Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 258-TTg | Hà Nội, ngày 14 tháng 06 năm 1957 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT SỐ 102-SL/L004 NGÀY 20-05-1957 VỀ QUYỀN LẬP HỘI
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật số 102-SL/L004 ngày 20 tháng 05 năm 1957 quy định quyền lập hội;
Theo đề nghị của ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. – Nghị định này quy định chi tiết thi thành Luật số 102-SL/L004 ngày 20 tháng 05 năm 1957 về quyền lập hội.
THỂ THỨC XIN PHÉP LẬP HỘI VÀ XIN PHÉP CHO HỘI TIẾP TỤC HOẠT ĐỘNG
Điều 3. - Muốn lập hội trước hết phải xin phép trù bị việc lập hội. Đơn xin phép phải ghi rõ:
- Ý kiến trù bị về tên, tôn chỉ, mục đích của hội.
- Ý kiến trù bị về phạm vi hoạt động của hội,
- Nơi tạm thời dùng làm chỗ hội họp
- Ước lượng thời gian trù bị.
Phải gửi kèm theo đơn ba bản dự thảo điều lệ của hội, danh sách và lý lịch sơ lược của những người sáng lập và những giấy chứng nhận các người ấy có đủ quyền công dân và không đương bị truy tố trước pháp luật.
Điều 5. – Khi đã trù bị xong, những người phụ trách đưa đơn xin phép chính thức thành lập hội.
Nếu hết hạn mà chưa trù bị xong thì có thể xin gia hạn.
Nếu khi ấy không còn ý định thành lập hội nữa, thì cũng phải báo cáo lại với cơ quan đã cho phép trù bị biết.
Điều 6. – Đơn xin phép chính thức thành lập hội phải kê rõ:
- Tên hội,
- Tôn chỉ mục đích,
- Phạm vi hoạt động,
- Nơi đặt trụ sở,
- Nơi đặt các chi nhánh,
- Số lượng hội viên đã tập hợp được,
- Nguồn gốc tài sản, kinh phí,
- Chương trình hoạt động.
Phải gửi kèm theo đơn ba bản điều lệ của hội danh sách và lý lịch sơ lược của những người sáng lập và những người được đề cử vào Ban chấp hành.
Điều 7. – Trong điều lệ của hội ít nhất phải quy định những khoản sau đây:
- Tên, tôn chỉ mục đích, phạm vi hoạt động của hội.
- Thể thức vào hội, ra hội.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của hội viên
- Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và sinh hoạt của các cơ quan của hội (đại hội đồng, ban chấp hành, ban kiểm soát, các tiểu ban…) và của các chi nhánh.
- Tài sản của hội: nguồn gốc tài sản, cách quản lý thu và chi.
- Thể thức sửa đổi điều lệ,
- Thể thức giải tán hội và thanh toán tài sản.
1) Bộ Nội vụ, nếu phạm vi hoạt động của hội thuộc nhiều liên khu, nhiều khu, nhiều thành phố hoặc tỉnh trực thuộc Chính phủ trung ương,
2) Ủy Ban Hành chính liên khu, khu, thành phố hoặc tỉnh, nếu phạm vi hoạt động của hội thuộc một liên khu, một khu, một thành phố hoặc một tỉnh.
Việc mua bán, đổi chác bất động sản cần thiết cho sự hoạt động của hội nghị phải khai báo trước với cơ quan có thẩm quyền nói ở điều 10 trên đây.
Đơn xin phép lập thêm chi nhánh phải ghi rõ:
- Nơi đặt trụ sở chi nhánh,
- Số hội viên thuộc chi nhánh mới đã tập hợp được.
Nếu hội thu hẹp phạm vi hoạt động thì Ban chấp hành cũng phải khai báo với cơ quan nói trên.
- Biên bản khóa họp, và các nghị quyết của hội nghị.
- Các báo cáo về hoạt động và tình hình tài chính của hội hoặc chi nhánh.
Quyết định giải tán của cơ quan ấy hoặc của tòa án sẽ định cách thanh toán tài sản.
Điều 21. – Khi hội đã bị giải tán hoặc tự giải tán thì:
1) Trong hạn 10 ngày kể từ ngày hội quyết định tự giải tán hoặc từ ngày nhận được quyết định của chính quyền giải tán hội, Ban chấp hành phải đăng bản công bố quyết định giải tán hội trên một tờ báo hàng ngày, hoặc nếu ở địa phương không có báo hàng ngày, thì phải yết thị bản công bố ấy tại Ủy ban Hành chính các nơi có trụ sở hội và chi nhánh.
2) Trong hạn 10 ngày kể từ ngày đã thanh toán xong tài sản của hội, Ban chấp hành phải nộp tất cả giấy tờ sổ sách của hội cho cơ quan có thẩm quyền nói ở điều 10 trên đây.
CHƯƠNG 4: CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG
Điều 24. – Những thể lệ trái với nghị định này đều bãi bỏ.
| THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
- 1Quyết định 111-NV năm 1961 về việc cho phép Tổng hội Y học Việt Nam thành lập những hội chuyên khoa do Bộ trưởng Bộ Nội Vụ ban hành
- 2Quyết định 142-NV năm 1960 về việc Cho phép Hội Việt Nam – In-đô-nê-si-a hữu nghị thành lập và hoạt động do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 3Quyết định 289-NV năm 1962 về việc cho phép Hội điền kinh Việt Nam thành lập và hoạt động do Bộ trưởng Bộ Nội Vụ ban hành.
- 4Quyết định 341-NV năm 1960 về việc cho phép Hội Y học Việt Nam đổi tên là Tổng hội Y học Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội Vụ ban hành.
- 5Nghị định 88/2003/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội
- 6Quyết định 161-NV năm 1962 về việc cho phép Hội bóng rổ Việt Nam thành lập và hoạt động do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 1Quyết định 111-NV năm 1961 về việc cho phép Tổng hội Y học Việt Nam thành lập những hội chuyên khoa do Bộ trưởng Bộ Nội Vụ ban hành
- 2Quyết định 142-NV năm 1960 về việc Cho phép Hội Việt Nam – In-đô-nê-si-a hữu nghị thành lập và hoạt động do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 3Quyết định 289-NV năm 1962 về việc cho phép Hội điền kinh Việt Nam thành lập và hoạt động do Bộ trưởng Bộ Nội Vụ ban hành.
- 4Quyết định 341-NV năm 1960 về việc cho phép Hội Y học Việt Nam đổi tên là Tổng hội Y học Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội Vụ ban hành.
- 5Luật về quyền lập hội 1957
- 6Nghị định 88/2003/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội
- 7Quyết định 161-NV năm 1962 về việc cho phép Hội bóng rổ Việt Nam thành lập và hoạt động do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
Nghị định 258-TTg năm 1957 hướng dẫn Luật quyền lập hội do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- Số hiệu: 258-TTg
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 14/06/1957
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Phạm Văn Đồng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 26
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra