Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 157/NQ-HĐND | Ninh Bình, ngày 08 tháng 12 năm 2023 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ 17
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Xét Tờ trình số 09/TTr-TTHĐ ngày 30 tháng 11 năm 2023 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc ban hành Nghị quyết về kết quả giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình từ năm 2020-2022; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
1. Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19 và suy giảm kinh tế, từ năm 2020-2022, Ủy ban nhân dân tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, các cấp, ngành của tỉnh đã có nhiều cố gắng nỗ lực trong triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động và đạt được những kết quả quan trọng, đáng ghi nhận.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo được quan tâm thực hiện nghiêm túc; chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện kịp thời, đúng pháp luật, phát huy vai trò trụ cột của hệ thống an sinh xã hội. Đối tượng tham gia bảo hiểm được mở rộng, các chỉ tiêu có sự tăng trưởng qua các năm. Số lượng đơn vị và người lao động tham gia năm sau cao hơn năm trước, tỷ lệ lao động tham gia các loại hình Bảo hiểm bắt buộc đạt cao; tổng số thu Bảo hiểm đến hết năm 2022 đạt 100,3% Kế hoạch giao. Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực ngày càng chặt chẽ; người lao động cơ bản được hưởng đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách theo quy định, qua đó góp phần bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.
2. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động tại các doanh nghiệp vẫn còn tồn tại, hạn chế:
a) Công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp có nơi chưa thường xuyên, hiệu quả còn hạn chế. Công tác phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp có tăng nhưng chậm và thiếu tính bền vững. Nhiều doanh nghiệp vi phạm các quy định về xây dựng thang bảng lương, ký kết hợp đồng lao động, chi trả chế độ cho người lao động. Việc quản lý, theo dõi đối tượng thuộc diện tham gia bảo hiểm chưa chặt chẽ; khai báo tăng giảm lao động định kỳ của doanh nghiệp chưa nghiêm túc.
b) Tình trạng nợ đóng, chậm đóng, trốn đóng, lạm dụng, chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp vẫn tiếp diễn. Tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần có xu hướng tăng và trẻ hóa làm ảnh hưởng đến mục tiêu thực hiện chính sách an sinh xã hội.
c) Công tác khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế còn gặp khó khăn về đội ngũ cán bộ y tế; cơ sở vật chất một số cơ sở y tế xuống cấp; công tác cung ứng, đấu thầu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế, hóa chất có thời điểm chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế còn bất cập, nhiều cơ sở y tế chưa được thanh toán kinh phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế thực hiện vượt chỉ tiêu Chính phủ giao trước năm 2021 với tổng số tiền 105,4 tỷ đồng.
d) Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm chưa thực sự quyết liệt, doanh nghiệp chậm trễ trong thực hiện các quyết định xử phạt của cơ quan nhà nước.
3. Hạn chế trên có nguyên nhân khách quan từ điều kiện kinh tế - xã hội, doanh nghiệp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một số quy định của Trung ương thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với thực tiễn nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, đó là:
a) Công tác quản lý nhà nước và sự phối hợp của các ngành trong thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp có nội dung chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao; chưa quyết liệt, kịp thời xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật; chưa có công cụ hiệu quả để quản lý lao động.
b) Một bộ phận doanh nghiệp ý thức chấp hành pháp luật chưa tốt, chạy theo lợi nhuận, cố tình vi phạm, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.
Nhận thức của một bộ phận người lao động chưa đầy đủ, vì khó khăn trước mắt nên thỏa thuận không đóng bảo hiểm hoặc rút bảo hiểm xã hội một lần để trang trải cuộc sống.
c) Công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm chưa thường xuyên, chất lượng chưa cao; việc xử lý sau kiểm tra, thanh tra chưa được quan tâm đúng mức, nhất là ở cấp huyện; biên chế thanh tra lao động, thanh tra bảo hiểm xã hội còn ít. Chế tài và mức xử phạt hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội còn thấp, dẫn đến việc chấp hành pháp luật chưa nghiêm.
1. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, vai trò của cơ sở trong việc tuyên truyền, vận động người dân tham gia. Đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền phù hợp với từng nhóm đối tượng gắn với phát triển đối tượng tham gia. Tăng cường tập huấn, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng quy định về xây dựng thang bảng lương, ký kết hợp đồng lao động và thực hiện các chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động.
2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
a) Tiếp tục thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23 tháng 5 năm 2018 của Ban chấp hành Trung ương về cải cách chính sách Bảo hiểm xã hội và Nghị quyết số 125/NQ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW; triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
b) Rà soát, đánh giá hiệu quả các chính sách HĐND tỉnh đã ban hành về hỗ trợ bảo hiểm y tế; cập nhật những chính sách Trung ương mới ban hành để đề xuất sửa đổi, bổ sung, triển khai thực hiện kịp thời; nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho một số nhóm đối tượng phù hợp với điều kiện của tỉnh và hướng đến tính bền vững của chính sách an sinh xã hội, tạo điều kiện để người lao động khu vực phi chính thức tích cực tham gia.
c) Tiếp tục có giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ đấu thầu, mua sắm tập trung thuốc, vật tư y tế, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính, kết nối cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; dữ liệu về cấp hồ sơ, giấy tờ làm căn cứ giải quyết, chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, ngăn chặn các hành vi trục lợi, gian lận tiền bảo hiểm.
3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, đảm bảo các chính sách được thực hiện đúng pháp luật, công khai, minh bạch. Quyết liệt xử lý, khắc phục tình trạng doanh nghiệp vi phạm việc thực hiện chính sách, pháp luật, trốn đóng, nợ đóng, trục lợi các quỹ bảo hiểm, nhất là doanh nghiệp hiện đang dừng hoạt động, đảm bảo quyền lợi của người lao động.
4. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung kiến nghị nêu tại Báo cáo số 26/BC-ĐGS ngày 30 tháng 11 năm 2023 của Đoàn giám sát Hội đồng nhân dân tỉnh.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh kết quả thực hiện tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 hoặc khi có yêu cầu của Hội đồng nhân dân tỉnh.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình khóa XV, kỳ họp thứ 17 thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2023 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày được thông qua./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Nghị quyết 24/NQ-HĐND năm 2017 về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội trong các loại hình doanh nghiệp do tỉnh Bến Tre ban hành
- 2Nghị quyết 48/NQ-HĐND năm 2022 về giám sát tình hình thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế và công tác khám chữa bệnh đối với người dân tộc thiểu số thuộc nhóm đối tượng được ngân sách Nhà nước đóng và hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 3Nghị quyết 101/NQ-HĐND năm 2023 kết quả giám sát tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về Bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số từ ngày 01/01/2021 đến ngày 30/9/2023 do tỉnh Bình Định ban hành
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015
- 3Nghị quyết 24/NQ-HĐND năm 2017 về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội trong các loại hình doanh nghiệp do tỉnh Bến Tre ban hành
- 4Nghị quyết 28-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội do Ban Chấp hàng Trung ương ban hành
- 5Nghị quyết 125/NQ-CP năm 2018 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội do Chính phủ ban hành
- 6Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 7Nghị quyết 48/NQ-HĐND năm 2022 về giám sát tình hình thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế và công tác khám chữa bệnh đối với người dân tộc thiểu số thuộc nhóm đối tượng được ngân sách Nhà nước đóng và hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 8Nghị quyết 101/NQ-HĐND năm 2023 kết quả giám sát tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về Bảo hiểm y tế đối với đồng bào dân tộc thiểu số từ ngày 01/01/2021 đến ngày 30/9/2023 do tỉnh Bình Định ban hành
Nghị quyết 157/NQ-HĐND năm 2023 kết quả giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình từ năm 2020-2022
- Số hiệu: 157/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 08/12/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
- Người ký: Mai Văn Tuất
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra