Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 18/2016/NQ-HĐND

Tiền Giang, ngày 08 tháng 12 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ, ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TỈNH TIỀN GIANG NĂM 2017

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
KHÓA IX KỲ HỌP THỨ 3

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 266/2016/UBTVQH 14 ngày 04 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017;

Xét Tờ trình số 255/TTr-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017; Báo cáo thẩm tra số 45/BC-HĐND ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị quyết này quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương áp dụng cho năm ngân sách 2017, năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách 2017 - 2020 theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

Đối với các năm trong thời kỳ ổn định ngân sách 2017 - 2020, thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các quy định áp dụng cho thời kỳ ổn định ngân sách.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan Đảng, cơ quan quản lý hành chính, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập và các cơ quan khác cấp tỉnh; các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến lập, phân bổ, chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước.

Điều 3. Nguyên tắc phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương

1. Góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của địa phương trong giai đoạn đến năm 2020; ưu tiên bố trí kinh phí cho các vùng khó khăn, dân số ít.

2. Phù hợp với khả năng cân đối ngân sách nhà nước; đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; thúc đẩy từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước; đưa tối đa các khoản chi thường xuyên vào định mức chi công việc của các cơ quan, đơn vị với yêu cầu triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả hoạt động và thu nhập cho người lao động.

3. Góp phần đẩy mạnh đổi mới khu vực sự nghiệp công gắn với lộ trình điều chỉnh giá, phí theo hướng tính đủ chi phí, kết hợp cơ cấu lại ngân sách trên cơ sở giảm mức hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập, tăng nguồn hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng chính sách; khuyến khích xã hội hóa, huy động các nguồn lực xã hội để phát triển kinh tế - xã hội.

Điều 4. Định mức chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề

1. Sự nghiệp giáo dục:

1.1. Cấp tỉnh:

a) Đối với các trường Trung học Phổ thông, các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên, Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập: Định mức chi theo cơ cấu chi con người tính theo biên chế kế hoạch được cấp có thẩm quyền giao là 82% (bao gồm: tiền lương, các khoản phụ cấp theo lương và các khoản đóng góp theo lương); chi công việc là 18%. Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trong việc phân bổ lại kinh phí chi công việc cho phù hợp đối với các đơn vị trực thuộc trong tổng dự toán chi công việc được giao;

b) Đối với đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo không tổ chức hoạt động dạy học:

- Tiền lương cho biên chế, tiền công cho hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP , các khoản phụ cấp theo lương và các khoản đóng góp theo lương tính đủ theo số lượng người thực tế (trong tổng số người được cấp thẩm quyền giao);

- Chi công việc tính đủ theo biên chế kế hoạch được cơ quan có thẩm quyền giao với mức tối đa là 22 triệu đồng/biên chế/năm;

- Chi công việc đối với hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP tính theo số lượng kế hoạch được cơ quan có thẩm quyền giao với mức tối đa là 18 triệu đồng/hợp đồng/năm.

c) Ngoài định mức chi con người và công việc nêu trên, hàng năm có bố trí kinh phí sự nghiệp giáo dục giao Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý để chi cho các khoản nghiệp vụ chuyên môn, sửa chữa và mua sắm của ngành giáo dục.

1.2. Cấp huyện:

Định mức chi theo cơ cấu chi con người tính theo biên chế kế hoạch là 82% (bao gồm: tiền lương, các khoản phụ cấp theo lương và các khoản đóng góp theo lương tính theo biên chế kế hoạch được cơ quan có thẩm quyền giao), chi công việc là 18%. Định mức chi này bao gồm cả kinh phí để lại Phòng Giáo dục - Đào tạo để phục vụ các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn, sửa chữa và mua sắm của ngành giáo dục.

1.3. Cấp xã:

a) Xã (phường, thị trấn) loại 1: 30 triệu đồng/năm;

b) Xã (phường, thị trấn) loại 2: 28 triệu đồng/năm;

c) Xã (phường, thị trấn) loại 3: 26 triệu đồng/năm.

2. Sự nghiệp đào tạo và dạy nghề:

2.1. Cấp tỉnh:

a) Ngành sư phạm:

- Đại học: 10,2 triệu đồng/sinh viên/năm;

- Cao đẳng: 8,8 triệu đồng/sinh viên/năm;

- Trung cấp: 7,9 triệu đồng/học sinh/năm.

b) Các ngành ngoài sư phạm:

- Đại học: 3,5 triệu đồng/sinh viên/năm;

- Cao đẳng: 3,4 triệu đồng/sinh viên/năm;

- Trung cấp: 3,2 triệu đồng/học sinh/năm.

c) Đối với Trường Cao đẳng nghề Tiền Giang, định mức chi được tính như sau:

- Cao đẳng: 3,7 triệu đồng/sinh viên/năm;

- Trung cấp: 3,5 triệu đồng/học sinh/năm.

d) Đối với Trường Chính trị tỉnh, Trường Năng khiếu thể dục thể thao, các trường Trung cấp chuyên nghiệp khác: định mức chi theo cơ cấu chi con người là 82% (bao gồm: tiền lương, các khoản phụ cấp theo lương và các khoản đóng góp theo lương tính theo biên chế thực tế); chi công việc là 18%. Riêng đối với Trường Năng khiếu thể dục thể thao ngoài định mức chi theo cơ cấu này, được bố trí thêm chế độ dinh dưỡng đặc thù và tiền công cho vận động viên đội tuyển năng khiếu, huấn luyện viên theo chế độ quy định hiện hành;

đ) Ngoài số phân bổ dự toán sự nghiệp đào tạo và dạy nghề theo định mức chi nêu trên, tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, các trường được bố trí dự toán mua sắm, sửa chữa lớn máy móc, thiết bị phục vụ đào tạo và các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn khác;

e) Chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức:

Hàng năm, căn cứ dự toán chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo do Trung ương giao sẽ cân đối bố trí dự toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

2.2. Cấp huyện:

a) Chi đào tạo, tập huấn ngắn hạn:

- Đối với các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, thị xã Cai Lậy, thành phố Mỹ Tho: định mức chi là 800 triệu đồng/năm;

- Đối với các huyện, thị xã còn lại: định mức chi là 750 triệu đồng/năm.

b) Trung tâm Bồi dưỡng chính trị, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện: Định mức chi theo cơ cấu chi con người là 82% (bao gồm: tiền lương cho biên chế, các khoản phụ cấp theo lương và các khoản đóng góp theo lương tính theo biên chế kế hoạch được cấp có thẩm quyền giao); chi công việc là 18%.

2.3. Cấp xã:

a) Xã (phường, thị trấn) loại 1: 28 triệu đồng/năm;

b) Xã (phường, thị trấn) loại 2: 26 triệu đồng/năm;

c) Xã (phường, thị trấn) loại 3: 24 triệu đồng/năm.

Điều 5. Định mức chi sự nghiệp y tế

1. Chi hệ trị bệnh:

a) Định mức chi tối đa là 70 triệu đồng/giường bệnh/năm cho các bệnh viện hạng 1 ;

b) Định mức chi tối đa là 68 triệu đồng/giường bệnh/năm cho các bệnh viện hạng 2;

c) Định mức chi tối đa là 67 triệu đồng/giường bệnh/năm cho các bệnh viện hạng 3 ;

d) Định mức chi tối đa là 66 triệu đồng/giường bệnh/năm cho các bệnh viện hạng 4 ;

đ) Định mức chi tối đa là 65 triệu đồng/giường bệnh/năm cho các Phòng khám;

e) Ngoài định mức chi giường bệnh nêu trên, các đơn vị, địa phương còn được bố trí thêm như sau:

- Bệnh viện Tâm thần tăng thêm 20%, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tăng thêm 40%;

- Đối với bệnh viện tuyến huyện: huyện Cái Bè và huyện Cai Lậy, mỗi huyện tăng thêm 10%; huyện Tân Phước và huyện Gò Công Tây, mỗi huyện tăng thêm 20%; huyện Tân Phú Đông tăng thêm 30%; thành phố Mỹ Tho tăng thêm 40%.

- Đối với phòng khám tuyến huyện: huyện Châu Thành và huyện Gò Công Đông, mỗi huyện tăng thêm 10%; huyện Cai Lậy và huyện Gò Công Tây, mỗi huyện tăng thêm 20%; huyện Chợ Gạo và thị xã Gò Công, mỗi huyện và thị xã tăng thêm 30%; thị xã Cai Lậy tăng thêm 80%.

2. Chi hệ phòng bệnh:

2.1. Cấp tỉnh:

a) Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sự nghiệp y tế:

- Tiền lương cho biên chế, tiền công cho hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP , các khoản phụ cấp theo lương và các khoản đóng góp theo lương tính đủ theo số lượng người thực tế (trong tổng số người được cấp thẩm quyền giao);

- Chi công việc tính đủ theo biên chế kế hoạch được cơ quan có thẩm quyền giao với mức tối đa là 22 triệu đồng/biên chế/năm;

- Chi công việc đối với hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP tính theo số lượng kế hoạch được cơ quan có thẩm quyền giao với mức tối đa là 18 triệu đồng/hợp đồng/năm.

Ngoài định mức chi cho con người và công việc nêu trên, hàng năm có thể bố trí một khoản kinh phí sự nghiệp y tế giao Sở Y tế quản lý để chi phòng chống dịch bệnh và các khoản chi hoạt động chuyên môn khác của ngành y tế.

2.2. Cấp huyện:

Định mức chi hàng năm được tính là 14.700 đồng/người/năm (tính theo dân số của từng đơn vị cấp huyện). Định mức chi này bao gồm chi cho hệ dự phòng và chi cho con người, chi công việc của các Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cấp huyện. Ngoài định mức chi này, huyện Cai Lậy, huyện Châu Thành và thành phố Mỹ Tho, mỗi huyện và thành phố tăng thêm 20%; huyện Chợ Gạo và thị xã Cai Lậy, mỗi huyện và thị xã tăng thêm 70%; huyện Gò Công Đông và huyện Gò Công Tây, mỗi huyện tăng thêm 110%; thị xã Gò Công tăng thêm 150%; huyện Tân Phước tăng thêm 300%; huyện Tân Phú Đông tăng thêm 350%.

2.3. Chi cho Trạm Y tế cấp xã:

a) Tiền lương, các khoản phụ cấp theo lương và các khoản đóng góp theo lương tính đủ theo biên chế thực tế;

b) Chi hoạt động (bao gồm cả hoạt động của bộ phận dân số cấp xã) như sau:

- Xã (phường, thị trấn) loại 1: 62 triệu đồng/năm;

- Xã (phường, thị trấn) loại 2: 60 triệu đồng/năm;

- Xã (phường, thị trấn) loại 3: 58 triệu đồng/năm.

c) Bác sĩ về công tác ở cấp xã: được hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định hiện hành;

d) Cán bộ y tế ấp, khu phố: được hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định hiện hành.

Điều 6. Định mức chi sự nghiệp văn hóa thông tin

1. Cấp tỉnh:

Định mức chi hàng năm được tính là 12.200 đồng/người/năm (tính theo tổng dân số cả tỉnh) được phân bổ như sau:

a) Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sự nghiệp văn hóa thông tin:

- Tiền lương cho biên chế, tiền công cho hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP , các khoản phụ cấp theo lương và các khoản đóng góp theo lương tính đủ theo số lượng người thực tế (trong tổng số người được cấp thẩm quyền giao);

- Chi công việc tính đủ theo biên chế kế hoạch được cơ quan có thẩm quyền giao với mức tối đa là 22 triệu đồng/biên chế/năm;

- Chi công việc đối với hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP tính theo số lượng kế hoạch được cơ quan có thẩm quyền giao với mức tối đa là 18 triệu đồng/hợp đồng/năm.

b) Dự toán chi sự nghiệp văn hóa thông tin còn lại bố trí dự toán cho sự nghiệp gia đình, sự nghiệp thông tin truyền thông và sự nghiệp văn hóa khác.

2. Cấp huyện:

Định mức chi hàng năm được tính là 6.720 đồng/người/năm (tính theo dân số của từng huyện, thành, thị). Ngoài định mức chi này, huyện Cai Lậy, huyện Gò Công Tây và huyện Gò Công Đông, mỗi huyện tăng thêm 20%; thành phố Mỹ Tho, thị xã Cai Lậy, mỗi thành phố, thị xã tăng thêm 100%; thị xã Gò Công tăng thêm 150%; huyện Tân Phước và huyện Tân Phú Đông, mỗi huyện tăng thêm 200%.

3. Cấp xã:

a) Xã (phường, thị trấn) loại 1: 34 triệu đồng/năm;

b) Xã (phường, thị trấn) loại 2: 32 triệu đồng/năm;

c) Xã (phường, thị trấn) loại 3: 30 triệu đồng/năm;

d) Khu dân cư (ấp, khu phố): 05 triệu đồng/năm;

đ) Nhà văn hóa cấp xã (đối với xã, phường, thị trấn đạt danh hiệu là xã văn hóa nông thôn mới hoặc phường, thị trấn văn minh đô thị): 20 triệu đồng/năm.

Điều 7. Định mức chi sự nghiệp thể dục thể thao

1. Cấp tỉnh:

Định mức chi hàng năm được tính là 9.000 đồng/người/năm (tính theo tổng dân số cả tỉnh) được phân bổ như sau:

a) Đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sự nghiệp thể dục thể thao:

- Tiền lương cho biên chế, tiền công cho hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP , các khoản phụ cấp theo lương và các khoản đóng góp theo lương tính đủ theo số lượng người thực tế (trong tổng số người được cấp thẩm quyền giao);

- Chi công việc tính theo biên chế kế hoạch được cơ quan có thẩm quyền giao với mức tối đa là 22 triệu đồng/biên chế/năm;

- Chi công việc đối với hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP tính theo số lượng kế hoạch được cơ quan có thẩm quyền giao với mức tối đa là 18 triệu đồng/hợp đồng/năm.

b) Dự toán còn lại được bố trí cho chi sự nghiệp thể dục thể thao.

2. Cấp huyện:

Định mức chi hàng năm được tính là 2.775 đồng/người/năm (tính theo dân số của từng huyện, thành, thị). Ngoài định mức chi này, huyện Cai Lậy, huyện Gò Công Tây và huyện Gò Công Đông, mỗi huyện tăng thêm 20%; thành phố Mỹ Tho, thị xã Cai Lậy, mỗi thành phố, thị xã tăng thêm 100%; thị xã Gò Công tăng thêm 150%; huyện Tân Phước và huyện Tân Phú Đông, mỗi huyện tăng thêm 200%.

3. Cấp xã:

a) Xã (phường, thị trấn) loại 1: 25 triệu đồng/năm;

b) Xã (phường, thị trấn) loại 2: 23 triệu đồng/năm;

c) Xã (phường, thị trấn) loại 3: 21 triệu đồng/năm.

Điều 8. Định mức chi sự nghiệp phát thanh truyền hình

1. Cấp tỉnh:

Định mức chi hàng năm được tính là 4.000 đồng/người/năm (tính theo tổng dân số cả tỉnh).

2. Cấp huyện:

Định mức chi hàng năm được tính là 5.340 đồng/người/năm (tính theo dân số của từng huyện, thành, thị). Ngoài định mức chi này, huyện Cai Lậy, huyện Gò Công Tây và huyện Gò Công Đông, mỗi huyện tăng thêm 20%; thành phố Mỹ Tho, thị xã Cai Lậy, mỗi thành phố, thị xã tăng thêm 100%; thị xã Gò Công tăng thêm 150%; huyện Tân Phước và huyện Tân Phú Đông, mỗi huyện tăng thêm 250%.

3. Cấp xã:

a) Xã (phường, thị trấn) loại 1: 25 triệu đồng/năm;

b) Xã (phường, thị trấn) loại 2: 23 triệu đồng/năm;

c) Xã (phường, thị trấn) loại 3: 21 triệu đồng/năm.

Điều 9. Định mức chi sự nghiệp đảm bảo xã hội

1. Cấp tỉnh:

Định mức chi hàng năm được tính là 16.300 đồng/người/năm (tính theo tổng dân số cả tỉnh), bao gồm kinh phí giao thực hiện tự chủ và không giao tự chủ, được phân bổ như sau:

a) Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sự nghiệp đảm bảo xã hội:

- Tiền lương cho biên chế, tiền công cho hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP , các khoản phụ cấp theo lương và các khoản đóng góp theo lương tính đủ theo số lượng người thực tế (trong tổng số người được cấp thẩm quyền giao);

- Chi công việc tính đủ theo biên chế kế hoạch được cơ quan có thẩm quyền giao với mức tối đa là 22 triệu đồng/người/năm;

- Chi công việc đối với hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP tính theo số lượng kế hoạch được cơ quan có thẩm quyền giao với mức tối đa là 18 triệu đồng/hợp đồng/năm.

b) Dự toán chi sự nghiệp đảm bảo xã hội còn lại bố trí cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để chi cứu tế xã hội, kinh phí cai nghiện, sự nghiệp trẻ em, phòng chống mại dâm và đội kiểm tra liên ngành phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống mua bán người và chi sự nghiệp đảm bảo xã hội khác ;

c) Ngoài định mức chi tại điểm a, điểm b nêu trên, có bố trí thêm kinh phí để thực hiện các nội dung chi sau:

- Kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi;

- Kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng: người thuộc hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, người đang sinh sống tại vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo; người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;

- Kinh phí hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên;

- Kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng: cựu chiến binh, người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, người tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến.

2. Cấp huyện:

Định mức chi hàng năm được tính là 2.250 đồng/người/năm (tính theo dân số của từng huyện, thành, thị). Ngoài định mức chi này, huyện Cai Lậy, huyện Gò Công Tây và huyện Gò Công Đông, mỗi huyện tăng thêm 20%; thành phố Mỹ Tho, thị xã Cai Lậy, mỗi thành phố, thị xã tăng thêm 100%; thị xã Gò Công tăng thêm 150%; huyện Tân Phước và huyện Tân Phú Đông, mỗi huyện tăng thêm 200%.

3. Cấp xã:

a) Xã (phường, thị trấn) loại 1: 39 triệu đồng/năm;

b) Xã (phường, thị trấn) loại 2: 37 triệu đồng/năm;

c) Xã (phường, thị trấn) loại 3: 35 triệu đồng/năm.

4. Ngoài định mức chi 3 cấp ngân sách nêu trên, còn bố trí thêm các khoản như sau:

a) Trợ cấp Tết Nguyên đán cho cán bộ hưu trí; lễ 27/7, Tất Nguyên đán cho đối tượng chính sách theo mức 300.000 đồng/người/lần;

b) Chi trợ cấp cho cán bộ cấp xã nghỉ việc theo chế độ quy định;

c) Chi trợ cấp các đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định;

d) Chi hỗ trợ đội tình nguyện phòng chống tệ nạn xã hội ở xã, phường, thị trấn;

đ) Chi cho lực lượng cộng tác viên công tác xã hội theo quy định.

Điều 10. Định mức chi sự nghiệp khoa học và công nghệ

Căn cứ dự toán sự nghiệp khoa học và công nghệ do Trung ương giao hàng năm được phân bổ cho Sở Khoa học và Công nghệ quản lý để thực hiện chi các nội dung như sau:

1. Thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

2. Thực hiện giao nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng cho các tổ chức khoa học và công nghệ công lập.

3. Chi các nội dung khác có liên quan theo quy định.

Điều 11. Định mức chi quản lý hành chính

1. Cấp tỉnh:

a) Đối với các cơ quan Đảng, các sở, cơ quan ngang sở (Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh...) và các tổ chức chính trị - xã hội:

- Chi con người: tiền lương cho biên chế, tiền công cho hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP , các khoản phụ cấp theo lương và các khoản đóng góp theo lương tính đủ theo số lượng người thực tế (trong tổng số người được cấp thẩm quyền giao);

- Chi công việc: tính theo biên chế kế hoạch được cơ quan có thẩm quyền giao theo các định mức nhóm chi công việc như sau:

+ Nhóm 1 bao gồm: Văn phòng Tỉnh ủy, các ban đảng của Tỉnh ủy, Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các đơn vị có số biên chế kế hoạch được cơ quan có thẩm quyền giao dưới 20 người: định mức 32 triệu đồng/biên chế/năm;

+ Nhóm 2 bao gồm các đơn vị có số biên chế kế hoạch được cơ quan có thẩm quyền giao từ 20 đến 40 người: định mức 31 triệu đồng/biên chế/năm;

+ Nhóm 3 các đơn vị có số biên chế kế hoạch được cơ quan có thẩm quyền giao trên 40 người: định mức 30 triệu đồng/biên chế/năm;

- Chi công việc đối với hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP tính theo số lượng kế hoạch được cơ quan có thẩm quyền giao là 20 triệu đồng/hợp đồng/năm.

b) Các đơn vị quản lý hành chính trực thuộc các sở, trực thuộc các cơ quan ngang sở, trực thuộc các cơ quan đảng:

- Chi con người: tiền lương cho biên chế, tiền công cho hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP , các khoản phụ cấp theo lương và các khoản đóng góp theo lương tính đủ theo số lượng người thực tế (trong tổng số người được cấp thẩm quyền giao);

- Chi công việc: tính theo biên chế kế hoạch được cơ quan có thẩm quyền giao theo các định mức nhóm chi công việc như sau:

+ Nhóm 1 (dưới 20 biên chế): định mức 26 triệu đồng/người/năm;

+ Nhóm 2 (từ 20 biên chế đến 40 biên chế): định mức 25 triệu đồng/người/năm;

+ Nhóm 3 (trên 40 biên chế): định mức 24 triệu đồng/người/năm;

- Chi công việc đối với hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP tính theo số lượng kế hoạch được cơ quan có thẩm quyền giao là 18 triệu đồng/hợp đồng/năm.

2. Cấp huyện:

a) Khối cơ quan quản lý nhà nước, Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội: định mức 120 triệu đồng/biên chế/năm;

b) Hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP tính theo số lượng được cấp có thẩm quyền giao với mức chi là 80 triệu đồng/hợp đồng/năm.

Căn cứ vào định mức chung nêu trên, giao cho Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định định mức chi cụ thể cho phù hợp với từng cơ quan, đơn vị cấp huyện.

3. Cấp xã:

a) Chi con người tính đủ theo biên chế được giao hàng năm;

b) Chi công việc theo mức bình quân là 480 triệu đồng/đơn vị cấp xã/năm. Tùy theo địa bàn xã rộng hay hẹp, xa hay gần thị trấn và dân số nhiều hay ít, giao cho Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định phân bổ định mức chi cho phù hợp với từng xã, phường, thị trấn nhưng phải nằm trong khung từ 450 triệu đồng/năm - 500 triệu đồng/năm.

4. Ngoài định mức chi cho 3 cấp ngân sách nêu trên, bố trí thêm kinh phí mua sắm sửa chữa, chi nghiệp vụ chuyên môn cho các đơn vị, địa phương theo khả năng cân đối ngân sách địa phương hàng năm.

Điều 12. Định mức chi quốc phòng - biên phòng - an ninh

1. Chi quốc phòng - biên phòng:

a) Cấp tỉnh:

Tổng định mức chi hàng năm được tính là 10.080 đồng/người/năm (tính theo tổng dân số cả tỉnh), gồm:

- Quốc phòng: 7.620 đồng/người/năm;

- Biên phòng: 2.460 đồng/người/năm;

b) Cấp huyện:

Định mức chi hàng năm được tính là 4.900 đồng/người/năm (tính theo tổng dân số của từng huyện, thành, thị). Ngoài định mức chi này, huyện Gò Công Tây, huyện Gò Công Đông và thị xã Cai Lậy, mỗi huyện, thị xã tăng thêm 20%; thành phố Mỹ Tho tăng thêm 100%; thị xã Gò Công, huyện Tân Phước và huyện Tân Phú Đông, mỗi huyện, thị xã tăng thêm 150%.

c) Cấp xã:

- Xã (phường, thị trấn) loại 1: 70 triệu đồng/năm;

- Xã (phường, thị trấn) loại 2: 68 triệu đồng/năm;

- Xã (phường, thị trấn) loại 3: 66 triệu đồng/năm.

2. Chi an ninh:

a) Cấp tỉnh:

Định mức chi hàng năm được tính là 4.410 đồng/người/năm (tính theo tổng dân số cả tỉnh).

b) Cấp huyện:

Định mức chi hàng năm được tính là 2.000 đồng/người/năm (tính theo tổng dân số của từng huyện, thành, thị). Ngoài định mức chi này, huyện Gò Công Tây, huyện Gò Công Đông và thị xã Cai Lậy, mỗi huyện, thị xã tăng thêm 20%; thành phố Mỹ Tho tăng thêm 100%; thị xã Gò Công, huyện Tân Phước và huyện Tân Phú Đông, mỗi huyện, thị xã tăng thêm 150%.

c) Cấp xã:

- Xã (phường, thị trấn) loại 1: 34 triệu đồng/năm;

- Xã (phường, thị trấn) loại 2: 32 triệu đồng/năm;

- Xã (phường, thị trấn) loại 3: 30 triệu đồng/năm.

3. Tiền ăn cho lực lượng công an, dân quân cấp xã trực sẵn sàng chiến đấu và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác cho dân quân cấp xã theo quy định được định mức chi bình quân đối với mỗi xã, phường, thị trấn là 175 triệu đồng/năm. Tùy theo tình hình nguồn thu quỹ an ninh - quốc phòng của từng xã, phường, thị trấn, giao cho Hội đồng nhân dân cấp huyện quyết định phân bổ định mức chi cho phù hợp với từng xã, phường, thị trấn nhưng phải nằm trong khung từ 150 triệu đồng/năm - 200 triệu đồng/năm.

4. Ngoài định mức chi quốc phòng - biên phòng - an ninh cho 3 cấp ngân sách nêu trên, bố trí thêm khoản chi may trang phục cho lực lượng quân sự cấp xã, công an viên cấp xã. Hàng năm, khoản chi này giao cho Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh quản lý, sử dụng nhằm đảm bảo sự thống nhất về quy cách trang phục theo tiêu chuẩn quy định chung và sử dụng nguồn kinh phí đúng mục đích.

Điều 13. Định mức chi sự nghiệp kinh tế

1. Cấp tỉnh:

a) Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sự nghiệp kinh tế:

- Chi con người: tiền lương cho biên chế, tiền công cho hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP , các khoản phụ cấp theo lương và các khoản đóng góp theo lương tính đủ theo số lượng người thực tế (trong tổng số người được cấp thẩm quyền giao);

- Chi công việc đối với biên chế kế hoạch được cơ quan có thẩm quyền giao tính theo định mức tối đa là 22 triệu đồng/biên chế/năm;

- Chi công việc đối với hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP tính theo số lượng kế hoạch được cơ quan có thẩm quyền giao với mức tối đa là 18 triệu đồng/hợp đồng/năm.

b) Ngoài các khoản chi con người và công việc nêu trên, còn bố trí thêm các khoản như sau:

- Kinh phí mua sắm, sửa chữa, chi nghiệp vụ chuyên môn cho các đơn vị sự nghiệp công lập;

- Kinh phí Trung ương cấp bù do thực hiện miễn thu thủy lợi phí để thực hiện duy tu, bảo dưỡng các công trình thủy lợi do cấp tỉnh quản lý;

- Kinh phí quy hoạch;

- Kinh phí hỗ trợ địa phương sản xuất lúa theo quy định;

- Các nội dung chi khác theo quy định.

2. Cấp huyện:

a) Định mức chi hàng năm được tính là 5% trên tổng chi thường xuyên có định mức đầu thời kỳ ổn định ngân sách. Hàng năm, tùy theo khả năng cân đối ngân sách, sẽ bố trí thêm cho ngân sách cấp huyện. Ngoài định mức chi tính theo tỷ lệ này, mỗi huyện, thành phố, thị xã được phân bổ thêm dự toán như sau:

- Đô thị loại I: 76.500 triệu đồng;

- Đô thị loại II: 25.500 triệu đồng;

-Đô thị loại III: 12.750 triệu đồng;

- Đô thị loại IV: 8.500 triệu đồng.

- Huyện Tân Phước và huyện Tân Phú Đông: 1.000 triệu đồng/huyện.

b) Ngoài định mức chi nêu trên, hàng năm các huyện, thành phố, thị xã được phân bổ dự toán về kinh phí Trung ương cấp bù do thực hiện miễn thu thủy lợi phí để thực hiện duy tu, bảo dưỡng các công trình thủy lợi do cấp huyện quản lý, kinh phí hỗ trợ địa phương sản xuất lúa theo quy định.

3. Cấp xã:

a) Đối với các thị trấn, định mức chi hàng năm là 320 triệu đồng/năm.

b) Đối với các xã lớn mang tính chất thị tứ, định mức chi là 240 triệu đồng/năm, bao gồm:

- Xã An Hữu (huyện Cái Bè);

- Xã Mỹ Phước Tây (thị xã Cai Lậy);

- Xã Mỹ Thành Nam, xã Bình Phú (huyện Cai Lậy);

- Xã Vĩnh Kim (huyện Châu Thành);

- Xã Phú Mỹ (huyện Tân Phước);

- Xã Lương Hòa Lạc (huyện Chợ Gạo);

- Xã Long Bình (huyện Gò Công Tây);

- Xã Phú Thạnh (huyện Tân Phú Đông).

c) Đối với các xã, phường còn lại, định mức chi như sau:

- Xã (phường) loại 1: 85 triệu đồng/năm;

- Xã (phường) loại 2: 80 triệu đồng/năm;

- Xã (phường) loại 3: 75 triệu đồng/năm.

Điều 14. Định mức chi sự nghiệp bảo vệ môi trường

Căn cứ vào chỉ tiêu hướng dẫn của Trung ương và khả năng cân đối của ngân sách địa phương, bố trí cho ngân sách cấp tỉnh và cấp huyện như sau:

1. Cấp tỉnh:

a) Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sự nghiệp bảo vệ môi trường:

- Chi con người: tiền lương cho biên chế, tiền công cho hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP , các khoản phụ cấp theo lương và các khoản đóng góp theo lương tính đủ theo số lượng người thực tế (trong tổng số người được cấp thẩm quyền giao);

- Định mức chi công việc theo mức tối đa là 22 triệu đồng/người/năm;

- Chi công việc đối với hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP tính theo số lượng kế hoạch được cơ quan có thẩm quyền giao với mức tối đa là 18 triệu đồng/hợp đồng/năm.

- Ngoài định mức chi con người, chi công việc nêu trên, bố trí thêm kinh phí mua sắm, sửa chữa, chi nghiệp vụ chuyên môn cho các đơn vị sự nghiệp công lập.

b) Dự toán chi còn lại phân bổ cho Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị cấp tỉnh khác có liên quan để phục vụ chi cho công tác bảo vệ môi trường cấp tỉnh.

2. Cấp huyện:

a) Thành phố Mỹ Tho, huyện Cái Bè: 8.000 triệu đồng/địa phương/năm;

b) Thị xã Cai Lậy, thị xã Gò Công: 6.000 triệu đồng/địa phương/năm;

c) Huyện Châu Thành: 5.000 triệu đồng/năm;

d) Huyện Cai Lậy, Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông: 4.000 triệu đồng/địa phương/năm;

đ) Huyện Tân Phú Đông, Tân Phước: 2.500 triệu đồng/địa phương/năm.

Điều 15. Định mức chi khác ngân sách

1. Định mức chi cho đầu thời kỳ ổn định ngân sách năm 2017 cho từng cấp ngân sách như sau:

a) Xã (phường, thị trấn): 100 triệu đồng/năm;

b) Cấp huyện: tính 0,75% trên tổng chi thường xuyên ngân sách cấp huyện;

c) Phần còn lại bố trí cho cấp tỉnh.

2. Căn cứ dự toán chi thường xuyên được Trung ương giao hàng năm cho các năm tiếp theo, sau khi phân bổ theo các định mức chi nêu trên, phần chênh lệch còn lại được bổ sung vào chi khác cho từng cấp ngân sách để có nguồn chủ động xử lý các khoản chi phát sinh ngoài dự toán.

Điều 16. Định mức dự phòng ngân sách

Định mức chi cho đầu thời kỳ ổn định ngân sách năm 2017 cho từng cấp ngân sách như sau:

1. Đối với ngân sách cấp xã: tính 2% trên tổng chi;

2. Đối với ngân sách cấp huyện: tính 2% trên tổng chi;

3. Đối với ngân sách cấp tỉnh: sau khi phân bổ quỹ dự phòng cho ngân sách cấp huyện và cấp xã nêu trên, số còn lại phân bổ cho ngân sách cấp tỉnh.

Điều 17. Các quy định khác

1. Đối với tiền lương cho biên chế (hoặc tiền công cho hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP) được cấp có thẩm quyền giao cho các đơn vị cấp tỉnh nhưng chưa tuyển dụng, được tính như sau:

a) Biên chế công chức, viên chức chưa tuyển dụng tính theo hệ số 2,34 (chỉ tính tiền lương và các khoản đóng góp);

b) Hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP chưa tuyển dụng tính theo hệ số 1,50 (chỉ tính tiền công và các khoản đóng góp).

2. Khoản chi công việc được quy định tại các Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 9, Điều 11, Điều 13 và Điều 14 của Nghị quyết này phải đảm bảo sử dụng cho các nội dung chi phục vụ hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.

3. Trong trường hợp kinh phí được bố trí theo định mức (giường bệnh, dân số, học sinh, sinh viên...) thấp hơn tổng chi cho con người theo chế độ quy định hiện hành (tổng chi cho con người theo số biên chế thực tế có mặt, thuộc chỉ tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền giao), đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng nguồn kinh phí cải cách tiền lương để bù đắp phần chênh lệch thiếu. Trường hợp sau khi sử dụng hết nguồn kinh phí cải cách tiền lương vẫn không đủ chi cho con người, ngân sách nhà nước sẽ cấp bổ sung.

4. Các hội đặc thù, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo quy định hiện hành.

Điều 18. Tổ chức thực hiện

1. Căn cứ định mức chi được quy định tại Nghị quyết này và khả năng cân đối ngân sách hàng năm, giao Ủy ban nhân dân các cấp trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định phân bổ dự toán cho các đơn vị, địa phương.

2. Căn cứ vào tổng mức chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017 tính theo định mức phân bổ và tiến độ thực hiện điều chỉnh giá, phí dịch vụ theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, giao Ủy ban nhân dân tỉnh và Hội đồng nhân dân cấp huyện phân bổ chi cho các đơn vị sự nghiệp công lập phải tuân thủ theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP và các nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong các lĩnh vực nhằm tăng cường tính tự chủ của các đơn vị sự nghiệp, giảm dần mức hỗ trợ cho các đơn vị sự nghiệp phù hợp với lộ trình điều chỉnh giá, phí sự nghiệp công theo quy định, dành nguồn lực chuyển sang hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng hưởng chế độ chính sách.

3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tính giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang Khóa IX, Kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2016 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017./.

 


Nơi nhận:
- UB. Thường vụ Quốc hội;
- VP. Quốc hội, VP. Chính phủ;
- Các Ủy ban của Quốc hội;
- Ban Công tác đại biểu của (UBTVQH);
- Các Bộ: TP; KH&ĐT; Tài chính;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Vụ Công tác đại biểu (VPQH);
- KTNN khu vực IX;
- Cơ quan TT Bộ Nội vụ;
- Các đ/c UVBTV Tỉnh ủy;
- UBND, UBMTTQ tỉnh;
- Các Sở, Ban ngành, đoàn thể tỉnh;
- ĐB. Quốc hội đơn vị tỉnh Tiền Giang;
- ĐB. HĐND tỉnh;
- TT. HĐND, UBND các huyện, thành, thị;
- TT. HĐND, UBND các xã, phường, thị trấn;
- Báo Ấp Bắc;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Danh

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 18/2016/NQ-HĐND về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương tỉnh Tiền Giang năm 2017

  • Số hiệu: 18/2016/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 08/12/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Tiền Giang
  • Người ký: Nguyễn Văn Danh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/01/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản