Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2088/KH-UBND

Gia Lai, ngày 07 tháng 8 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TĂNG CƯỜNG PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI (GIAI ĐOẠN 2023 - 2025)

Thực hiện Quyết định số 1623/QĐ-TTg ngày 27/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện giai đoạn 2023 - 2025, như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu chung

- Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân về bảo vệ đa dạng sinh học, góp phần bảo tồn hệ sinh thái.

- Triển khai hiệu quả công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý nghiêm minh tội phạm và vi phạm pháp luật trong bảo vệ đa dạng sinh học, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực, trách nhiệm; hiện đại hóa cơ sở vật chất, kỹ thuật và các điều kiện đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về bảo vệ đa dạng sinh học.

- Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, huy động các nguồn lực hỗ trợ công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về bảo vệ đa dạng sinh học.

2. Mục tiêu cụ thể

- Đưa chuyên đề bảo vệ đa dạng sinh học thành hoạt động thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng và giáo dục tại các nhà trường sau khi có hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương.

- Kiểm soát chặt chẽ hoạt động gây nuôi động vật hoang dã; kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh, bảo đảm việc nhập khẩu động vật, thực vật hoang dã không ảnh hưởng xấu tới đa dạng sinh học và sức khỏe con người.

- Xử lý nghiêm các hành vi khai thác, đánh bắt, vận chuyển, buôn bán trái phép các loài thực vật, động vật hoang dã, quý hiếm. Đảm bảo 100% tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố về đa dạng sinh học được tiếp nhận, thụ lý; tỷ lệ giải quyết đạt 90% trở lên; 100% các vụ việc có dấu hiệu tội phạm về đa dạng sinh học được khởi tố, điều tra theo quy định pháp luật.

- 100% cán bộ chuyên trách thực hiện công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến bảo vệ đa dạng sinh học đều được đào tạo, tập huấn kiến thức, nghiệp vụ chuyên sâu. Xây dựng, củng cố đội ngũ giám định viên, cán bộ làm công tác định giá trong lĩnh vực đa dạng sinh học đáp ứng yêu cầu công tác điều tra, truy tố, xét xử.

- Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật cần thiết, nhất là xây dựng hệ thống kiểm định, phân tích, xử lý thông tin hiện đại phục vụ công tác phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật về bảo vệ đa dạng sinh học.

3. Yêu cầu

Việc triển khai thực hiện kế hoạch đảm bảo tuân thủ đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, quy định pháp luật về bảo vệ đa dạng sinh học; có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, lực lượng và phù hợp với đặc điểm, tình hình địa phương.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức, cá nhân về quy định pháp luật về bảo vệ đa dạng sinh học

- Tổ chức quán triệt, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo vệ đa  dạng sinh học cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nắm và thực hiện nghiêm túc- Đổi mới công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan bảo vệ đa dạng sinh học, tập trung đấu tranh phê phán mạnh mẽ các hành vi gây tác động xấu đến môi trường thiên nhiên, bài trừ thói quen, sở thích sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã làm trang sức, thực phẩm, thuốc chữa bệnh… Công khai thông tin về kết quả xử lý vi phạm liên quan; tôn vinh các gương điển hình, mô hình tiên tiến về bảo tồn, sử dụng bền vững đa dạng sinh học và trong phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật.

- Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu cho các lực lượng có chức năng, nhiệm vụ quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học và lực lượng trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật.

2. Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ đa dạng sinh học, chế tài xử lý các hành vi vi phạm pháp luật để kịp thời đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định còn bất cập, không phù hợp, gặp khó khăn, vướng mắc khi thực hiện.

3. Tăng cường phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến bảo vệ đa dạng sinh học

- Chủ động rà soát, nắm chắc tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đa dạng sinh học trên các địa bàn, tuyến, lĩnh vực trọng điểm để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn vi phạm.

- Triển khai hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật về đa dạng sinh học, tập trung triệt phá các đường dây tội phạm liên tỉnh, xuyên quốc gia. Thực hiện nghiêm túc quy định về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

- Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các lực lượng chức năng trong tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ đa dạng sinh học và triển khai các kế hoạch, phương án đấu tranh tội phạm, vi phạm pháp luật.

4. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật phục vụ công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về đa dạng sinh học.

- Tập trung đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ và kiến thức, kỹ năng sử dụng trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật, quy trình phát hiện, lấy mẫu giám định, bảo quản, lưu giữ tang vật.

- Chú trọng bố trí nhân lực, từng bước đầu tư trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật hiện đại phục vụ công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về đa dạng sinh học. Xây dựng trung tâm xử lý thông tin và cơ sở dữ liệu về tội phạm, vi phạm pháp luật về đa dạng sinh học kết nối đồng bộ với các hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật về đa dạng sinh học.

5. Mở rộng hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về đa dạng sinh học. Tiếp tục thực hiện hiệu quả Biên bản ghi nhớ về phối hợp đảm bảo ANTT giữa Công an 06 tỉnh của 03 nước (Việt Nam - Lào - Campuchia); phát huy vai trò của Văn phòng liên lạc phòng, chống ma túy và tội phạm qua biên giới (BLO). Tranh thủ nguồn lực và hỗ trợ của các quốc gia, tổ chức quốc tế cho công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.

III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Công an tỉnh

- Chủ trì, phối hợp Sở Tư pháp và các đơn vị liên quan rà soát, nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, tập trung vào các quy định về xử phạt vi phạm hành chính, giám định, định giá tang vật làm căn cứ xử lý hình sự.

- Chủ động đấu tranh, trấn áp tội phạm, vi phạm pháp luật về bảo vệ đa dạng sinh học, tập trung các hành vi: hủy hoại các hệ sinh thái rừng; khai thác, mua bán, tiêu thụ, vận chuyển, tàng trữ động vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm và quản lý nguồn gen… nhất là các đường dây, tổ chức tội phạm liên tỉnh, xuyên quốc gia, gây tác động nghiêm trọng tới đa dạng sinh học. Phối hợp các cơ quan tiến hành tố tụng điều tra, truy tố, xét xử nghiêm đối tượng vi phạm theo quy định để răn đe. Chỉ đạo lực lượng Công an xã, phường, thị trấn phát huy vai trò nòng cốt trong nắm tình hình, phát hiện, ngăn chặn vi phạm ngay từ địa bàn cơ sở. Kịp thời động viên, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác này.

Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng trong trao đổi thông tin, thu thập dữ liệu về tội phạm, vi phạm pháp luật về đa dạng sinh học, nhất là trên không gian mạng, kịp thời phát hiện, xử lý đối tượng sử dụng mạng xã hội, các loại hình chuyển phát nhanh, ứng dụng thanh toán điện tử để tổ chức mua bán, vận chuyển trái phép động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm.

- Phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên, các cơ quan truyền thông triển khai có hiệu quả các hoạt động phòng ngừa xã hội; gắn phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật về đa dạng sinh học với phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu tầm quan trọng của bảo vệ đa dạng sinh học đồng thời tích cực tố giác vi phạm.

- Thực hiện hiệu quả Biên bản ghi nhớ phối hợp đảm bảo ANTT giữ Công an tỉnh 06 tỉnh của 03 nước (Việt Nam - Lào - Campuchia), chức năng Văn phòng BLO phục vụ công tác điều tra, xử lý các đường dây, tổ chức mua bán, vận chuyển động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm qua biên giới.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm theo lĩnh vực phân công liên quan đến đa dạng sinh học, tập trung các hành vi nuôi, nhốt động vật hoang dã; mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép; sử dụng chất, hóa chất cấm trong chăn nuôi, trồng trọt nông, lâm, thủy sản gây tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học. Chia sẻ dữ liệu, thông tin về xử lý vi phạm về đa dạng sinh học, danh sách cấp phép CITES phục vụ công tác tra cứu thông tin của lực lượng chức năng trong quá trình điều tra, xử lý vi phạm.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, loài chim hoang dã, di cư, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên.

- Tiếp nhận thông tin, dữ liệu, báo cáo về tội phạm đa dạng sinh học và các hành vi VPPL có liên quan đến bảo vệ đa dạng sinh học do các sở, ngành, địa phương cung cấp, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường để cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đa dạng sinh học.

- Phối hợp các ban, sở, ngành, cơ quan truyền thông thực hiện công tác tuyên truyền về bảo vệ đa dạng sinh học.

4. Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh

- Tăng cường tuần tra, kiểm soát tại địa bàn, khu vực quản lý để chủ động phát hiện, ngăn chặn, xử lý tội phạm, nhất là các hành vi mua bán, vận chuyển động vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm và hủy hoại tài nguyên, gây mất ANTT.

- Phối hợp với với các đơn vị, chính quyền địa phương, các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân tại khu vực biên giới chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về đa dạng sinh học và tố giác tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật về đa dạng sinh học.

5. Sở Tư pháp

- Phối hợp Công an tỉnh và các sở, ngành rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến công tác xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ động vật, thực vật hoang dã.

- Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong các lĩnh vực động vật hoang dã, tài nguyên, khoáng sản nhằm đáp ứng yêu cầu công tác phòng chống tội phạm về đa dạng sinh học.

6. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo cơ quan báo chí, truyền thông tổ chức tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đa dạng sinh học, nâng cao ý thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong bảo tồn đa dạng sinh học; phối hợp Công an tỉnh điều tra, xử lý các hành vi lợi dụng không gian mạng vi phạm pháp luật.

7. Đề nghị Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum

Thực hiện hiệu quả công tác tuần tra, kiểm soát, chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh kịp thời hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép qua biên giới các loài hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm và các loài ngoại lai xâm hại.

8. Sở Tài chính

Căn cứ khả năng cân đối ngân sách địa phương, dự toán được lập theo đúng quy định của Công an tỉnh, tham mưu UBND tỉnh cân đối ngân sách, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định phân bổ cho các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện theo phân cấp ngân sách hiện hành.

9. Sở Khoa học và Công nghệ

Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, phát triển ứng dụng thành tựu mới của khoa học và công nghệ phục vụ công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về đa dạng sinh học.

10. Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh

Chỉ đạo Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra trong điều tra, truy tố, xét xử tội phạm về đa dạng sinh học, đảm bảo xử lý theo đúng quy định pháp luật, góp phần răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung.

11. Các ban, sở, ngành, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tại mục II kế hoạch này, tập trung quán triệt cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nghiêm quy định pháp luật về bảo vệ đa dạng sinh học.

12. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý nhà nước tại địa phương, không để hình thành chợ tự phát, điểm tập trung hoạt động buôn bán động vật hoang dã, nhất là tại các địa bàn có rừng, tuyến giao thông kết nối khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.

- Chỉ đạo lực lượng chức năng rà soát, đánh giá tình hình vi phạm pháp luật về đa dạng sinh học tại địa phương, kiên quyết xử lý các hành vi mua bán, vận chuyển, nuôi, nhốt, giết mổ, săn bắt, bẫy động vật hoang dã, phá rừng, lấn chiếm rừng; đồng thời, công khai thông tin về kết quả xử lý để góp phần răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung.

- Căn cứ tình hình địa bàn và nhu cầu thực tế, tăng cường hỗ trợ, đầu tư ngân sách cho các đơn vị, lực lượng trực tiếp đấu tranh, xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật về đa dạng sinh học.

- Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu, có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về đa dạng sinh học.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trên cơ sở nội dung Kế hoạch này, các ban, sở, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch triển khai phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tình hình địa bàn.

2. Giao Công an tỉnh chủ trì, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch; định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện, báo cáo Chính phủ theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Công an;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh;
- Tòa án nhân dân tỉnh;
- Các ban, sở, ngành, cơ quan thuộc UBND tỉnh;
- Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum;
- Lưu: VT, NC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trương Hải Long

 



container.left + containerWidth - 20) { left = container.left + containerWidth - tooltipWidth - 20; } var arrowLeft = pos.left + (tnplWidth / 2) - left; tooltip.find('.tooltip-arrow').css('left', arrowLeft + 'px'); tooltip.find('.tooltip-arrow-inner').css('left', arrowLeft + 'px'); if (isMobile) { tooltip.css({ 'top': pos.top + $element.outerHeight() - 70, 'left': left }).show(); } else { tooltip.css({ 'top': pos.top + $element.outerHeight() + 10, 'left': left }).show(); } } function formatDate(dateString) { var options = { year: 'numeric', month: '2-digit', day: '2-digit' }; return new Date(dateString).toLocaleDateString('vi-VN', options); } function truncateTitle(title, wordLimit) { var words = title.split(' '); if (words.length > wordLimit) { return words.slice(0, wordLimit).join(' ') + '...'; } return title; } function cleanHTMLContent(htmlContent) { return htmlContent.replace(/<\/(i|b|span)><\1>/gmui, ''); } function fetchTerms($element) { if ($element.attr('is-posted') !== 'true') { var cleanedContent = cleanHTMLContent($element.html()); $element.html(cleanedContent); $.post('/pages/test/thuatngu/v2/tim.tn.php', { p_content: $element.text(), vb_ids: vb_ids }, function(data) { var content = $element.html(); var terms = data.terms.sort((a, b) => b.Ten_thuat_ngu.length - a.Ten_thuat_ngu.length); terms.forEach(term => { var allIDs = [term.ID]; var allTermsContent = '

' + term.Ten_thuat_ngu + '

' + '

' + term.noi_dung_thuat_ngu + '

' + '

Theo ' + truncateTitle(term.Tieu_de_van_ban, 10) + ' ban hành ngày ' + formatDate(term.vb_ngaybanhanh) + ' (' + term.ndsh_address + ')

'; if (term.children && term.children.length > 0) { term.children.forEach(child => { allIDs.push(child.ID); allTermsContent += '

' + child.Ten_thuat_ngu + '

' + '

' + child.noi_dung_thuat_ngu + '

' + '

Theo ' + truncateTitle(child.Tieu_de_van_ban, 10) + ' ban hành ngày ' + formatDate(child.vb_ngaybanhanh) + ' (' + child.ndsh_address + ')

'; }); } var regex = new RegExp('(' + term.Ten_thuat_ngu + ')(?![^<>]*>)', 'gi'); content = content.replace(regex, function(match, p1, offset) { var precedingTag = content.substring(0, offset).split('').length - 1; if (precedingTag <= followingTag) { return '' + p1 + ''; } else { return match; } }); }); $element.html(content); $element.attr('is-posted', 'true'); $('tnpl').on('mouseenter', function() { var $this = $(this); if (!$this.data('tooltip-content-shown')) { var tooltipID = 'tooltip-please-click'; var tooltip = $('#' + tooltipID); if (tooltip.length === 0) { var termsContent = "Bấm vào để xem chi tiết nội dung Giải thích từ ngữ"; var tooltipContent = '
' + '
' + '
' + '
' + termsContent + '
'; tooltip = $(tooltipContent); $('body').append(tooltip); } $this.data('tooltip', tooltip); updateTooltipPosition($this, tooltip); } }).on('mouseleave', function() { var tooltip = $('#tooltip-please-click'); if (tooltip.length) { tooltip.hide(); } }); $('tnpl').on('click', function(e) { let $tn_element = $(this); let id = null; // Tìm thẻ dctk hoặc dctd hoặc cttd trong tối đa 10 cấp trên for (let i = 0; i < 10; i++) { $tn_element = $tn_element.parent(); if ($tn_element.is('dctk, dctd, cttd')) { id = $tn_element.attr('id'); break; } } // Nếu tìm thấy id if (id) { let $targetDiv = $('#chu_thich_bubble_dc_' + id); // Kiểm tra xem div có tồn tại và đang hiển thị không if ($targetDiv.length && $targetDiv.is(':visible')) { e.preventDefault(); e.stopPropagation(); } } $('.tooltip-custom').hide(); $('.tooltip-custom').removeAttr('is-last-tooltip'); var $this = $(this); var tooltipID = 'tooltip-' + $this.data('id').toString().replace(/,/g, '-'); var tooltip = $('#' + tooltipID); if (tooltip.length === 0) { var termsContent = decodeURIComponent($this.data('term')); var tooltipContent = '
' + '
' + '
' + '
Giải thích từ ngữ
' + '
' + termsContent + '
' + '
'; tooltip = $(tooltipContent); $('body').append(tooltip); $this.data('tooltip', tooltip); } else { $this.data('tooltip', tooltip); } $this.data('tooltip-content-shown', true); $('.tooltip-custom').css('z-index', 1); tooltip.css('z-index', 1000); updateTooltipPosition($this, tooltip); tooltip.attr('is-last-tooltip', '1'); tooltip.show(); }); }, 'json'); } } var observer = new IntersectionObserver(function(entries) { entries.forEach(function(entry) { if (entry.isIntersecting) { fetchTerms($(entry.target)); } }); }, { threshold: 0.1 }); $('p').each(function() { observer.observe(this); }); $('p').on('mouseenter', function() { fetchTerms($(this)); }); $(document).on('mouseenter', '.tooltip-custom', function() { $('.tooltip-custom').css('z-index', 1); $(this).css('z-index', 1000); }); $(document).on('click', '.close-tooltip', function() { $(this).closest('.tooltip-custom').hide(); $(this).closest('.tooltip-custom').removeAttr('is-last-tooltip'); }); $(window).on('resize', function() { var $lastTooltip = $('.tooltip-custom[is-last-tooltip="1"]'); if ($lastTooltip.length) { var $tnpl = $('tnpl').filter(function() { return $(this).data('tooltip') && $(this).data('tooltip').attr('id') === $lastTooltip.attr('id'); }); if ($tnpl.length) { updateTooltipPosition($tnpl, $lastTooltip); $lastTooltip.show(); } } }); });