Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/2000/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2000 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh Thanh tra ngày 01 tháng 4 năm 1990;
Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và Tổng Thanh tra Nhà nước,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 3. Đối tượng Thanh tra chứng khoán gồm:
1. Các tổ chức phát hành chứng khoán đưa vào giao dịch tại thị trường giao dịch tập trung;
2. Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán;
3. Các công ty chứng khoán; Tổ chức bảo lãnh phát hành, Công ty quản lý quỹ đầu tư; Tổ chức đăng ký chứng khoán, lưu ký chứng khoán, thanh toán bù trừ chứng khoán; Ngân hàng giám sát;
4. Người hành nghề kinh doanh chứng khoán;
5. Các tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Điều 4. Phạm vi hoạt động của Thanh tra chứng khoán gồm có:
1. Hoạt động phát hành chứng khoán;
2. Các giao dịch chứng khoán;
3. Các hoạt động kinh doanh, đăng ký, thanh toán bù trừ, lưu ký chứng khoán;
4. Việc công bố thông tin.
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC CỦA THANH TRA CHỨNG KHOÁN
Điều 6. Thanh tra chứng khoán có nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Thanh tra việc chấp hành pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán; việc thực hiện các quy định trong giấy phép phát hành chứng khoán, giấy phép hoạt động chứng khoán, giấy phép hành nghề kinh doanh chứng khoán;
2. Phối hợp với các đơn vị thuộc ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong việc giám sát hoạt động phát hành, kinh doanh, giao dịch chứng khoán. Thực hiện các cuộc thanh tra các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động phát hành, kinh doanh, giao dịch chứng khoán nhằm phát hiện, ngăn chặn các vi phạm. Kiến nghị Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện các biện pháp đảm bảo thi hành pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
3. Phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền; kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
4. Xác minh, kết luận, kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của Luật Khiếu nại, Tố cáo. Tham mưu giúp Chủ tịch ủy ban Chứng khoán Nhà nước chỉ đạo công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng trong ngành chứng khoán;
5. Tham mưu giúp Chủ tịch ủy ban Chứng khoán Nhà nước chỉ đạo công tác thanh tra đối với các đơn vị thuộc quyền quản lý của ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
6. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Điều 8, Điều 9, Pháp lệnh Thanh tra ngày 01 tháng 4 năm 1990 và các nhiệm vụ khác do Chủ tịch ủy ban Chứng khoán Nhà nước giao.
Điều 7. Khi tiến hành thanh tra, được quyền:
1. Yêu cầu đối tượng bị thanh tra và các bên có liên quan cung cấp tài liệu, chứng cứ và trả lời những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra;
2. Lập biên bản thanh tra và kiến nghị biện pháp giải quyết;
3. Áp dụng biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
4. Thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Điều 8. Khi tiến hành thanh tra, Thanh tra chứng khoán có trách nhiệm:
1. Xuất trình quyết định thanh tra và thẻ Thanh tra viên;
2. Thực hiện đúng trình tự, thủ tục thanh tra, không gây phiền hà, sách nhiễu làm cản trở hoạt động phát hành, kinh doanh, giao dịch chứng khoán và gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động phát hành, kinh doanh, giao dịch chứng khoán;
3. Báo cáo Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về kết quả thanh tra và kiến nghị biện pháp giải quyết.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Chánh Thanh tra do Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đề nghị Tổng Thanh tra Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ khác và các ngạch Thanh tra viên chứng khoán thực hiện theo các quy định của pháp luật thanh tra hiện hành.
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CHÁNH THANH TRA VÀ THANH TRA VIÊN CHỨNG KHOÁN
Điều 12. Chánh Thanh tra chứng khoán có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra chứng khoán quy định tại
2. Xử phạt vi phạm hành chính và kiến nghị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật;
3. Thực hiện các quyền khác quy định tại Điều 15, Pháp lệnh Thanh tra;
4. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước giao.
QUAN HỆ GIỮA THANH TRA CHỨNG KHOÁN VỚI CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN
Tổ chức Thanh tra của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tổ chức Thanh tra Nhà nước ở địa phương khi thực hiện thanh tra, kiểm tra các hoạt động thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của mình, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán thì tổ chức Thanh tra đó có trách nhiệm thông báo cho Thanh tra chứng khoán.
Trong quá trình thanh tra, nếu phát hiện các tổ chức và cá nhân có dấu hiệu cấu thành tội phạm, liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán, Thanh tra chứng khoán phải chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Các cơ quan điều tra, khi cần thiết phải phối hợp với Thanh tra chứng khoán trong quá trình tiến hành điều tra các vấn đề liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Điều 22. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 23. Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước hướng dẫn thi hành Nghị định này.
Phan Văn Khải (Đã ký) |
Nghị định 17/2000/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra chứng khoán
- Số hiệu: 17/2000/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 26/05/2000
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 24
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra