Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5266/KH-UBND | Bến Tre, ngày 29 tháng 10 năm 2014 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE
Căn cứ Quyết định số 2195/QĐ-TTg ngày 06 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến năm 2020 (Quyết định số 2195/QĐ-TTg), Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bến Tre như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
Quán triệt đầy đủ nhận thức việc xây dựng phát triển tổ chức tài chính vi mô là một trong những giải pháp góp phần hỗ trợ vốn cho người nghèo, người có thu nhập thấp, các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ để phục vụ phát triển kinh tế nhằm thực hiện chiến lược quốc gia về xoá đói giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội. Đồng thời có những giải pháp giám sát chặt chẽ hoạt động tổ chức tài chính vi mô theo quy định của pháp luật, điều chỉnh, chuyển đổi định hướng cho tổ chức tài chính vi mô phát triển an toàn, bền vững trên cơ sở pháp lý đầy đủ.
2. Yêu cầu:
Quán triệt, triển khai đầy đủ Quyết định số 2195/QĐ-TTg đến các sở, ban, ngành tỉnh, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, các tổ chức tài chính vi mô và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
II. NỘI DUNG TRIỂN KHAI
1. Phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội triển khai việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách về tài chính vi mô.
2. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan, tổ chức liên quan chỉ đạo, đôn đốc, hỗ trợ các tổ chức tài chính vi mô trên địa bàn tỉnh hoạt động theo quy định của pháp luật.
3. Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách và khuôn khổ pháp lý, đảm bảo các hoạt động tài chính vi mô an toàn, bền vững, hướng tới chuyển đổi thành tổ chức tài chính vi mô do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phân công trách nhiệm:
a) Sở Tư pháp:
- Phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh phổ biến, tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật, chủ trương, chính sách về tài chính vi mô đến từng hội viên của tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh và các cơ quan, tổ chức liên quan chỉ đạo, đôn đốc, hỗ trợ các tổ chức tài chính vi mô, các tổ chức có hoạt động tài chính vi mô trên địa bàn tỉnh hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc tham mưu, đề xuất xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách và khuôn khổ pháp lý, đảm bảo các hoạt động tài chính vi mô an toàn, bền vững, hướng tới chuyển đổi thành tổ chức tài chính vi mô do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép.
b) Sở Nội vụ:
- Chỉ đạo, đôn đốc, hỗ trợ các tổ chức có hoạt động tài chính vi mô do Sở Nội vụ quản lý hoạt động theo quy định của pháp luật, đảm bảo hoạt động bền vững, hướng tới chuyển đổi thành tổ chức tài chính vi mô do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép.
- Cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động tài chính vi mô thuộc thẩm quyền quản lý cho Uỷ ban nhân dân tỉnh (qua Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh) để tổng hợp.
c) Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và Báo Đồng Khởi:
Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tăng cường tuyên truyền về các chủ trương, chính sách về tài chính vi mô trên địa bàn tỉnh với số lượng bài viết, thời lượng phát sóng phù hợp.
d) Các sở, ban, ngành tỉnh và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố:
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị tổ chức quán triệt, triển khai đầy đủ Quyết định số 2195/QĐ-TTg nêu trên, phổ biến, tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật, chủ trương, chính sách về tài chính vi mô cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị và nhân dân thuộc phạm vi, địa bàn quản lý.
- Tăng cường tuyên truyền để đối tượng người nghèo, người có thu nhập thấp, các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi của các tổ chức tài chính vi mô, tổ chức có hoạt động tài chính vi mô trên địa bàn tỉnh.
e) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh:
- Phối hợp với Sở Tư pháp trong việc đôn đốc, hỗ trợ các tổ chức tài chính vi mô, các tổ chức có hoạt động tài chính vi mô trên địa bàn tỉnh bảo đảm hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với sở, ngành liên quan trong việc tham mưu, đề xuất với cấp có thẩm quyền xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách và khuôn khổ pháp lý, đảm bảo các hoạt động tài chính vi mô an toàn, bền vững, hướng tới chuyển đổi thành tổ chức tài chính vi mô do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép.
f) Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tỉnh:
- Phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tư pháp) phổ biến, tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật, chủ trương, chính sách về tài chính vi mô đến từng hội viên của tổ chức chính trị - xã hội.
- Chỉ đạo, đôn đốc, hỗ trợ các tổ chức có hoạt động tài chính vi mô thuộc thẩm quyền quản lý hoạt động theo quy định của pháp luật, đảm bảo hoạt động bền vững, hướng tới chuyển đổi thành tổ chức tài chính vi mô do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép.
- Cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động tài chính vi mô thuộc thẩm quyền quản lý cho Uỷ ban nhân dân tỉnh (qua Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh) để tổng hợp.
2. Chế độ báo cáo:
- Các sở, ban, ngành tỉnh, tổ chức chính trị - xã hội và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố gửi báo cáo tình hình thực hiện Quyết định số 2195/QĐ-TTg theo nhiệm vụ được phân công trong Kế hoạch này định kỳ hàng năm, gửi về Uỷ ban nhân dân tỉnh (qua Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh) trước ngày 10 tháng 01 hàng năm.
- Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh tổng hợp, tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh báo cáo tình hình thực hiện Quyết định số 2195/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh định kỳ hàng năm, gửi về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trước ngày 31 tháng 01 năm sau.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị báo cáo về Uỷ ban nhân dân tỉnh (qua Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh) để được hướng dẫn, xử lý kịp thời./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
- 1Hướng dẫn 2210/NHCS-HTQT năm 2008 thực hiện Dự án Nâng cao chất lượng cuộc sống của phụ nữ nghèo thông qua chương trình tài chính vi mô do Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành
- 2Kế hoạch 791/KH-UBND năm 2015 tổ chức thực hiện Quyết định 2195/QĐ-TTg phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 1Quyết định 2195/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Hướng dẫn 2210/NHCS-HTQT năm 2008 thực hiện Dự án Nâng cao chất lượng cuộc sống của phụ nữ nghèo thông qua chương trình tài chính vi mô do Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành
- 3Kế hoạch 791/KH-UBND năm 2015 tổ chức thực hiện Quyết định 2195/QĐ-TTg phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 do tỉnh Nghệ An ban hành
Kế hoạch 5266/KH-UBND năm 2014 thực hiện Đề án xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- Số hiệu: 5266/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 29/10/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre
- Người ký: Cao Văn Trọng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra