- 1Thông tư 04/2018/TT-NHNN về sửa đổi Thông tư 08/2017/TT-NHNN quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 2Thông tư 01/2018/TT-NHNN quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 3Thông tư 05/2018/TT-NHNN quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận những thay đổi, danh sách dự kiến bầu, bổ nhiệm nhân sự của tổ chức tín dụng là hợp tác xã do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 4Quyết định 13/2018/QĐ-TTg quy định về điều kiện, hồ sơ, trình tự đề nghị chấp thuận mức cấp tín dụng tối đa vượt giới hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư 23/2018/TT-NHNN quy định về tổ chức lại, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 6Thông tư 22/2018/TT-NHNN hướng dẫn về thủ tục, hồ sơ chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 7Thông tư 46/2018/TT-NHNN quy định về thời hạn, trình tự, thủ tục chuyển tiếp đối với trường hợp cổ đông lớn của một tổ chức tín dụng và người có liên quan của cổ đông đó sở hữu cổ phần từ 5% trở lên vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng khác do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 8Thông tư 13/2019/TT-NHNN sửa đổi Thông tư có liên quan đến việc cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 9Thông tư 14/2019/TT-NHNN sửa đổi Thông tư có quy định về chế độ báo cáo định kỳ của Ngân hàng Nhà nước
- 10Thông tư 13/2020/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 22/2018/TT-NHNN hướng dẫn về thủ tục, hồ sơ chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 11Thông tư 08/2021/TT-NHNN quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 12Thông tư 02/2022/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 08/2021/TT-NHNN quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 13Thông tư 08/2022/TT-NHNN quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 14Thông tư 13/2022/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 08/2021/TT-NHNN quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 15Thông tư 22/2022/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 05/2018/TT-NHNN quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận những thay đổi, danh sách dự kiến bầu, bổ nhiệm nhân sự của tổ chức tín dụng là hợp tác xã do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
QUỐC HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Luật số: 17/2017/QH14 | Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2017 |
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng
1. Bổ sung điểm g vào khoản 28 Điều 4 như sau:
“g) Pháp nhân, cá nhân khác có mối quan hệ tiềm ẩn rủi ro cho hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xác định theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước thông qua hoạt động thanh tra, giám sát đối với từng trường hợp cụ thể.”
2. Bổ sung các khoản 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39 và 40 vào Điều 4 như sau:
"33. Can thiệp sớm là việc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khắc phục tình trạng quy định tại khoản 1 Điều 130a của Luật này.
34. Kiểm soát đặc biệt là việc đặt một tổ chức tín dụng dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Mục 1 Chương VIII của Luật này.
35. Phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt (sau đây gọi là phương án cơ cấu lại) là một trong các phương án sau đây:
a) Phương án phục hồi;
b) Phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp;
c) Phương án giải thể;
d) Phương án chuyển giao bắt buộc;
đ) Phương án phá sản.
36. Phương án phục hồi là phương án áp dụng các biện pháp để tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt tự khắc phục tình trạng dẫn đến tổ chức tín dụng đó được đặt vào kiểm soát đặc biệt.
37. Phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp là phương án áp dụng khi có tổ chức tín dụng nhận sáp nhập, hợp nhất, có nhà đầu tư nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
38. Phương án chuyển giao bắt buộc là phương án chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt phải chuyển giao toàn bộ cổ phần, phần vốn góp cho bên nhận chuyển giao.
39. Bên nhận chuyển giao là tổ chức tín dụng trong nước, tổ chức tín dụng nước ngoài, nhà đầu tư khác có đề nghị được nhận chuyển giao bắt buộc và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định được nhận chuyển giao bắt buộc.
40. Tổ chức tín dụng hỗ trợ là tổ chức tín dụng được chỉ định tham gia quản trị, kiểm soát, điều hành, hỗ trợ tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.”
3. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 28 như sau:
“b) Tổ chức tín dụng bị chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức pháp lý;”
4. Sửa đổi, bổ sung các điểm c, đ, e và g khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 29 như sau:
“c) Địa điểm đặt trụ sở chi nhánh của tổ chức tín dụng;”
“đ) Mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp của chủ sở hữu; mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên góp vốn; mua bán, chuyển nhượng cổ phần của cổ đông lớn; mua bán, chuyển nhượng cổ phần dẫn đến cổ đông lớn thành cổ đông thường và ngược lại.
Trường hợp mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn, bên mua, nhận chuyển nhượng phải đáp ứng điều kiện đối với chủ sở hữu, thành viên góp vốn theo quy định tại các điều 20, 70 và 71 của Luật này;
e) Tạm ngừng hoạt động kinh doanh từ 05 ngày làm việc trở lên, trừ trường hợp tạm ngừng hoạt động do sự kiện bất khả kháng;
g) Niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài.”
5. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 4 Điều 29 như sau:
“a) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ của tổ chức tín dụng phù hợp với thay đổi đã được chấp thuận;”
6. Bổ sung điểm h vào khoản 1 Điều 33 như sau:
“h) Người phải chịu trách nhiệm theo kết luận thanh tra dẫn đến việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng ở khung phạt tiền cao nhất đối với hành vi vi phạm quy định về giấy phép, quản trị, điều hành, cổ phần, cổ phiếu, góp vốn, mua cổ phần, cấp tín dụng, mua trái phiếu doanh nghiệp, tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.”
7. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 và bổ sung khoản 4 vào Điều 34 như sau:
“3. Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng không được đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp tổ chức đó là công ty con của tổ chức tín dụng. Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng không được đồng thời là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) hoặc các chức danh tương đương của doanh nghiệp khác.
4. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng không được đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) hoặc các chức danh tương đương của doanh nghiệp khác.”
8. Bổ sung khoản 4 vào Điều 39 như sau:
“4. Tổ chức tín dụng phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước các thông tin quy định tại khoản 1 Điều này trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức tín dụng nhận được thông tin công khai theo quy định tại khoản 2 Điều này.”
9. Bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 Điều 45 như sau:
“2a. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật, đình chỉ và quyết định mức lương, lợi ích khác đối với các chức danh thuộc bộ phận kiểm toán nội bộ.”
10. Sửa đổi, bổ sung điểm c và bổ sung điểm d vào khoản 1 Điều 50 như sau:
“c) Có bằng đại học trở lên;
d) Có ít nhất 03 năm là người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng hoặc có ít nhất 05 năm là người quản lý, người điều hành của doanh nghiệp hoạt động trong ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc của doanh nghiệp khác có vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng mức vốn pháp định đối với loại hình tổ chức tín dụng tương ứng hoặc có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp tại bộ phận nghiệp vụ về tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán.”
11. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 4 Điều 50 như sau:
“d) Có ít nhất 05 năm là người điều hành của tổ chức tín dụng hoặc có ít nhất 05 năm là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng mức vốn pháp định đối với loại hình tổ chức tín dụng tương ứng và có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc có ít nhất 10 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán;”
12. Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 52 như sau:
“6. Tổ chức tín dụng cổ phần phải có tối thiểu 100 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa, trừ ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt đang thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc quy định tại Mục 1đ Chương VIII của Luật này.”
13. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 54 như sau:
“c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của nguồn vốn góp, mua, nhận chuyển nhượng cổ phần tại tổ chức tín dụng; không sử dụng nguồn vốn do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp tín dụng để mua, nhận chuyển nhượng cổ phần của tổ chức tín dụng; không được góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng dưới tên của cá nhân, pháp nhân khác dưới mọi hình thức, trừ trường hợp ủy thác theo quy định của pháp luật;”
14. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều 55 như sau:
“a) Sở hữu cổ phần tại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo phương án cơ cấu lại được cấp có thẩm quyền phê duyệt; sở hữu cổ phần của tổ chức tín dụng tại công ty con, công ty liên kết quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 103, khoản 3 Điều 110 của Luật này;”
“3. Cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này. Cổ đông lớn của một tổ chức tín dụng và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần từ 5% trở lên vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng khác.”
15. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 Điều 56 như sau:
“c) Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư khác nhằm thực hiện phương án cơ cấu lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.”
16. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 63 như sau:
“5. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật, đình chỉ và quyết định mức lương, lợi ích khác đối với các chức danh Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng, Thư ký Hội đồng quản trị và người quản lý, người điều hành khác theo quy định nội bộ của Hội đồng quản trị.”
17. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 75 như sau:
“2. Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và thành viên khác của Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân phải đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, am hiểu về hoạt động ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và phải thuộc danh sách đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
18. Sửa đổi cụm từ “phải được đăng ký tại” thành “phải gửi” tại khoản 3 Điều 31 và khoản 2 Điều 77; sửa đổi cụm từ “quản lý tài sản bảo đảm” thành “quản lý nợ và khai thác tài sản” tại khoản 3 Điều 103 và khoản 3 Điều 110.
19. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 6 và bổ sung khoản 7 vào Điều 126 như sau:
“2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với quỹ tín dụng nhân dân và trường hợp cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng cho cá nhân.
Hạn mức thẻ tín dụng đối với cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.”
“6. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng để góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng.
7. Việc cấp tín dụng quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều này bao gồm cả hoạt động mua, đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp.”
20. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1, bổ sung khoản 5 vào Điều 127 như sau:
“b) Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc, Phó giám đốc và các chức danh tương đương của quỹ tín dụng nhân dân;”
“5. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại khoản 2 Điều này bao gồm cả tổng mức mua, đầu tư vào trái phiếu do các đối tượng quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều này phát hành; tổng mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại khoản 4 Điều này bao gồm cả tổng mức mua, đầu tư vào trái phiếu do các đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều này phát hành.”
21. Sửa đổi, bổ sung các khoản 4, 5 và 7 Điều 128 như sau:
“4. Mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này bao gồm cả tổng mức mua, đầu tư vào trái phiếu do khách hàng, người có liên quan của khách hàng đó phát hành.
5. Giới hạn và điều kiện cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước quy định.”
“7. Trường hợp đặc biệt, để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà khả năng hợp vốn của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa đáp ứng được nhu cầu của một khách hàng thì Thủ tướng Chính phủ quyết định mức cấp tín dụng tối đa vượt quá các giới hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đối với từng trường hợp cụ thể.
22. Bổ sung khoản 6 vào Điều 129 như sau:
“6. Mức góp vốn, mua cổ phần quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này không bao gồm mức góp vốn, mua cổ phần của công ty quản lý quỹ là công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại, công ty tài chính vào một doanh nghiệp từ các quỹ do công ty đó quản lý.”
23. Sửa đổi, bổ sung điểm e khoản 1 Điều 130 như sau:
“e) Tỷ lệ mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.”
25. Bổ sung Điều 130a vào sau Điều 130 như sau:
“Điều 130a. Áp dụng can thiệp sớm đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
1. Ngân hàng Nhà nước xem xét áp dụng can thiệp sớm đối với tổ chức tín dụng lâm vào một trong các trường hợp sau đây nhưng chưa được đặt vào kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 145 của Luật này:
a) Không duy trì được tỷ lệ khả năng chi trả quy định tại điểm a khoản 1 Điều 130 của Luật này trong thời gian 03 tháng liên tục;
b) Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 130 của Luật này trong thời gian 06 tháng liên tục;
c) Xếp hạng dưới mức trung bình theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
2. Ngân hàng Nhà nước xem xét áp dụng can thiệp sớm đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản áp dụng can thiệp sớm của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước thực trạng, nguyên nhân, phương án khắc phục tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này và tổ chức triển khai thực hiện. Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài điều chỉnh phương án khắc phục nếu xét thấy cần thiết.
Thời hạn thực hiện phương án khắc phục tối đa là 01 năm, kể từ ngày có văn bản áp dụng can thiệp sớm của Ngân hàng Nhà nước.
4. Phương án khắc phục bao gồm một hoặc một số biện pháp sau đây:
a) Thu hẹp nội dung, phạm vi hoạt động, hạn chế các giao dịch lớn;
b) Tăng vốn điều lệ, vốn được cấp; tăng cường nắm giữ tài sản có tính thanh khoản cao; bán, chuyển nhượng tài sản và thực hiện các giải pháp khác để đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng;
c) Hạn chế chi trả cổ tức, phân phối lợi nhuận;
d) Cắt giảm chi phí hoạt động, chi phí quản lý; hạn chế trả thù lao, lương, thưởng đối với người quản lý, người điều hành;
đ) Tăng cường quản trị rủi ro; tổ chức lại bộ máy quản lý, cắt giảm nhân sự;
e) Các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.
5. Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không xây dựng được phương án khắc phục theo quy định tại khoản 3 Điều này hoặc hết thời hạn thực hiện phương án mà không khắc phục được tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ rủi ro, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện một hoặc một số biện pháp quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấm dứt áp dụng can thiệp sớm sau khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khắc phục được tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này hoặc khi tổ chức tín dụng được đặt vào kiểm soát đặc biệt.
7. Ngân hàng Nhà nước quy định chi tiết Điều này.”
26. Bổ sung điểm c vào khoản 2 Điều 141 như sau;
“c) Thay đổi tên chi nhánh của tổ chức tín dụng; tạm ngừng hoạt động kinh doanh dưới 05 ngày làm việc; niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trong nước.”
27. Sửa đổi, bổ sung Mục 1 Chương VIII như sau:
“Mục 1. KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT
Điều 145. Trường hợp đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt
1. Tổ chức tín dụng được xem xét đặt vào kiểm soát đặc biệt khi lâm vào một trong các trường hợp sau đây:
a) Mất, có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc mất, có nguy cơ mất khả năng thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
b) Số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% giá trị của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất;
c) Không duy trì được tỷ lệ an toàn vốn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 130 của Luật này trong thời gian 12 tháng liên tục hoặc tỷ lệ an toàn vốn thấp hơn 4% trong thời gian 06 tháng liên tục;
d) Xếp hạng yếu kém trong 02 năm liên tục theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
2. Khi có nguy cơ mất khả năng chi trả, nguy cơ mất khả năng thanh toán, tổ chức tín dụng phải kịp thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước về thực trạng, nguyên nhân, các biện pháp đã áp dụng, các biện pháp dự kiến áp dụng để khắc phục và các đề xuất, kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước.
Điều 145a. Quyết định đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt
1. Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định đặt tổ chức tín dụng thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 145 của Luật này vào kiểm soát đặc biệt và thành lập Ban kiểm soát đặc biệt để kiểm soát hoạt động của tổ chức tín dụng đó.
2. Ngân hàng Nhà nước quy định các nội dung sau đây:
a) Hình thức kiểm soát đặc biệt, thời hạn kiểm soát đặc biệt, gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt, chấm dứt kiểm soát đặc biệt, công bố thông tin về việc kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng;
b) Thành phần, số lượng, cơ cấu, cơ chế hoạt động của Ban kiểm soát đặc biệt phù hợp với hình thức kiểm soát đặc biệt và thực trạng của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
3. Kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt, dư nợ gốc, lãi của khoản cho vay tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng đó được chuyển thành dư nợ cho vay đặc biệt.
Điều 145b. Chấm dứt kiểm soát đặc biệt
Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt khắc phục được tình trạng dẫn đến tổ chức tín dụng đó được đặt vào kiểm soát đặc biệt và tuân thủ các tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Điều 130 của Luật này;
2. Trong thời gian kiểm soát đặc biệt, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được sáp nhập, hợp nhất vào tổ chức tín dụng khác hoặc bị giải thể;
3. Sau khi Thẩm phán chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản để tiến hành thủ tục phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
Điều 146. Thẩm quyền quyết định cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt
1. Chính phủ có thẩm quyền sau đây:
a) Quyết định chủ trương cơ cấu lại theo phương án giải thể, chuyển giao bắt buộc, phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
b) Phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc, phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
c) Quyết định áp dụng biện pháp đặc biệt nhằm bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng, trật tự, an toàn xã hội khi xử lý tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
2. Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền sau đây:
a) Quyết định chủ trương cơ cấu lại theo phương án phục hồi, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp đối với ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, công ty tài chính được kiểm soát đặc biệt;
b) Phê duyệt phương án phục hồi, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp đối với ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, công ty tài chính được kiểm soát đặc biệt;
c) Quyết định việc cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước với lãi suất ưu đãi đến mức 0% đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
3. Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền sau đây:
a) Quyết định chủ trương cơ cấu lại theo phương án phục hồi, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô;
b) Phê duyệt phương án phục hồi, sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, trừ trường hợp quyết định việc cho vay đặc biệt quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
c) Quyết định việc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam mua trái phiếu dài hạn của tổ chức tín dụng hỗ trợ.
Điều 146a. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt
1. Xử lý kiến nghị của Ban kiểm soát đặc biệt quy định tại Điều 146b của Luật này.
2. Quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp hỗ trợ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 148b của Luật này trước khi phương án cơ cấu lại được phê duyệt, trừ trường hợp quyết định việc cho vay đặc biệt quy định tại điểm c khoản 2 Điều 146 của Luật này.
3. Chỉ định Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng quản trị, Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng thành viên, Trưởng ban và thành viên khác của Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
4. Quyết định, điều chỉnh nội dung, phạm vi hoạt động, mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
5. Quyết định không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán đối với tổ chức tín dụng thực hiện phương án phá sản đã được phê duyệt.
6. Quyết định việc cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 146d của Luật này, trừ trường hợp quyết định việc cho vay đặc biệt quy định tại điểm c khoản 2 Điều 146 của Luật này.
7. Yêu cầu chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt:
a) Báo cáo việc sử dụng cổ phiếu, phần vốn góp;
b) Không được chuyển nhượng cổ phiếu, phần vốn góp;
c) Không được sử dụng cổ phiếu, phần vốn góp để làm tài sản bảo đảm.
8. Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
Điều 146b. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt
1. Chỉ đạo Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thực hiện các nội dung sau đây:
a) Rà soát và điều chỉnh cơ cấu tổ chức, mạng lưới, hoạt động kinh doanh, tập trung thu hồi nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm;
b) Cắt giảm chi phí, bao gồm cả việc cắt giảm lãi suất của các khoản tiền gửi, trái phiếu có lãi suất cao, tiền thuê của các hợp đồng thuê tài sản, thuê mua tài sản có tiền thuê cao.
2. Chỉ đạo tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt xây dựng, thực hiện phương án cơ cấu lại theo quy định của Luật này.
3. Tạm đình chỉ một hoặc một số hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt nếu các hoạt động này có thể gia tăng rủi ro cho tổ chức tín dụng đó hoặc không phù hợp với phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt.
4. Đình chỉ, tạm đình chỉ quyền quản trị, điều hành, kiểm soát tổ chức tín dụng và kiến nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ định người thay thế Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch, thành viên Hội đồng thành viên, Trưởng ban, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
5. Yêu cầu Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) miễn nhiệm, đình chỉ công tác đối với người có hành vi vi phạm pháp luật, không chấp hành phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt, không chấp hành chỉ đạo của Ban kiểm soát đặc biệt.
6. Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước quyết định: thay đổi hình thức kiểm soát đặc biệt, gia hạn hoặc chấm dứt thời hạn kiểm soát đặc biệt; cho vay đặc biệt, gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt, thu nợ khoản vay đặc biệt; thanh lý tài sản, thu hồi Giấy phép của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
7. Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
Điều 146c. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt
a) Xây dựng phương án cơ cấu lại theo yêu cầu của Ban kiểm soát đặc biệt;
b) Thực hiện chủ trương, phương án cơ cấu lại đã được cấp có thẩm quyền quyết định, phê duyệt;
c) Thực hiện quyết định, yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước quy định tại Điều 146a của Luật này;
d) Thực hiện quyết định, yêu cầu của Ban kiểm soát đặc biệt quy định tại Điều 146b của Luật này.
2. Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Quản trị, kiểm soát, điều hành hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn tài sản của tổ chức tín dụng.
Điều 146d. Khoản vay đặc biệt
1. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam và các tổ chức tín dụng khác trong trường hợp sau đây:
a) Để hỗ trợ thanh khoản khi tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống trong thời gian tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, bao gồm cả trường hợp tổ chức tín dụng đang thực hiện phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt;
b) Để hỗ trợ phục hồi theo phương án phục hồi, phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt.
a) Khi đến hạn trả nợ, trừ trường hợp trong thời gian phương án cơ cấu lại chưa được phê duyệt hoặc trường hợp thay đổi phương án cơ cấu lại nhưng chưa được phê duyệt;
b) Khi giải thể, phá sản tổ chức tín dụng.
Điều 146đ. Quản trị, điều hành và hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt
1. Nội dung, phạm vi hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt do Ngân hàng Nhà nước quyết định, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 146b của Luật này.
2. Trong thời gian kiểm soát đặc biệt, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không phải tuân thủ quy định tại các điều 128, 130, 131 và 140 của Luật này mà thực hiện theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước đối với từng trường hợp cụ thể; trường hợp số tiền phải trích lập dự phòng rủi ro lớn hơn chênh lệch thu chi từ kết quả kinh doanh hằng năm (chưa bao gồm số tiền dự phòng rủi ro đã tạm trích trong năm) thì mức trích lập dự phòng rủi ro tối thiểu bằng mức chênh lệch thu chi.
3. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không phải thực hiện dự trữ bắt buộc.
4. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được miễn nộp phí bảo hiểm tiền gửi, phí tham gia Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.
5. Việc tổ chức Đại hội đồng cổ đông, công bố thông tin của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được thực hiện theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước phù hợp với mục tiêu bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng.
6. Số lượng thành viên, nhiệm kỳ Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt do Ngân hàng Nhà nước quyết định phù hợp với thực trạng hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
Trường hợp Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng hết nhiệm kỳ mà tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt chưa bầu, bổ nhiệm Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới thì Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát hiện tại tiếp tục thực hiện việc quản trị, kiểm soát tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.”
28. Bổ sung các mục 1a, 1b, 1c, 1d, 1đ và 1e vào sau Mục 1 Chương VIII như sau:
“Mục 1a. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ QUYẾT ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG CƠ CẤU LẠI TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐƯỢC KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT
Điều 147. Đánh giá tổng thể thực trạng tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt
1. Ban kiểm soát đặc biệt yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thuê tổ chức kiểm toán độc lập rà soát, đánh giá thực trạng tài chính, xác định giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ với các nội dung cụ thể theo yêu cầu của Ban kiểm soát đặc biệt. Việc thuê tổ chức kiểm toán độc lập phải hoàn thành trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định thành lập Ban kiểm soát đặc biệt.
Trường hợp tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không hoàn thành việc thuê tổ chức kiểm toán độc lập trong thời hạn quy định, Ban kiểm soát đặc biệt chỉ định tổ chức kiểm toán độc lập.
2. Trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày có quyết định thành lập Ban kiểm soát đặc biệt, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt phải hoàn thành và gửi Ban kiểm soát đặc biệt kết quả tự đánh giá tổng thể thực trạng của tổ chức tín dụng đó và đề xuất chủ trương cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
3. Trong thời hạn 05 tháng, kể từ ngày có quyết định thành lập Ban kiểm soát đặc biệt, Ban kiểm soát đặc biệt hoàn thành việc đánh giá tổng thể thực trạng tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, kể cả trong trường hợp tổ chức tín dụng không hoàn thành việc tự đánh giá theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Việc đánh giá tổng thể thực trạng của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, trừ quỹ tín dụng nhân dân, phải căn cứ vào báo cáo của tổ chức kiểm toán độc lập quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Nội dung đánh giá tổng thể thực trạng tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt do Ban kiểm soát đặc biệt quyết định nhưng phải bao gồm các nội dung tối thiểu sau đây:
a) Tình hình tài chính, giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ;
b) Thực trạng về tổ chức, quản trị, điều hành, hệ thống công nghệ thông tin;
c) Thực trạng về hoạt động, kinh doanh.
6. Chi phí thuê tổ chức kiểm toán độc lập và các chi phí khác liên quan đến đánh giá tổng thể thực trạng tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt do tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt chi trả và được hạch toán vào chi phí của tổ chức tín dụng đó.
Điều 147a. Đề xuất và quyết định chủ trương cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt
1. Trên cơ sở đánh giá tổng thể thực trạng tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Ban kiểm soát đặc biệt đề xuất với Ngân hàng Nhà nước chủ trương cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
2. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được đề xuất của Ban kiểm soát đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo thẩm quyền quy định tại Điều 146 của Luật này.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo thẩm quyền quy định tại Điều 146 của Luật này.
Mục 1b. PHƯƠNG ÁN PHỤC HỒI TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐƯỢC KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT
Điều 148. Xây dựng và phê duyệt phương án phục hồi
1. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định chủ trương cơ cấu lại theo phương án phục hồi, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt phải hoàn thành việc xây dựng và trình Ban kiểm soát đặc biệt phương án phục hồi.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phương án phục hồi của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Ban kiểm soát đặc biệt đánh giá, báo cáo Ngân hàng Nhà nước về tính khả thi của phương án phục hồi.
Đối với phương án phục hồi quỹ tín dụng nhân dân, Ban kiểm soát đặc biệt phối hợp với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đánh giá tính khả thi của phương án; đối với phương án phục hồi tổ chức tài chính vi mô, công ty tài chính, Ban kiểm soát đặc biệt phối hợp với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đánh giá tính khả thi của phương án.
3. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo, phương án phục hồi do Ban kiểm soát đặc biệt trình, Ngân hàng Nhà nước xem xét, phê duyệt hoặc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án phục hồi theo thẩm quyền quy định tại Điều 146 của Luật này.
4. Trường hợp tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không hoàn thành việc xây dựng phương án phục hồi theo quy định tại khoản 1 Điều này hoặc phương án phục hồi không được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại khoản 3 Điều này thì Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp, giải thể, chuyển giao bắt buộc hoặc phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo thẩm quyền quy định tại Điều 146 của Luật này.
Điều 148a. Nội dung phương án phục hồi
1. Phương án phục hồi bao gồm các nội dung tối thiểu sau đây:
a) Phương án tăng vốn điều lệ và thời hạn thực hiện phương án tăng vốn điều lệ trong các trường hợp: giá trị thực của vốn điều lệ thấp hơn vốn pháp định; tỷ lệ an toàn vốn dưới mức quy định của Ngân hàng Nhà nước; theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước để bảo đảm an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng;
b) Phương án hoạt động kinh doanh trong giai đoạn phục hồi;
c) Phương án cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành;
d) Phương án xử lý tồn tại, yếu kém về tài chính, nợ xấu, tài sản bảo đảm và các biện pháp khắc phục các vi phạm pháp luật;
đ) Phương án chi trả theo lộ trình đối với tiền gửi của khách hàng là pháp nhân, tiền gửi, tiền vay của tổ chức tín dụng khác; phương án xử lý khoản vay đặc biệt đã vay, bao gồm cả khoản vay đặc biệt quy định tại khoản 3 Điều 145a của Luật này;
e) Biện pháp hỗ trợ quy định tại Điều 148b của Luật này cần áp dụng;
g) Lộ trình, thời hạn thực hiện phương án phục hồi.
2. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước dự kiến chỉ định tổ chức tín dụng hỗ trợ, ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt phối hợp với tổ chức tín dụng hỗ trợ bổ sung các nội dung sau đây:
a) Phương án hỗ trợ của tổ chức tín dụng hỗ trợ đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt; phương án hỗ trợ đối với tổ chức tín dụng hỗ trợ;
b) Phương án trả lương, thù lao, tiền thưởng và các chế độ khác cho người được biệt phái tham gia hỗ trợ quản trị, điều hành tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
c) Phương án trả lương cho người lao động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt trong thời gian kiểm soát đặc biệt.
Điều 148b. Biện pháp hỗ trợ thực hiện phương án phục hồi
1. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, công ty tài chính được áp dụng một hoặc một số biện pháp hỗ trợ sau đây:
a) Bán nợ xấu không có tài sản bảo đảm hoặc nợ xấu có tài sản bảo đảm mà tài sản bảo đảm đang bị kê biên, tài sản bảo đảm không có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ cho tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng;
b) Vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% của Ngân hàng Nhà nước;
c) Hạch toán dần vào chi phí phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của khoản nợ, khoản phải thu, khoản đầu tư góp vốn, mua cổ phần đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán với giá bán và số tiền dự phòng đã trích lập của các khoản này phù hợp với tình hình tài chính của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt với thời hạn tối đa là 10 năm;
d) Miễn, giảm tiền lãi vay tái cấp vốn, vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước;
đ) Công ty tài chính được vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam từ Quỹ dự phòng nghiệp vụ;
e) Nhận tiền gửi hoặc vay của tổ chức tín dụng hỗ trợ với lãi suất ưu đãi;
g) Mua nợ, trái phiếu doanh nghiệp do tổ chức tín dụng hỗ trợ nắm giữ đang được phân loại nhóm nợ đủ tiêu chuẩn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
h) Mua, đầu tư hệ thống công nghệ thông tin vượt tỷ lệ quy định tại Điều 140 của Luật này;
i) Biện pháp khác theo phương án phục hồi đã được phê duyệt.
2. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô được áp dụng một hoặc một số biện pháp hỗ trợ sau đây:
a) Biện pháp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam từ Quỹ dự phòng nghiệp vụ;
c) Tổ chức tài chính vi mô được vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước với lãi suất ưu đãi đến mức 0%;
d) Quỹ tín dụng nhân dân được vay đặc biệt của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam từ Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân với lãi suất ưu đãi đến mức 0%;
đ) Biện pháp khác theo phương án phục hồi đã được phê duyệt.
3. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được hạch toán giảm Quỹ dự phòng nghiệp vụ để xử lý số tiền cho vay đặc biệt không thu hồi được.
4. Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam được hạch toán giảm Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân để xử lý số tiền cho vay đặc biệt không thu hồi được.
Điều 148c. Tổ chức thực hiện phương án phục hồi
1. Ban kiểm soát đặc biệt chỉ đạo, kiểm tra, giám sát tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt triển khai thực hiện phương án phục hồi đã được phê duyệt.
2. Theo đề nghị của Ban kiểm soát đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước quyết định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định các nội dung sau đây:
a) Việc sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi, bao gồm cả việc gia hạn thời hạn thực hiện phương án phục hồi;
b) Chấm dứt thực hiện phương án phục hồi để chuyển sang phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp trên cơ sở đề nghị của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt với Ban kiểm soát đặc biệt.
3. Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định chỉ định tổ chức tín dụng hỗ trợ theo phương án phục hồi đã được phê duyệt.
4. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước xét thấy tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không có khả năng phục hồi theo phương án phục hồi đã được phê duyệt hoặc hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi mà tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không khắc phục được tình trạng dẫn đến tổ chức tín dụng đó được đặt vào kiểm soát đặc biệt thì Ngân hàng Nhà nước quyết định hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp, giải thể, chuyển giao bắt buộc hoặc phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo thẩm quyền quy định tại Điều 146 của Luật này.
Điều 148d. Điều kiện đối với tổ chức tín dụng hỗ trợ
Tổ chức tín dụng hỗ trợ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Hoạt động kinh doanh có lãi trong ít nhất 02 năm liền kề trước thời điểm được xem xét chỉ định tham gia hỗ trợ theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập;
2. Đáp ứng các tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Điều 130 của Luật này;
3. Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát có số lượng và cơ cấu theo quy định của pháp luật;
4. Có hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ chuyên trách bảo đảm tuân thủ quy định tại Điều 40 và Điều 41 của Luật này.
Điều 148đ. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng hỗ trợ
1. Phối hợp với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt xây dựng phương án phục hồi theo quy định tại khoản 2 Điều 148a của Luật này.
2. Lựa chọn, giới thiệu và điều động cán bộ đủ năng lực, kinh nghiệm, điều kiện tham gia quản trị, kiểm soát và điều hành tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
3. Tổ chức triển khai, quản lý, giám sát tổ chức, hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo phương án phục hồi đã được phê duyệt; đề xuất với Ban kiểm soát đặc biệt việc sửa đổi, bổ sung phương án phục hồi đã được phê duyệt.
4. Cho vay, gửi tiền với lãi suất ưu đãi tại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo phương án phục hồi đã được phê duyệt.
5. Bán nợ, trái phiếu doanh nghiệp đang được phân loại nhóm nợ đủ tiêu chuẩn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước cho tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
6. Mua lại nợ, trái phiếu doanh nghiệp đã bán quy định tại khoản 5 Điều này theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
7. Được vay tái cấp vốn với lãi suất ưu đãi đến mức 0%, được giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo phương án phục hồi đã được phê duyệt.
8. Không bị hạn chế về tỷ lệ mua, đầu tư trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh quy định tại điểm e khoản 1 Điều 130 của Luật này.
9. Các khoản cho vay, tiền gửi tại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được áp dụng hệ số rủi ro 0% khi tính tỷ lệ an toàn vốn và được phân loại vào nhóm nợ đủ tiêu chuẩn.
10. Được hạch toán vào chi phí hoạt động đối với các khoản chi lương, thù lao, tiền thưởng cho người được biệt phái tham gia quản trị, kiểm soát, điều hành tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
11. Được phát hành trái phiếu dài hạn cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước.
12. Được áp dụng các biện pháp hỗ trợ khác do Ngân hàng Nhà nước quyết định theo thẩm quyền.
Mục 1c. PHƯƠNG ÁN SÁP NHẬP, HỢP NHẤT, CHUYỂN NHƯỢNG TOÀN BỘ CỔ PHẦN, PHẦN VỐN GÓP CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐƯỢC KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT
Điều 149. Sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt
1. Việc xây dựng, phê duyệt phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Được quyết định chủ trương sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp quy định tại Điều 147a của Luật này hoặc thuộc một trong các trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp quy định tại khoản 4 Điều 148, khoản 2 và khoản 4 Điều 148c của Luật này;
b) Có tổ chức tín dụng nhận sáp nhập, hợp nhất, nhà đầu tư nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức tín dụng sau sáp nhập, hợp nhất bảo đảm giá trị thực của vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định và đáp ứng các tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Điều 130 của Luật này.
2. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 148, khoản 2 và khoản 4 Điều 148c của Luật này được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 147a của Luật này.
Điều 149a. Xây dựng và phê duyệt phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp
1. Trình tự xây dựng và phê duyệt phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 148 của Luật này.
2. Trường hợp tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không hoàn thành việc xây dựng phương án hoặc phương án không được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 148 của Luật này thì Ngân hàng Nhà nước xem xét, trình Chính phủ quyết định chủ trương giải thể, chuyển giao bắt buộc hoặc phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
Điều 149b. Nội dung phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp
1. Phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp bao gồm các nội dung tối thiểu sau đây:
a) Tên phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp và quy trình thực hiện phương án;
b) Thông tin về tổ chức tín dụng bị sáp nhập, nhận sáp nhập, bị hợp nhất, nhà đầu tư nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp, bao gồm nội dung chứng minh năng lực, điều kiện theo quy định của pháp luật;
c) Phương án cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành, bao gồm cả việc tích hợp, chuyển đổi hệ thống công nghệ thông tin đối với trường hợp sáp nhập, hợp nhất;
d) Phương án hoạt động kinh doanh trong thời gian 03 năm sau sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp, bao gồm cả dự kiến các tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Điều 130 của Luật này;
đ) Phương án xử lý khoản vay đặc biệt đã vay, bao gồm cả khoản vay đặc biệt quy định tại khoản 3 Điều 145 a của Luật này;
e) Biện pháp hỗ trợ quy định tại Điều 149c của Luật này cần áp dụng;
g) Lộ trình, thời hạn thực hiện phương án.
2. Đối với trường hợp chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp, phương án phải có nội dung về phương án khắc phục tình trạng dẫn đến tổ chức tín dụng được đặt vào kiểm soát đặc biệt.
Điều 149c. Biện pháp hỗ trợ thực hiện phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp
Tổ chức tín dụng sau sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp được áp dụng một hoặc một số biện pháp hỗ trợ sau đây:
1. Các biện pháp quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 148b của Luật này;
2. Trường hợp số tiền phải trích lập dự phòng rủi ro lớn hơn chênh lệch thu chi từ kết quả kinh doanh hằng năm (chưa bao gồm số tiền dự phòng rủi ro đã tạm trích trong năm) thì mức trích lập dự phòng rủi ro thực hiện theo phương án đã được phê duyệt nhưng tối thiểu bằng mức chênh lệch thu chi;
3. Các biện pháp khác theo phương án đã được phê duyệt.
Điều 149d. Tổ chức thực hiện phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp
1. Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện phương án đã được phê duyệt.
2. Ngân hàng Nhà nước quyết định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định theo thẩm quyền việc sửa đổi, bổ sung phương án, bao gồm cả việc gia hạn thời hạn thực hiện phương án trên cơ sở đề nghị của Ban kiểm soát đặc biệt.
3. Trình tự, thủ tục thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp được thực hiện theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp hết thời hạn thực hiện phương án mà tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt không thực hiện được phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp thì Ngân hàng Nhà nước xem xét, trình Chính phủ quyết định chủ trương giải thể, chuyển giao bắt buộc hoặc phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
Mục 1d. PHƯƠNG ÁN GIẢI THỂ TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐƯỢC KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT
Điều 150. Giải thể tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt
1. Theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ quyết định chủ trương giải thể tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 147a hoặc thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 148, khoản 4 Điều 148c, khoản 2 Điều 149a hoặc khoản 4 Điều 149d của Luật này khi tổ chức tín dụng đủ điều kiện giải thể theo quy định của pháp luật về giải thể doanh nghiệp, hợp tác xã.
2. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương giải thể tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 148, khoản 4 Điều 148c, khoản 2 Điều 149a, khoản 4 Điều 149d của Luật này được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 147a của Luật này.
Điều 150a. Tổ chức thực hiện giải thể
2. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thực hiện giải thể theo quy định của pháp luật.
Mục 1đ. PHƯƠNG ÁN CHUYỂN GIAO BẮT BUỘC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐƯỢC KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT
Điều 151. Chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt
1. Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ quyết định chủ trương chuyển giao bắt buộc tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là ngân hàng thương mại cho bên nhận chuyển giao theo quy định tại Điều 147a hoặc thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 148, khoản 4 Điều 148c, khoản 2 Điều 149a hoặc khoản 4 Điều 149d của Luật này khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ âm;
b) Có đề nghị của bên nhận chuyển giao.
2. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 148, khoản 4 Điều 148c, khoản 2 Điều 149a, khoản 4 Điều 149d của Luật này được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 147a của Luật này.
Điều 151a. Xây dựng và phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt
1. Ngân hàng Nhà nước yêu cầu ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt thuê tổ chức kiểm toán độc lập rà soát, đánh giá thực trạng tài chính và xác định giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ, trừ trường hợp đã có báo cáo của tổ chức kiểm toán độc lập theo quy định tại Điều 147 của Luật này và báo cáo kiểm toán đó được phát hành trong thời hạn 06 tháng trước ngày Chính phủ quyết định chủ trương chuyển giao bắt buộc.
2. Căn cứ kết quả xác định của tổ chức kiểm toán độc lập về giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ và đề nghị của Ban kiểm soát đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước quyết định giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ, ghi giảm vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt và mức vốn cần được bổ sung để bảo đảm giá trị thực của vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định.
3. Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt thực hiện việc tăng vốn điều lệ trong thời hạn cụ thể.
Trường hợp ngân hàng thương mại hoàn thành việc tăng vốn điều lệ thì Ngân hàng Nhà nước yêu cầu ngân hàng thương mại tiếp tục thực hiện phương án đã được phê duyệt hoặc xây dựng và thực hiện phương án phục hồi theo quy định tại Mục 1b Chương VIII của Luật này hoặc Ngân hàng Nhà nước xem xét chấm dứt kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 145b của Luật này.
Trường hợp ngân hàng thương mại không hoàn thành việc tăng vốn điều lệ thì Ban kiểm soát đặc biệt yêu cầu bên nhận chuyển giao dự kiến xây dựng và hoàn thành phương án chuyển giao bắt buộc trình Ban kiểm soát đặc biệt xem xét trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
4. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phương án chuyển giao bắt buộc của bên nhận chuyển giao dự kiến, Ban kiểm soát đặc biệt đánh giá, báo cáo Ngân hàng Nhà nước về tính khả thi của phương án chuyển giao bắt buộc.
5. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo, phương án chuyển giao bắt buộc do Ban kiểm soát đặc biệt trình, Ngân hàng Nhà nước xem xét, trình Chính phủ phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt.
6. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước trình, Chính phủ xem xét, phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc và giao Ngân hàng Nhà nước ra quyết định chuyển giao bắt buộc.
7. Trường hợp không xây dựng được phương án chuyển giao bắt buộc hoặc phương án không được phê duyệt thì Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ quyết định chủ trương phá sản ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt.
Điều 151b. Nội dung phương án chuyển giao bắt buộc
Phương án chuyển giao bắt buộc bao gồm các nội dung tối thiểu sau đây:
1. Thông tin về bên nhận chuyển giao;
2. Phương án tăng vốn điều lệ và thời hạn thực hiện;
3. Phương án hoạt động kinh doanh phù hợp với thực trạng của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt trong từng giai đoạn;
4. Phương án cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành;
5. Phương án xử lý tồn tại, yếu kém, nợ xấu, tài sản bảo đảm;
6. Phương án xử lý tiền gửi của khách hàng là pháp nhân, tiền gửi và tiền vay của tổ chức tín dụng khác; phương án xử lý khoản vay đặc biệt đã vay, bao gồm cả khoản vay đặc biệt quy định tại khoản 3 Điều 145a của Luật này;
7. Phương án xử lý cổ phần, phần vốn góp của bên nhận chuyển giao tại ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt sau chuyển giao bắt buộc vượt giới hạn quy định áp dụng đối với tổ chức tín dụng không được kiểm soát đặc biệt hoặc xử lý pháp nhân đối với ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt sau chuyển giao bắt buộc thông qua việc tăng vốn điều lệ, chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp cho nhà đầu tư mới, sáp nhập hoặc hợp nhất với tổ chức tín dụng khác;
8. Biện pháp hỗ trợ theo quy định tại Điều 151c của Luật này cần áp dụng;
9. Lộ trình, thời hạn thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc.
Điều 151c. Biện pháp hỗ trợ thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc
Ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc được áp dụng một hoặc một số biện pháp quy định tại khoản 1 Điều 148b của Luật này theo phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt.
Điều 151d. Tổ chức thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc
1. Ngân hàng Nhà nước ra quyết định chuyển giao bắt buộc sau khi phương án chuyển giao bắt buộc được phê duyệt. Kể từ thời điểm Ngân hàng Nhà nước ra quyết định chuyển giao bắt buộc, toàn bộ quyền và lợi ích của chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc chấm dứt.
2. Quyết định chuyển giao bắt buộc bao gồm các nội dung tối thiểu sau đây:
a) Tên bên nhận chuyển giao; tên ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc trước và sau khi chuyển giao bắt buộc; hình thức pháp lý, vốn điều lệ của ngân hàng thương mại sau chuyển giao bắt buộc;
b) Việc chấm dứt toàn bộ quyền và lợi ích của chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc;
c) Trách nhiệm của bên nhận chuyển giao và ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt sau chuyển giao bắt buộc.
3. Bên nhận chuyển giao thực hiện các nội dung sau đây:
a) Thực hiện quyền của chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông tại ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc;
b) Thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt.
4. Ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt sau chuyển giao bắt buộc thực hiện các nội dung sau đây:
a) Thực hiện thủ tục để chuyển đổi hình thức pháp lý (nếu có) của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt; thủ tục thay đổi chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông;
b) Thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt.
5. Trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ quyết định việc sửa đổi, bổ sung phương án chuyển giao bắt buộc, bao gồm cả việc gia hạn thời hạn thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc.
6. Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt.
7. Trường hợp hết thời hạn thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc mà ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt không khắc phục được tình trạng dẫn đến đặt vào kiểm soát đặc biệt thì Ngân hàng Nhà nước xem xét, trình Chính phủ quyết định chủ trương phá sản ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt.
Điều 151đ. Điều kiện đối với bên nhận chuyển giao
1. Bên nhận chuyển giao là tổ chức tín dụng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Hoạt động kinh doanh có lãi trong ít nhất 02 năm liền kề trước thời điểm đề nghị nhận chuyển giao theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập;
b) Đáp ứng các tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Điều 130 của Luật này;
c) Có phương án chuyển giao bắt buộc khả thi, trong đó bao gồm nội dung chứng minh bên nhận chuyển giao có đủ nguồn vốn để thực hiện góp vốn theo phương án.
2. Bên nhận chuyển giao không phải là tổ chức tín dụng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Là pháp nhân;
b) Đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này.
Điều 151e. Quyền của bên nhận chuyển giao
1. Bên nhận chuyển giao là tổ chức tín dụng có các quyền sau đây:
a) Sở hữu 100% vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc đối với trường hợp ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
b) Không thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc;
c) Được loại trừ ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc khi tính tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất;
d) Khoản vốn góp vào ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc không phải thực hiện trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư và được loại trừ khi tính giới hạn góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng nhận chuyển giao.
Mức góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng nhận chuyển giao vào ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc được thực hiện theo tỷ lệ quy định tại phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt;
đ) Được bán, phát hành cổ phần của tổ chức tín dụng nhận chuyển giao cho nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt;
e) Được áp dụng một hoặc một số biện pháp hỗ trợ quy định tại Điều 148b của Luật này theo phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt.
2. Bên nhận chuyển giao không phải là tổ chức tín dụng có quyền sở hữu cổ phần, phần vốn góp của ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc vượt tỷ lệ giới hạn sở hữu cổ phần, phần vốn góp quy định tại Điều 55 và Điều 70 của Luật này.
Điều 151g. Xử lý cổ phần, phần vốn góp vượt giới hạn quy định và xử lý pháp nhân đối với ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt sau chuyển giao bắt buộc
1. Việc xử lý cổ phần, phần vốn góp của bên nhận chuyển giao tại ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt sau chuyển giao bắt buộc vượt giới hạn quy định áp dụng đối với tổ chức tín dụng không được kiểm soát đặc biệt hoặc xử lý pháp nhân đối với ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt sau chuyển giao bắt buộc được thực hiện theo phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt.
2. Việc xử lý cổ phần, phần vốn góp hoặc xử lý pháp nhân quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện trước thời hạn xác định trong phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Hoàn thành việc tăng vốn điều lệ theo phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt;
b) Sau 01 năm, kể từ thời điểm quyết định chuyển giao bắt buộc có hiệu lực.
Mục 1e. PHƯƠNG ÁN PHÁ SẢN TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐƯỢC KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT
Điều 152. Phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt
1. Ngân hàng Nhà nước xem xét, trình Chính phủ quyết định chủ trương phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 147a hoặc thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 148, khoản 4 Điều 148c, khoản 2 Điều 149a, khoản 4 Điều 149d, khoản 7 Điều 151a hoặc khoản 7 Điều 151d của Luật này khi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt lâm vào tình trạng phá sản.
2. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương phá sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 148, khoản 4 Điều 148c, khoản 2 Điều 149a, khoản 4 Điều 149d, khoản 7 Điều 151a, khoản 7 Điều 151d của Luật này được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 147a của Luật này.
Điều 152a. Xây dựng và phê duyệt phương án phá sản
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Chính phủ quyết định chủ trương phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Ban kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam xây dựng phương án phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt trình Ngân hàng Nhà nước xem xét.
Trường hợp xây dựng phương án phá sản quỹ tín dụng nhân dân, Ban kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam thực hiện.
Điều 152b. Nội dung phương án phá sản
Phương án phá sản bao gồm các nội dung tối thiểu sau đây:
1. Đánh giá thực trạng và quá trình xử lý tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được quyết định chủ trương phá sản;
2. Đánh giá tác động của việc thực hiện phương án phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đối với sự an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng;
3. Phương án chi trả tiền gửi của khách hàng là cá nhân;
4. Lộ trình thực hiện và trách nhiệm triển khai phương án phá sản.
Điều 152c. Tổ chức thực hiện phương án phá sản
1. Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện phương án phá sản đã được phê duyệt, bao gồm cả việc yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt nộp đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.
2. Trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ quyết định việc sửa đổi, bổ sung phương án phá sản.
30. Bổ sung cụm từ chi nhánh ngân hàng nước ngoài” vào sau cụm từ “tổ chức tín dụng” tại tên Điều 156, khoản 2 và khoản 4 Điều 156.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 01 năm 2018.
1. Việc cơ cấu lại tổ chức tín dụng đã được kiểm soát đặc biệt hoặc đang thực hiện phương án xử lý được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện theo phương án đã được quyết định.
Việc điều chỉnh một hoặc một số nội dung của phương án đã được quyết định, thay đổi phương án hoặc xây dựng mới phương án cơ cấu lại được thực hiện theo quy định có liên quan tại các mục 1, 1b, 1c, 1d, 1đ và 1e Chương VIII của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được sửa đổi, bổ sung theo Luật này.
2. Trong thời gian kiểm soát đặc biệt, ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành được áp dụng một hoặc một số biện pháp hỗ trợ quy định tại khoản 1 Điều 148b của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được sửa đổi, bổ sung theo Luật này theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề nghị của Ngân hàng Nhà nước.
a) Ngân hàng Nhà nước xây dựng phương án trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi triển khai thực hiện;
b) Phương án bao gồm các nội dung tối thiểu sau đây: thông tin về bên nhận chuyển nhượng; phương án xử lý cổ phần, phần vốn góp vượt giới hạn quy định tại ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc sau chuyển nhượng trong trường hợp bên nhận chuyển nhượng là tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động tại Việt Nam; lộ trình, thời hạn thực hiện phương án chuyển nhượng; các nội dung quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 151b của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được sửa đổi, bổ sung theo Luật này; các nội dung quy định tại các điểm d, đ và g khoản này;
c) Bên nhận chuyển nhượng phải đáp ứng các điều kiện đối với bên nhận chuyển giao quy định tại Điều 151đ của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được sửa đổi, bổ sung theo Luật này;
d) Chuyển nhượng phần vốn góp theo phương thức thỏa thuận trực tiếp với bên mua; giá chuyển nhượng phần vốn góp không thấp hơn giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ do tổ chức kiểm toán độc lập xác định và theo cơ chế giá thị trường;
đ) Ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc sau chuyển nhượng được áp dụng một hoặc một số biện pháp hỗ trợ quy định tại khoản 1 Điều 148b của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được sửa đổi, bổ sung theo Luật này, bán nợ xấu có tài sản bảo đảm cho tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng;
e) Bên nhận chuyển nhượng được thực hiện các quyền của bên nhận chuyển giao quy định tại Điều 151e của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được sửa đổi, bổ sung theo Luật này;
g) Việc xử lý cổ phần, phần vốn góp vượt giới hạn quy định tại ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc sau chuyển nhượng trong trường hợp bên nhận chuyển nhượng là tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động tại Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Điều 151g của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được sửa đổi, bổ sung theo Luật này.
4. Người quản lý, người điều hành và các chức danh khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được bầu, bổ nhiệm trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không đáp ứng quy định của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được sửa đổi, bổ sung theo Luật này được tiếp tục đảm nhiệm chức vụ đến hết nhiệm kỳ hoặc đến hết thời hạn bổ nhiệm.
5. Đối với hợp đồng cấp tín dụng được ký kết trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng được tiếp tục thực hiện theo các thỏa thuận đã ký kết cho đến hết thời hạn của hợp đồng cấp tín dụng. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng cấp tín dụng nói trên chỉ được thực hiện nếu nội dung sửa đổi, bổ sung phù hợp với quy định của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được sửa đổi, bổ sung theo Luật này.
6. Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cụ thể thời hạn, trình tự, thủ tục chuyển tiếp đối với trường hợp tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông lớn của một tổ chức tín dụng và người có liên quan của cổ đông đó không phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 55 của Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được sửa đổi, bổ sung theo Luật này.
Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2017.
| CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
- 1Thông tư 02/2017/TT-NHNN quy định về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 2Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng do Quốc hội ban hành
- 3Chỉ thị 32/CT-TTg năm 2017 thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật Các tổ chức tín dụng 2024
- 1Hiến pháp 2013
- 2Thông tư 02/2017/TT-NHNN quy định về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 3Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng do Quốc hội ban hành
- 4Chỉ thị 32/CT-TTg năm 2017 thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư 04/2018/TT-NHNN về sửa đổi Thông tư 08/2017/TT-NHNN quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 6Thông tư 01/2018/TT-NHNN quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 7Thông tư 05/2018/TT-NHNN quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận những thay đổi, danh sách dự kiến bầu, bổ nhiệm nhân sự của tổ chức tín dụng là hợp tác xã do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 8Quyết định 13/2018/QĐ-TTg quy định về điều kiện, hồ sơ, trình tự đề nghị chấp thuận mức cấp tín dụng tối đa vượt giới hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Thông tư 23/2018/TT-NHNN quy định về tổ chức lại, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 10Thông tư 22/2018/TT-NHNN hướng dẫn về thủ tục, hồ sơ chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 11Thông tư 46/2018/TT-NHNN quy định về thời hạn, trình tự, thủ tục chuyển tiếp đối với trường hợp cổ đông lớn của một tổ chức tín dụng và người có liên quan của cổ đông đó sở hữu cổ phần từ 5% trở lên vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng khác do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 12Thông tư 13/2019/TT-NHNN sửa đổi Thông tư có liên quan đến việc cấp giấy phép, tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 13Thông tư 14/2019/TT-NHNN sửa đổi Thông tư có quy định về chế độ báo cáo định kỳ của Ngân hàng Nhà nước
- 14Thông tư 13/2020/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 22/2018/TT-NHNN hướng dẫn về thủ tục, hồ sơ chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 15Thông tư 08/2021/TT-NHNN quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 16Thông tư 02/2022/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 08/2021/TT-NHNN quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 17Thông tư 08/2022/TT-NHNN quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 18Thông tư 13/2022/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 08/2021/TT-NHNN quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 19Thông tư 22/2022/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 05/2018/TT-NHNN quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận những thay đổi, danh sách dự kiến bầu, bổ nhiệm nhân sự của tổ chức tín dụng là hợp tác xã do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017
- Số hiệu: 17/2017/QH14
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 20/11/2017
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
- Ngày công báo: 27/12/2017
- Số công báo: Từ số 1057 đến số 1058
- Ngày hiệu lực: 15/01/2018
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực