Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 182/KH-UBND

Hà Nội, ngày 04 tháng 7 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

KHẮC PHỤC KHUYẾT ĐIỂM, HẠN CHẾ ĐƯỢC CHỈ RA TẠI HỘI NGHỊ KIỂM ĐIỂM CÔNG TÁC NĂM 2022 CỦA BAN CÁN SỰ ĐẢNG VÀ TẬP THỂ LÃNH ĐẠO UBND THÀNH PHỐ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUY HOẠCH, QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG

Trong thời gian qua, công tác quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựngTuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng đô thị còn một số tồn tại, hạn chế; tình trạng xây dựng sai phép, sai quy hoạch và vi phạm trật tự xây dựng vẫn diễn biến phức tạp. Những khuyết điểm, hạn chế nêu trên có phần do sự lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền các cấp còn chưa kịp thời, sâu sát, thiếu sự quyết liệt; năng lực, nhận thức và trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức còn chưa cao; các quy định quản lý chưa được đồng bộ, chồng chéo, kém hiệu quả, chậm được cập nhật, điều chỉnh, bổ sung; sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành Thành phố với chính quyền địa phương chưa chặt chẽ; việc kiểm tra, xử lý các sai phạm ở một số nơi chưa thường xuyên, còn tình trạng nể nang, né tránh, chậm xử lý hoặc thiếu quyết liệt; sự bất cập về cơ chế, chính sách, tổ chức mô hình thí điểm Đội Quản lý trật tự xây dựng... ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thực thi công vụ của cán bộ làm công tác quản lý trật tự xây dựng; lúng túng trong việc nhận diện các hành vi vi phạm để phân định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm xử lý của các đơn vị.

Thực hiện chỉ đạo của Ban cán sự Đảng UBND Thành phố tại văn bản số 158-CV/BCSĐ ngày 28/3/2023 (về việc xây dựng kế hoạch khắc phục hạn chế, khuyết điểm được chỉ ra sau Hội nghị kiểm điểm năm 2022 của Ban cán sự Đảng và Tập thể Lãnh đạo UBND Thành phố); nhằm khắc phục các hạn chế, khuyết điểm về công tác quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch khắc phục khuyết điểm, hạn chế được chỉ ra tại hội nghị kiểm điểm công tác năm 2022 của Ban cán sự Đảng và Tập thể Lãnh đạo UBND Thành phố về công tác quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Chấn chỉnh và khẩn trương khắc phục các tồn tại, hạn chế, yếu kém liên quan đến công tác quản lý quy hoạch và quản lý trật tự xây dựng2. Yêu cầu

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm, hiệu quả trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp, các tổ chức trong hệ thống chính trị Thành phố; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và nhận thức của nhân dân, góp phần hạn chế các vi phạm về trật tự xây dựng; tăng cường sự phối hợp có hiệu quả giữa các sở, ban, ngành Thành phố, chính quyền địa phương trong công tác quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng.

- Xác định rõ nội dung và nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để khắc phục có hiệu quả các hạn chế, khuyết điểm đã được chỉ ra. Kế hoạch phải được triển khai nghiêm túc, kịp thời trên nguyên tắc “rõ người, rõ việc, trách nhiệm, rõ tiến độ, rõ hiệu quả”; đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao; phân công trách nhiệm cụ thể cho từng sở, ban, ngành Thành phố, đoàn thể, UBND các cấp đảm bảo việc tổ chức triển khai, thực hiện nghiêm túc, đạt hiệu quả cao nhất.

- Thực hiện đầy đủ các nội dung, Chương trình, Kế hoạch, Quyết định, Nghị quyết do Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố ban hành có liên quan đến công tác quản lý quy hoạch, quản lý kiến trúc, quản lý trật tự xây dựng.

- Khắc phục các hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý nhà nước về quy hoạch và quản lý quy hoạch, kiến trúc, quản lý trật tự xây dựng; chấm dứt vi phạm về quy hoạch, từng bước xử lý dứt điểm các vi phạm trật tự xây dựng tồn đọng.

- Quán triệt và thực hiện đúng nguyên tắc xác định, phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (về trật tự xây dựng nói chung; về công trình xây dựng trên đất không đúng mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai nói riêng...), đảm bảo mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật; hạn chế tình trạng hành chính hóa công tác xử lý và đùn đẩy trách nhiệm làm ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

II. GIẢI PHÁP, NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

Tại Hội nghị kiểm điểm công tác năm 2022 của Ban cán sự Đảng và Tập thể lãnh đạo UBND Thành phố đã chỉ ra những tồn tại hạn chế trong công tác quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng như sau: “Công tác quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng đô thị còn tồn tại và chưa đáp ứng yêu cầu đề ra; tình trạng xây dựng sai phép, sai quy hoạch và vi phạm trật tự xây dựng vẫn diễn biến phức tạp”. Để khắc phục dứt điểm hạn chế, khuyết điểm trên, nâng cao hiệu quả công tác quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng, UBND Thành phố yêu cầu các đơn vị thực hiện một số giải pháp, nhiệm vụ cụ thể như sau:

1. Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, có hiệu quả, đầy đủ các nội dung, Chương trình, Kế hoạch, Quyết định, Nghị quyết do Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố ban hành: Chương trình số 03-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy, Chỉ thị 14-CT/TU ngày 03/2/2022 của Ban Thường vụ Thành ủy; các Nghị quyết của HĐND Thành phố: số 04/NQ-HĐND ngày 08/4/2022, số 06/2022/NQ-HĐND ngày 08/7/2022; các Quyết định, Kế hoạch của UBND Thành phố: số 04/2019/QĐ-UBND ngày 18/3/2019, số 5066/QĐ-UBND ngày 02/12/2021 của UBND Thành phố; số 190/KH-UBND ngày 08/7/2022, số 218/KH-UBND ngày 12/8/2022, số 287/KH-UBND ngày 02/11/2022.

2. Kịp thời tham mưu, ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành trong công tác quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng; kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật khắc phục những tồn tại, hạn chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố; phát huy vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương trong quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng, xử lý vi phạm trật tự xây dựng.

4. Hoàn thiện cơ chế chính sách; thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; cập nhật văn bản pháp luật mới ban hành cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu công việc trong tình hình mới hiện nay.

5. Nâng cao sự hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật về quy hoạch, trật tự xây dựng của các tổ chức, cá nhân khi triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn Thành phố.

6. Công khai, minh bạch các thủ tục hành chính, văn bản quy phạm pháp luật, thông tin quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, thông tin quản lý trật tự xây dựng trên cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý chuyên ngành, chính quyền địa phương.

7. Từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu về quy hoạch, trật tự xây dựng trên trang thông tin điện tử của Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Xây dựng, UBND cấp huyện để đăng tải, công khai, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về công tác quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố.

8. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố, kịp thời phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; xử lý nghiêm các cán bộ, công chức vi phạm, cố tình gây khó khăn, nhũng nhiễu trong quá trình thực thi công vụ, các cá nhân buông lỏng quản lý, thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra vi phạm về quy hoạch, trật tự xây dựng nghiêm trọng, khó khắc phục hậu quả.

9. Khi xác định có vi phạm về trật tự xây dựng, việc xử lý vi phạm phải tuân thủ nguyên tắc quy định tại Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012; các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong quá trình thực thi công vụ, giải quyết thủ tục hành chính nếu phát hiện các vi phạm về trật tự xây dựng phải kịp thời thiết lập hồ sơ, xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm theo chức năng, nhiệm vụ được giao và theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, không bỏ lọt hoặc hợp thức cho các hành vi vi phạm trái với quy định của pháp luật hiện hành.

10. Sớm ổn định tổ chức, bộ máy Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã; củng cố tổ chức bộ máy, cán bộ quản lý quy hoạch kiến trúc từ Thành phố đến cấp huyện, nâng cao chất lượng phục vụ trong công tác quy hoạch.

11. Cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý công trình có hành lang bảo vệ an toàn (hành lang bảo vệ công trình lưới điện, công trình năng lượng; công trình giao thông, đê điều, công trình thủy lợi...) có trách nhiệm công bố công khai mốc giới hành lang bảo vệ an toàn công trình, phối hợp với địa phương quản lý chặt chẽ chống lấn chiếm, vi phạm về đất đai, vi phạm về quy hoạch, vi phạm về trật tự xây dựng.

12. Tập trung hoàn thành đảm bảo chất lượng, tiến độ đối với (1) Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; (2) Chương trình phát triển đô thị. Hoàn thành, trình UBND Thành phố ban hành các văn bản quy phạm pháp luật được giao liên quan đến lĩnh vực quy hoạch.

Phấn đấu hoàn thành phê duyệt các đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện, Quy hoạch phân khu ga Hà Nội, Quy hoạch phân khu đô thị tại các khu vực đô thị vệ tinh. Từng bước hoàn thành công tác tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt các đồ án quy hoạch theo danh mục các đồ án giai đoạn 2021-2025 đã được UBND Thành phố phê duyệt. Ban hành Quy chế quản lý kiến trúc thay thế các Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc khu phố cổ, khu phố cũ đã hết hiệu lực theo Luật Kiến trúc.

Nâng cao chất lượng hồ sơ trình duyệt đồ án quy hoạch do UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức lập quy hoạch (có ý kiến thẩm định của Sở Quy hoạch - Kiến trúc) theo đúng quy định pháp luật về quy hoạch, quy định về phân cấp, ủy quyền của UBND Thành phố.

Tiếp tục rà soát kế hoạch lập quy hoạch; kịp thời tham mưu báo cáo UBND Thành phố xem xét, dừng, thanh lý các đồ án đang dừng thực hiện do vướng mắc, không khả thi; tập trung triển khai thực hiện các đồ án theo Chương trình, Kế hoạch đã được UBND Thành phố phê duyệt.

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật quy hoạch bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức của người dân về mục đích, ý nghĩa và tâm quan trọng của công tác quy hoạch; tăng cường sự đồng thuận của người dân đối với một số các loại hình công trình ít được nhân dân đồng tình, ủng hộ như công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối...

III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Sở Xây dựng

- Tổng hợp các bất cập, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố; thường xuyên cập nhật các quy định pháp luật mới có hiệu lực, kịp thời tham mưu UBND Thành phố hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung, thay thế cho phù hợp với thực tiễn và pháp luật hiện hành.

- Chủ trì tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng đối với cán bộ công chức làm công tác quản lý trật tự xây dựng; phối hợp, giới thiệu, cử giảng viên, báo cáo viên trong các lớp tập huấn về công tác quản lý trật tự xây dựng, phổ biến pháp luật về xây dựng do UBND các quận, huyện, thị xã chủ trì tổ chức (khi có đề nghị).

- Tổ chức đăng tải các thông tin về tình hình, kết quả công tác quản lý trật tự xây dựng trên trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng; kịp thời xem xét, giải quyết đơn, thư của công dân theo quy định.

- Tăng cường công tác thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố; kịp thời phát hiện những bất cập trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định.

- Phối hợp với các sở, ban, ngành Thành phố; cung cấp thông tin về công tác quản lý trật tự xây dựng, cho ý kiến về việc chấp hành các quy định của pháp luật về xây dựng đối với các chủ đầu tư trên địa bàn Thành phố (khi có đề nghị).

- Định kỳ sơ kết, tổng kết 6 tháng, hàng năm; tổ chức giao ban công tác quản lý trật tự xây dựng với UBND cấp huyện và các cơ quan có liên quan để đánh giá tình hình và đề ra biện pháp thực hiện nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, tổng hợp báo cáo UBND Thành phố.

- Phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu UBND Thành phố kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải pháp để ổn định tổ chức bộ máy Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị tại cấp huyện.

- Đề xuất Chủ tịch UBND Thành phố xem xét, xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân có liên quan buông lỏng quản lý, thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ để xảy ra vi phạm trật tự xây dựng nghiêm trọng trên địa bàn quản lý.

2. Sở Quy hoạch - Kiến trúc

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại mục 12, Phần II Kế hoạch này.

- Chủ trì, phối hợp với Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ thẩm định, trình cấp thẩm quyền phê duyệt các quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng theo phân cấp.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện các giải pháp tăng cường công tác quản lý quy hoạch, kiến trúc gắn với từng đồ án quy hoạch, đảm bảo chặt chẽ, giữ đúng định hướng, mục tiêu ban đầu của quy hoạch; Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện theo quy hoạch được duyệt đối với việc triển khai thực hiện các công trình, dự án theo chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định và UBND Thành phố giao.

- Tuân thủ nghiêm các điều kiện, trình tự, thủ tục về điều chỉnh quy hoạch xây dựng theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị, Luật Quy hoạch; xem xét một cách thận trọng, khách quan, khoa học việc điều chỉnh tổng thể và điều chỉnh cục bộ quy hoạch, không điều chỉnh cục bộ quy hoạch làm tăng mật độ dân cư so với quy hoạch được duyệt; không xem xét đối với việc điều chỉnh quy hoạch làm giảm diện tích đất xây dựng các công trình phúc lợi, công viên cây xanh, ao, hồ, công cộng phục vụ dân sinh; không thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch theo đề nghị của chủ đầu tư khi chưa nghiên cứu, rà soát, báo cáo về sự phù hợp quy hoạch chung, quy hoạch phân khu; không xem xét điều chỉnh quy hoạch đối với công trình có vi phạm trật tự xây dựng khi chủ đầu tư chưa chấp hành xong các Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (bao gồm cả biện pháp khắc phục hậu quả) của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy trình, quy định, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch và các nội dung khác liên quan cho phù hợp với tình hình thực tiễn, đảm bảo sự đồng bộ và tuân thủ các quy định hiện hành; nghiên cứu, tham mưu UBND Thành phố ban hành Quyet định sửa đổi Quyết định số 72/2014/QĐ-UBND ngày 17/9/2014 của UBND Thành phố.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên tổ chức thực hiện cập nhật và đăng tải các đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết thuộc thẩm quyền phê duyệt cấp tỉnh, huyện quy định tại Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị và theo yêu cầu của Bộ Xây dựng.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Đẩy nhanh công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản trên đất (sau đây gọi là cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) cho các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện theo quy định làm cơ sở cho việc cấp giấy phép xây dựng, phục vụ công tác quản lý trật tự xây dựng.

- Phối hợp với Sở Xây dựng, UBND quận, huyện, thị xã (theo phân cấp) nắm thông tin về tình hình trật tự xây dựng của các chủ đầu tư trên địa bàn Thành phố phục vụ cho công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định; chưa xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các công trình có vi phạm trật tự xây dựng mà chủ đầu tư chưa khắc phục xong các vi phạm về trật tự xây dựng hoặc chưa chấp hành xong các Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (bao gồm cả biện pháp khắc phục hậu quả) của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

- Phối hợp, hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã trong việc kiểm tra, xử lý các công trình vi phạm về đất đai theo quy định.

4. Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội

- Tổ chức bàn giao chỉ giới đường đỏ cho UBND các quận, huyện, thị xã, làm cơ sở để giải quyết các thủ tục hành chính theo quy định.

- Phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan rà soát, đẩy nhanh tiến độ phủ kín các quy hoạch còn thiếu trên địa bàn Thành phố.

5. Sở Nội vụ

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ, kịp thời xử lý, kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý đối với cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ vi phạm trong công tác quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng theo quy định của pháp luật.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng tham mưu UBND Thành phố kiến nghị Thủ tướng Chính phủ có giải pháp ổn định tổ chức bộ máy Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã.

6. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Xây dựng, UBND quận, huyện, thị xã (theo phân cấp) cập nhật, quản lý thông tin về tình hình trật tự xây dựng của các chủ đầu tư trên địa bàn Thành phố; tham mưu, đề xuất UBND Thành phố chưa giao thực hiện các dự án, điều chỉnh chủ trương đầu tư trên địa bàn Thành phố cho các chủ đầu tư có vi phạm trật tự xây dựng chưa khắc phục xong các vi phạm về trật tự xây dựng hoặc chưa chấp hành xong các Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (bao gồm cả biện pháp khắc phục hậu quả) của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

7. Sở Công Thương

Phối hợp, hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã trong việc kiểm tra, xử lý công trình xây dựng vi phạm hành lang bảo vệ công trình lưới điện, hành lang bảo vệ công trình năng lượng.

8. Sở Giao thông vận tải

Phối hợp, hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý các công trình vi phạm hành lang bảo vệ công trình giao thông.

9. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Phối hợp, hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý các công trình xây dựng vi phạm hành lang bảo vệ đê điều, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, trên đất rừng phòng hộ.

10. Ban Quản lý các khu Công nghiệp và chế xuất

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện, triển khai các dự án đầu tư trong các khu công nghiệp và khu chế xuất theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được UBND Thành phố giao; đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực vi phạm về quy hoạch, trật tự xây dựng.

- Không xem xét (hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền) cấp mới, điều chỉnh quy hoạch, giấy chứng nhận đầu tư cho các chủ đầu tư chưa khắc phục xong các vi phạm về trật tự xây dựng hoặc chưa chấp hành xong các Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (bao gồm cả biện pháp khắc phục hậu quả) của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

11. Công an Thành phố

Chỉ đạo lực lượng công an cấp huyện, cấp xã phối hợp với UBND cùng cấp trong việc thực hiện các biện pháp ngăn chặn, xử lý vi phạm trật tự xây dựng theo nội dung Quy định về Quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố ban hành kèm theo Quyết định số 04/2019/QĐ-UBND ngày 18/3/2019 của UBND Thành phố.

12. Các Sở, ban, ngành của Thành phố có liên quan

Ngoài các nhiệm vụ đã nêu trên, các Sở, ban, ngành Thành phố: Thanh tra Thành phố, Quy hoạch - Kiến trúc, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa và Thể thao, Thông tin và Truyền thông, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Cục Thuế Thành phố, Giao thông vận tải, Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, Lao động Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Tư pháp, Ban quản lý Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội và các sở, ban, ngành Thành phố có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao tăng cường phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Xây dựng và UBND cấp huyện trong công tác quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng; Chịu trách nhiệm trước pháp luật và UBND Thành phố về các nội dung có liên quan được giao quản lý.

13. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các đoàn thể chính trị - xã hội

Phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật về quy hoạch, trật tự xây dựng, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

14. UBND các quận, huyện, thị xã

- Chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và UBND Thành phố về tình hình quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn.

- Triển khai đồng bộ có hiệu lực, hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ trong công tác quản lý trật tự xây dựng được quy định tại Quyết định số 04/2019/QĐ-UBND ngày 18/3/2019 của UBND Thành phố về việc ban hành quy định quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội khẩn trương thực hiện các đồ án quy hoạch chi tiết, quy hoạch điểm dân cư nông thôn, quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc, thiết kế đô thị để đáp ứng yêu cầu cấp Giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch.

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường đẩy nhanh công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân và tổ chức theo quy định.

- Chủ trì tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng đối với các phòng, ban, đơn vị (có liên quan), UBND xã, phường, thị trấn; thực hiện việc tuyên truyền, vận động hướng dẫn các tổ chức, nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về quy hoạch, trật tự xây dựng trên địa bàn.

- Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị, UBND cấp xã và các cơ quan liên quan thực hiện trách nhiệm quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý trật tự xây dựng; kiên quyết, xử lý dứt điểm công trình vi phạm.

- Kịp thời ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính; ban hành các quyết định cưỡng chế đối với các chủ đầu tư cố tình không chấp hành các Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đảm bảo đúng trình tự, thời gian theo quy định.

- Công khai đầy đủ các quy định pháp luật về quy hoạch, xây dựng, quy định quản lý trật tự xây dựng, tình hình trật tự xây dựng tại địa phương- Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin kiểm soát và xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựng, các khu vực có tranh chấp, khiếu kiện về xây dựng để đăng tải công khai trên cổng thông tin điện tử của UBND cấp huyện.

- Nghiên cứu, xem xét, quan tâm đến chế độ chính sách cho cán bộ, công chức làm công tác quản lý trật tự xây dựng theo quy định; tạm thời giữ ổn định bộ máy, chỉ tiêu, biên chế của cán bộ, công chức trong thời gian thí điểm.

- Lập kế hoạch chi tiết, cụ thể xử lý dứt điểm các công trình vi phạm, tồn đọng theo quy định; kịp thời phát hiện, kiến nghị cơ quan, đơn vị có chức năng quản lý nhà nước về đất đai xử lý đối với các trường hợp xây dựng công trình trên đất không đúng mục đích sử dụng đất- Không xem xét (hoặc kiến nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền) cấp mới, điều chỉnh quy hoạch xây dựng cho các chủ đầu tư chưa khắc phục xong các vi phạm về trật tự xây dựng hoặc chưa chấp hành xong các Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (bao gồm cả biện pháp khắc phục hậu quả) của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Việc thực hiện Kế hoạch này bao gồm thực hiện đầy đủ các nội dung, Chương trình, Kế hoạch, Quyết định, Nghị quyết do Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố ban hành có liên quan đến lĩnh vực quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng. Các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công, những hạn chế, khuyết điểm, đặc biệt là hạn chế đã chỉ ra từ nhiều năm, hạn chế được chỉ ra tại các kết luận thanh tra, kiểm tra, kiến nghị kiểm toán trong lĩnh vực quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng nhưng còn chậm được khắc phục để chủ động xây dựng Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện2. Thực hiện nghiêm chế độ thông tin báo cáo theo quy định; định kỳ 06 tháng và hàng năm xây dựng báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch này lồng ghép vào báo cáo kết quả thực hiện Chương trình công tác hàng năm của UBND Thành phố, thực hiện báo cáo đột xuất khi có yêu cầu của UBND Thành phố (hoặc theo đề nghị của Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc đối với lĩnh vực được UBND Thành phố giao chủ trì), cụ thể:

- Đối với lĩnh vực quản lý quy hoạch: Sở Quy hoạch - Kiến trúc chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện; chế độ báo cáo được lồng ghép, thực hiện theo Kế hoạch số 190/KH-UBND ngày 08/7/2022 của UBND Thành phố.

- Đối với lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng: Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện; chế độ thông tin báo cáo được lồng ghép, thực hiện theo quy định tại Điều 12 Quy định về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố ban hành kèm theo Quyết định số 04/2019/QĐ-UBND ngày 18/3/2019 của UBND Thành phố.

3. Giao Sở Xây dựng là cơ quan thường trực phối hợp với Văn phòng UBND Thành phố theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị; tổng hợp những khó khăn, vướng mắc, đề xuất, báo cáo UBND Thành phố chỉ đạo, giải quyết theo thẩm quyền./.

 


Nơi nhận:
- Đ/c Bí thư Thành ủy;
- Thường trực Thành ủy;
- Đ/c Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Đ/c PCT UBND Thành phố;
- Các Ban của Thành ủy;
- Văn phòng Thành ủy;
- Các Sở, ban, ngành Thành phố; (để thực hiện)
- UBND các quận, huyện, thị xã; (để thực hiện)
- UBMT Tổ quốc VN Thành phố HN; (để p/h)
- VPUBTP: CVP, Võ Tuấn Anh; TH, ĐT;
- Lưu: VT, ĐT.

T/M. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Dương Đức Tuấn

 



container.left + containerWidth - 20) { left = container.left + containerWidth - tooltipWidth - 20; } var arrowLeft = pos.left + (tnplWidth / 2) - left; tooltip.find('.tooltip-arrow').css('left', arrowLeft + 'px'); tooltip.find('.tooltip-arrow-inner').css('left', arrowLeft + 'px'); if (isMobile) { tooltip.css({ 'top': pos.top + $element.outerHeight() - 70, 'left': left }).show(); } else { tooltip.css({ 'top': pos.top + $element.outerHeight() + 10, 'left': left }).show(); } } function formatDate(dateString) { var options = { year: 'numeric', month: '2-digit', day: '2-digit' }; return new Date(dateString).toLocaleDateString('vi-VN', options); } function truncateTitle(title, wordLimit) { var words = title.split(' '); if (words.length > wordLimit) { return words.slice(0, wordLimit).join(' ') + '...'; } return title; } function cleanHTMLContent(htmlContent) { return htmlContent.replace(/<\/(i|b|span)><\1>/gmui, ''); } function fetchTerms($element) { if ($element.attr('is-posted') !== 'true') { var cleanedContent = cleanHTMLContent($element.html()); $element.html(cleanedContent); $.post('/pages/test/thuatngu/v2/tim.tn.php', { p_content: $element.text(), vb_ids: vb_ids }, function(data) { var content = $element.html(); var terms = data.terms.sort((a, b) => b.Ten_thuat_ngu.length - a.Ten_thuat_ngu.length); terms.forEach(term => { var allIDs = [term.ID]; var allTermsContent = '

' + term.Ten_thuat_ngu + '

' + '

' + term.noi_dung_thuat_ngu + '

' + '

Theo ' + truncateTitle(term.Tieu_de_van_ban, 10) + ' ban hành ngày ' + formatDate(term.vb_ngaybanhanh) + ' (' + term.ndsh_address + ')

'; if (term.children && term.children.length > 0) { term.children.forEach(child => { allIDs.push(child.ID); allTermsContent += '

' + child.Ten_thuat_ngu + '

' + '

' + child.noi_dung_thuat_ngu + '

' + '

Theo ' + truncateTitle(child.Tieu_de_van_ban, 10) + ' ban hành ngày ' + formatDate(child.vb_ngaybanhanh) + ' (' + child.ndsh_address + ')

'; }); } var regex = new RegExp('(' + term.Ten_thuat_ngu + ')(?![^<>]*>)', 'gi'); content = content.replace(regex, function(match, p1, offset) { var precedingTag = content.substring(0, offset).split('').length - 1; if (precedingTag <= followingTag) { return '' + p1 + ''; } else { return match; } }); }); $element.html(content); $element.attr('is-posted', 'true'); $('tnpl').on('mouseenter', function() { var $this = $(this); if (!$this.data('tooltip-content-shown')) { var tooltipID = 'tooltip-please-click'; var tooltip = $('#' + tooltipID); if (tooltip.length === 0) { var termsContent = "Bấm vào để xem chi tiết nội dung Giải thích từ ngữ"; var tooltipContent = '
' + '
' + '
' + '
' + termsContent + '
'; tooltip = $(tooltipContent); $('body').append(tooltip); } $this.data('tooltip', tooltip); updateTooltipPosition($this, tooltip); } }).on('mouseleave', function() { var tooltip = $('#tooltip-please-click'); if (tooltip.length) { tooltip.hide(); } }); $('tnpl').on('click', function(e) { let $tn_element = $(this); let id = null; // Tìm thẻ dctk hoặc dctd hoặc cttd trong tối đa 10 cấp trên for (let i = 0; i < 10; i++) { $tn_element = $tn_element.parent(); if ($tn_element.is('dctk, dctd, cttd')) { id = $tn_element.attr('id'); break; } } // Nếu tìm thấy id if (id) { let $targetDiv = $('#chu_thich_bubble_dc_' + id); // Kiểm tra xem div có tồn tại và đang hiển thị không if ($targetDiv.length && $targetDiv.is(':visible')) { e.preventDefault(); e.stopPropagation(); } } $('.tooltip-custom').hide(); $('.tooltip-custom').removeAttr('is-last-tooltip'); var $this = $(this); var tooltipID = 'tooltip-' + $this.data('id').toString().replace(/,/g, '-'); var tooltip = $('#' + tooltipID); if (tooltip.length === 0) { var termsContent = decodeURIComponent($this.data('term')); var tooltipContent = '
' + '
' + '
' + '
Giải thích từ ngữ
' + '
' + termsContent + '
' + '
'; tooltip = $(tooltipContent); $('body').append(tooltip); $this.data('tooltip', tooltip); } else { $this.data('tooltip', tooltip); } $this.data('tooltip-content-shown', true); $('.tooltip-custom').css('z-index', 1); tooltip.css('z-index', 1000); updateTooltipPosition($this, tooltip); tooltip.attr('is-last-tooltip', '1'); tooltip.show(); }); }, 'json'); } } var observer = new IntersectionObserver(function(entries) { entries.forEach(function(entry) { if (entry.isIntersecting) { fetchTerms($(entry.target)); } }); }, { threshold: 0.1 }); $('p').each(function() { observer.observe(this); }); $('p').on('mouseenter', function() { fetchTerms($(this)); }); $(document).on('mouseenter', '.tooltip-custom', function() { $('.tooltip-custom').css('z-index', 1); $(this).css('z-index', 1000); }); $(document).on('click', '.close-tooltip', function() { $(this).closest('.tooltip-custom').hide(); $(this).closest('.tooltip-custom').removeAttr('is-last-tooltip'); }); $(window).on('resize', function() { var $lastTooltip = $('.tooltip-custom[is-last-tooltip="1"]'); if ($lastTooltip.length) { var $tnpl = $('tnpl').filter(function() { return $(this).data('tooltip') && $(this).data('tooltip').attr('id') === $lastTooltip.attr('id'); }); if ($tnpl.length) { updateTooltipPosition($tnpl, $lastTooltip); $lastTooltip.show(); } } }); });