Hệ thống pháp luật

QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Nghị quyết số: 49/2017/QH14

Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2017

NGHỊ QUYẾT

VỀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2018

QUỐC HỘI

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 và Nghị quyết số 25/2016/QH14 ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020;

Trên cơ sở xem xét Báo cáo số 464/BC-CP ngày 18 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ; Báo cáo thẩm tra số 739/BC-UBTCNS14 ngày 20 tháng 10 năm 2017 của Ủy ban Tài chính, Ngân sách; Báo cáo tiếp thu, giải trình số 211/BC-UBTVQH14 ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ý kiến Đại biểu Quốc hội,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2018

1. Tổng số thu ngân sách nhà nước là 1.319.200 tỷ đồng (một triệu, ba trăm mười chín nghìn, hai trăm tỷ đồng).

2. Tổng số chi ngân sách nhà nước là 1.523.200 tỷ đồng (một triệu, năm trăm hai mươi ba nghìn, hai trăm tỷ đồng).

3. Mức bội chi ngân sách nhà nước là 204.000 tỷ đồng (hai trăm linh bốn nghìn tỷ đồng), tương đương 3,7% tổng sản phẩm trong nước (GDP), gồm:

Bội chi ngân sách trung ương là 195.000 tỷ đồng (một trăm chín mươi lăm nghìn tỷ đồng), tương đương 3,54%GDP;

Bội chi ngân sách địa phương là 9.000 tỷ đồng (chín nghìn tỷ đồng), tương dương 0,16%GDP.

4. Tổng mức vay của ngân sách nhà nước, bao gồm vay để bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc của ngân sách nhà nước là 363.284 tỷ đồng (ba trăm sáu mươi ba nghìn, hai trăm tám mươi bốn tỷ đồng).

(Kèm theo các phụ lục số 1, 2, 3 và 4)

Điều 2. Điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước năm 2017

1. Giảm dự toán vốn trái phiếu Chính phủ 14.033,795 tỷ đồng, đồng thời tăng dự toán vốn ngoài nước 14.033,795 tỷ đồng để bố trí dự toán cho các dự án đã giải ngân nhưng chưa được bố trí dự toán theo quy định từ năm 2016 trở về trước. Bổ sung các dự án này vào danh mục dự án trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và được sử dụng từ nguồn dự phòng chung vốn ngoài nước trung hạn (Kèm theo phụ lục s 5).

2. Bổ sung 245,814 tỷ đồng dự toán chi đầu tư phát triển từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại năm 2017 cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam và 08 địa phương theo Tờ trình số 349/TTr-CP ngày 23 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ (Kèm theo phụ lục số 6).

3. Bổ sung 77,66 tỷ đồng dự toán chi sự nghiệp bảo vệ môi trường từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho tỉnh Thừa Thiên - Huế theo Tờ trình số 403/TTr-CP ngày 04 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ.

Điều 3. Giao Chính phủ thực hiện một số biện pháp điều hành nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2018

1. Điều hành thận trọng chính sách tài khóa, phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Siết chặt kỷ luật tài chính - ngân sách, chấp hành dự toán ngân sách nhà nước đúng quy định của pháp luật. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra và công khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách nhà nước.

2. Chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt các luật về thuế, phí và lệ phí; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số chính sách pháp luật về thuế theo hướng cơ cấu lại nguồn thu, bảo đảm tính trung lập của thuế, tăng cường vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương và công tác quản lý thu; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về thuế; tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển; tạo chuyển biến rõ nét trong việc chống thất thu, xử lý và ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, chuyển giá, trốn thuế; phấn đấu giảm tỷ lệ nợ đọng thuế xuống dưới 5% tổng thu ngân sách nhà nước.

3. Trong giai đoạn 2018-2020, tiếp tục thực hiện điều tiết 100% số thu thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm xăng, dầu của Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn về ngân sách trung ương; giữ ổn định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia số thu thuế bảo vệ môi trường đối với sản phẩm xăng, dầu trong nước và nhập khẩu như đối với năm 2017.

4. Thu vào ngân sách nhà nước 72% số tiền lãi dầu, khí nước chủ nhà, lợi nhuận được chia từ Liên doanh Việt - Nga “Vietsovpetro” và tiền đọc tài liệu phát sinh trong năm 2018; số tiền còn lại (28%) đầu tư trở lại cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư theo quy định của pháp luật.

5. Tiếp tục sử dụng nguồn thu từ hoạt động xổ số kiến thiết cho đầu tư phát triển, trong đó ưu tiên để đầu tư cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề, y tế công lập, chương trình xây dựng nông thôn mới; sau khi đã bố trí vốn bảo đảm hoàn thành các dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực trên, được bố trí cho các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu và các dự án quan trọng khác thuộc đối tượng đầu tư của ngân sách địa phương.

6. Điều hành chi ngân sách nhà nước theo dự toán được giao. Tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên của từng bộ, cơ quan trung ương và địa phương; giảm mạnh kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết, đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài; bố trí kinh phí mua sắm trang thiết bị chặt chẽ, đúng quy định; đẩy mạnh việc thực hiện khoán sử dụng xe công. Tiếp tục cải cách hành chính và mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin đi đối với tăng cường giám sát trong quản lý thu, chi ngân sách nhà nước. Chỉ ban hành chính sách làm tăng chi ngân sách nhà nước khi thật sự cần thiết và có nguồn bảo đảm. Thực hiện nghiêm Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

7. Thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,3 triệu đồng/tháng lên 1,39 triệu đồng/tháng, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bằng mức tăng lương cơ sở, thời điểm thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

Giao các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương tiếp tục thực hiện các quy định về chính sách tạo nguồn cải cách tiền lương kết hợp triệt để tiết kiệm chi gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, bảo đảm tự cân đối nhu cầu tăng chi do điều chỉnh mức lương cơ sở trong phạm vi dự toán ngân sách được giao.

Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công; hỗ trợ một phần tiền lương tăng thêm cho một số địa phương ngân sách khó khăn không cân đối được nguồn theo quy định của Chính phủ.

Sau khi đã bảo đảm nhu cầu cải cách tiền lương, các địa phương chủ động sử dụng nguồn cải cách tiền lương của mình thực hiện các chế độ, chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành. Ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương phần nhu cầu kinh phí còn thiếu theo quy định.

Trong giai đoạn 2018-2020, các địa phương có điều tiết về ngân sách trung ương, trường hợp xác định bảo đảm nguồn kinh phí cải cách tiền lương và thực hiện các chính sách an sinh xã hội cho cả lộ trình, không đề nghị ngân sách trung ương hỗ trợ, thì được phép sử dụng nguồn làm lương còn dư để đầu tư các dự án theo quy định của pháp luật.

8. Chỉ đạo các bộ, Cơ quan trung ương, địa phương:

a) Thực hiện nghiêm chủ trương tinh giản biên chế, sắp xếp, tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

b) Đẩy nhanh việc thực hiện đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập; trên cơ sở đó, thực hiện cơ cấu lại ngân sách trong từng lĩnh vực, giảm hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách cho các đơn vị sự nghiệp công lập, dành nguồn để tăng chi hỗ trợ các đối tượng chính sách trong sử dụng dịch vụ sự nghiệp công, tạo nguồn cải cách tiền lương và tăng chi đầu tư, mua sắm để nâng cao chất lượng dịch vụ sự nghiệp công. Đổi mới cơ chế hỗ trợ kinh phí cho các đơn vị sự nghiệp công lập trên cơ sở kết quả đầu ra.

c) Thực hiện điều chỉnh giá các mặt hàng Nhà nước quản lý giá theo hướng sát với giá thị trường, bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh hợp lý, thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế khác.

9. Tổng mức phát hành trái phiếu Chính phủ năm 2018 không quá 50.000 tỷ đồng, bao gồm cả số chuyển nguồn trái phiếu Chính phủ sang năm 2018 (nếu có) để đầu tư cho các dự án đủ thủ tục đầu tư theo quy định.

10. Thực hiện nghiêm kế hoạch đầu tư công trung hạn giai doạn 2016-2020 theo Nghị quyết số 26/2016/QH14 của Quốc hội. Quản lý chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Tăng cường huy động các nguồn lực trong nước và ngoài nước cho đầu tư phát triển, hoàn thiện cơ sở pháp lý để đẩy mạnh hợp tác công tư (PPP), tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn và lĩnh vực du lịch. Quản lý chặt chẽ việc ứng trước dự toán ngân sách nhà nước, chi chuyển nguồn theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Rà soát, xử lý các vướng mắc, bất cập trong hệ thống pháp luật về đầu tư công, sớm phân bổ vốn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân.

11. Bám sát và thực hiện đúng Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020. Kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách nhà nước, bội chi ngân sách địa phương và mức vay nợ của ngân sách địa phương; trong điều hành cần có biện pháp tích cực để giảm bội chi. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc vay, sử dụng vốn vay và trả nợ, nhất là đối với các hiệp định vay mới, vay nước ngoài, vay có bảo lãnh của Chính phủ; không sử dụng vốn vay từ các hiệp định vay mới cho chi thường xuyên theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước (trừ các Hiệp định đã ký kết, giải ngân từ năm 2017 về trước). Bảo đảm nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn quy định.

12. Tổ chức đánh giá tổng kết việc áp dụng cơ chế tài chính đặc thù đối với một số lĩnh vực, tiến tới giảm dần áp dụng cơ chế đặc thù đối với nhiệm vụ quản lý nhà nước. Tăng cường quản lý các quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách, bảo đảm công khai, minh bạch; khẩn trương tổ chức lại và đổi mới cơ chế quản lý các quỹ này, bảo đảm hoạt động đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Điều 4. Giám sát việc thực hiện

Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tài chính, Ngân sách, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban khác của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, Đại biểu Quốc hội trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn theo quy định của pháp luật, giám sát việc thực hiện các quy định của Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2017.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Thị Kim Ngân

PHỤ LỤC SỐ 1

CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2018
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 49/2017/QH14 ngày 13 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội)

Đơn vị: Tỷ đồng

STT

NỘI DUNG

DỰ TOÁN NĂM 2018

A

TỔNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.319.200

1

Thu nội địa

1.099.300

2

Thu từ dầu thô

35.900

3

Thu cân đối từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu

179.000

4

Thu viện trợ

5.000

B

TỔNG CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.523.200

1

Chi đầu tư phát triển

399.700

2

Chi dự trữ quốc gia

970

3

Chi trả nợ lãi

112.518

4

Chi viện trợ

1.300

5

Chi thường xuyên

940.748

6

Chi cải cách tiền lương, tinh giản biên chế (1)

35.767

7

Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

100

8

Dự phòng ngân sách nhà nước

32.097

C

BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

204.000

(Tỷ lệ bội chi so GDP)

3,7%

1

Bội chi ngân sách trung ương

195.000

2

Bội chi ngân sách địa phương (2)

9.000

D

CHI TRẢ NỢ GỐC

159.744

1

Chi trả nợ gốc ngân sách trung ương

146.770

- Từ nguồn vay để trả nợ gốc

146.770

2

Chi trả nợ gốc ngân sách địa phương

12.974

- Từ nguồn vay để trả nợ gốc

10.364

- Từ nguồn bội thu, tăng thu, tiết kiệm chi, kết dư

2.610

Đ

TỔNG MỨC VAY CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

363.284

1

Vay để bù đắp bội chi

206.150

2

Vay để trả nợ gốc

157.134

Ghi chú:

(1) Trong đó 50% tăng thu dự toán ngân sách địa phương để tạo nguồn cải cách tiền lương là 26.367 tỷ đồng.

(2) Chênh lệch giữa số bội chi, bội thu của các địa phương.

PHỤ LỤC SỐ 2

DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO LĨNH VỰC NĂM 2018
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 49/2017/QH14 ngày 13 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội)

Đơn vị: Tỷ đồng

STT

NỘI DUNG

DỰ TOÁN NĂM 2018

TỔNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.319.200

I

Thu nội địa

1.099.300

1

Thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước

166.498

2

Thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

222.823

3

Thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh

217.974

4

Thuế thu nhập cá nhân

96.869

5

Thuế bảo vệ môi trường

48.804

6

Các loại phí, lệ phí

67.513

Trong đó: Lệ phí trước bạ

32.270

7

Các khoản thu về nhà, đất

107.914

- Thuế sử dụng đất nông nghiệp

13

- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

1.303

- Thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước

20.148

- Thu tiền sử dụng đất

85.900

- Thu tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

549

8

Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết

27.100

9

Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

3.939

10

Thu khác ngân sách

19.684

11

Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác

1.582

12

Thu hồi vốn, thu cổ tức, lợi nhuận, lợi nhuận sau thuế

118.600

- Thu hồi vốn ngân sách nhà nước đầu tư tại các tổ chức kinh tế

65.000

- Thu cổ tức, lợi nhuận, lợi nhuận sau thuế

53.600

II

Thu từ dầu thô

35.900

III

Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu

179.000

1

Tổng số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu

283.000

- Thuế giá trị gia tăng thu từ hàng hóa nhập khẩu

192.000

- Thuế xuất khẩu

6.835

- Thuế nhập khẩu

62.145

- Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hóa nhập khẩu

21.500

- Thuế bảo vệ môi trường thu từ hàng hóa nhập khẩu

520

2

Hoàn thuế giá trị gia tăng

-104.000

IV

Thu viện trợ

5.000

PHỤ LỤC SỐ 3

CÂN ĐỐI NGUỒN THU, CHI DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG VÀ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2018
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 49/2017/QH14 ngày 13 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội)

Đơn vị: Tỷ đồng

STT

NỘI DUNG

DỰ TOÁN NĂM 2018

A

NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG

I

Tổng nguồn thu ngân sách trung ương

753.404

1

Thu thuế, phí và các khoản thu khác

748.404

2

Thu từ nguồn viện trợ

5.000

II

Tổng chi ngân sách trung ương

948.404

1

Chi ngân sách trung ương theo phân cấp (không kể bổ sung cho ngân sách địa phương)

627.253

2

Chi bổ sung cho ngân sách địa phương

321.151

- Chi bổ sung cân đối

198.699

- Chi bổ sung có mục tiêu (1)

122.452

III

Bội chi ngân sách trung ương

195.000

B

NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

I

Tổng nguồn thu ngân sách địa phương

886.947

1

Thu ngân sách địa phương hưởng theo phân cấp

565.796

2

Thu bổ sung từ ngân sách trung ương

321.151

- Thu bổ sung cân đối

198.699

- Thu bổ sung có mục tiêu (1)

122.452

II

Tổng chi ngân sách địa phương

895.947

1

Chi cân đối ngân sách địa phương theo phân cấp (không kể từ nguồn bổ sung có mục tiêu của ngân sách trung ương)

773.495

2

Chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu của ngân sách trung ương (1)

122.452

III

Bội chi ngân sách địa phương

9.000

Ghi chú: (1) Chưa bao gồm: bổ sung có mục tiêu vốn sự nghiệp của 04/11 chương trình mục tiêu và bổ sung có mục tiêu để thực hiện một số chương trình, nhiệm vụ khác.

PHỤ LỤC SỐ 4

DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC, CHI NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG VÀ CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG THEO CƠ CẤU CHI NĂM 2018
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 49/2017/QH14 ngày 13 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội)

Đơn vị: Tỷ đồng

SỐ TT

NỘI DUNG

NSNN

CHIA RA

NSTW

NSĐP

TỔNG CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.523.200

749.705

773.495

I

Chi đầu tư phát triển

399.700

187.000

212.700

II

Chi dự trữ quốc gia

970

970

III

Chi trả nợ lãi

112.518

110.000

2.518

IV

Chi viện trợ

1.300

1.300

V

Chi thường xuyên

940.748

425.235

515.513

Trong đó:

- Chi giáo dục - đào tạo và dạy nghề

229.074

24.884

204.190

- Chi khoa học và công nghệ

12.190

9.440

2.750

VI

Chi cải cách tiền lương, tinh giản biên chế

35.767

9.400

(1) 26.367

VII

Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

100

100

VIII

Dự phòng ngân sách nhà nước

32.097

15.800

16.297

Ghi chú: (1) 50% tăng thu dự toán ngân sách địa phương để tạo nguồn cải cách tiền lương.

PHỤ LỤC SỐ 5

BỔ SUNG KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ VỐN NƯỚC NGOÀI NĂM 2017 CHO MỘT SỐ BỘ, NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG ĐÃ GIẢI NGÂN TỪ NĂM 2016 TRỞ VỀ TRƯỚC
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 49/2017/QH14 ngày 13 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội)

Đơn vị: Tỷ đồng

STT

Bộ, ngành/địa phương

Bổ sung KH vốn nước ngoài năm 2017 cho một số bộ, ngành và địa phương đã giải ngân từ năm 2016 trở về trước

TỔNG SỐ

14.033,795

I

BỘ, NGÀNH TRUNG ƯƠNG

8.983,352

1

Bộ Công an

180,987

2

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1.495,085

3

Bộ Giao thông vận tải

5.291,623

4

Bộ Xây dựng

67,316

5

Bộ Y Tế

992,232

6

Bộ Giáo dục và Đào tạo

24,105

7

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

16,007

8

Bộ Tài nguyên và Môi trường

611,216

9

Bộ Thông tin và Truyền thông

68,510

10

Viện Hàn Lâm khoa học công nghệ Việt Nam

31,453

11

Ban Quản lý khu công nghệ cao Hòa Lạc

204,818

II

ĐỊA PHƯƠNG

5.050,443

1

Tuyên Quang

11,287

2

Cao Bằng

3.272

3

Lào Cai

118,343

4

Yên Bái

20,563

5

Phú Thọ

23,948

6

Bắc Giang

4,494

7

Hòa Bình

4,936

8

Sơn La

44,336

9

Lai Châu

11,882

10

Điện Biên

75,275

11

TP. Hà Nội

211,961

12

TP. Hải Phòng

1.261,501

13

Hưng Yên

12,550

14

Hà Nam

33,295

15

Ninh Bình

74,820

16

Thanh Hóa

510,099

17

Nghệ An

219,149

18

Hà Tĩnh

88,728

19

Quảng Bình

26,104

20

Quảng Trị

93,280

21

Thừa Thiên Huế

5,768

22

Đà Nẵng

317,211

23

Quảng Nam

132,860

24

Quảng Ngãi

7,436

25

Bình Định

29,021

26

Phú Yên

39,868

27

Khánh Hòa

45,016

28

Ninh Thuận

30,835

29

Bình Thuận

9,594

30

Đắk Lắk

52,380

31

Đắk Nông

34,304

32

Gia Lai

35,994

33

Kon Tum

18,034

34

Lâm Đồng

84,695

35

TP. Hồ Chí Minh

193,878

36

Bình Dương

374,193

37

Bình Phước

81,103

38

Tiền Giang

87,286

39

Bến Tre

20,391

40

Trà Vinh

71,792

41

Cần Thơ

81,883

42

Hậu Giang

4,804

43

Sóc Trăng

116,792

44

An Giang

1,810

45

Đồng Tháp

102,549

46

Kiên Giang

91,106

47

Bạc Liêu

2,510

48

Cà Mau

127,505

PHỤ LỤC SỐ 6

BỔ SUNG KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ VỐN NƯỚC NGOÀI (VỐN VIỆN TRỢ) NĂM 2017 CHO MỘT SỐ BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 49/2017/QH14 ngày 13 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội)

Đơn vị: Tỷ đồng

STT

Bộ, ngành/địa phương

Bổ sung KH vốn nước ngoài (vốn viện trợ) năm 2017 cho một số bộ, ngành, địa phương

Ghi chú

1

2

3

4

TỔNG SỐ

245,814

1

BỘ, NGÀNH TRUNG ƯƠNG

67,000

Tập đoàn điện lực Việt Nam

67,000

II

ĐỊA PHƯƠNG

178,814

1

Khu vực miền núi phía Bắc

94,216

Cao Bằng

14,000

Lào Cai

80,216

2

Đồng bằng sông Hồng

0,292

Thái Bình

0,292

3

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

36,200

Quảng Bình

10,000

Ninh Thuận

26,200

4

Đông Nam Bộ

21,000

Thành phố Hồ Chí Minh

21,000

5

Đồng bằng sông Cửu Long

27,106

Bình Dương

16,406

Trà Vinh

10,700

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 49/2017/QH14 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 do Quốc hội ban hành

  • Số hiệu: 49/2017/QH14
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 13/11/2017
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 941 đến số 942
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản