Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI CHÍNH-BỘ THƯƠNG BINH
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 157-NĐ

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 1956

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN CUNG CẤP CỦA THƯƠNG BỆNH BINH Ở TRONG TRẠI VÀ CÁC TRƯỜNG THƯƠNG BINH

BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG BINH

Chiếu nghị quyết của Hội đồng Chính phủ ngày 19-7-1947 thành lập Bộ Thương binh.
Chiếu nghị định số 102-NĐ ngày 24-10-1951 tổ chức các trại an dưỡng và huấn luyện.
Chiếu nghị định số 6-NĐ ngày 11-4-1951 và nghị định số 3-NĐ ngày 03-3-1955 ấn định tiêu chuẩn cung cấp cho thương bệnh binhh trong các trại.
Xét tình hình phụ cấp sinh hoạt phí của thương bệnh binh trong các trại và để tăng cường thêm việc bồi dưỡng cho anh em về mặt vật chất và tinh thần.
Theo đề nghị của bà Chánh văn phòng Bộ Thương binh.
Sau khi đã thỏa thuận với Bộ Tài chính.

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Tiêu chuẩn cung cấp của thương bệnh binh ở trong các trại ban hành theo nghị định số 3-NĐ ngày 03-3-1955 trước tính đơn vị bằng kilô gạo, nay chuyển tính theo đơn vị đồng bạc ngân hàng Việt nam và tăng một số điều khoản cụ thể theo những điều sau đây.

Điều 2. Tiêu chuẩn ấn định cho 2 loại trại huấn luyện và an dưỡng trong mỗi tháng như sau:

a) Trại huấn luyện:

- Cán bộ từ cấp đại đội đến chiến sĩ 20.000đ

- Cán bộ trung cấp 26.000đ

b) Trại an dưỡng:

- Cán bộ từ cấp đại đội đến chiến sĩ 24.000đ

- Cán bộ trung cấp 30.000đ

Điều 3. Tiêu chuẩn trang phục gồm có:

- Một năm: 1 áo đại cán; 1 áo sơ mi; 2 quần dài; 2 áo lót; 2 quần lót; 2 khăn mặt; 2 đôi tất và 1 đôi giày.

- Hai năm: 1 cái mũ và 1 dây thắt lưng

- Ba năm: 1 cái áo bông, 1 chăn bông và 1 màn.

Điều 4. Phụ cấp tiêu vặt (kể cả tiền xà phòng) để chiếu cố một phần trách nhiệm cũ của anh em nay quy định mỗi tháng:

Thương bệnh binh là chiến sĩ 4.000đ

Thương bệnh binh là cán bộ cấp tiểu đội 5.000đ

Thương bệnh binh là cán bộ trung đội 6.000đ

Thương bệnh binh là cán bộ đại đội 7.500đ

Thương bệnh binh là cán bộ trung cấp 9.000đ

Điều 5. Các khoản trợ cấp và phụ cấp khác:

a) Phụ cấp ăn thêm trong những ngày lễ:

Thương bệnh binh từ cấp đại đội đến chiến sĩ nhất loạt trong các trại mỗi ngày 900 đồng.

b) Trợ cấp ra trại:

Mỗi thương bệnh binh khi ra trại về gia đình sản xuất tự túc, được trợ cấp 5 tháng sinh hoạt phí. Thương bệnh binh đưa về xã được trợ cấp 1 tháng sinh hoạt phí, khoản tiền ấn định cho mỗi tháng trợ cấp là:

Trại huấn luyện

Thương bệnh binh là chiến sĩ 24.000đ

Thương bệnh binh là cán bộ cấp tiểu đội 25.000đ

Thương bệnh binh là cán bộ trung đội 26.000đ

Thương bệnh binh là cán bộ đại đội 27.500đ

Thương bệnh binh là cán bộ trung cấp 35.000đ

Trại an dưỡng

Thương bệnh binh là chiến sĩ 28.000đ

Thương bệnh binh là cán bộ cấp tiểu đội 29.000đ

Thương bệnh binh là cán bộ trung đội 30.000đ

Thương bệnh binh là cán bộ đại đội 31.500đ

Thương bệnh binh là cán bộ trung cấp 39.000đ

c) Học tập phẩm và tập thể phí quy định cho mỗi thương bệnh binh trong 1 tháng:

- Trại huấn luyện: Học tập phẩm cho thương bệnh binh học văn hóa cấp 1: 800 đồng + tập thể phí 400đ = 1.200đ

Học tập phẩm cho thương bệnh binh học văn hóa cấp 2: 1.000 đồng + tập thể phí 400đ = 1.400 đồng.

- Trại an dưỡng: Học tập phẩm 400 đồng + tập thể phí 400đ = 800 đồng.

d) Còn các khoản trợ cấp đặc biệt khác vẫn thi hành theo nghị định số 3-NĐ ngày 03-3-1955.

Điều 6. Nghị định này bắt đầu thi hành từ này 01-10-1956 cho tất cả thương bệnh binh ở trong các trại.

Điều 7. Bà Chánh văn phòng Bộ Thương binh, các ông Chủ tịch Ủy ban Hành chính các liên khu, Ủy ban Hành chính tỉnh, các ông Trưởng Ty thương binh, trường Thương binh hỏng mắt, trường Bổ túc văn hóa Liên khu 3 chiếu nghị định thi hành.

Thỏa thuận
K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

THỨ TRƯỞNG




Trịnh Văn Bính


Bác sĩ Vũ Đình Tụng

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị định 157-NĐ năm 1956 quy định tiêu chuẩn cung cấp của thương bệnh binh ở trong trại và các trưởng thương binh do Bộ trưởng Bộ Thương binh và Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

  • Số hiệu: 157-NĐ
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 10/11/1956
  • Nơi ban hành: Bộ Tài chính, Bộ Thương binh
  • Người ký: Trịnh Văn Bính, Vũ Đình Tụng
  • Ngày công báo: 05/12/1956
  • Số công báo: Số 39
  • Ngày hiệu lực: 01/10/1956
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản