Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/2023/NQ-HĐND

Hà Giang, ngày 15 tháng 7 năm 2023

 

NGHỊ QUYẾT

QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỐI VỚI NGƯỜI TRỰC TIẾP TRÔNG COI DI TÍCH VÀ NGHỆ NHÂN LĨNH VỰC DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
KHÓA XVIII - KỲ HỌP THỨ 12

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách Nhà nước;

Xét Tờ trình số 53/TTr-UBND ngày 27 tháng 6 năm 2023 của UBND tỉnh về việc đề nghị HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết Quy định hỗ trợ đối với người trực tiếp trông coi di tích và nghệ nhân lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Hà Giang; Báo cáo thẩm tra số 22/BC-VHXH ngày 11 tháng 7 năm 2023 của Ban Văn hóa - xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị quyết này quy định việc hỗ trợ kinh phí cho người trực tiếp trông coi di tích, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh (sau đây gọi tắt là di tích) và hỗ trợ sinh hoạt đối với nghệ nhân được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.

2. Đối tượng áp dụng

a) Đối với di tích: Di tích thuộc loại di tích lịch sử, di tích khảo cổ, di tích kiến trúc nghệ thuật và di tích có công trình xây dựng, công trình kiến trúc có giá trị (không thuộc điểm c khoản này), đã được xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh.

b) Đối với nghệ nhân: Nghệ nhân được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.

c) Nghị quyết không áp dụng với các đối tượng sau:

Các di tích đang thu phí tham quan theo các Quyết định còn hiệu lực thi hành của UBND tỉnh quy định điểm thu phí và mức thu phí thăm quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa trên địa bàn tỉnh Hà Giang để cụ thể hóa Nghị quyết số 45/2016/NQ-HĐND ngày 11/12/2016 của HĐND tỉnh quy định về phí thăm quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa, bảo tàng trên địa bàn tỉnh Hà Giang; di tích nằm trong khuôn viên trụ sở cơ quan nhà nước; quảng trường; di tích đang được doanh nghiệp, HTX quản lý, khai thác; các di tích đình, đền, chùa nằm ở thành phố, thị xã, thị trấn và xã không thuộc khu vực III (xã đặc biệt khó khăn) theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 2. Điều kiện, mức hỗ trợ, phương thức chi trả

1. Đối với di tích

a) Điều kiện: Di tích thuộc đối tượng quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 1 của Nghị quyết này. Mỗi di tích hỗ trợ 01 người trông coi; trường hợp di tích khuôn viên rộng trên 5.000m2, khối lượng công việc lớn hỗ trợ 02 người trông coi; di tích trên địa bàn cùng xã, thị trấn khuôn viên dưới 1.000m2, vị trí gần nhau thì 02 di tích hỗ trợ 01 người trông coi, trường hợp có từ 03 di tích trở lên thì được hỗ trợ 02 người trông coi.

Người trực tiếp trông coi di tích được Ban quản lý di tích hoặc thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng di tích, ký hợp đồng trông coi di tích.

b) Mức hỗ trợ:

- Di tích cấp quốc gia hỗ trợ 1.200.000đ/người/tháng.

- Di tích cấp tỉnh hỗ trợ 1.000.000đ/người/tháng.

2. Đối với nghệ nhân

- Nghệ nhân nhân dân hỗ trợ 1.200.000đ/người/tháng.

- Nghệ nhân ưu tú hỗ trợ 1.000.000đ/người/tháng.

3. Phương thức chi trả: Chi trả hàng tháng.

Điều 3. Trình tự, thủ tục hỗ trợ

1. Trình tự, thủ tục

a) Người trực tiếp trông coi di tích và nghệ nhân lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị quyết này nộp hồ sơ cho UBND cấp xã nơi thường trú.

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ UBND cấp xã có trách nhiệm xét duyệt hồ sơ cho các đối tượng hưởng chính sách đối với người trông coi di tích và nghệ nhân lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn và lập hồ sơ gửi về UBND cấp huyện xem xét phê duyệt. Trong trường hợp không đủ điều kiện phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ của UBND cấp xã. UBND cấp huyện xem xét Quyết định phê duyệt và gửi UBND cấp xã thông báo công khai, tổ chức thực hiện.

2. Hồ sơ

a) Đối với người trực tiếp trông coi di tích

- Đơn đề nghị hỗ trợ người trực tiếp trông coi di tích (Mẫu số 01tại phụ lục kèm theo Nghị quyết này).

- Hợp đồng trông coi di tích của người trực tiếp trông coi di tích với cơ quan quản lý di tích.

b) Đối với nghệ nhân lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể

- Giấy xác nhận có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Hà Giang của cơ quan có thẩm quyền.

- Đơn đề nghị hỗ trợ nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú (Mẫu số 02 tại phụ lục kèm theo Nghị quyết).

- Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận danh hiệu nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân ưu tú của Chủ tịch nước.

- Phải Thường xuyên học hỏi, hoàn thiện, phát triển các tri thức kỹ năng nghề nghiệp; tích cực truyền dạy, duy trì các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể; gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện xóa bỏ hủ tục, phong tục tập quán lạc hậu, thực hiện nếp sống văn minh.

Điều 4. Nguồn kinh phí thực hiện

Do ngân sách tỉnh đảm bảo được phân bổ cho các huyện, thành phố trong dự toán ngân sách hàng năm theo phân cấp quản lý.

Điều 5. Tổ chức thực hiện

1. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện. Hằng năm rà soát, phê duyệt danh sách di tích và nghệ nhân cho phù hợp với đối tượng hỗ trợ của Nghị quyết này.

2. Giao Thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng Nhân dân tỉnh, Tổ Đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh và Đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết theo quy định của pháp luật.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khóa XVIII, Kỳ họp thứ 12, thông qua ngày 15 tháng 7 năm 2023, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2023./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL- Bộ Tư pháp;
- Đoàn ĐBQH khóa XV tỉnh Hà Giang;
- TTr.TU, HĐND, UBND, MTTQ tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, các tổ chức CT-XH cấp tỉnh;
- VP: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH&HĐND, UBND tỉnh;
- HĐND, UBND, MTTQ các huyện, thành phố;
- Báo Hà Giang, Đài PTTH tỉnh;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Trung tâm Thông tin - Công báo tỉnh;
- Lưu: VT, HĐND (1b).

CHỦ TỊCH




Thào Hồng Sơn

 

PHỤ LỤC

ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ
(Kèm theo Nghị quyết số 14/2023/NQ-HĐND ngày 15 tháng 7 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang)

Mẫu số 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ
(Dùng cho người trực tiếp trông coi di tích hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số   /2023/NQ-HĐND ngày….tháng…năm của HĐND tỉnh)

Kính gửi UBND xã:………………………………………………………………

Họ và tên người trông coi di tích:........................................................................................

Sinh ngày…………… tháng…………… năm ............. Dân tộc: ................................. ……

Số CCCD…………………..ngày cấp……………….Nơi cấp…………………….

Thường trú tại thôn/bản………………………………… xã .................................................

Huyện, thành phố…………………………………… Tỉnh ....................................................

Hợp đồng trông coi di tích số……ngày …..tháng….. năm của……………………………..

Nên Tôi làm đơn này đề nghị các cấp quản lý xem xét, để người trực tiếp trông coi di tích: .........................……………….... được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định tại Nghị quyết số ………/2023/NQ-HĐND ngày…… tháng…… năm 2023 của tỉnh Hà Giang.

- Di tích cấp quốc gia hỗ trợ: 1.200.000 đ/người/tháng; □

- Di tích cấp tỉnh hỗ trợ: 1.000.000đ/người/tháng;

 

 

………, ngày…… tháng…… năm ....
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ, tên)

 

 Mẫu số 02

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ
(Dùng cho Nghệ nhân lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể hưởng chính chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số    /2023/NQ-HĐND ngày…. tháng….năm của HĐND tỉnh)

Kính gửi: UBND huyện, thành phố…………………………………..

Họ và tên nghệ nhân: .....................................................................................................

Sinh ngày………….. tháng…………… năm............... Dân tộc: ...................... …………

Số CCCD/CMTND…………………..ngày cấp……………….Nơi cấp…………………….

Thường trú tại thôn/bản………………………………… xã...................................................

Huyện ................................................................ Tỉnh…………………………………………

Giấy chứng nhận danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú của Chủ tịch nước (bản sao chứng thực);

Nên Tôi làm đơn này đề nghị các cấp quản lý xem xét, để tôi được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định tại Nghị quyết số ………/2023/NQ-HĐND ngày…… tháng…… năm 2023 của tỉnh Hà Giang.

- Nghệ nhân nhân dân hỗ trợ: 1.200.000đ/người/tháng; □

- Nghệ nhân ưu tú hỗ trợ: 1.000.000đ/người/tháng □

 

 

………, ngày…… tháng…… năm ….
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ, tên)

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 14/2023/NQ-HĐND quy định về chính sách hỗ trợ đối với người trực tiếp trông coi di tích và nghệ nhân lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Hà Giang

  • Số hiệu: 14/2023/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 15/07/2023
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang
  • Người ký: Thào Hồng Sơn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/08/2023
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản