Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 42/2012/NQ-HĐND | Đắk Nông, ngày 20 tháng 12 năm 2012 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH ĐẮK NÔNG ĐẾN NĂM 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
KHÓA II, KỲ HỌP THỨ 5
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Nhà ở ngày 29/11/2005;
Căn cứ Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
Căn cứ Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Sau khi xem xét Tờ trình số 4722/TTr-UBND ngày 5/11/2012 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc đề nghị thông qua Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Đắk Nông đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra số: 82/BC-HĐND, ngày 10/12/2012 của Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh và ý kiến của các đại biểu HĐND tỉnh,
1. Giao UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này và định kỳ báo cáo HĐND tỉnh về kết quả triển khai thực hiện.
2. Giao Thường trực HĐND, các Ban HĐND và các đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày HĐND tỉnh thông qua và thay thế Nghị quyết số 14/2007/NQ-HĐND ngày 24 tháng 12 năm 2007 của HĐND tỉnh Đắk Nông thông qua Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Đắk Nông giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2020.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông khóa II, kỳ họp thứ 5 thông qua./.
| CHỦ TỊCH |
PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH ĐẮK NÔNG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 42/2012/NQ-HĐND ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông)
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH ĐẮK NÔNG
I. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH ĐẮK NÔNG
1. Thực trạng về nhà ở (đô thị và nông thôn)
a) Số lượng nhà ở và hình thức sở hữu:
Tình hình thực hiện Chương trình phát triển nhà ở của tỉnh trong những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định. Theo điều tra đến cuối năm 2011, tổng số nhà trên địa bàn tỉnh là 150.052 căn, tương ứng 8,92 triệu m2 sàn, trong đó: tại đô thị có 23.314 căn, tương ứng 1,55 triệu m2 sàn, chiếm 15,54%; tại nông thôn: 126.738 căn tương ứng 7,37 triệu m2 sàn, chiếm 84,46%.
Về sở hữu: trong 150.052 ngôi nhà có 149.791 thuộc Sở hữu nhà ở riêng lẻ, chiếm 99.8%; nhà chung cư có 261 căn, chiếm 0,2%.
b) Tốc độ phát triển nhà ở:
Trên địa bàn tỉnh số lượng nhà xây mới năm sau cao hơn năm trước với tốc độ tăng trưởng cao. Theo số liệu điều tra, số lượng nhà xây mới tăng nhanh trong giai đoạn từ khi chia tách tỉnh (2004) đến nay. Trong 4 năm gần đây, trung bình mỗi năm trên toàn tỉnh có khoảng 12.500 căn được xây mới tương đương với khoảng 743.000 m2 sàn. Trong đó số lượng loại nhà có kết cấu kiên cố và bán kiên cố có xu hướng tăng nhanh hơn so với loại nhà tạm, đơn sơ.
BẢNG TỔNG HỢP THỰC TRẠNG NHÀ Ở THEO NĂM ĐƯA VÀO SỬ DỤNG
Năm đưa vào sử dụng | Nhà kiên cố (căn) | Nhà bán kiên cố (căn) | Nhà tạm, đơn sơ (căn) | Tổng cộng (căn) | Số căn /năm |
Trước 2000 | 13.026 | 15.082 | 4.146 | 32.254 |
|
Từ 2000 đến 2004 | 7.928 | 19.441 | 7.798 | 35.167 | 5.861 |
Từ 2005 đến 2008 | 6.121 | 29.543 | 9.457 | 45.121 | 11.280 |
Từ 2009 đến 2011 | 5.200 | 24.600 | 7.710 | 37.510 | 12.503 |
Tổng cộng | 32.275 | 88.666 | 29.111 | 150.052 |
|
c) Thực trạng diện tích nhà ở:
Diện tích nhà ở trung bình toàn tỉnh là 59,5m2/căn, trong đó: ở khu vực đô thị là 66,5m2/nhà, ở khu vực nông thôn là 58,2m2/căn.
Diện tích nhà ở bình quân trên đầu người là 17,11 m2/người, Trong đó: ở khu vực đô thị là 20,29 m2/người, ở khu vực nông thôn là 16,56 m2/người.
So với bình quân cả nước, diện tích nhà ở trên đầu người của tỉnh thấp hơn: 17,11 m2 so với cả nước là 17,9m2. Tỷ lệ này ở đô thị là 20,29/22 và nông thôn là 16,56/16,1.
d) Thực trạng về kiến trúc nhà ở: Nhà ở của nhân dân đa số là tự xây dựng, việc quản lý kiến trúc, quy hoạch, giấy phép xây dựng chưa đi vào nền nếp, nhận thức của người dân về kiến trúc - thẩm mỹ công trình đang còn hạn chế nên tình trạng phát triển nhà lộn xộn, gây nhiều bức xúc ảnh hưởng bộ mặt kiến trúc - cảnh quan các đô thị và nông thôn.
đ) Thực trạng về chất lượng nhà ở:
- Về kết cấu: Kết cấu nhà kiên cố, bán kiên cố chiếm tỷ lệ chủ yếu: 80,6%, Trong đó: tại đô thị là: 87,95%; tại nông thôn là: 79,25%; nhà thiếu kiên cố, đơn sơ chiếm tỷ lệ 19,4%, trong đó: đô thị: 12,05%; nông thôn: 20,75%.
So với bình quân cả nước tỷ lệ nhà kiên cố, bán kiên cố của tỉnh thấp hơn: 80,6% so với cả nước là 84,9%, trong đó: ở đô thị là 87,95/94, nông thôn là 79,25/80,9.
Như vậy, tuy nhà ở trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển mạnh trong những năm gần đây, từ diện tích bình quân 11,5 m2/người năm 2007 lên 17,11 m2/ người năm 2011, nhưng so với mặt bằng chung toàn quốc vẫn còn thấp cả về số lượng và chất lượng, nhất là nhà ở tại khu vực đô thị.
- Về hệ thống kỹ thuật: Đa số là nhà ở của nhân dân tự xây dựng, quy mô nhỏ nên hệ thống kỹ thuật cũng tương đối đơn giản; ở đô thị, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống vệ sinh trong các nhà ở được xây dựng cơ bản, nhưng chưa được đồng bộ và hiện đại. Nhà ở nông thôn đa số chưa chú ý đến hệ thống kỹ thuật, điện, cấp, thoát nước, phòng cháy chữa cháy.
BẢNG TỔNG HỢP THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NHÀ Ở
Cơ cấu | Tổng số nhà ở (căn) | Tỷ lệ (%) | Diện tích trung bình (m2) | Kiên cố | Bán kiên cố | Nhà tạm, đơn sơ | |||
Số lượng (căn) | Tỷ lệ (%) | Số lượng (căn) | Tỷ lệ (%) | Số lượng (căn) | Tỷ lệ (%) | ||||
Nông thôn | 126.738 | 84,46 | 58,2 | 29.112 | 22,97 | 71.325 | 56,28 | 26.301 | 20,75 |
Đô thị | 23.314 | 15,54 | 66,5 | 3.163 | 13,57 | 17.341 | 74,38 | 2.810 | 12,05 |
Toàn tỉnh | 150.052 | 100 | 59,5 | 32.275 | 21,51 | 88.666 | 59,09 | 29.111 | 19,40 |
2. Thực trạng nhà ở của các nhóm đối tượng xã hội
a) Nhà ở cán bộ công chức, viên chức toàn tỉnh:
Triển khai Nghị quyết số 07/2008/NQ-HĐND ngày 25/7/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông về chính sách tạo quỹ đất ở và đầu tư cơ sở hạ tầng cho cán bộ, công chức được điều động đến công tác tại tỉnh Đắk Nông, tỉnh đã giải quyết cơ bản nhu cầu về đất ở cho cán bộ công chức được điều động 2.373 trường hợp để làm nhà ở ổn định cuộc sống. Tuy quỹ đất ở đã tăng đáng kể, nhưng phát triển xây dựng nhà còn chậm, tỷ lệ lấp đầy các khu ở mới chỉ đạt 25%.
Nhà công vụ được xây dựng tại thị xã Gia Nghĩa và các thị trấn huyện lỵ nhằm phục vụ các cơ quan, cán bộ điều động, luân chuyển để ở. Hiện nhà công vụ đang được sử dụng để cán bộ, công chức ở, đáp ứng 320 căn hộ.
Nhà ở công vụ cho giáo viên: đến nay toàn tỉnh đã xây dựng được 3.060 m2 sàn với tổng vốn đầu tư khoảng 13,6 tỷ đồng.
b) Nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị:
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Đắk Nông chưa có dự án nhà ở cho người thu nhập thấp. Một số dự án đã được tỉnh cấp chủ trương đầu tư nhưng chậm triển khai thực hiện nên UBND tỉnh đã thu hồi chủ trương đầu tư như: Dự án nhà ở cho người có thu nhập thấp của Công ty An Trường Thịnh, Dự án nhà ở cán bộ, công nhân viên Nhà máy thủy điện Đắk R’tih, Khu căn hộ cho chuyên gia của Công ty cổ phần Tân Định Fidituor. Ngoài ra toàn tỉnh đã thực hiện 27 dự án đầu tư phát triển các khu ở và giải quyết đất ở, tái định cư tại thị xã Gia Nghĩa, các thị trấn huyện và khu tái định cư cho 05 dự án thủy điện, thủy lợi, đã tạo quỹ đất ở cho hơn 3.000 lô, tạo điều kiện cho phát triển nhà ở. Tuy nhiên tốc độ lấp đầy các khu tái định cư nói chung còn chậm.
Qua khảo sát của Sở Xây dựng khối cán bộ, công chức viên chức tại 125 đơn vị hành chính, sự nghiệp của tỉnh và 08 huyện, thị xã, trên địa bàn tỉnh hiện có 6.810 hộ chưa có nhà ở, trong đó: Khối hành chính sự nghiệp ở tỉnh khoảng 4.950 hộ chưa có nhà ở (đang ở nhờ nhà 1.500 hộ, ở thuê nhà tư nhân 2.500 hộ, ở tại nhà công vụ, tập thể, tại cơ quan 950 hộ); Khối huyện, thị: Tổng số có khoảng 1.860 hộ chưa có nhà ở (đang ở nhờ nhà 940 hộ, ở thuê nhà tư nhân 700 hộ, ở tại nhà công vụ, tập thể cơ quan 220 hộ).
c) Nhà ở cho học sinh, sinh viên:
Qua số liệu điều tra thì tổng số học sinh, sinh viên các trường trung cấp chuyên nghiệp, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh hiện nay là 12.974 người. Qua khảo sát, hiện nay số lượng nhà ở ký túc xá chỉ đáp ứng khoảng 35% số học sinh, sinh viên có nhu cầu thuê. Một số lượng lớn học sinh, sinh viên vẫn đang ở trọ tại các nhà trọ do người dân xây dựng, với các điều kiện sinh hoạt cơ bản thiếu thốn, phòng ở chật chội, không đảm bảo vệ sinh và điều kiện an ninh trật tự.
đ) Nhà ở công nhân:
Hiện nay số công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khoảng 2.773 người. Đa số công nhân sống tại các khu nhà trọ do người dân xây dựng gần nơi làm việc. Điều kiện ở và sinh hoạt còn gặp nhiều khó khăn, an ninh trật tự không đảm bảo. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang triển khai 01 dự án nhà ở cho công nhân khu công nghiệp Tâm Thắng- huyện Cư Jút.
e) Nhà ở thương mại:
Thực hiện chủ chương thu hút đầu tư, tỉnh đã kêu gọi nhiều nhà đầu tư vào lĩnh vực phát triển đô thị và nhà ở khu đô thị. Trong những năm qua tỉnh đã cấp chủ trương đầu tư nhiều dự án phát triển nhà ở thương mại như: Dự án khu nhà ở thương mại Gia Nghĩa của Công ty Cổ phần đầu tư kinh doanh nhà, Khu thương mại – dịch vụ - dân cư Thiên Phú, Khu nhà ở thương mại của Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ Đắk Lắk, Khu dân cư, làng nghề hoa, cây kiểng, cá cảnh và du lịch sinh thái của Hợp tác xã công nghiệp Bến Thành…Hiện nay, các dự án trên đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chưa có dự án nào khởi công xây dựng.
g) Nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số:
Các Chương trình mục tiêu 132, 134, 135 về xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm; phát triển kinh tế - xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Kết quả toàn tỉnh đã xây dựng và bàn giao đưa vào sử dụng 5.259 căn nhà, tổng kinh phí thực hiện là 32.840 triệu đồng, đáp ứng nhu cầu đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào nghèo, đời sống khó khăn.
h) Nhà ở cho hộ nghèo khó khăn về nhà ở (theo Quyết định 167):
Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở trên địa bàn tỉnh Đắk Nông theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã đạt được nhiều kết quả tốt. Đến nay đã hỗ trợ được 2.415/2.415 căn nhà cho hộ nghèo khó khăn về nhà ở, đạt 100% kế hoạch Chương trình, với tổng số vốn huy động thực hiện trên 54 tỷ đồng. Nhờ có nhà ở an toàn, ổn định nên đời sống của các hộ nghèo từng bước được cải thiện, góp phần đảm bảo an sinh xã hội .
i) Nhà ở cho người có công với cách mạng:
Trong những năm qua phong trào xây dựng và sửa chữa nhà ở cho người có công với cách mạng đã góp phần cơ bản ổn định đời sống của các đối tượng chính sách. Tính đến nay, từ nguồn kinh phí Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” của Trung ương, địa phương và của các cá nhân, đơn vị, các doanh nghiệp hỗ trợ, toàn tỉnh đã xây dựng và trao tặng 377 Nhà tình nghĩa với số tiền 7,1 tỷ đồng, hỗ trợ, sửa chữa 123 Nhà tình nghĩa với số tiền 720 triệu đồng cho các gia đình chính sách có công với cách mạng.
3. Thực trạng thị trường bất động sản
Do kinh tế chưa phát triển nên nhìn chung thị trường bất động sản về nhà ở trên địa bàn tỉnh Đắk Nông cũng chưa phát triển; các dự án phát triển nhà ở chưa có nên lượng giao dịch bất động sản về nhà ở hằng năm thấp, giao dịch nhà ở còn hạn chế, chủ yếu là giao dịch về đất đai. Các sàn giao dịch bất động sản cũng chưa hình thành phát triển, việc giao dịch chủ yếu thông qua giữa các cá nhân có nhu cầu mua - bán với nhau hoặc qua các người môi giới bất động sản hoạt động không có chứng chỉ hành nghề định giá hoặc môi giới bất động sản.
4. Các chính sách về quản lý và phát triển nhà ở
Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng tỉnh cũng đã quan tâm phát triển và chăm lo nhà ở cho nhân dân. Bằng những chính sách như lập quy hoạch các khu dân cư, giao đất cho hộ dân tự xây dựng nhà ở, đầu tư xây dựng HTKT các khu dân cư, cho vay vốn làm nhà ở, hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở, hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng... nên nhà ở trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng được yêu cầu sinh hoạt của người dân.
Tuy nhiên, nhà ở chủ yếu là do người dân tự xây dựng và loại hình nhà ở riêng lẻ chiếm tỷ lệ gần như tuyệt đối (99,8 %). Nhà ở tập thể, nhà chung cư hầu như không đáng kể (261 căn). Chưa có sự tham gia tích cực của các tổ chức, các thành phần kinh tế trong phát triển các dự án nhà ở. Nhà nước chỉ giữ vai trò tổ chức quy hoạch, đấu giá và cấp quyền sử dụng đất để cho người dân tự xây dựng nhà ở.
5. Về cơ sở hạ tầng - môi trường khu dân cư, khu nhà ở
a) Cấp nước: Tại 6/8 trung tâm huyện, thị xã của tỉnh Đắk Nông đã có hệ thống cấp nước, thị trấn Kiến Đức đang trong quá trình xây dựng hệ thống cấp nước. Vùng nông thôn tỷ lệ được cấp nước sạch còn thấp, chủ yếu từ các dự án cấp nước sinh hoạt của chương trình nước sạch nông thôn. Tại đô thị mới đạt 60% dân số đô thị được cấp nước sạch để sinh hoạt. Khu vực nông thôn ngoài các vùng có dự án cấp nước sinh hoạt của Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, còn lại chủ yếu dùng giếng, sông hay từ các hồ chứa, bể chứa nước mưa gia đình để sinh hoạt.
b) Thoát nước: Tại thị xã Gia Nghĩa đang được đầu tư hệ thống thoát nước, các đô thị còn lại chỉ ở một số tuyến đường chính, vùng nông thôn tỉnh Đắk Nông chưa có hệ thống thoát nước, nước thoát chủ yếu qua mương đất và hòa vào nguồn nước tự nhiên.
c) Giao thông: Ở khu vực đô thị và nông thôn hiện nay đã cơ bản thông suốt, 100% xã phường trong tỉnh đã có đường ô tô đến trung tâm xã. Đường ở các khu dân cư đô thị được đầu tư cơ bản tuy nhiên chưa đồng bộ, khu vực dân cư nông thôn tỷ lệ đường đất còn khá cao (khoảng 50%).
d) Điện sinh hoạt: Đã có 71/71 xã phường có điện lưới sinh hoạt với trên 90% dân số trong tỉnh được sử dụng điện.
đ) Về hạ tầng xã hội: Hầu hết các khu dân cư trên địa bàn tỉnh đều có đầy đủ cơ sở hạ tầng xã hội đáp ứng cơ bản nhu cầu cơ bản của người dân như trường học, chợ, trạm y tế, bưu điện... Theo số liệu tổng kết đến năm 2011, đã có trên 100% số xã có trạm y tế; mỗi huyện có 01 bệnh viện và 2 - 3 phòng khám đa khoa, trung bình có 4,82 bác sỹ trên 1 vạn dân; 97,18% số xã có trường tiểu học, 95.77% số xã có trường THCS, mỗi huyện, thị xã có từ 1 - 3 trường THPT.
e) Về vệ sinh môi trường: Tại các đô thị và các khu dân cư nông thôn, chất lượng vệ sinh môi trường nhìn chung khá tốt, các hiện tượng gây ô nhiễm môi trường như rác, bụi, tiếng ồn, khói, nước thải...đang ở mức thấp. Tuy nhiên, vấn đề vệ sinh môi trường cũng cần phải được chú ý hơn trong những năm tới vì hệ thống hạ tầng - kỹ thuật lạc hậu, xuống cấp, không đáp ứng được tốc độ phát triển.
II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
Qua 5 năm triển khai thực hiện chương trình phát triển nhà ở tỉnh Đắk Nông theo Nghị quyết 14/2007/NQ-HĐND của HĐND tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tổng diện tích nhà ở trên địa bàn tỉnh tăng từ năm 2007 là 4,85 triệu m2 tương ứng với 92.664 căn nhà ở, diện tích bình quân là 11,5 m2 sàn/người. Đến năm 2011 tổng diện tích nhà ở đạt 8,92 triệu m2 sàn, tương ứng với 150.052 căn, diện tích bình quân 17,11 m2 sàn/người (chỉ tiêu của Nghị quyết số 14/2007/NQ- HĐND đến năm 2020 đạt 18 m2 sàn/người).
Trong đó: tại đô thị có 23.314 căn, tương ứng 1,55 triệu m2 sàn, chiếm 15,54%, diện tích nhà ở bình quân trên đầu người đạt 20,29 m2/người; Tại nông thôn: 126.738 căn tương ứng 7,37 triệu m2 sàn, chiếm 84,46%, diện tích bình quân trên đầu người đạt 16,56 m2/người.
Trong những năm qua, tỉnh đã từng bước phấn đấu từng bước xóa bỏ nhà tạm, tranh tre, hoàn thành chương trình hỗ trợ cải thiện nhà ở đối với các hộ gia đình đồng bào tại chỗ và các hộ thuộc diện chính sách (mục tiêu xóa bỏ vào năm 2015, hoàn thành các chương trình vào năm 2020).
Chất lượng nhà ở: Nhìn chung tại các đô thị chất lượng nhà ở ngày càng nâng cao, đa dạng hóa chất lượng trang trí nội ngoại thất. Tại nông thôn: tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhân dân đã chủ động cải thiện nhà ở tăng đáng kể, tỷ lệ nhà kiên cố ngày càng tăng. Các chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở, giao đất ở cho đồng bào dân tộc tại chỗ đã thực sự có hiệu quả góp phần xóa bỏ nhà tạm tranh tre nứa lá.
Tình hình phát triển nhà ở xã hội, nhà công vụ, nhà ở cho người thu nhập thấp khu vực đô thị, nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp, nhà ở cho các hộ tái định cư, nhà ở cho học sinh, sinh viên còn chậm. Công tác quản lý xây dựng, quản lý đô thị còn nhiều bất cập, tình trạng xây dựng tự phát, cải tạo, cơi nới trái phép còn diễn ra phổ biến tại các đô thị và nông thôn. Việc xây dựng nhà ở không phép, trái phép ven đường quốc lộ, các trục giao thông chính trong tỉnh đang gây trở ngại lớn vi phạm chỉ giới hành lang an toàn giao thông, lưới điện trên địa bàn, phá vỡ quy hoạch, kiến trúc cảnh quan môi trường sinh thái. Việc triển khai Luật Nhà ở và các văn bản hướng dẫn còn lúng túng, vướng mắc cho nên việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Là tỉnh mới thành lập, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, xuất phát điểm thấp nên mặc dù trong những năm qua tỉnh đã quan tâm chỉ đạo công tác phát triển nhà, nhưng nhìn chung thực trạng nhà ở trên địa bàn tỉnh chưa đạt mặt bằng chung toàn quốc. Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư thường bị chậm trễ kéo dài; thủ tục giao đất còn nhiều bất cập dẫn chậm triển khai thực hiện các dự án phát triển nhà ở. Các doanh nghiệp có sử dụng người lao động chưa quan tâm phối hợp cùng với tỉnh bỏ vốn tham gia đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp tập trung; chưa thể hiện được quan điểm người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết chỗ ở cho người lao động. Một số nhà đầu tư thiếu năng lực, khả năng tài chính, cố tình kéo dài việc đầu tư dự án phát triển nhà ở, có hiện tượng giữ đất, chờ thời hoặc sang nhượng dự án.
SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
Ngày 24/12/2007, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 14/2007/NQ-HĐND thông qua Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Đắk Nông giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2020. Qua 5 năm triển khai thực hiện Chương trình phát triển nhà ở của tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, đến nay nhiều nội dung của Chương trình này không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các quy định hiện hành của Nhà nước như: Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/10/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở; Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Vì vậy, việc xây dựng Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Đắk Nông đến năm 2020 là cần thiết và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương cũng như quy định của pháp luật.
Căn cứ Luật Nhà ở ngày 29/11/2005;
Căn cứ Luật Xây dựng được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
Căn cứ Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 27/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông về việc thông qua điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông đến năm 2020.
Căn cứ số liệu trong Niên giám thống kê năm 2011 của Cục Thống kê tỉnh Đắk Nông.
III. DỰ BÁO NHU CẦU PHÁT TRIỂN NHÀ Ở
Theo dự báo dân số đô thị đến năm 2015 là 134.000 người (toàn tỉnh là 670.000 người, tỷ lệ đô thị hóa 20%); đến năm 2020 là 249.000 người (toàn tỉnh là 830.000 người, tỷ lệ đô thị hóa 30%). Dự báo đến 2015 ở các đô thị cần xây mới và sửa chữa 1,7 triệu m2 sàn; giai đoạn đến năm 2020 là 4,1 triệu m2 sàn.
2. Nhà ở tại khu vực nông thôn
Theo dự báo dân số tại nông thôn đến năm 2015 là 536.000 người; đến năm 2020 là 581.000 người. Dự báo đến năm 2015 nhà ở nông thôn cần xây mới và sửa chữa 2,6 triệu m2 sàn; giai đoạn đến năm 2020 là 3,5 triệu m2 sàn.
Như vậy, dự báo trên toàn tỉnh giai đoạn đến năm 2015 cần xây mới và sửa chữa 4,3 triệu m2 sàn , trong đó: đô thị là 1,7 triệu m2 sàn; nông thôn 2,6 triệu m2 sàn; giai đoạn 2016 - 2020 cần xây mới và sửa chữa 7,6 triệu m2 sàn, trong đó: đô thị là 4,1 triệu m2 sàn; nông thôn 3,5 triệu m2 sàn.
3. Nhà ở của các nhóm đối tượng xã hội
a) Nhà ở công vụ:
- Nhà ở cho cán bộ công chức, viên chức:
+ Nhà biệt thự: Giai đoạn đến năm 2015 đầu tư khoảng 500m² sàn; giai đoạn 2016 - 2020 đầu tư xây dựng khoảng khoảng 750m² sàn.
- Nhà ở công vụ giáo viên: Giai đoạn đến năm 2015 đầu tư xây dựng khoảng 7.500m2 sàn; giai đoạn 2016 - 2020 đầu tư xây dựng khoảng 12.500m2 sàn.
b) Nhà ở xã hội:
- Nhà ở cho người có thu nhập thấp khu vực đô thị: Giai đoạn đến năm 2015 đầu tư xây dựng khoảng 16.000m2 sàn; giai đoạn từ 2016 - 2020 đầu tư xây dựng khoảng 51.750m2 sàn.
- Nhà ở của học sinh, sinh viên: Giai đoạn đến năm 2015 xây dựng khoảng 4.300 m2 sàn, đáp ứng cho khoảng 600 học sinh; giai đoạn từ 2016 - 2020 xây dựng khoảng 16.000 m2 sàn, đáp ứng cho khoảng 2.880 học sinh, sinh viên.
- Nhà ở cho công nhân tại các Khu công nghiệp: Giai đoạn đến năm 2015 triển khai các dự án nhà ở công nhân với quy mô diện tích khoảng 6.400 m2 sàn; giai đoạn 2016 - 2020 triển khai các dự án nhà ở công nhân với quy mô diện tích khoảng 8.400 m2 sàn.
đ) Nhà ở thương mại:
Dự kiến giai đoạn đến 2015, tại các đô thị trên toàn tỉnh đầu tư xây dựng khoảng 33.000 m2; giai đoạn từ 2016 - 2020 đầu tư xây dựng khoảng 133.000 m2.
e) Nhà ở cho hộ nghèo có khó khăn về nhà ở:
Giai đoạn đến năm 2015 hỗ trợ xây dựng khoảng 3.000 căn cho người nghèo có khó khăn về nhà ở, đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; giai đoạn đến năm 2020 hỗ trợ xây dựng khoảng 3.500 căn.
g) Nhà ở cho người có công với cách mạng:
Giai đoạn đến năm 2015 hỗ trợ xây dựng khoảng 250 căn cho người có công với cách mạng; giai đoạn đến năm 2020 hỗ trợ xây dựng khoảng 350 căn.
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH ĐẮK NÔNG ĐỂN NĂM 2020
Quyền có chỗ ở là quyền cơ bản của con người được nhà nước công nhận và chăm lo; giải quyết chỗ ở là điều kiện cần thiết để phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội.
Phát triển nhà ở là nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững đi kèm là thực hiện tốt các chính sách xã hội về nhà ở. Việc đầu tư phát triển nhà ở là sự nghiệp của toàn dân, đầu tư phát triển nhà ở chủ yếu là dựa vào nguồn lực của toàn dân.
Nhà nước phát huy sức mạnh tổng hợp, ban hành các chính sách về sử dụng đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, khuyến khích đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi về mặt tài chính, thúc đẩy thị trường nhà ở phát triển; đồng thời có chính sách hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng chính sách, người nghèo, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị có khó khăn về nhà ở nhằm bảo đảm ổn định chính trị, an sinh xã hội.
Nhà nước xóa bao cấp về nhà ở nhưng thực hiện nhiều cơ chế chính sách như đầu tư phát triển nhà ở xã hội, nhà công vụ, nhà cho người nghèo, người thu nhập thấp; thực hiện tốt cơ chế khuyến khích đầu tư nhà ở nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước, của chủ đầu tư và người dân; tạo điều kiện để hỗ trợ người dân cải thiện nhà ở.
Phát triển nhà ở phải bảo đảm chất lượng, an toàn, tạo kiến trúc, cảnh quan, bảo đảm tiện nghi, môi trường, văn hóa, phong tục, tập quán; sử dụng tiết kiệm tài nguyên, năng lượng; đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức xây dựng, sử dụng. Đảm bảo phù hợp với chương trình phát triển nhà trong từng giai đoạn của địa phương và quy hoạch phát triển đô thị, các khu dân cư nông thôn gắn với việc xây dựng phát triển nông thôn mới theo hướng văn minh, hiện đại.
Phấn đấu tiếp cận mức nhà ở bình quân toàn quốc, đáp ứng đủ nhu cầu nhà ở của nhân dân, giảm dần tiến tới xóa bỏ hộ không có nhà ở, hộ có khó khăn về nhà ở; giảm dần nhà tạm, thiếu kiên cố; nâng cao dần chất lượng cuộc sống, chất lượng và mức độ tiện nghi của nhà ở; góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc kiến trúc dân tộc, hiện đại, cải thiện bộ mặt kiến trúc đô thị.
Tạo động lực phát triển đô thị và nông thôn bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Mở rộng khả năng huy động nguồn vốn đầu tư của toàn xã hội và của các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở; thúc đẩy hình thành phát triển thị trường bất động sản, thực hiện có hiệu quả các chủ trương, cơ chế, chính sách kích cầu trên lĩnh vực nhà ở.
Thúc đẩy phát triển quỹ nhà ở xã hội cho các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức; lực lượng vũ trang nhân dân, người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị; công nhân lao động tại các khu công nghiệp; sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các cơ sở đào tạo; thực hiện chính sách hỗ trợ cải thiện nhà ở đối với đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo khó khăn về nhà ở, nhà ở tái định cư, gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng.
II. NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN NHÀ Ở ĐẾN NĂM 2020
1. Định hướng phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh
a) Nhà ở tại đô thị
Về quy hoạch và kiến trúc: Phát triển các khu dân cư mới, từng bước đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để giải quyết nhu cầu nhà ở trước mắt của nhân dân, bình ổn thị trường bất động sản đồng thời phát triển các khu đô thị mới hiện đại, đồng bộ; ưu tiên phát triển nhà ở theo các dự án có quy mô đủ lớn để dần hình thành các khu đô thị mới; hạn chế dần việc giao đất lẻ cho các hộ tự xây dựng nhà ở, các dự án nhà ở có quy mô nhỏ, hệ thống hạ tầng thiếu đồng bộ.
Tại các khu nhà ở, khu đô thị mới cần kết hợp phát triển nhà ở cao tầng, nhiều tầng và thấp tầng một cách hài hòa, tạo thành một tổng thể hoàn chỉnh từ kiến trúc đến hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo các yêu cầu cơ bản về công năng, kinh tế, bền chắc và mỹ quan.
Về cơ cấu nhà ở: Tăng tỷ lệ nhà ở chung cư (vừa và cao tầng) phù hợp từng giai đoạn để tiết kiệm quỹ đất, tạo diện mạo và cuộc sống đô thị văn minh, công nghiệp và hiện đại.
Kêu gọi, khuyến khích các tổ chức kinh tế cùng với Nhà nước đầu tư xây dựng một số khu nhà ở để bán trả dần, cho thuê - mua hoặc cho thuê đối với các đối tượng chính sách có khó khăn về nhà ở (quỹ nhà ở xã hội), trong đó chú trọng tăng tỷ lệ nhà ở cho thuê.
Về chất lượng nhà ở: Nâng cao chất lượng xây dựng, điều kiện sinh hoạt và mức độ tiện nghi của nhà ở; đảm bảo hoàn chỉnh, đồng bộ từ thiết kế kiến trúc đến quy hoạch tổng thể và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạn chế ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn, rác thải. Phát triển các khu nhà ở hướng tới nâng cao tính tiện nghi, độc lập cho mỗi cá nhân, hộ gia đình, thân thiện với môi trường xung quanh.
Về công nghệ, vật liệu xây dựng nhà ở: Khuyến khích ứng dụng kỹ thuật, công nghệ, vật liệu xây dựng hiện đại trong phát triển nhà ở như ứng dụng và phát triển các loại hình nhà ở xanh - nhà ở sinh thái, các loại vật liệu xây dựng, loại hình nhà ở sử dụng tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường.
b) Nhà ở tại nông thôn
Về kiến trúc-quy hoạch: Gắn quy hoạch phát triển nhà ở với việc Quy hoạch xây dựng nông thôn mới để góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020; kết hợp xây dựng nhà ở nông thôn với cải thiện môi sinh, môi trường; ban hành hướng dẫn việc xây dựng nhà ở nông thôn với công trình phụ đúng quy cách, hợp vệ sinh để vừa tiết kiệm đất vừa giảm thiểu sự ô nhiễm.
Phát triển nhà ở nông thôn gắn với công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, đảm bảo phù hợp với điều kiện sản xuất, đặc điểm tự nhiên và tập quán sinh hoạt của từng vùng miền.
Về chất lượng nhà ở: Chú trọng nâng cao chất lượng xây dựng nhà ở tại khu vực nông thôn, đặc biệt là các hộ nghèo, các hộ tại khu vực thường xuyên bị thiên tai; hỗ trợ người dân xây dựng nhà ở đảm bảo phù hợp với điều kiện tự nhiên, thích ứng với sự biến đổi khí hậu các vùng, miền; giảm thiểu thiệt hại về nhà ở của người dân tại các vùng thường xuyên bão, lũ.
Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ cải thiện chỗ ở cho đồng bào dân tộc thiểu số, các hộ gia đình nghèo tại các địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, khu vực thường xuyên bị thiên tai, các hộ gia đình chính sách có khó khăn về nhà ở thông qua chương trình theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ hộ nghèo về nhà; kết hợp, lồng ghép các chương trình 134, 135, 167, 30a ...
a) Giai đoạn đến năm 2015
Phấn đấu đến năm 2015 diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 20 m2/người, trong đó đô thị đạt 24 m2/người, nông thôn đạt 18,0 m2/người; đến năm 2015 toàn tỉnh xây mới và sửa chữa 4,3 triệu m2 sàn , trong đó: đô thị là 1,7 triệu m2 sàn; nông thôn 2,6 triệu m2 sàn;
Trong giai đoạn đến năm 2015, tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình hỗ trợ các hộ nghèo khu vực nông thôn và triển khai các chương trình phát triển nhà ở xã hội tại các khu vực đô thị, nhà ở công vụ, nhà ở thương mại. Xây dựng khoảng 16.000 m2 nhà ở xã hội để giải quyết chỗ ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị (nhà chung cư); đáp ứng cho khoảng 40% số học sinh, sinh viên các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn tỉnh; 30% số công nhân tại các Khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh có nhu cầu về chỗ ở;
Phấn đấu hoàn thành việc hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở trên cơ sở các cơ chế chính sách đã ban hành; tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và triển khai thực hiện các quy định về hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở;
Nâng cao tỷ lệ nhà kiên cố, bán kiên cố cả ở khu vực đô thị và nông thôn đạt tỷ lệ 85%-95%, giảm tỷ lệ nhà tạm, đơn sơ xuống dưới 12%; Tỷ lệ dân cư được sử dụng nước hợp vệ sinh (nước máy, nước mưa, nước giếng khoan và giếng đào được bảo vệ) tại đô thị đạt 95%, nông thôn đạt 75%-80%; tỷ lệ hộ có công trình hố xí hợp vệ sinh ở đô thị đạt 100%, nông thôn đạt 75%.
b) Giai đoạn 2016 - 2020
Phấn đấu diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 24 m2/người, trong đó đô thị đạt 29 m2/người và nông thôn đạt 22 m2/người (bằng chỉ tiêu trung bình của cả nước); đến năm 2020 toàn tỉnh xây mới và sửa chữa 7,6 triệu m2 sàn, trong đó: đô thị là 3,5 triệu m2 sàn; nông thôn 4,1 triệu m2 sàn;
Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình hỗ trợ các hộ nghèo khu vực nông thôn và triển khai các chương trình phát triển nhà ở xã hội tại các khu vực đô thị, nhà ở công vụ, nhà ở thương mại. Phấn đấu hoàn thành việc hỗ trợ người có công với cách mạng. Xây dựng khoảng 51.750 m2 nhà ở xã hội để giải quyết chỗ ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị (nhà chung cư), đáp ứng cho khoảng 60% số học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn tỉnh; 50% số công nhân tại các Khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh có nhu cầu về chỗ ở;
Nâng cao tỷ lệ nhà kiên cố, bán kiên cố cả ở khu vực đô thị và nông thôn đạt tỷ lệ 95-100%, giảm tỷ lệ nhà thiếu kiên cố xuống dưới 5%; xóa hết nhà ở đơn sơ trên địa bàn tỉnh; Tỷ lệ dân cư được sử dụng nước hợp vệ sinh tại đô thị đạt 100%, nông thôn đạt 85%-90%; tỷ lệ hộ gia đình có công trình hố xí hợp vệ sinh tại đô thị đạt 100%, nông thôn đạt 90%.
3. Kế hoạch phát triển các loại hình nhà ở
(Có phụ lục kèm theo)
a) Nhà ở công vụ:
- Giai đoạn đến năm 2015:
+ Đầu tư 2 căn nhà biệt thự tại thị xã Gia Nghĩa phục vụ cán bộ điều động, luân chuyển, mỗi căn khoảng 250 m2.
+ Đầu tư nhà ở công vụ cho giáo viên vùng sâu, vùng xa theo các cơ chế chính sách đã ban hành, số lượng 150 căn.
- Giai đoạn từ năm 2016 - 2020:
+ Đầu tư 3 căn nhà biệt thự tại thị xã Gia Nghĩa phục vụ cán bộ điều động, luân chuyển, mỗi căn khoảng 250 m2.
+ Đầu tư nhà ở công vụ cho giáo viên, bác sỹ, nhân viên y tế vùng sâu, vùng xa, số lượng 250 căn.
b) Nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị (nhà chung cư):
- Giai đoạn đến năm 2015: Đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang quy mô 250 căn, diện tích sử dụng đất khoảng 2ha;
- Giai đoạn từ năm 2016 - 2020: Đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang quy mô 250 căn, diện tích sử dụng đất khoảng 2ha (chỉ quyết định đầu tư khi Trung ương có bố trí vốn hỗ trợ); kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị, quy mô 500 căn, diện tích sử dụng đất khoảng 3 ha.
c) Nhà ở cho học sinh, sinh viên:
- Giai đoạn đến năm 2015:
+ Kêu gọi các nhà đầu tư, hộ gia đình, cá nhân xây nhà ở học sinh, sinh viên, tổng quy mô 150 căn, diện tích sử dụng đất khoảng 1 ha.
- Giai đoạn từ năm 2016 - 2020:
+ Đầu tư dự án Cụm nhà ở học sinh, sinh viên khu phía Nam thị xã Gia Nghĩa, quy mô 60 căn.
+ Đầu tư Khu ký túc xá trường Cao đẳng cộng đồng, quy mô 100 căn, diện tích sử dụng đất khoảng 2 ha.
+ Kêu gọi các nhà đầu tư, hộ gia đình, cá nhân xây nhà ở học sinh, sinh viên, tổng quy mô 200 căn, diện tích sử dụng đất khoảng 3 ha.
d) Nhà ở công nhân:
- Giai đoạn đến năm 2015:
+ Triển khai dự án Nhà ở công nhân Khu công nghiệp Tâm Thắng do Công ty Đại Việt làm chủ đầu tư, quy mô 100 căn (giai đoạn 1), diện tích sử dụng đất khoảng 2 ha.
+ Triển khai các dự án Nhà ở công nhân khác (dự kiến), quy mô 150 căn, diện tích sử dụng đất khoảng 3 ha.
- Giai đoạn từ năm 2016 - 2020:
+ Tiếp tục triển khai dự án Nhà ở công nhân Khu công nghiệp Tâm Thắng quy mô 50 căn (giai đoạn 2).
+ Triển khai dự án Nhà ở công nhân Khu công nghiệp Nhân Cơ, quy mô 80 căn (giai đoạn 1), diện tích sử dụng đất khoảng 1 ha.
+ Triển khai các dự án Nhà ở công nhân khác (dự kiến), quy mô 80 căn, diện tích sử dụng đất khoảng 1 ha.
đ) Nhà ở thương mại:
- Giai đoạn đến năm 2015:
+ Triển khai dự án Khu nhà ở thương mại - dịch vụ Thiên Phú, quy mô 120 căn (giai đoạn 1), diện tích sử dụng đất khoảng 45 ha.
+ Triển khai dự án Khu nhà ở thương mại do Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ Đắk Lắk làm chủ đầu tư, quy mô 50 căn (giai đoạn 1).
- Giai đoạn từ năm 2016 - 2020:
+ Tiếp tục triển khai dự án Khu nhà ở thương mại - dịch vụ Thiên Phú, quy mô 120 căn (giai đoạn 2).
+ Tiếp tục triển khai dự án Khu nhà ở thương mại do Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ Đắk Lắk làm chủ đầu tư, quy mô 50 căn (giai đoạn 2).
+ Triển khai dự án Khu nhà ở thương mại Gia Nghĩa do Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Liên Thành làm chủ đầu tư, quy mô 196 căn, diện tích sử dụng đất khoảng 11 ha.
+ Triển khai dự án Khu văn phòng, nhà ở Công ty TNHH thương mại, dịch vụ Phương Thảo, quy mô 250 căn, diện tích sử dụng đất khoảng 45 ha.
+ Kêu gọi đầu tư các dự án Nhà ở thương mại khác (dự kiến), quy mô 250 căn, quy mô sử dụng đất khoảng 20 ha.
e) Nhà ở cho hộ nghèo có khó khăn về nhà ở, nhà ở cho người có công với cách mạng:
Tiếp tục chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo có khó khăn về nhà ở, hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho người có công với cách mạng theo kế hoạch được duyệt. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và triển khai thực hiện các quy định về hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở.
g) Nhà ở riêng lẻ khu vực đô thị:
Tập trung phát triển các khu dân cư, từng bước đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để giải quyết nhu cầu trước mắt của nhân dân. Kết hợp giữa phát triển nhà ở với chỉnh trang, mở rộng và phát triển đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc kiến trúc dân tộc.
h) Nhà ở riêng lẻ khu vực nông thôn:
Phát triển nhà ở tại khu vực nông thôn gắn với quá trình đô thị hoá nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới hệ thống đường giao thông nông thôn kết hợp với cấp điện lưới sinh hoạt, hệ thống thủy lợi… tạo điều kiện để người dân nâng cao hiệu quả sản xuất, thông qua đó có điều kiện tích lũy tài sản tạo lập nhà ở.
Căn cứ vào kế hoạch phát triển các loại hình nhà ở, dân số, diện tích đất ở cần quy hoạch để xây dựng nhà ở đến năm 2020 tổng số 3.525,3 ha.
Trong đó:
- Giai đoạn đến năm 2015 toàn tỉnh cần diện tích đất ở là 1.280,1 ha.
- Giai đoạn đến năm 2020 toàn tỉnh cần diện tích đất ở là 2.245,2 ha.
BẢNG TỔNG HỢP DỰ TRÙ QUỸ ĐẤT PHÁT TRIỂN NHÀ Ở ĐẾN NĂM 2020
Stt | Loại hình nhà ở | Diện tích đất (ha) | ||
Đến 2015 | Từ 2016-2020 | Tổng cộng | ||
1 | Nhà ở công vụ | 1,1 | 1,2 | 2,3 |
2 | Nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị | 1,0 | 8,0 | 9,0 |
3 | Nhà ở học sinh, sinh viên | 1,0 | 5,0 | 6,0 |
4 | Nhà ở công nhân | 5,0 | 2,0 | 7,0 |
5 | Nhà ở thương mại | 50,0 | 76,0 | 126,0 |
6 | Nhà ở riêng lẻ khu vực đô thị | 487,0 | 1.383,8 | 1.870,8 |
7 | Nhà ở riêng lẻ nông thôn | 733,0 | 766,2 | 1.499,2 |
8 | Các loại hình nhà ở khác | 2,0 | 3,0 | 5,0 |
| Tổng cộng | 1.280,1 | 2.245,2 | 3.525,3 |
a) Tổng kinh phí đầu tư phát triển nhà ở đến năm 2020 là : 37.000 tỷ đồng
Trong đó :
- Giai đoạn đến năm 2015 là: 11.831 tỷ đồng
- Giai đoạn 2016-2020 là: 25.169 tỷ đồng
b) Phân bổ nguồn vốn:
- Vốn ngân sách Trung ương 0,8 % : Chủ yếu hỗ trợ xây dựng nhà ở xã hội bao gồm : nhà ở công vụ, nhà ở học sinh, sinh viên, nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị, hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo có khó khăn về nhà ở, người đồng bào dân tộc thiểu số.
- Vốn ngân sách địa phương 0,7% : Xây dựng công vụ, nhà ở học sinh, sinh viên, nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị, hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo có khó khăn về nhà ở, đồng bào dân tộc thiểu số.
- Vốn của các tổ chức, thành phần kinh tế khác là 2,8% : Tham gia đầu tư xây dựng các dự án phát triển nhà ở (nhà ở xã hội, nhà ở thương mại…), hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo có khó khăn về nhà ở, người đồng bào dân tộc thiểu số.
- Vốn của nhân dân là 95,7% : do nhân dân tự bỏ ra hoặc huy động từ các cộng đồng dòng họ, hàng xóm, thôn buôn, làng … để tự xây dựng nhà hoặc kết hợp với nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, các thành phần kinh tế khác để xây dựng nhà ở.
BẢNG TỔNG HỢP DỰ TRÙ KINH PHÍ PHÁT TRIỂN NHÀ Ở ĐẾN NĂM 2020
Stt | Loại vốn | Kinh phí thực hiện (tỷ đồng) | Tỷ lệ | ||
|
|
| |||
1 | Vốn ngân sách Trung ương | 82 | 229 | 312 | 0,8% |
2 | Vốn ngân sách địa phương | 100 | 154 | 255 | 0,7% |
3 | Vốn các tổ chức khác | 125 | 910 | 1.035 | 2,8% |
4 | Vốn của nhân dân | 11.523 | 23.875 | 35.398 | 95,7% |
| Tổng cộng | 11.831 | 25.169 | 37.000 | 100,0% |
III. CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách
Tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách hiện có của tỉnh liên quan đến quản lý và phát triển nhà ở, cụ thể:
Hàng năm ban hành chỉ tiêu phát triển nhà ở phù hợp với điều kiện và phải được xác định đó là một trong các chỉ tiêu cơ bản của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, chính sách; ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về nhà ở, kinh doanh bất động sản; tổ chức rà soát để bãi bỏ, thay thế hoặc bổ sung các quy định không còn phù hợp hoặc trái với Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các văn bản quy phạm pháp luật khác.
Ban hành cơ chế ưu đãi về đất đai, tài chính đối với các dự án phát triển nhà ở xã hội phù hợp với các quy định của Chính phủ, nhằm khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.
Ban hành cơ chế, chính sách cụ thể nhằm phát triển và quản lý có hiệu quả quỹ nhà ở xã hội. Xúc tiến thành lập Quỹ phát triển nhà ở để đáp ứng nhu cầu phát triển nhà ở phục vụ tái định cư, nhà ở xã hội. Nghiên cứu mô hình, thành lập tổ chức thực hiện nhiệm vụ đầu tư xây dựng, khai thác, quản lý quỹ nhà ở xã hội.
Tăng cường và củng cố công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực nhà ở, kiện toàn và nâng cao năng lực bộ máy của các cơ quan quản lý Nhà nước. Thành lập trung tâm quản lý phát triển nhà ở vốn nhà nước. Xây dựng hệ thống thông tin đầy đủ, tin cậy, minh bạch và dễ tiếp cận làm công cụ để quản lý và định hướng thị trường nhà ở phát triển ổn định, lành mạnh.
2. Về quy hoạch - kiến trúc - hạ tầng kỹ thuật
Tập trung đẩy mạnh công tác lập, xét duyệt quy hoạch xây dựng, đặc biệt là quy hoạch chi tiết và quản lý xây dựng theo quy hoạch tại các đô thị, nhất là Quy hoạch chung điều chỉnh thị xã Gia Nghĩa; đẩy mạnh công tác lập quy hoạch và quản lý xây dựng theo quy hoạch đối với các điểm dân cư nông thôn để có cơ sở quản lý việc phát triển nhà ở theo quy hoạch.
Khi lập quy hoạch khu đô thị, khu nhà ở mới phải bảo đảm nguyên tắc sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, tận dụng hiệu quả hệ thống hạ tầng hiện có, gắn kết chặt chẽ giữa khu vực phát triển mới và đô thị hiện có, quy hoạch phải bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội; bảo đảm sự đồng bộ và hoàn thiện về hệ thống các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ đô thị; bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Thực hiện nghiêm quy định về việc lập quy hoạch và đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung phải gắn với quy hoạch các điểm dân cư và khu nhà ở phục vụ cho khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
Nghiên cứu ứng dụng và phổ biến rộng rãi các mẫu nhà ở cho các đô thị của tỉnh phù hợp với chức năng, tính chất của từng đô thị và điều kiện tự nhiên, khí hậu, văn hóa, phong tục tập quán của địa phương; thực hiện tốt việc hướng dẫn xây dựng nhà ở theo mẫu; kết hợp hài hòa giữa kiến trúc hiện đại với kiến trúc truyền thống, giữ gìn bản sắc kiến trúc của địa phương.
Quy định bắt buộc về cơ cấu tỷ lệ các loại nhà ở theo hướng tăng tỷ lệ nhà ở chung cư, nhà ở xã hội, nhà ở cho thuê khi lập quy hoạch, phê duyệt dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng dưới nhiều hình thức và bằng nhiều nguồn vốn khác nhau như nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn doanh nghiệp thông qua đấu thầu chủ đầu tư các dự án hạ tầng, ... đảm bảo hạ tầng kỹ thuật phải là yếu tố có trước, đồng bộ, thuận lợi cho việc kêu gọi đầu tư các dự án nhà ở từ các nhà đầu tư. Kết hợp đầu tư hạ tầng giao thông với khai thác tiềm năng đất đai; thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất tại những vị trí thuận lợi sau khi đầu tư đường giao thông để huy động vốn từ quỹ đất cho đầu tư kết cấu hạ tầng, hỗ trợ các đối tượng xã hội giải quyết nhà ở, khắc phục tình trạng xây dựng nhà ở không đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật.
3. Về tài chính, thu hút đầu tư
Tranh thủ tối đa sự hỗ trợ từ Trung ương, lồng ghép nhiều nguồn vốn để xây dựng, phát triển nhà ở.
Thực hiện các cơ chế chính sách ưu đãi đối với các loại hình dự án phát triển nhà ở xã hội phù hợp với quy định của pháp luật. Đối với các chương trình nhà ở xã hội, thực hiện cho vay một phần và trả chậm với lãi suất ưu đãi theo quy định của pháp luật.
Huy động đa dạng các nguồn vốn để phát triển nhà ở, đặc biệt là vốn của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và vốn của cộng đồng dân cư, người có nhu cầu về nhà ở; xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nhà theo quy định của pháp luật.
Rà soát quỹ đất thuộc Nhà nước quản lý, quy hoạch và tổ chức đấu giá tạo nguồn quỹ phát triển đô thị và nhà ở.
Đối với các dự án nhà ở xã hội do các doanh nghiệp kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng: Nhà nước hỗ trợ bằng cách thực hiện việc đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng bên ngoài công trình, bồi thường giải phóng mặt bằng.
Nghiên cứu thành lập Quỹ tín thác bất động sản để huy động vốn nhàn rỗi của các nhà đầu tư nhỏ lẻ thông qua phát hành chứng chỉ quỹ và đầu tư vào lĩnh vực nhà ở; Quỹ phát triển nhà ở từ nguồn thu tiền bán, cho thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước; tiền sử dụng đất thu được của các dự án phát triển nhà ở trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
4. Về đất đai và thị trường bất động sản
Thực hiện tốt việc lập và quản lý quy hoạch sử dụng đất trên toàn tỉnh giai đoạn đến năm 2015 và giai đoạn đến năm 2020, trong đó chú ý đến đất để phát triển nhà ở, khu dân cư, khu đô thị mới. Quy hoạch các khu đất phục vụ tái định cư, di dời trong các trường hợp giải phóng mặt bằng, nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho người dân thuộc diện di dời. Dành diện tích đất phù hợp để phát triển nhà ở xã hội tại các khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế.
Nghiên cứu áp dụng quy định về việc đóng góp tài chính để phát triển quỹ đất và nhà ở xã hội đối với các dự án nhà ở thương mại có quy mô dưới 10 ha.
Nghiên cứu áp dụng cơ chế cho phép người có quyền sử dụng đất được quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất với chủ đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện dự án phát triển nhà ở.
Xây dựng và công bố chỉ số giá bất động sản và nhà ở.
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy định về giao dịch qua sàn đối với các doanh nghiệp kinh doanh nhà ở. Thực hiện chế tài không đăng ký quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đối với các bất động sản không giao dịch đúng theo quy định của pháp luật; có chính sách khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân tham gia giao dịch mua bán, cho thuê nhà ở thông qua sàn giao dịch bất động sản.
Quy định việc thông báo công khai thông tin, lấy ý kiến góp ý của người dân có liên quan trong tất cả quá trình triển khai thực hiện dự án phát triển nhà ở trên các phương tiện thông tin đại chúng và tại các trụ sở cơ quan nhà nước để người dân dễ tiếp cận, kiểm tra, giám sát và có thể trực tiếp mua nhà ở với các chủ đầu tư, tránh đầu cơ.
Đẩy nhanh tốc độ cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở để các hộ gia đình, cá nhân có điều kiện thực hiện các quyền theo quy định của pháp luật và tạo điều kiện phát triển và quản lý có hiệu quả thị trường bất động sản nhà ở.
Nghiên cứu, bổ sung chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho các doanh nghiệp xây dựng nhà ở bằng công nghệ hiện đại, sử dụng tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường như vật liệu không nung, vật liệu tái chế; các loại hình nhà ở sinh thái - nhà ở xanh, nhà ở tiết kiệm năng lượng và thân thiện môi trường.
6. Cải cách thủ tục hành chính
Thực hiện rà soát các thủ tục hành chính trong quản lý quy hoạch, kiến trúc, đất đai, quản lý xây dựng tại đô thị và nông thôn như: Thủ tục về chủ trương đầu tư, cấp giấy phép quy hoạch, giấy phép xây dựng, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở... một cách đơn giản, gọn nhẹ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, tạo điều kiện cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở đáp ứng yêu cầu cuộc sống của nhân dân.
7. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý và phát triển nhà
Xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy về phát triển và quản lý nhà ở các cấp tỉnh, huyện, thị xã. Nghiên cứu thành lập các doanh nghiệp, các Ban quản lý hoặc Trung tâm quản lý phát triển nhà ở xã hội như: quản lý nhà ở công vụ, nhà thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở cho thuê, nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở học sinh, sinh viên đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, các tổ chức, cá nhân làm công tác quản lý và phát triển nhà ở, tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia hình thành thị trường nhà ở, bất động sản.
8. Về công tác tuyên truyền, vận động
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thay đổi phương thức, tập quán từ sở hữu chuyển sang hình thức thuê nhà, từ hình thức ở nhà ở riêng lẻ chuyển sang căn hộ chung cư để phù hợp với điều kiện thu nhập của hộ gia đình, cá nhân và cuộc sống đô thị; tuyên truyền, vận động nhân dân tăng gia lao động sản xuất, nâng cao ý thức tiết kiệm để tạo lập nhà ở; tăng cường tham gia hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong việc cải tạo, xây dựng nhà ở; khuyến khích các hình thức liên kết, hợp tác phát triển nhà theo mô hình hợp tác xã nhà ở.
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 42/2012/NQ-HĐND ngày 20/12/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông)
I. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN VÀ KHÁI TOÁN KINH PHÍ
TT | Dự án | Diện tích sử dụng đất (ha) | Số căn (căn) | Quy mô (m2 sàn) | Suất đầu tư (triệu đồng) | Khái toán kinh phí (triệu đồng) |
A | GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2015 |
|
|
|
|
|
I | Nhà ở công vụ |
|
|
|
|
|
1 | Nhà ở công vụ cho đối tượng điều động, luân chuyển (nhà biệt thự) | 0,1 | 2 | 500 | 6,0 | 3.000 |
2 | Nhà ở công vụ cho giáo viên | 1,0 | 150 | 7.500 | 3,5 | 26.250 |
II | Nhà ở xã hội |
|
|
|
|
|
1 | Nhà ở xã hội cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang (nhà chung cư) | 1,0 | 250 | 16.000 | 4,0 | 64.000 |
2 | Nhà ở học sinh, sinh viên các huyện, thị xã (theo hình thức xã hội hóa) | 1,0 | 150 | 4.290 | 3,2 | 13.728 |
3 | Nhà ở công nhân |
|
|
|
|
|
| Nhà ở công nhân khu công nghiệp Tâm Thắng Công ty Đại Việt (Giai đoạn 1) | 2,0 | 50 | 2.000 | 4,0 | 8.000 |
| Các dự án nhà ở công nhân khác | 3,0 | 110 | 4.400 | 4,0 | 17.600 |
III | Nhà ở thương mại |
|
|
|
|
|
| Khu nhà ở thương mại - dịch vụ Thiên Phú (Giai đoạn 1) | 45,0 | 120 | 12.000 | 4,0 | 48.000 |
| Khu nhà ở Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ Đắk Lắk (Giai đoạn 1) | 5,0 | 50 | 5.000 | 4,0 | 20.000 |
IV | Nhà ở cho hộ nghèo có khó khăn về nhà ở |
|
|
|
|
|
1 | Hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo có khó khăn về nhà ở |
| 3.000 | 105.000 | 30,0 | 90.000 |
V | Nhà ở cho người có công với Cách mạng |
|
|
|
|
|
1 | Hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho người có công với cách mạng | 2,0 | 250 | 10.000 | 70,0 | 17.500 |
VI | Nhà ở riêng lẻ |
|
|
|
|
|
| Nhà ở riêng lẻ do nhân dân tự xây dựng | 1.220,0 | 52.559 | 4.115.362 | 2,8 | 11.523.012 |
| Cộng | 1.280,1 | 56.691 | 4.282.052 |
| 11.831.090 |
B | GIAI ĐOẠN TỪ 2016 ĐẾN NĂM 2020 |
|
|
|
|
|
I | Nhà ở công vụ |
|
|
|
|
|
1 | Nhà ở công vụ cho đối tượng điều động, luân chuyển (nhà biệt thự) | 0,15 | 3 | 750 | 6,5 | 4.875 |
2 | Nhà ở công vụ cho giáo viên | 1,00 | 250 | 12.500 | 4,0 | 50.000 |
II | Nhà ở xã hội |
|
|
|
|
|
1 | Nhà ở cho người có thu nhập thấp tại đô thị |
|
|
|
|
|
| Nhà ở xã hội cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang (nhà chung cư) | 2,0 | 250 | 16.000 | 5,0 | 80.000 |
| Các dự án nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị (dự kiến) | 6,00 | 500 | 35.750 | 5,0 | 178.750 |
2 | Nhà ở học sinh, sinh viên |
|
|
|
|
|
| Dự án nhà ở học sinh, sinh viên khu phía Nam thị xã Gia Nghĩa |
| 60 | 6.170 |
| 98.000 |
| Khu ký túc xá trường Cao đẳng cộng đồng | 2,00 | 100 | 4.000 | 5,0 | 20.000 |
| Nhà ở học sinh, sinh viên (theo phương thức xã hội hóa) | 3,00 | 200 | 5.720 | 4,0 | 22.880 |
3 | Nhà ở công nhân |
|
|
|
|
|
| Nhà ở công nhân khu công nghiệp Tâm Thắng (Giai đoạn 2) | - | 50 | 2.000 | 5,0 | 10.000 |
| Nhà ở công nhân khu công nghiệp Nhân Cơ (Giai đoạn 2) | 1,00 | 80 | 3.200 | 5,0 | 16.000 |
| Các dự án nhà ở cho công nhân khác (dự kiến) | 1,00 | 80 | 3.200 | 5,0 | 16.000 |
| Nhà ở thương mại |
|
|
|
|
|
1 | Khu nhà ở thương mại - dịch vụ Thiên Phú (Giai đoạn 2) |
| 144 | 21.600 | 5,0 | 108.000 |
2 | Khu nhà ở Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ Đắk Lắk (Giai đoạn 2) |
| 50 | 7.500 | 5,0 | 37.500 |
3 | Khu nhà ở thương mại Gia Nghĩa | 11,00 | 196 | 29.400 | 5,0 | 147.000 |
4 | Khu văn phòng, nhà ở Công ty TNHH thương mại, dịch vụ Phương Thảo | 45,00 | 250 | 37.500 | 5,0 | 187.500 |
5 | Các dự án phát triển nhà ở thương mại khác (dự kiến) | 20,00 | 250 | 37.500 | 5,0 | 187.500 |
IV | Nhà ở cho hộ nghèo có khó khăn về nhà ở |
|
|
|
|
|
| Hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo có khó khăn về nhà ở |
| 3.500 | 122.500 | 30,0 | 105.000 |
V | Nhà ở cho người có công với Cách mạng |
|
|
|
|
|
| Hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho người có công với Cách mạng | 3,00 | 350 | 14.000 | 70,0 | 24.500 |
VI | Nhà ở riêng lẻ |
|
|
|
|
|
| Nhà ở riêng lẻ do nhân dân tự xây dựng | 2.150,0 | 69.928 | 7.238.151 | 3,30 | 23.875.404 |
| Cộng | 2.245,2 | 76.241 | 7.597.441 |
| 25.168.909 |
| Tổng cộng | 3.525,3 | 132.932 | 11.879.493 | - | 37.000.000 |
- 1Nghị quyết 14/2007/NQ-HĐND về thông qua Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Đắk Nông giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2020 do tỉnh Đắk Nông ban hành
- 2Nghị quyết 18/2012/NQ-HĐND chương trình phát triển nhà ở tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2012 - 2015 và định hướng đến năm 2020
- 3Nghị quyết 127/2009/NQ-HĐND về chương trình phát triển nhà ở đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
- 4Quyết định 1590/QĐ-UBND năm 2013 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành hết hiệu lực, Danh mục văn bản cần sửa đổi, bổ sung, thay thế
- 5Nghị quyết 08/2019/NQ-HĐND thông qua Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Đắk Nông đến năm 2030
- 6Quyết định 123/QĐ-UBND năm 2020 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2019
- 7Quyết định 203/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông kỳ 2019-2023
- 1Nghị quyết 14/2007/NQ-HĐND về thông qua Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Đắk Nông giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2020 do tỉnh Đắk Nông ban hành
- 2Quyết định 1590/QĐ-UBND năm 2013 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành hết hiệu lực, Danh mục văn bản cần sửa đổi, bổ sung, thay thế
- 3Nghị quyết 08/2019/NQ-HĐND thông qua Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Đắk Nông đến năm 2030
- 4Quyết định 123/QĐ-UBND năm 2020 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2019
- 5Quyết định 203/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông kỳ 2019-2023
- 1Luật Nhà ở 2005
- 2Luật kinh doanh bất động sản 2006
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Luật xây dựng 2003
- 5Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 6Quyết định 167/2008/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Nghị định 71/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở
- 8Quyết định 2127/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Nghị quyết 07/2008/NQ-HĐND về chính sách tạo quỹ đất ở và hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng khu đất ở cho cán bộ công chức được điều động đến công tác tại tỉnh Đắk Nông
- 10Nghị quyết 27/2011/NQ-HĐND thông qua điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông đến năm 2020
- 11Nghị quyết 18/2012/NQ-HĐND chương trình phát triển nhà ở tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2012 - 2015 và định hướng đến năm 2020
- 12Nghị quyết 127/2009/NQ-HĐND về chương trình phát triển nhà ở đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
Nghị quyết 42/2012/NQ-HĐND thông qua Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Đắk Nông đến năm 2020
- Số hiệu: 42/2012/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 20/12/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Nông
- Người ký: Điểu K'ré
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra