Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
QUỐC HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Nghị quyết số: 104/2020/QH14 | Hà Nội, ngày 08 tháng 6 năm 2020 |
GIA NHẬP CÔNG ƯỚC SỐ 105 CỦA TỔ CHỨC LAO ĐỘNG QUỐC TẾ VỀ XÓA BỎ LAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC
QUỐC HỘI
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật Điều ước quốc tế số 108/2016/QH13;
Theo đề nghị của Chủ tịch nước tại Tờ trình số 03/TTr-CTN ngày 20 tháng 4 năm 2020 về việc gia nhập Công ước số 105 của Tổ chức Lao động quốc tế về Xóa bỏ lao động cưỡng bức;
Sau khi xem xét Báo cáo thuyết minh số 170/BC-CP ngày 27 tháng 04 năm 2020 của Chính phủ; Báo cáo thẩm tra số 4683/BC-UBĐN14 ngày 13 tháng 5 năm 2020 của Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Gia nhập điều ước quốc tế
Gia nhập Công ước số 105 của Tổ chức Lao động quốc tế về Xóa bỏ lao động cưỡng bức (sau đây gọi tắt là Công ước số 105) được Hội nghị toàn thể của Tổ chức Lao động quốc tế thông qua ngày 25 tháng 6 năm 1957 tại Geneva, Thụy Sỹ. Toàn văn bản tiếng Anh và bản dịch tiếng Việt của Công ước số 105 tại Phụ lục kèm theo Nghị quyết này.
Điều 2. Áp dụng điều ước quốc tế
Áp dụng trực tiếp toàn bộ nội dung của Công ước số 105.
Điều 3. Tổ chức thực hiện điều ước quốc tế
1. Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Công ước số 105; phê duyệt, chỉ đạo các cơ quan, tổ chức có liên quan ở trung ương và địa phương triển khai kế hoạch thực hiện Công ước số 105; hoàn thiện hệ thống pháp luật, tuyên truyền, phổ biến kịp thời, đầy đủ nội dung Công ước số 105 và những nội dung liên quan để tạo sự thống nhất trong nhận thức, hành động của hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân.
2. Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành có liên quan hoàn thành thủ tục đối ngoại về việc gia nhập Công ước số 105 và thông báo thời điểm Công ước số 105 có hiệu lực đối với Việt Nam.
Điều 4. Giám sát việc thực hiện Nghị quyết
Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 08 tháng 6 năm 2020.
| CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
Epas: 40419
CÔNG ƯỚC SỐ 105 VỀ XÓA BỎ LAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC (1957)
(Kèm theo Nghị quyết số 104/2020/QH14 của Quốc hội ngày 08 tháng 6 năm 2020)
Lời nói đầu
Hội nghị toàn thể của Tổ chức Lao động Quốc tế,
Được Hội đồng quản trị của Văn phòng Lao động Quốc tế triệu tập tại Geneva ngày 05 tháng 6 năm 1957, trong kỳ họp thứ bốn mươi, và
Sau khi đã xem xét vấn đề lao động cưỡng bức là vấn đề thứ tư trong Chương trình nghị sự kỳ họp, và
Sau khi đã ghi nhận những quy định của Công ước về Lao động cưỡng bức, năm 1930, và
Sau khi đã ghi nhận rằng Công ước năm 1926 về chế độ nô lệ đã quy định phải có những biện pháp hữu ích để ngăn chặn lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc trở thành những điều kiện tương tự như chế độ nô lệ và Công ước bổ sung năm 1956 về việc xóa bỏ chế độ nô lệ, buôn bán nô lệ và các hình thức tương tự như chế độ nô lệ quy định việc xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô dịch do nợ nần và chế độ nông nô, và
Sau khi đã ghi nhận rằng Công ước về Bảo vệ tiền lương (1949) quy định phải trả lương đều đặn và cấm các cách trả lương mà khiến cho người lao động thực tế không sao rời bỏ được công việc đang làm, và
Sau khi đã quyết định chấp thuận một số đề nghị về việc xóa bỏ một số hình thức lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc vi phạm quyền con người như đã được ghi trong Hiến chương Liên Hợp quốc và nêu trong Tuyên ngôn chung về nhân quyền, và
Sau khi đã quyết định rằng những đề nghị đó sẽ mang hình thức một Công ước quốc tế,
thông qua ngày 25 tháng 6 năm 1957, Công ước dưới đây gọi là Công ước về Xóa bỏ lao động cưỡng bức (1957)
Mọi Thành viên của Tổ chức Lao động Quốc tế phê chuẩn Công ước này cam kết cấm lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc và không sử dụng bất kỳ hình thức lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc nào:
a) như là một biện pháp cưỡng chế hay giáo dục chính trị hoặc như một sự trừng phạt đối với những ai đang có hoặc đang phát biểu chính kiến, hay ý kiến chống đối về tư tưởng đối với trật tự chính trị, xã hội, hoặc kinh tế đã được thiết lập;
b) như là một biện pháp huy động và sử dụng nhân công vào mục đích phát triển kinh tế;
c) như là một biện pháp kỷ luật lao động;
d) như một sự trừng phạt đối với việc đã tham gia đình công;
e) như một biện pháp phân biệt đối xử về chủng tộc, xã hội, dân tộc hoặc tôn giáo.
Mọi Thành viên của Tổ chức Lao động Quốc tế phê chuẩn Công ước này cam kết sử dụng các biện pháp có hiệu quả nhằm xóa bỏ ngay và toàn bộ lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc, như đã quy định tại Điều 1 Công ước này.
Việc phê chuẩn chính thức Công ước này phải được đăng ký với Tổng Giám đốc Văn phòng Lao động Quốc tế.
1. Công ước này chỉ ràng buộc những Thành viên của Tổ chức Lao động Quốc tế đã đăng ký việc phê chuẩn của mình với Tổng Giám đốc Văn phòng Lao động Quốc tế.
2. Công ước này sẽ bắt đầu có hiệu lực sau 12 tháng kể từ ngày hai Thành viên đã đăng ký việc phê chuẩn của mình với Tổng Giám đốc.
3. Sau đó, Công ước này sẽ bắt đầu có hiệu lực đối với bất kỳ Thành viên nào sau 12 tháng kể từ ngày việc phê chuẩn của Thành viên đó đã đăng ký với Tổng Giám đốc.
1. Thành viên đã phê chuẩn Công ước này có thể bãi ước sau khi kết thúc thời hạn 10 năm kể từ ngày Công ước bắt đầu có hiệu lực, bằng một văn bản đăng ký việc bãi ước này cho Tổng Giám đốc Văn phòng Lao động Quốc tế. Việc bãi ước này chỉ có hiệu lực sau một năm kể từ ngày đã đăng ký với Tổng Giám đốc.
2. Mỗi Thành viên đã phê chuẩn Công ước này và Thành viên chưa phê chuẩn Công ước, trong vòng 01 năm sau khi kết thúc thời hạn 10 năm nói trong khoản trên mà không thực hiện quyền bãi ước quy định tại Điều này, thì sẽ bị ràng buộc trong một thời hạn 10 năm nữa rồi sau đó mới có thể bãi ước Công ước này mỗi khi kết thúc thời hạn 10 năm theo những điều kiện quy định tại Điều này.
1. Tổng Giám đốc Văn phòng Lao động Quốc tế sẽ thông báo cho mọi Thành viên của Tổ chức Lao động Quốc tế biết mọi trường hợp đăng ký phê chuẩn và bãi ước mà các Thành viên đã truyền đạt cho Tổng Giám đốc.
2. Khi thông báo cho các Thành viên của Tổ chức Lao động Quốc tế về việc đăng ký phê chuẩn của Thành viên thứ hai, Tổng Giám đốc sẽ lưu ý các Thành viên về thời điểm mà Công ước bắt đầu có hiệu lực.
Để đăng ký theo Điều 102 của Điều lệ Liên Hợp quốc, Tổng Giám đốc Văn phòng Lao động Quốc tế sẽ truyền đạt cho Tổng thư ký Liên Hợp quốc đầy đủ mọi chi tiết về việc phê chuẩn và các văn bản về bãi ước đã được đăng ký theo các quy định tại Điều trên.
Mỗi khi xét thấy cần thiết, Hội đồng Quản trị của Văn phòng Lao động Quốc tế sẽ trình một bản báo cáo về tình hình hoạt động của Công ước này lên Hội nghị toàn thể ILO và sẽ xem xét có cần đưa vào chương trình nghị sự của Hội nghị toàn thể việc sửa đổi lại một phần hoặc toàn bộ Công ước này hay không.
1. Nếu Hội nghị toàn thể thông qua một Công ước mới sửa đổi lại một phần hoặc toàn bộ Công ước này và nếu Công ước mới không quy định khác thì:
a) một Thành viên phê chuẩn một Công ước mới sửa đổi, thì sẽ đương nhiên dẫn đến sự bãi ước ngay lập tức đối với Công ước này, bất kể quy định trong Điều 5 bên trên, vào lúc Công ước mới sửa đổi đó bắt đầu có hiệu lực.
b) kể từ ngày Công ước mới sửa đổi bắt đầu có hiệu lực, các Thành viên sẽ không tiếp tục phê chuẩn Công ước này nữa.
2. Trong mọi trường hợp, Công ước này sễ giữ nguyên hiệu lực về cả hình thức và nội dung đối với những Thành viên đã phê chuẩn Công ước này mà chưa phê chuẩn Công ước mới sửa đổi.
Cả hai bản tiếng Anh và tiếng Pháp của Công ước này đều có giá trị như nhau.
C105 - Abolition of Forced Labour Convention, 1957 (No. 105)
Convention concerning the Abolition of Forced Labour
Preamble
The General Conference of the International Labour Organisation,
Having been convened at Geneva by the Governing Body of the International Labour Office, and having met in its Fortieth Session on 5 June 1957, and
Having considered the question of forced labour, which is the fourth item on the agenda of the session, and
Having noted the provisions of the Forced Labour Convention, 1930, and
Having noted that the Slavery Convention, 1926, provides that all necessary measures shall be taken to prevent compulsory or forced labour from developing into conditions analogous to slavery and that the Supplementary Convention on the Abolition of Slavery, the Slave Trade and Institutions and Practices Similar to Slavery, 1956, provides for the complete abolition of debt bondage and serfdom, and
Having noted that the Protection of Wages Convention, 1949, provides that wages shall be paid regularly and prohibits methods of payment which deprive the worker of a genuine possibility of terminating his employment, and
Having decided upon the adoption of further proposals with regard to the abolition of certain forms of forced or compulsory labour constituting a violation of the rights of man referred to in the Charter of the United Nations and enunciated by the Universal Declaration of Human Rights, and
Having determined that these proposals shall take the form of an international Convention,
adopts this twenty-fifth day of June of the year one thousand nine hundred and fifty-seven the following Convention, which may be cited as the Abolition of Forced Labour Convention, 1957:
Each Member of the International Labour Organisation which ratifies this Convention undertakes to suppress and not to make use of any form of forced or compulsory labour--
(a) as a means of political coercion or education or as a punishment for holding or expressing political views or views ideologically opposed to the established political, social or economic system;
(b) as a method of mobilising and using labour for purposes of economic development;
(c) as a means of labour discipline;
(d) as a punishment for having participated in strikes;
(e) as a means of racial, social, national or religious discrimination.
Each Member of the International Labour Organisation which ratifies this Convention undertakes to take effective measures to secure the immediate and complete abolition of forced or compulsory labour as specified in Article 1 of this Convention.
The formal ratifications of this Convention shall be communicated to the Director-General of the International Labour Office for registration.
1. This Convention shall be binding only upon those Members of the International Labour Organisation whose ratifications have been registered with the Director-General.
2. It shall come into force twelve months after the date on which the ratifications of two Members have been registered with the Director-General.
3. Thereafter, this Convention shall come into force for any Member twelve months after the date on which its ratification has been registered.
1. A Member which has ratified this Convention may denounce it after the expiration of ten years from the date on which the Convention first comes into force, by an act communicated to the Director-General of the International Labour Office for registration. Such denunciation shall not take effect until one year after the date on which it is registered.
2. Each Member which has ratified this Convention and which does not, within the year following the expiration of the period of ten years mentioned in the preceding paragraph, exercise the right of denunciation provided for in this Article, will be bound for another period of ten years and, thereafter, may denounce this Convention at the expiration of each period of ten years under the terms provided for in this Article.
1. The Director-General of the International Labour Office shall notify all Members of the International Labour Organisation of the registration of all ratifications and denunciations communicated to him by the Members of the Organisation.
2. When notifying the Members of the Organisation of the registration of the second ratification communicated to him, the Director-General shall draw the attention of the Members of the Organisation to the date upon which the Convention will come into force.
The Director-General of the International Labour Office shall communicate to the Secretary-General of the United Nations for registration in accordance with Article 102 of the Charter of the United Nations full particulars of all ratifications and acts of denunciation registered by him in accordance with the provisions of the preceding Articles.
At such times as it may consider necessary the Governing Body of the International Labour Office shall present to the General Conference a report on the working of this Convention and shall examine the desirability of placing on the agenda of the Conference the question of its revision in whole or in part.
1. Should the Conference adopt a new Convention revising this Convention in whole or in part, then, unless the new Convention otherwise provides:
(a) the ratification by a Member of the new revising Convention shall ipso jure involve the immediate denunciation of this Convention, notwithstanding the provisions of Article 5 above, if and when the new revising Convention shall have come into force;
(b) as from the date when the new revising Convention comes into force this Convention shall cease to be open to ratification by the Members.
2. This Convention shall in any case remain in force in its actual form and content for those Members which have ratified it but have not ratified the revising Convention.
The English and French versions of the text of this Convention are equally authoritative.
- 1Công điện 05/CĐ-LĐTBXH năm 2020 về đôn đốc hoàn thành tiến độ triển khai Quyết định 15/2020/QĐ-TTg quy định về thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Thông tư 12/2020/TT-BCT sửa đổi Thông tư 09/2017/TT-BCT quy định về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công thương và quy trình kiểm định kèm theo Thông tư 10/2017/TT-BCT về quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công thương
- 3Công văn 2974/LĐTBXH-TTr năm 2016 về tăng cường rà soát, kiểm tra, xử lý vi phạm của cơ sở sử dụng lao động trẻ em, lao động cưỡng bức do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 1Công điện 05/CĐ-LĐTBXH năm 2020 về đôn đốc hoàn thành tiến độ triển khai Quyết định 15/2020/QĐ-TTg quy định về thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Thông tư 12/2020/TT-BCT sửa đổi Thông tư 09/2017/TT-BCT quy định về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công thương và quy trình kiểm định kèm theo Thông tư 10/2017/TT-BCT về quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công thương
- 3Công văn 2974/LĐTBXH-TTr năm 2016 về tăng cường rà soát, kiểm tra, xử lý vi phạm của cơ sở sử dụng lao động trẻ em, lao động cưỡng bức do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Luật điều ước quốc tế 2016
- 5Hiến pháp 2013
- 6Công ước 105 năm 1957 về xóa bỏ lao động cưỡng bức
- 7Công ước 95 năm 1949 về bảo vệ tiền lương
- 8Hiến Chương Liên hợp quốc 1945
Nghị quyết 104/2020/QH14 về gia nhập Công ước 105 của Tổ chức Lao động quốc tế về Xóa bỏ lao động cưỡng bức do Quốc hội ban hành
- Số hiệu: 104/2020/QH14
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 08/06/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 665 đến số 666
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra