp phải cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; thông báo cho người sử dụng đất ký hoặc ký lại hợp đồng thuê đất với cơ quan tài nguyên và môi trường đối với trường hợp phải thuê đất;

đ) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

3. Trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất kết hợp với đăng ký biến động về các nội dung theo quy định tại Điều này thì thực hiện thủ tục quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này đồng thời với thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.