Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 42-CP | Hà Nội, ngày 08 tháng 7 năm 1995 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
NGHỊ ĐỊNH :
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
HÀNH NGHẾ TƯ VẤN PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC LUẬT SƯ NUỚCNGOÀI TẠI VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Nghị định số 42/CP ngày 8 tháng 7 năm 1995)
ĐIỀU KIỆN HÀNH NGHỀ, HÌNH THỨC, TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ VÀ THỦ TỤC CẤP GIẤP PHÉP
Điều 6. Tổ chức luật sư nước ngoài muốn hành nghề tại Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây :
1/ Có khách hàng nước ngoài hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam;
2/ Có uy tín trong hành nghề tư vấn pháp luật;
3/ Có thiện chí đối với Nhà nước Việt Nam;
4/ Có phương án hoạt động và cam kết thực hiện các nghĩa vụ của mình theo quy định của Qui chế này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam;
5/ Có cơ sở vật chất cần thiết cho hoạt động của mình.
1/ Hành nghề tư vấn pháp luật từ 5 năm trở lên tại một tổ chức luật sư nước ngoài;
2/ Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người đang chấp hành hình phạt, người chưa được xoá án;
3/ Có thiện chí đối với Nhà nước Việt Nam.
Mỗi tổ chức luật sư nước ngoài được đặt tối đa hai chi nhánh tại Việt Nam.
Tổ chức luật sư nước ngoài chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của chi nhánh.
1/ Tên đầy đủ, quốc tịch, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức luật sư nước ngoài;
2/ Tên gọi của chi nhánh;
3/ Nội dung hoạt động và lĩnh vực hành nghề tư vấn pháp luật;
4/ Thời hạn hoạt động;
5/ Nơi dự định đặt trụ sở của chi nhánh;
6/ Họ, tên của luật sư nước ngoài được tổ chức luật sư nước ngoài uỷ nhiệm quản lý, điều hành chi nhánh;
7/ Số lượng luật sư nước ngoài và nhân viên Việt Nam dự kiến sẽ làm việc tại chi nhánh.
Điều 11. Kèm theo đơn xin phép đặt chi nhánh phải có các giấy tờ sau đây:
1/ Bản sao Điều lệ hoặc giấy tờ cần thiết chứng minh việc thành lập và hoạt động hợp pháp của tổ chức luật sư nước ngoài;
2/ Bản giới thiệu về hoạt động của tổ chức luật sư nước ngoài;
3/ Báo cáo về tình hình tài chính của tổ chức luật sự nước ngoài trong hai năm gần nhất;
4/ Danh sách và các bản tóm tắt lý lịch nghề nghiệp, lý lịch tư pháp, bản sao giấy phép hành nghề của các luật sư nước ngoài hành nghề trong chi nhánh;
5/ Giấy uỷ nhiệm luật sư nước ngoài quản lý và điều hành chi nhánh;
6/ Phương án hoạt động của chi nhánh;
7/ Danh sách khách hàng nước ngoài hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Các giấy tờ sau đây phải được cơ quan có thẩm quyền của nước, nơi tổ chức luật sư nước ngoài đặt trụ sở chính chứng nhận:
1/ Bản sao Điều lệ hoặc giấy tờ chứng minh việc thành lập và hoạt động hợp pháp của tổ chức luật sư nước ngoài;
2/ Bản sao giấy phép hành nghề của luật sư nước ngoài;
3/ Giấy uỷ nhiệm luật sư nước ngoài quản lý, điều hành chi nhánh.
Giấy phép được làm thành ba bản, một bản cấp cho đương sự, một bản gửi cho Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi chi nhánh của tổ chức luật sư nước ngoài đặt trụ sở và một bản lưu.
Trong trường hợp từ chối cấp giấy phép, Bộ Tư pháp thông báo cho đương sự và nói rõ lý do.
Giấy phép có hiệu lực kể từ ngày ký.
Khi đăng ký hành nghề, phải xuất trình giấy phép đặt chi nhánh và giấy tờ xác nhận về trụ sở của chi nhánh.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp phải cấp giấy đăng ký hành nghề cho chi nhánh.
Chi nhánh của tổ chức luật sư nước ngoài chỉ được hoạt động kể từ ngày đăng ký hành nghề.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn xin gia hạn, Bộ Tư pháp quyết định việc gia hạn; nếu không gia hạn phải nói rõ lý do.
Việc gia hạn hoạt động cũng phải được đăng ký theo quy định tại Điều 14 của Qui chế này.
PHẠM VI HỌAT ĐỘNG, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHI NHÁNH TỔ CHỨC LUẬT SƯ NƯỚC NGOÀI
Việc nhận thù lao từ hoạt động tư vấn pháp luật của chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài phải được thực hiện tại Việt Nam.
Quyền và nghĩa vụ của nhân viên phục vụ làm việc theo hợp đồng trong chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài được ghi cụ thể trong hợp đồng phù hợp với pháp luật về lao động của Việt Nam.
Chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài không được thuê luật sư Việt Nam làm việc tại chi nhánh.
Người tập sự hành nghề trong chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài không được tư vấn cho khách hàng.
Quyền và nghĩa vụ của người tập sự hành nghề tư vấn pháp luật trong chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài được ghi cụ thể trong hợp đồng phù hợp với pháp luật về lao động của Việt Nam và Qui chế này.
Việc nhận người tập sự hành nghề tư vấn pháp luật phải được Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở của chi nhánh chấp thuận.
Chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây :
1/ Hết hạn hoạt động ghi trong giấy phép mà không được gia hạn;
2/ Tự chấm dứt hoạt động;
3/ Bị thu hồi giấy phép.
Trong trường hợp tự chấm dứt hoạt động, chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài phải báo cáo Bộ Tư pháp bằng văn bản trước 60 ngày về thời điểm chấm dứt hoạt động.
Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày chấm dứt hoạt động, chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài phải thành toán xong mọi khoản nợ, giải quyết xong mọi vấn đề có liên quan đến việc chấm dứt hoạt động, báo cáo Bộ Tư pháp và các cơ quan Nhà nước khác có thẩm quyền bằng văn bản.
1/ Hướng dẫn tổ chức luật sư nước ngoài làm các thủ tục xin phép đặt chi nhánh tại Việt Nam.
2/ Cấp giấy phép đặt chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài, gia hạn hoạt động của chi nhánh;
4/ Chủ trì giải quyết những vấn đề liên quan đến hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chức luật sư nước ngoài tại Vịêt Nam;
5/ Xử lý vi phạm theo quy định tại điều 42 của Qui chế này.
1/ Kiểm tra hoạt động tư vấn pháp luật của chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài;
2/ Xử lý vi phạm theo quy định tại điều 43 của Qui chế này;
3/ Đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét và giải quyết những vấn đề về tổ chức và hoạt động của chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài.
Điều 38. Sở Tư pháp có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1/ Thực hiện đăng ký hành nghề của chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài, đăng ký gia hạn hoạt động của chi nhánh;
2/ Chấp thuận việc nhận người tập sự hành nghề tư vấn pháp luật của chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài.
3/ Thực hiện các hoạt động quản lý khác đối với hành nghề tư vấn pháp luật của chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tư pháp và Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
1/ Hành nghề tư vấn pháp luật khi chưa đăng ký hành nghề thì bị phạt 10.000 USD;
2/ Hành nghề tư vấn pháp luật ngoài các lĩnh vực ghi trong giấy phép thì bị phạt 7.000 USD; nếu tái phạm thì bị đình chỉ hành nghề có thời hạn hoặc bị thu hồi giấy phép;
3/ Không chấp hành các quy định khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, thanh tra thì bị phạt 5.000 USD; vi phạm lần thứ hai thì bị phạt tiền gấp đôi lần phạt trước và bị đình chỉ hành nghề có thời hạn; vi phạm lần thứ ba thì thu hồi giấy phép.
4/ Vi phạm các quy định khác của Qui chế này thì bị phạt từ 2.000 USD đến 5.000 USD; nếu tái phạm thì bị phạt tiền gấp đôi lần phạt trước.
Điều 42. Bộ Tư pháp có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử lý vi phạm sau đây :
1/ Đình chỉ hành nghề có thời hạn đối với chi nhánh của tổ chức luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài;
2/ Thu hồi giấy phép đối với chi nhánh của tổ chức luật sư nước ngoài, cấm hành nghề đối với luật sư nước ngoài;
3/ Phạt tiền từ 5.000 USD trở lên.
- 1Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 2Thông tư 791B-TT/LS-TVPL-1995 hướng dẫn Quy chế hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chức Luật sư nước ngoài ở Việt Nam do Bộ Tư pháp ban hành
- 3Nghị định 92/1998/NĐ-CP về việc hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chức Luật sư nước ngoài tại Việt Nam
- 4Thông tư 06/2003/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 87/2003/NĐ-CP về hành nghề của Tổ chức luật sư nước ngoài, Luật sư nước ngoài tại Việt Nam do Bộ Tư pháp ban hành
Nghị định 42-CP năm 1995 về Quy chế hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chức Luật sư nước ngoài tại Việt Nam
- Số hiệu: 42-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 08/07/1995
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Võ Văn Kiệt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 19
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra