Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 02-CP | Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 1962 |
BAN HÀNH ĐIỀU LỆ TẠM THỜI CỦA HỢP TÁC XÃ VẬN TẢI THÔ SƠ BẬC THẤP ĐƯỜNG BỘ VÀ ĐƯỜNG THỦY
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Theo đề nghị của ông Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ trong phiên họp Thường vụ của Hội đồng Chính phủ ngày 09 tháng 10 năm 1961.
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 2. – Ông Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm thi hành bản điều lệ tạm thời này.
T.M. HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ |
CỦA HỢP TÁC XÃ VẬN TẢI THÔ SƠ BẬC THẤP ĐƯỜNG BỘ VÀ ĐƯỜNG THỦY
a) Xã viên tự nguyện góp phương tiện và sức lao động để cùng nhau tổ chức vận tải tập thể và cùng hưởng thụ theo sức lao động và tài năng của từng người.
b) Mọi hoạt động của hợp tác xã phải nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước và nhân dân, lợi ích của hợp tác xã và lợi ích của xã viên.
c) Xã viên có quyền tham gia bàn bạc và quyết định mọi công việc của hợp tác xã, và cử người đại diện của mình để quản lý hợp tác xã.
- Ra sức giáo dục xã viên, nâng cao giác ngộ xã hội chủ nghĩa, nâng cao trình độ về mọi mặt của hợp tác xã.
- Tăng cường tích lũy vốn, cải tiến kỹ thuật để từ thô sơ tiến lên nửa cơ giới và cơ giới hóa, bảo đảm tài sản xuất mở rộng, cải tiến quản lý, tạo điều kiện tiến lên hợp tác xã bậc cao, và trên cơ sở đó, dần dần cải thiện đời sống cho các xã viên.
- Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ, luật lệ và kế hoạch của Nhà nước.
- Những người thuộc thành phần bóc lột (địa chủ, phú nông, tư sản) có phương tiện vận tải, thì có thể được kết nạp thành xã viên dự bị, nếu tích cực lao động và tỏ ra xứng đáng, thì sẽ được công nhận thành xã viên chính thức.
- Những người mất quyền công dân, những người thuộc thành phần bóc lột mà không chịu lao động cải tạo, và những người mắc bệnh kinh niên, bệnh truyền nhiễm như: lao, hủi… thì không được kết nạp vào hợp tác xã.
Việc xã viên xin ra hợp tác xã cũng như việc kết nạp xã viên mới vào hợp tác xã, phải do Đại hội xã viên quyết định.
Điều 10. - Vốn của hợp tác xã vận tải thô sơ bậc thấp đường bộ và đường thủy gồm các khoản sau đây:
a) Tiền xã phí do xã viên góp khi vào hợp tác xã, xã phí thuộc sở hữu công cộng của hợp tác xã và không trả lại cho xã viên khi ra hợp tác xã.
b) Vốn cổ phần gồm có phương tiện, dụng cụ vận tải, súc vật, tiền mặt, v.v.. do xã viên góp Phương tiện, dụng cụ súc vật được định giá để tính ra cổ phần. Vốn cổ phần, thuộc quyền sở hữu của cá nhân xã viên, nhưng do hợp tác xã quản lý và sử dụng, và được hưởng lãi không quá 8% hàng năm.
c) Tiền tích lũy trích trong doanh thu của hợp tác xã. Tiền này thuộc sở hữu công cộng của hợp tác xã, không phản chia cho xã viên, và chỉ dùng vào việc mua sắm thêm phương tiện, dụng cụ, máy móc để tăng khả năng vận tải của hợp tác xã.
d) Ngoài ra, còn có tiền vay của Nhà nước hoặc của xã viên trong từng thời gian hoạt động, tùy nhu cầu và khả năng của hợp tác xã.
Khi xã viên có cổ phần trong hợp tác xã bị chết, cổ phần ấy được chuyển lại cho người thừa kế hợp pháp.
QUẢN LÝ KINH DOANH, PHÂN PHỐI THU NHẬP
Xã viên phải trực tiếp tham gia lao động trong hợp tác xã, không được thuê mượn người làm thay.
- Trả công lao động - Khấu hao cơ bản - Khấu hao sửa chữa - Tích lũy vốn - Lãi cổ phần - Chi phí về phúc lợi của tập thể và về thi đua - Chi phí về hành chính | từ 50 đến 70% từ 19 đến 12% từ 7 đến 6% từ 15 đến 6% từ 3 đến 2 % từ 5 đến 3% dưới 1% |
Trong khoản khấu hao sửa chữa và khấu hao cơ bản, đối với phương tiện thô sơ như xe ba gác, xe bò người đẩy, v.v… thì tỷ lệ phân phối có thể thấp hơn.
Hợp tác xã căn cứ vào tình hình doanh thu trong từng thời gian nhất định mà chi về các khoản kể trên cho thích hợp, nhằm bảo đảm công lao động bình thường và phúc lợi tập thể cho xã viên, bảo đảm những yêu cần thiết về sửa chữa phương tiện, về khấu hao cơ bản và về tích lũy vốn để phát triển khả năng vận tải của hợp tác xã.
CƠ QUAN QUẢN LÝ HỢP TÁC XÃ VẬN TẢI THÔ SƠ BẬC THẤP ĐƯỜNG BỘ VÀ ĐƯỜNG THỦY
a) Xét và thông qua báo cáo công tác của Ban quản trị và Ban kiểm soát.
b) Xét và thông qua kế hoạch kinh doanh vận tải, dự toán thu, chi, mức lao động giao cho xã viên và tiêu chuẩn tính công cho các thứ công việc, các hợp đồng quan trọng.
c) Xét và quyết định việc trả công cho xã viên, việc đưa các tư liệu mới vào hợp tác xã, việc góp tiền cổ phần và việc phân phối các khoản phúc lợi hàng quý, hàng năm.
d) Thông qua và sửa đổi điều lệ của hợp tác xã.
đ) Bầu cử, bãi chức chủ nhiệm và ủy viên Ban quản trị hợp tác xã, bầu cử, bãi chức trưởng ban và ủy viên Ban kiểm soát của hợp tác xã.
e) Công nhận xã viên mới vào hợp tác xã và công nhận xã viên dự bị thành chính thức, xét và quyết định việc xã viên xin ra hợp tác xã.
g) Xét và quyết định những việc khen thưởng, việc xử phát quan trọng đối với xã viên và việc khai trừ xã viên.
h) Xét và quyết định công việc quan trọng khác của hợp tác xã.
Trong trường hợp số xã viên quá nhiều hoặc ở quá phân tán thì có thể họp Đại hội đại biểu xã viên. Đại hội xã viên phải có 2/3 số xã viên đến họp mới hợp lệ, nghị quyết của Đại hội phải được quá nửa số người có mặt biểu quyết mới có giá trị, biên bản cuộc họp phải được Sở hay Ty Giao thông vận tải địa phương xét duyệt.
Đại hội xã viên hoặc Đại hội đại biểu xã viên do Ban quản trị triệu tập ít nhất 3 tháng một lần. Ngoài ra có thể mở đại hội bất thường, nếu Ban quản trị xét thấy cần thiết, hoặc do 1/3 số xã viên hay Ban kiểm soát của hợp tác xã yêu cầu. Những hợp tác xã mới thành lập, xã viên còn ít, nên họp mỗi tháng một lần.
a) Chấp hành điều lệ của hợp tác xã và nghị quyết của Đại hội xã viên hoặc của Đại hội đại biểu xã viên.
b) Điều khiển công việc của hợp tác xã.
c) Triệu tập Đại hội xã viên thường kỳ hoặc bất thường và báo cáo công việc đã làm trước Đại hội xã viên hay Đại hội đại biểu xã viên.
Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm hợp tác xã và các ủy viên khác của Ban quản trị hợp tác xã, tùy theo công việc của hợp tác xã mà được phân công phụ trách các công tác, như: kế hoạch vận tải, tài vụ, công tác văn hóa và xã hội, v.v…
Ban kiểm soát của hợp tác xã có từ 3 đến 5 người do Đại hội xã viên bầu ra và chọn trong số xã viên chính thức của hợp tác xã. Ban kiểm soát có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
a) Kiểm soát, đôn đốc Ban quản trị và các xã viên chấp hành điều lệ của hợp tác xã và nghị quyết của Đại hội xã viên hoặc của Đại hội đại biểu xã viên.
b) Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch vận tải và việc thu, chi tài chính của hợp tác xã.
c) Yêu cầu Ban quản trị triệu tập Đại hội bất thường khi cần thiết.
d) Báo cáo công việc của mình trước Đại hội xã viên hay Đại hội đại biểu xã viên.
Chủ nhiệm và các ủy viên Ban quản trị hợp tác xã, người kế toán và người giữ quỹ của hợp tác xã tuyệt đối không được kiêm chức ủy viên Ban kiểm soát.
Nhiệm kỳ của Ban quản trị và Ban kiểm soát có thể 6 tháng hoặc một năm.
Việc hợp nhất củng như việc giải tán hợp tác xã, phải được Sở hay Ty Giao thông vận tải địa phương đồng ý. Khi hợp tác xã được phép hợp nhất hay giải tán, thì Đại hội xã viên bầu ra một Ban thanh toán tài sản của hợp tác xã với những quyền hạn do Đại hội xã viên quyết định.
Điều 22. - Bộ giao thông vận tải sẽ quy định những chi tiết thi hành bản điều lệ tạm thời này.
Nghị định 02-CP năm 1962 ban hành điều lệ tạm thời của hợp tác xã vận tải thô sơ bậc thấp đường bộ và đường thủy do Hội đồng chính phủ ban hành
- Số hiệu: 02-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 05/01/1962
- Nơi ban hành: Hội đồng Chính phủ
- Người ký: Phạm Văn Đồng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 1
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra