Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 22/2018/NQ-HĐND

Bắc Kạn, ngày 11 tháng 12 năm 2018

 

NGHỊ QUYẾT

QUY ĐỊNH PHƯƠNG THỨC XÁC ĐỊNH KINH PHÍ GIAO ĐỂ THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TỰ CHỦ ĐỐI VỚI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN; MỨC KHOÁN QUỸ PHỤ CẤP ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN, Ở THÔN, TỔ DÂN PHỐ, TỔ NHÂN DÂN, TIỂU KHU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ 10

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;

Căn cứ Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 04 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;

Căn cứ Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30 tháng 5 năm 2014 của liên Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước;

Xét Tờ trình số 87/TTr-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định phương thức xác định kinh phí giao để thực hiện chế độ tự chủ đối với xã, phường, thị trấn; mức khoán quỹ phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố, tổ nhân dân, tiểu khu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Quy định phương thức xác định kinh phí giao để thực hiện chế độ tự chủ đối với xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tt là cấp xã); mức khoán quỹ phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, tổ nhân dân, tiểu khu (sau đây gọi tắt là thôn) trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, như sau:

1. Phương thức xác định kinh phí giao để thực hiện chế độ tự chủ đối với cấp xã: Kinh phí giao để thực hiện chế độ tự chủ gồm:

a) Kinh phí ngân sách nhà nước cấp

Đối với cán bộ, công chức cấp xã: Khoán quỹ tiền lương theo số lượng cán bộ, công chức cấp xã được cấp có thẩm quyền giao; quỹ tiền lương khoán bao gồm: Mức lương theo ngạch, bậc hoặc mức lương chức vụ, các khoản phụ cấp theo lương và các khoản đóng góp theo quy định (bao gồm: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn). Khoán chi hoạt động thường xuyên (ngoài quỹ lương) theo biên chế được cấp có thẩm quyền giao và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên cho thời kỳ ổn định ngân sách mới bắt đầu từ năm 2017 tại Nghị quyết số 49/2016/NQ-HĐND ngày 06 tháng 11 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành quy định về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên cho thời kỳ ổn định ngân sách mới bắt đầu từ năm 2017 của tỉnh Bắc Kạn.

Đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn: Khoán quỹ phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn theo quy định tại khoản 2, Điều này. Khoán kinh phí hoạt động cho các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã, thôn theo quy định tại Nghị quyết số 13/2018/NQ-HĐND ngày 17 tháng 7 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chức danh, số lượng, mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách và mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở xã, phường, thị trấn; ở thôn, tổ dân phố, tổ nhân dân, tiểu khu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

b) Các khoản phí được để lại trang trải chi phí thu và các khoản thu khác: Ủy ban nhân dân cấp xã được cấp có thẩm quyền giao thu phí thì việc xác định mức phí được trích để lại bảo đảm hoạt động phục vụ công tác thu, thu phải căn cứ vào các văn bản do cơ quan có thẩm quyền quy định (trừ s phí được để lại để mua sắm tài sản cố định và số phí được để lại theo quy định khác) và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có).

2. Mức khoán quỹ phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn

a) Thực hiện mức khoán quỹ phụ cấp để chi trả hàng tháng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã (trong đó đã bao gồm cả 14% bảo hiểm xã hội, 03% bảo hiểm y tế) như sau:

Cấp xã loại 1 được khoán quỹ phụ cấp bằng 13,45 tháng lương cơ sở;

Cấp xã loại 2 được khoán quỹ phụ cấp bằng 13,40 tháng lương cơ sở;

Cấp xã loại 3 được khoán quỹ phụ cấp bằng 13,27 tháng lương cơ sở.

b) Thực hiện mức khoán quỹ phụ cấp để chi trả hàng tháng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở thôn (trong đó đã bao gồm cả 03% bảo him y tế) như sau:

Thôn loại 1 được khoán quỹ phụ cấp bằng 3,32 tháng lương cơ sở;

Thôn loại 2 được khoán quỹ phụ cấp bằng 3,27 tháng lương cơ sở;

Thôn loại 3 được khoán quỹ phụ cấp bằng 3,22 tháng lương cơ sở.

3. Khi Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế, Nghị quyết số 49/2016/NQ-HĐND ngày 06 tháng 11 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành quy định về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên cho thời kỳ ổn định ngân sách mới bắt đầu từ năm 2017 của tỉnh Bắc Kạn; Nghị quyết số 13/2018/NQ-HĐND ngày 17 tháng 7 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chức danh, số lượng, mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách và mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở xã, phường, thị trấn; ở thôn, tổ dân phố, tổ nhân dân, tiểu khu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

Điều 2. Kinh phí thực hiện

Kinh phí thực hiện mức khoán quỹ phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn do ngân sách cấp huyện đảm bảo trong chi cân đối ngân sách hàng năm.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.

2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa IX, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 11 tháng 12 năm 2018 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2019./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- VPQH, VPCP, VPCTN;
- Bộ Tài chính;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- TT.Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN và các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- TT. Huyện ủy (Thành ủy), HĐND, UBND, UBMTTQVN các huyện, thành phố;
- LĐVP;
- Phòng Tổng hợp;
- Trung tâm Công báo - Tin học tỉnh;
- Lưu: VT, HS.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Du

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 22/2018/NQ-HĐND quy định về phương thức xác định kinh phí giao để thực hiện chế độ tự chủ đối với xã, phường, thị trấn; mức khoán quỹ phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, ở thôn, tổ dân phố, tổ nhân dân, tiểu khu trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

  • Số hiệu: 22/2018/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 11/12/2018
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn
  • Người ký: Nguyễn Văn Du
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/01/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản
Các nội dung liên quan: một lần cho cả thời gian thuêthuê đất trả tiềnnghĩa vụ mời bạn đọc tham khảo thêm trong Điều 85 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Điều 85. Trình tự, thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận; giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên; thay đổi về hạn chế quyền sử dụng đất; thay đổi về nghĩa vụ tài chính; thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký, cấp Giấy chứng nhận; chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền hàng năm sang thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc từ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất hoặc từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký biến động.

2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu phù hợp quy định của pháp luật thì thực hiện các công việc sau đây:

a) Trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp có thay đổi về diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất hoặc trường hợp đã cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa có bản đồ địa chính, chưa trích đo địa chính thửa đất;

b) Trường hợp đăng ký thay đổi diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu, cấp (hạng) nhà hoặc công trình xây dựng mà không phù hợp với giấy phép xây dựng hoặc không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải xin phép thì gửi phiếu lấy ý kiến của cơ quan quản lý, cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

c) Gửi thông tin địa chính cho cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật;

d) Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp phải cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; thông báo cho người sử dụng đất ký hoặc ký lại hợp đồng thuê đất với cơ quan tài nguyên và môi trường đối với trường hợp phải thuê đất;

đ) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

3. Trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất kết hợp với đăng ký biến động về các nội dung theo quy định tại Điều này thì thực hiện thủ tục quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này đồng thời với thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.