Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 216/KH-UBND | Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2020 |
Căn cứ nghị định số 65/2018/NĐ-CP ngày 12/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt;
Căn cứ quyết định số 358/QĐ-TTg ngày 10/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt;
Căn cứ quy chế phối hợp số 33/QCPH-BGTVT-UBND ngày 16/8/2013 giữa Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về đảm bảo an toàn giao thông đường sắt tại các điểm giao cắt giữa đường sắt và đường bộ.
Để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của Đề án đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện như sau:
- Triển khai thực hiện quyết định số 358/QĐ-TTg ngày 10/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt;
- Xác định rõ phạm vi đất dành cho đường sắt theo quy định của pháp luật, thống nhất với hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai của địa phương có đường sắt đi qua để phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ ranh giới đất dành cho đường sắt theo quy định của pháp luật về đường sắt;
- Xác định các giải pháp tổng thể, định hướng để thực hiện Đề án đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 358/QĐ-TTg ngày 10/3/2020 trên địa bàn Thành phố Hà Nội;
- Giảm tai nạn giao thông đường sắt từ 5% đến 10% hàng năm; hạn chế thấp nhất tai nạn giao thông đường sắt đặc biệt nghiêm trọng;
- Nâng cao trách nhiệm của chính quyền các xã, phường, thị trấn trong công tác quản lý, bảo vệ hành lang an toàn đường sắt;
- Nâng cao sự an toàn, thuận tiện, đảm bảo khả năng lưu thông tại các vị trí đường ngang hợp pháp.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các kiến thức pháp luật về đường sắt nhằm nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật, góp phần bảo vệ đường sắt và phòng ngừa tai nạn giao thông đường sắt;
- Rà soát lại diện tích đất trong hành lang an toàn đường sắt đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân và có phương án thu hồi diện tích đất đã cấp;
- Quản lý chặt chẽ đất dành cho đường sắt, giải tỏa lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt để đảm bảo trật tự hành lang an toàn đường sắt;
- Thực hiện các biện pháp tăng cường đảm bảo an toàn giao thông đường sắt, quản lý chặt chẽ, không để phát sinh các lối đi tự mở trên địa bàn;
- Thực hiện giảm dần, tiến tới xóa bỏ lối đi tự mở, xóa bỏ vị trí đường sắt chuyên dùng giao với đường sắt quốc gia.
1. Công tác hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật.
Tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt, đánh giá những tồn tại, bất cập mới phát sinh trong quá trình thực hiện, đề xuất các nội dung cần điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với quy định của Luật Đường sắt và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, phù hợp với yêu cầu về quản lý, bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt.
2. Công tác tuyên truyền, phổ biến.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông đường sắt cho người dân, trong đó tập trung vào các đối tượng trẻ em, thanh thiếu niên, người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, hành khách đi tàu,.. trên địa bàn thành phố bằng hình thức trực tiếp và các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình, báo điện tử, báo giấy, tờ rơi; nghiên cứu tăng thời lượng học về quy tắc, kỹ năng điều khiển phương tiện giao thông đường bộ khi đi qua điểm giao cắt với đường sắt; yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể, các cơ quan thông tấn báo chí, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường bộ kiên trì thực hiện thường xuyên, liên tục.
- Tuyên truyền đến người dân thực hiện nghiêm quyết định số 358/QĐ-TTg ngày 10/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đảm bảo trật tự an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt, các quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt để mọi người dân tự giác chấp hành, không vi phạm; vận động các trường hợp vi phạm tự ý mở lối đi đường sắt, tự giác thực hiện thu hẹp, xóa bỏ các lối đi tự mở có nguy cơ gây mất an toàn giao thông.
- Phê duyệt và triển khai thực hiện cắm mốc chỉ giới hành lang an toàn giao thông đường sắt, bàn giao cho địa phương quản lý; công khai phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt đã được phê duyệt;
- Rà soát lại diện tích đất trong hành lang an toàn đường sắt đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cá nhân và có phương án thu hồi diện tích đất đã cấp;
- Thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ, chống lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt và bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt; chấn chỉnh việc giao, cho thuê đất và sử dụng đất đai vi phạm quy định bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường sắt; xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân để xảy ra tình trạng lấn chiếm hoặc tái lấn chiếm, sử dụng trái phép đất dành cho đường sắt.
4. Công tác quản lý, kiềm chế không phát sinh lối đi tự mở.
- Hoàn thành công tác rà soát, cập nhật, phân loại, lập hồ sơ quản lý các lối đi tự mở trên tuyến đường sắt trên các địa phương có đường sắt đi qua.
- Thực hiện các biện pháp quản lý nhằm bảo vệ, chống lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt. Xây dựng kế hoạch thực hiện các biện pháp kiềm chế, thu hẹp, xóa bỏ, ngăn chặn không để phát sinh lối đi tự mở.
5. Công tác thu hẹp, giảm tiến tới xóa bỏ lối đi tự mở.
a. Giải pháp trước mắt trong năm 2020:
- Tổ chức cảnh giới tại tất cả các lối đi tự mở có nguy cơ cao mất an toàn giao thông đường sắt;
- Rà soát lắp đặt đầy đủ các biển báo giao thông tại các lối đi tự mở, tiếp tục xây dựng gồ, gờ giảm tốc tại tất cả các lối đi tự mở có nguy cơ cao mất an toàn giao thông để cảnh báo cho người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ qua các lối đi tự mở;
- Tiếp tục giải tỏa hành lang an toàn đường sắt, các vị trí che khuất tầm nhìn cả hai phía đường bộ và đường sắt; bố trí tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong việc tuân thủ các quy định về giao thông đường bộ, đường sắt tại các lối đi tự mở;
- Tiếp tục thực hiện việc rào ngay lối đi tự mở mà chưa cần xây dựng công trình phụ trợ (cầu vượt, hầm chui, đường gom...); đồng thời bố trí biển báo hướng dẫn để người và phương tiện giao thông đi theo các lối đi khác;
- Đối với các lối đi tự mở phục vụ dân sinh giao cắt với đường sắt có người gác đề nghị ngành đường sắt phối hợp, hướng dẫn đặt các tấm bản lát qua đường sắt đảm bảo êm thuận cho người và phương tiện tham gia giao thông;
- Tổ chức thu hẹp lối đi tự mở để hạn chế phương tiện cơ giới, nhằm làm giảm nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông đường sắt đối với lối đi tự mở có bề rộng lớn hơn 3m và mật độ giao thông thấp, không phải đường trục chính giao thông của địa phương.
- Đến hết năm 2020: Tập trung xóa bỏ các lối đi tự mở trên địa bàn khu vực đông dân cư thuộc các đoạn đường sắt có tốc độ và mật độ chạy tàu cao, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông đường sắt.
b. Giải pháp thực hiện giai đoạn 2021-2025:
- Xây dựng đường gom, hàng rào và các công trình phụ trợ như đường ngang, cầu vượt, hầm chui (nếu có) qua đường sắt để xóa bỏ toàn bộ lối đi tự mở qua đường sắt, thực hiện lộ trình theo Đề án đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 358/QĐ-TTg ngày 10/3/2020 trên địa bàn Thành phố Hà Nội, thực hiện đến hết năm 2025:
- Về đường gom: xây dựng hoàn thành hệ thống đường gom dài 15776 m.
- Về xóa bỏ toàn bộ các lối đi tự mở: còn lại trên các tuyến đường sắt; hoàn thành việc xóa bỏ vị trí đường sắt chuyên dùng giao cắt với đường sắt quốc gia: 207 vị trí.
(Các phụ lục chi tiết kèm theo)
6. Công tác kiểm tra, xử lý, giải tỏa vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường sắt.
- Giao Ủy ban nhân dân cấp huyện có đường sắt đi qua chủ trì, phối hợp với Công an Thành phố, Sở Giao thông vận tải, Thanh tra ngành đường sắt tổ chức kiểm tra, xử lý, giải tỏa vi phạm phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt; duy trì thường xuyên việc kiểm tra, xử lý nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường sắt.
- Giao Công an Thành phố chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện có đường sắt đi qua và các đơn vị liên quan đẩy mạnh và duy trì thường xuyên công tác kiểm tra, xử lý vi phạm quy tắc giao thông tại vị trí giao cắt đường bộ và đường sắt.
1. Giai đoạn đến hết năm 2020.
Hoàn thành các công việc sau:
- Rà soát, lập hồ sơ quản lý lối đi tự mở, tổ chức kiềm chế, không để phát sinh mới lối đi tự mở trên địa bàn; thu hẹp hoặc xóa bỏ các lối đi tự mở mà chưa cần xây dựng các công trình phụ trợ.
- Lập phương án tổng thể để xóa bỏ lối đi tự mở trên địa bàn thành phố; xây dựng nguồn lực để tổ chức thực hiện trong giai đoạn 2020-2021.
- Đảm bảo an toàn giao thông tại tất cả các lối đi tự mở trên địa bàn thành phố.
2. Giai đoạn từ năm 2021 đến hết năm 2025.
Hoàn thành các công việc sau:
- Khảo sát đề xuất công tác đảm bảo an toàn giao thông và thực hiện công tác duy tu đối với lối đi dân sinh có rào chắn, trạm gác chắn của địa phương hoặc theo phân công quản lý.
- Thực hiện thỏa thuận phương án với Bộ Giao thông vận tải, trong đó tập trung vào việc thỏa thuận phương án xây dựng đường ngang, đường gom kết hợp hàng rào theo quy định của Luật Đường sắt.
- Lập, phê duyệt và triển khai thực hiện cắm mốc chỉ giới hành lang an toàn giao thông đường sắt; công bố công khai phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt đã được phê duyệt.
- Rà soát, thống kê diện tích đất, đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập phương án, thu hồi điện tích đã cấp.
- Rà soát, thống kê, phân loại các công trình vi phạm, các công trình gây ảnh hưởng mất an toàn giao thông đường sắt.
- Xóa bỏ hoàn toàn lối đi tự mở trên địa bàn thành phố bằng các biện pháp hợp lý, như:
+ Xây dựng đường gom, hàng rào ngăn cách.
+ Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải xây dựng mới đường ngang, cầu vượt hầm chui.
- Lập hồ sơ quản lý lối đi tự mở, tổ chức kiềm chế, không để phát sinh mới lối đi tự mở: Bố trí từ nguồn ngân sách của các quận, huyện có đường sắt đi qua.
- Đảm bảo an toàn giao thông tại tất cả các lối đi tự mở trên địa bàn thành phố: bố trí từ ngân sách thành phố, ngân sách quận, huyện và các nguồn vốn hợp pháp khác.
- Xây dựng đường gom, hàng rào ngăn cách: Bố trí từ ngân sách thành phố hoặc ngân sách Trung ương phân bổ cho địa phương theo từng dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Lập hồ sơ quản lý hành lang an toàn giao thông đường sắt và cắm mốc giới hành lang an toàn giao thông đường sắt do ngành đường sắt thực hiện. Kinh phí tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường sắt; kinh phí xử lý các vị trí vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt tiềm ẩn tai nạn giao thông đường sắt, được bố trí từ ngân sách Thành phố, ngân sách quận, huyện và các nguồn vốn hợp pháp khác.
1.1. Văn phòng Ban an toàn giao thông Thành phố.
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành; các cơ quan báo, đài Trung ương và Hà Nội, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, các trường học và các tổ chức chính trị - xã hội khác trên địa bàn có đường sắt đi qua triển khai thực hiện công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường sắt, quy tắc giao thông tại vị trí giao cắt giữa đường bộ và đường sắt; việc thực hiện quyết định số 358/QĐ-TTg ngày 10/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ triển khai Đề án đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt.
- Đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các quận, huyện có đường sắt đi qua thực hiện các nội dung của Kế hoạch này.
- Bố trí lực lượng thanh tra giao thông, phối hợp các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm hành chính trong việc tuân thủ các quy định về an toàn giao thông đường sắt, đường bộ tại các lối đi tự mở.
- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị kinh doanh taxi, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường bộ tập huấn cho lái xe, người lao động nâng cao trình độ, kỹ năng lái xe, tuyên truyền phổ biến kiến thức về các quy tắc giao thông đường bộ, đường sắt theo quy định của pháp luật.
- Kịp thời báo cáo, tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố giải quyết, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của các địa phương có đường sắt đi qua trong quá trình thực hiện Kế hoạch thu hẹp, giảm, xóa bỏ lối đi tự mở trên các tuyến đường sắt.
2. Ủy ban nhân dân các quận, huyện có đường sắt đi qua.
a. Công tác tuyên truyền:
- Phối hợp với Ban An toàn giao thông thành phố, Sở Giao thông vận tải tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông đường sắt; phổ biến, hướng dẫn thực hiện Đề án đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 358/QĐ-TTg ngày 10/3/2020, cho nhân dân trên địa bàn bằng các hình thức trực tiếp, phát thanh hoặc các hình thức phù hợp khác thường xuyên, liên tục.
b. Công tác quản lý đất dành cho đường sắt, lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường sắt:
- Phối hợp với Sở Quy hoạch Kiến trúc trong quá trình lập, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cắm mốc chỉ giới và tổ chức công bố công khai phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn đường sắt;
- Chủ trì lập hồ sơ quản lý đất dành cho đường sắt theo quy định của pháp luật về đất đai để phục vụ công tác quản lý, bảo vệ ranh giới đất dành cho đường sắt theo quy định của pháp luật về đường sắt, thống nhất với hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai của thành phố;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan quản lý chuyên ngành đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt thực hiện rà soát diện tích đất trong hành lang an toàn giao thông đường sắt đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân, lập phương án thu hồi diện tích đất đã cấp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét phê duyệt;
- Phối hợp với cơ quan quản lý đường sắt để rà soát, thống kê, phân loại các công trình vi phạm, các công trình gây ảnh hưởng mất an toàn giao thông đường sắt;
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ, chống lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt và bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt; xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân để xảy ra tình trạng lấn chiếm hoặc tái lấn chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn giao thông đường sắt;
- Rà soát việc giao, cho thuê đất và sử dụng đất đai theo quy định; xem xét trách nhiệm của cá nhân, tổ chức tham mưu việc giao đất, cho thuê đất vi phạm quy định bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường sắt;
- Chủ trì phối hợp với Công an thành phố, cơ quan quản lý đường sắt, Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện cưỡng chế, giải tỏa các công trình đã được bồi thường, công trình tái lấn chiếm mà không tự tháo dỡ và các công trình xây dựng trái phép trong hành lang an toàn giao thông đường sắt;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có đường sắt đi qua chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố nếu để xảy ra tình trạng mất an toàn giao thông đường sắt, vi phạm trật tự hành lang an toàn giao thông đường sắt;
- Định kỳ 6 tháng tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện trên địa bàn theo nhiệm vụ được phân công báo cáo Sở Giao thông vận tải, để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định.
c. Công tác quản lý, đảm bảo an toàn giao thông tại lối đi tự mở:
- Chủ trì phối hợp với cơ quan quản lý đường sắt để rà soát lập hồ sơ quản lý, theo dõi lối đi tự mở, kịp thời có biện pháp kiềm chế, ngăn chặn, không phát sinh lối đi tự mở; tổ chức trực cảnh giới tại các lối đi tự mở có nguy cơ mất an toàn giao thông cao. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có đường sắt đi qua chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân Thành phố nếu để phát sinh mới lối đi tự mở trên địa bàn quản lý;
- Tổ chức rà soát bổ sung hệ thống biển báo còn thiếu; duy tu, duy trì, sửa chữa vuốt nối êm thuận, giải tỏa tầm nhìn hai phía cho đường sắt, đường bộ,... trên các tuyến đường bộ thuộc phạm vi quản lý nhằm giảm đảm bảo an toàn giao thông qua lối đi tự mở;
- Bố trí lực lượng công an địa phương kết hợp với lực lượng Công an thành phố, Thanh tra Sở Giao thông vận tải tăng cường kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm hành chính trong việc tuân thủ các quy định về an toàn giao thông đường sắt, đường bộ tại các lối đi tự mở.
d. Thực hiện giảm, xóa bỏ lối đi tự mở:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan quản lý đường sắt, trên cơ sở Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 358/QĐ-TTg ngày 10/3/2020 tổ chức rà soát lập phương án cụ thể để xóa bỏ lối đi tự mở đi qua địa bàn (rào chắn, xây dựng đường gom, hầm chui, lập đường ngang,...), đề xuất nguồn vốn đưa vào đầu tư công giai đoạn 2021-2025 để triển khai thực hiện;
- Phối hợp với các cơ quan của Bộ Giao thông vận tải xây dựng các đường ngang, cầu vượt, hầm chui qua đường sắt để thực hiện xóa bỏ lối đi tự mở.
e. Công tác xây dựng kế hoạch chi tiết:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện căn cứ quyết định số 358/QĐ-TTg ngày 10/3//2020 của Thủ tướng Chính phủ và các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này chỉ đạo xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện trên địa bàn quản lý (trong đó xác định rõ nguồn lực, các sở, ngành phối hợp, tiến độ thực hiện, phân công rõ ràng trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã có đường sắt đi qua), đảm bảo hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ theo chỉ đạo của Chính phủ và Ủy ban nhân dân Thành phố.
Hướng dẫn về thủ tục đầu tư dự án theo đề xuất của Sở chuyên ngành và UBND các quận, huyện có đường sắt đi qua; thực hiện rà soát, đề xuất đưa vào đầu tư công giai đoạn 2021-2025.
- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các quận, huyện có đường sắt đi qua thực hiện việc quản lý, sử dụng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế.
- Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí, đảm bảo nguồn kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch này bằng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế.
Tăng cường kiểm soát việc kết nối hạ tầng của các dự án đầu tư xây dựng có hệ thống hạ tầng kỹ thuật kết nối, giao cắt với hành lang an toàn đường sắt trong quá trình thẩm định dự án, không để phát sinh các lối đi tự mở.
- Chủ trì tổ chức thẩm định, trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt hồ sơ thiết kế cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt do các đơn vị quản lý vận hành tuyến đường sắt tổ chức lập.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện có đường sắt đi qua kiểm tra việc lập, thẩm định, thực hiện quy hoạch các khu dân cư, khu công nghiệp,... dọc các tuyến đường sắt quốc gia, đảm bảo đúng quy định, không xâm phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận, huyện có đường sắt đi qua rà soát điều chỉnh bổ sung quy hoạch các nội dung đề xóa bỏ lối đi tự mở (xây dựng đường gom, hầm chui, cầu vượt,...)
- Phối hợp với Sở Quy hoạch Kiến trúc trong quá trình lập, thẩm định, trình phê duyệt phương án cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt;
- Chủ trì lập hồ sơ quản lý đất dành cho đường sắt theo quy định của pháp luật về đất đai để phục vụ công tác quản lý, bảo vệ ranh giới đất dành cho đường sắt theo quy định của pháp luật về đường sắt được xác định theo tọa độ, thống nhất với hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai của thành phố;
- Hướng dẫn, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc Ủy ban nhân dân các quận, huyện có đường sắt đi qua thực hiện việc rà soát diện tích đất trong hành lang an toàn giao thông đường sắt đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân; hướng dẫn lập phương án thu hồi diện tích đất đã cấp theo quy định của luật đất đai;
- Chủ trì thẩm định kế hoạch sử dụng đất sử dụng đất hàng năm của các quận, huyện trong đó đảm bảo quỹ đất dành cho đường sắt, hành lang an toàn đường sắt;
- Kiểm tra, đôn đốc Ủy ban nhân dân các quận, huyện có đường sắt đi qua trong công tác chấn chỉnh việc giao, cho thuê đất và sử dụng đất đai vi phạm quy định bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường sắt.
- Chỉ đạo tăng cường tuần tra, phát hiện, xử lý các vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt theo thẩm quyền;
- Bố trí lực lượng tham gia tổ công tác liên ngành tại địa phương đôn đốc việc cưỡng chế, giải tỏa các công trình vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt;
- Thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý tai nạn và điều tra cơ bản, nắm chắc tình hình tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố bảo đảm an toàn giao thông đường sắt, nhất là an toàn tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt.
Đề xuất với Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch này.
10. Các đơn vị quản lý đường sắt.
- Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức rà soát, thống kê và phân loại các công trình vi phạm và các công trình gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường sắt theo lộ trình của Kế hoạch;
- Phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng phương án làm đường gom, rào đóng lối đi tự mở đã có trong danh mục kèm theo Kế hoạch này;
- Kịp thời phát hiện và thực hiện rào đóng ngay các lối đi tự mở phát sinh hoặc bị hư hỏng xuống cấp không đảm bảo an toàn không để kéo dài, dẫn đến tồn tại khó khăn phức tạp cho việc xử lý về sau;
- Tăng cường công tác phối hợp, hướng dẫn nghiệp vụ cảnh giới, bổ sung cơ sở vật chất trang thiết bị cho việc thực hiện cảnh giới tại lối đi tự mở; thực hiện đầy đủ trách nhiệm của đơn vị kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định;
- Phối hợp với chính quyền địa phương rà soát các lối đi tự mở đã tồn tại từ nhiều năm được thực hiện xóa bỏ theo lộ trình, tổ chức bổ sung biển báo còn thiếu; duy tu, duy trì, sửa chữa vuốt nối êm thuận, giải tỏa tầm nhìn hai phía cho đường sắt, đường bộ;
- Sau khi giải tỏa, cắm mốc đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt cần có các biện pháp hoặc phương án sử dụng đất đúng mục đích nhằm chống tái lấn chiếm.
- Chủ trì xây dựng các đường ngang, các nội dung khác thuộc thẩm quyền.
Trên đây là kế hoạch thực hiện quyết định số 358/QĐ-TTg ngày 10/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đảm bảo trật tự an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt trên địa bàn Thành phố Hà Nội./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TỔNG HỢP CÁC LỐI ĐI TỰ MỞ THEO TIÊU CHÍ QUY ĐỊNH CỦA NGHỊ ĐỊNH 65/2018/NĐ-CP
(Kèm theo Kế hoạch số 216/KH-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2020 của UBND Thành phố Hà Nội)
TT | Tuyến đường sắt | Tổng số lối đi tự mở, vị trí | Lối đi tự mở là vị trí nguy hiểm đối với an toàn GTĐS | Ghi chú | |
Điểm đen TNGTĐS (vị trí) | Điểm tiềm ẩn TNGTĐS (vị trí) | ||||
1 | Hà Nội - Đồng Đăng | 6 | 0 | 6 |
|
2 | Yên Viên-Lào Cai | 38 | 0 | 37 |
|
3 | Gia Lâm-Hải Phòng | 21 | 0 | 21 |
|
4 | Đông Anh-Quán Triều | 7 | 0 | 7 |
|
5 | Bắc Hồng-Văn Điển | 60 | 0 | 57 |
|
6 | Đường sắt thống nhất | 182 | 3 | 179 |
|
Tổng | 314 | 3 | 311 |
|
TỔNG HỢP LỐI ĐI TỰ MỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Kế hoạch số 216/KH-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2020 của UBND Thành phố Hà Nội)
Tỉnh/ Thành phố | TT | Tuyến đường sắt | Tổng số lối đi tự mở | Điểm đen tai nạn GTĐS | Điểm tiềm ẩn tai nạn GTĐS | Giải pháp trước mắt |
| Tổng hợp cho từng tỉnh | Ghi chú | ||||||||||
Cảnh giới tiếp | Cảnh giới bổ sung | Rào thu hẹp | Cắm biển chú ý tàu hỏa | Cắm biển hạn chế PT cơ giới ĐB | Đề nghị tạo lối đi êm thuận | Kí cam kết đảm bảo ATG TĐS | Dự án 7000 tỷ | Xóa bỏ do địa phương đầu tư | Xóa bỏ được ngay | ||||||||||
Xóa bỏ sau khi làm | Đường ngang | Hầm Chui | Cầu vượt | ||||||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hà Nội | 1 | HN-ĐĐ | 6 | 0 | 6 | 5 | 0 | 3 | 0 | 5 | 3 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3 | 0 | 1 |
|
2 | YV-LC | 38 | 0 | 37 | 0 | 1 | 2 | 0 | 6 | 6 | 0 | 0 | 0 | 0 | 11 | 1 | 0 |
| |
3 | GL-HP | 21 | 0 | 21 | 5 | 0 | 3 | 0 | 10 | 10 | 0 | 0 | 0 | 0 | 8 | 1 | 0 |
| |
4 | ĐA-QT | 7 | 0 | 7 | 0 | 2 | 2 | 0 | 3 | 3 | 0 | 0 | 0 | 0 | 4 | 0 | 0 |
| |
5 | BH-VĐ | 60 | 0 | 57 | 0 | 1 | 3 | 6 | 12 | 12 | 0 | 0 | 0 | 0 | 28 | 1 | 0 |
| |
6 | DSTN | 182 | 3 | 173 | 16 | 7 | 26 | 74 | 132 | 132 | 10 | 65 | 4 | 0 | 30 | 0 | 0 |
| |
Tổng cộng | 314 | 3 | 301 | 26 | 11 | 39 | 80 | 168 | 166 | 10 | 65 | 4 | 0 | 84 | 3 | 1 |
|
GHI CHÚ: Chi tiết xem tại bảng thống kê lối đi tự mở và các phụ lục kèm theo
TỔNG HỢP LỐI ĐI TỰ MỞ THEO TỪNG QUẬN/ HUYỆN
(Kèm theo Kế hoạch số 216/KH-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2020 của UBND Thành phố Hà Nội)
STT | Tên Quận/huyện | Chiều dài đường sắt (km) | Lối đi tự mở | Phương án và thứ tự ưu tiên | |||||||||||
Điểm đen TNGTĐS | Điểm tiềm ẩn TNGTĐS | Còn lại | Tổng cộng | Kí cam kết đảm bảo ATGTĐS | Xóa bỏ ngay | Địa phương đầu tư | Xóa do dự án 7000 tỷ | Khối lượng còn lại | |||||||
làm đường gom | Đường ngang | Ưu tiên 1 | Ưu tiên 2 | Ưu tiên 3 | Ưu tiên 4 | ||||||||||
1 | Đông Anh |
| 0 | 38 | 0 | 38 | 0 | 12 | 0 | 0 | 0 | 8 | 18 | 0 | 0 |
2 | Đống Đa |
| 0 | 8 | 1 | 9 | 8 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
3 | Gia Lâm |
| 0 | 10 | 1 | 11 | 0 | 4 | 0 | 0 | 0 | 5 | 1 | 1 | 0 |
4 | Hà Đông |
| 0 | 7 | 1 | 8 | 0 | 5 | 0 | 0 | 0 | 1 | 1 | 0 | 1 |
5 | Hoàng Mai |
| 1 | 8 | 0 | 9 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 8 | 0 | 0 | 0 |
6 | Long Biên |
| 0 | 17 | 0 | 17 | 0 | 7 | 0 | 0 | 0 | 2 | 8 | 0 | 0 |
7 | Mê Linh |
| 0 | 2 | 0 | 2 | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
8 | Phú Xuyên |
| 0 | 13 | 3 | 16 | 0 | 7 | 0 | 3 | 1 | 1 | 4 | 0 | 0 |
9 | Sóc Sơn |
| 0 | 7 | 0 | 7 | 0 | 4 | 0 | 0 | 0 | 3 | 0 | 0 | 0 |
10 | Thanh Trì |
| 1 | 83 | 0 | 84 | 0 | 28 | 0 | 0 | 0 | 12 | 44 | 0 | 0 |
11 | Thanh Xuân |
| 0 | 2 | 0 | 2 | 2 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
12 | Thường Tín |
| 1 | 82 | 2 | 85 | 0 | 7 | 0 | 62 | 3 | 4 | 8 | 0 | 0 |
13 | Bắc Từ Liêm |
| 0 | 13 | 0 | 13 | 0 | 3 | 0 | 0 | 0 | 0 | 10 | 0 | 0 |
14 | Nam Từ Liêm |
| 0 | 4 | 1 | 5 | 0 | 3 | 1 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 |
15 | Hoài Đức |
| 0 | 8 | 0 | 8 | 0 | 1 | 2 | 0 | 0 | 5 | 2 | 0 | 0 |
Cộng Tổng | 144.3 | 3 | 302 | 9 | 314 | 10 | 85 | 3 | 65 | 4 | 51 | 96 | 1 | 1 |
BẢNG TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG ĐƯỜNG GOM DỰ KIẾN ĐỂ XÓA CÁC LỐI ĐI TỰ MỞ
Tỉnh/thành phố | Tuyến | Chiều dài dự kiến xây dựng đường gom (m) | Chiều dài hàng rào dự kiến xây dựng (m) | Tổng số lối đi tự mở sẽ được xóa bỏ khi xây dựng đường gom | Dự án 7000 tỷ | Ưu tiên 1 | Ưu tiên 2 | Ưu tiên 3 | Ưu tiên 4 | ||||||||||||||||
Theo 994 | Bổ Sung | Theo 994 | Bổ sung | Theo 994 | Bổ sung | Theo 994 | Bổ sung | Theo 994 | Bổ sung | ||||||||||||||||
Trong đô thị | Ngoài đô thị | Chiều dài | Tổng Idtm xóa bỏ | Chiều dài | Tổng Idtm xóa bỏ | Chiều dài | Tổng Idtm xóa bỏ | Chiều dài | Tổng Idtm xóa bỏ | Chiều dài | Tổng Idtm xóa bỏ | Chiều dài | Tổng Idtm xóa bỏ | Chiều dài | Tổng Idtm xóa bỏ | Chiều dài | Tổng Idtm xóa bỏ | Chiều dài | Tổng Idtm xóa bỏ | Chiều dài | Tổng Idtm xóa bỏ | ||||
Hà Nội | HN-Tp.HCM | 7996.0 | 7996.0 | 0.0 | 134.0 | 0.0 | 0.0 | 4343.0 | 62.0 | 0.0 | 0.0 | 1778.0 | 23.0 | 0.0 | 0.0 | 1875.0 | 49.0 | 0.0 | 0.0 | 0.0 | 0.0 | 0.0 | 0.0 | 0.0 | 0.0 |
BH-VD | 2899 | 2899 | 0 | 31 | 0 | 0 | 0 | 0 | 939 | 4 | 708 | 6 | 374 | 10 | 564 | 10 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 314 | 1 | |
DA-QT | 560 | 560 | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 410 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 150 | 1 | |
GL-HP | 1417 | 1417 | 0 | 12 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 965 | 3 | 0 | 0 | 452 | 9 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | |
HN-DD | 400 | 400 | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 400 | 2 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | |
YV-LC | 2504 | 2504 | 0 | 26 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1635 | 7 | 0 | 0 | 525 | 18 | 0 | 0 | 344 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | |
Tổng KL | 15776 | 15776 | 0 | 207 | 0 | 0 | 4343 | 62 | 939 | 4 | 5896 | 42 | 374 | 10 | 3416 | 86 | 0 | 0 | 344 | 1 | 0 | 0 | 464 | 2 |
- 1Kế hoạch 13/KH-UBND về triển khai công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông năm 2020 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 2Quyết định 144/QĐ-UBND năm 2020 về kiểm tra việc thực thi nhiệm vụ đối với cơ quan quản lý Nhà nước và lực lượng tuần tra, kiểm soát đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 3Nghị quyết 23/2020/NQ-HĐND sửa đổi Quy định về mức chi đối với một số nội dung: đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; đảm bảo trật tự an toàn giao thông; hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; bảo đảm hoạt động của Hội đồng tư vấn thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và Ban tư vấn thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện; quà tặng chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi được kèm theo Nghị quyết 38/2018/NQ-HĐND do tỉnh Yên Bái ban hành
- 4Công văn 4155/SGDĐT-CTTT năm 2020 về tăng cường công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ, tết Nguyên Đán Tân Sửu 2021 do Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội ban hành
- 5Quyết định 30/2020/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế phối hợp trong công tác đảm bảo an ninh, an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khi có sự cố, tai nạn xảy ra trong phạm vi công trình đường hầm Thủ Thiêm (nay là đường hầm sông Sài Gòn) kèm theo Quyết định 62/2011/QĐ-UBND do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6Kế hoạch 235/KH-UBND năm 2021 thực hiện Quyết định 358/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt, trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 7Kế hoạch 1955/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt theo Quyết định 358/QĐ-TTg do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 8Kế hoạch 6388/KH-UBND năm 2023 thực hiện Quyết định 358/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 1Luật Đường sắt 2017
- 2Nghị định 65/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đường sắt
- 3Kế hoạch 13/KH-UBND về triển khai công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông năm 2020 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 4Quyết định 144/QĐ-UBND năm 2020 về kiểm tra việc thực thi nhiệm vụ đối với cơ quan quản lý Nhà nước và lực lượng tuần tra, kiểm soát đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 5Quyết định 358/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Đề án đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị quyết 23/2020/NQ-HĐND sửa đổi Quy định về mức chi đối với một số nội dung: đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; đảm bảo trật tự an toàn giao thông; hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; bảo đảm hoạt động của Hội đồng tư vấn thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và Ban tư vấn thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện; quà tặng chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi được kèm theo Nghị quyết 38/2018/NQ-HĐND do tỉnh Yên Bái ban hành
- 7Công văn 4155/SGDĐT-CTTT năm 2020 về tăng cường công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ, tết Nguyên Đán Tân Sửu 2021 do Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội ban hành
- 8Quyết định 30/2020/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế phối hợp trong công tác đảm bảo an ninh, an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khi có sự cố, tai nạn xảy ra trong phạm vi công trình đường hầm Thủ Thiêm (nay là đường hầm sông Sài Gòn) kèm theo Quyết định 62/2011/QĐ-UBND do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 9Kế hoạch 235/KH-UBND năm 2021 thực hiện Quyết định 358/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt, trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 10Kế hoạch 1955/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt theo Quyết định 358/QĐ-TTg do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 11Kế hoạch 6388/KH-UBND năm 2023 thực hiện Quyết định 358/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Kế hoạch 216/KH-UBND năm 2020 thực hiện Quyết định 358/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Số hiệu: 216/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 11/11/2020
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Thế Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra