Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 145/KH-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 05 tháng 6 năm 2020 |
NÂNG CAO CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CỦA TỈNH NĂM 2020
I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ XẾP HẠNG CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH (CCHC) CỦA TỈNH NĂM 2019
Kết quả xếp hạng chỉ số CCHC năm 2019 được triển khai thực hiện theo Quyết định số 1150/QĐ-BNV ngày 30/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc phê duyệt Đề án “Xác định chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”.
Bộ chỉ số CCHC (PAR INDEX) có 2 phần (Phần đánh giá kết quả CCHC 66,5 điểm và phần đánh giá tác động của CCHC 33,5 điểm) được xác định trên 8 lĩnh vực, 43 tiêu chí, 95 tiêu chí thành phần (TCTP), với thang điểm đánh giá là 100 điểm.
Kết quả chỉ số CCHC năm 2019 của tỉnh đạt 83,06/100 điểm, xếp vị thứ 13/63 tỉnh, thành phố (tăng 4,16 điểm và tăng 3 bậc so với năm 2018), trong đó:
- Vị thứ của 5/8 lĩnh vực có tăng bậc so với năm 2018, bao gồm: Công tác chỉ đạo điều hành, cải cách thủ tục hành chính (TTHC), cải cách tổ chức bộ máy, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CB cc VC) hiện đại hóa nền hành chính;
- Vị thứ của 3/8 lĩnh vực giảm bậc so với năm 2018, bao gồm: Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật (VB QPPL), tài chính công, tác động của CCHC đến phát triển kinh tế - xã hội
- Điểm đánh giá kết quả thực hiện CCHC đạt được 53,32/63,5 điểm (tăng 5,39 điểm và tăng 10 bậc so với năm 2018);
- Điểm đánh giá tác động đạt 29,74/36,5 điểm, trong đó: Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (chỉ số SIPAS) đạt được 7,8/10 điểm xếp thứ 57/63 tỉnh thành (giảm 26 bậc so với năm 2018); khảo sát lãnh đạo quản lý đạt 18,94/20,5 điểm (giảm 3 bậc so với năm 2018); tác động đến phát triển KT - XH đạt 3/6 điểm xếp thứ 47/63 tỉnh thành (giảm 1 bậc so với năm 2018).
- Có 60 TCTP đạt điểm tối đa (với tổng số điểm là 43,75 điểm) và có 21 TCTP chưa đạt điểm tối đa (với tổng số điểm là 12,57/22,75 điểm, trừ 10,18 điểm).
TT | Nội dung đánh giá | Năm 2018 | Năm 2019 | ||
Điểm số | Xếp hạng | Điểm số | Xếp hạng | ||
1 | Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính | 6,50 | 38 (5)1 | 8,00 | 4(12) |
2 | Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật tại tỉnh | 8,87 | 8 | 8,75 | 32 |
3 | Cải cách thủ tục hành chính | 11,18 | 34 | 13,21 | 13 |
4 | Cải cách tổ chức bộ máy hành chính | 7,81 | 61 | 8,35 | 55 |
5 | Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức | 10,57 | 28 | 11,72 | 21 |
6 | Cải cách tài chính công | 9,92 | 14 | 9,76 | 22 |
7 | Hiện đại hóa hành chính | 11,60 | 5 | 12,47 | 1 |
8 | Tác động của CCHC đến người dân, tổ chức và phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh | 12,45 | 48 | 10,80 | 57 |
Điểm thẩm định | 47.93 | 17 | 53,32 | 7 | |
Đánh giá tác động của CCHC | Chỉ số SIPAS | 9,95 | 31 | 7,80 | 57 |
Khảo sát LĐ quản lý | 18,52 | 15 | 18,94 | 18 | |
Tác động đến PT KT-XH | 2,50 | 48 (11) | 3,00 | 47(6) |
Cụ thể các điểm bị trừ tại các tiêu chí là:
a) Lĩnh vực công tác chỉ đạo, điều hành CCHC: Tỉnh đạt 8/8,5 điểm, được xếp nhóm dẫn đầu (xếp thứ 4/63 và có 12 tỉnh, thành phố cùng vị thứ), bị trừ 0,5 điểm tại 01 TCTP:
TCTP 1.6 “Thực hiện các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao” đạt 1,0/1,5 điểm do có 01 nhiệm vụ hoàn thành muộn so với thời hạn quy định (theo Báo cáo số 11840/BC-VPCP ngày 28/12/2019).
b) Lĩnh vực xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) tại tỉnh: Tỉnh đạt 8,75/10 điểm (xếp vị thứ 32/63 tỉnh, thành phố), bị trừ 1,25 điểm; trong đó, đánh giá tác động của CCHC qua điều tra XHH đạt 3,91/5 điểm; đánh giá qua hệ thống báo cáo đạt 4,84/5 điểm, bị trừ 0,16 điểm tại TCTP 2.2 “Xử lý VBQPPL sau rà soát, hệ thống hóa”, do có 12/110 văn bản trái pháp luật chưa hoàn thành dứt điểm việc xử lý, kiến nghị xử lý qua kiểm tra.
c) Lĩnh vực cải cách thủ tục hành chính (TTHC): Tỉnh đạt 13,21/14 điểm, xếp vị thứ 13/63 tỉnh, thành phố bị trừ 0,79 điểm tại 04 TCTP:
TCTP 3.2.5 “Công khai TTHC trên Cổng thông tin điện tử (TTĐT) của tỉnh và Trang TTĐT của các cơ quan, đơn vị” đánh giá 0/0,75 điểm do trên cổng Dịch vụ công có công khai đầy đủ nhưng không hiện số liệu theo thời gian thực và năm 2019 chỉ có tổng số, không có số liệu chi tiết của từng cơ quan, đơn vị theo yêu cầu của tiêu chí.
Các TCTP 3.4.1; 3.4.2; 3.4.3 (Tỷ lệ hồ sơ TTHC do cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, UBND cấp huyện UBND cấp xã tiếp nhận trong năm được giải quyết đúng hạn) đánh giá 3,96/4 do trong năm có chưa giải quyết đúng hẹn ở cả 3 cấp.
d) Lĩnh vực cải cách tổ chức bộ máy nhà nước: Tỉnh đạt điểm thấp 8,35/12 điểm (xếp vị thứ 55/63 tỉnh, thành phố), bị trừ 3,65 điểm; trong đó, đánh giá tác động của CCHC qua điều tra XHH đạt 3,45/4,5 điểm, đánh giá qua hệ thống báo cáo đạt 4,90/7,5 điểm, bị trừ 2,6 điểm tại 04 TCTP:
TCTP 4.1.1: “Sắp xếp tổ chức bộ máy và kiện toàn chức năng, nhiệm vụ của các CQCM cấp tỉnh, các phòng chuyên môn cấp huyện” đánh giá 0/1 điểm do đến tháng 7/2019, tại UBND huyện Nam Đông còn 01 phòng và 01 đơn vị sự nghiệp trực thuộc chưa ban hành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức là Văn phòng HĐND&UBND huyện, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và thể thao huyện;
TCTP 4.1.2 “Thực hiện quy định về cơ cấu số lượng lãnh đạo tại các cơ quan hành chính” đánh giá 0,5/1,5 điểm do nhiều phòng chuyên môn cấp huyện có cơ cấu chưa hợp lý, như huyện Phong Điền có 04 phòng. Nhiều phòng chuyên môn thuộc sở, ngành có cơ cấu chưa hợp lý như một số phòng thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và Thanh tra tỉnh...;
TCTP 4.1.3: “Tỷ lệ giảm số lượng đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2015” đánh giá 0,98/1,0 điểm do chưa đạt chỉ tiêu giảm số lượng đơn vị sự nghiệp so (giảm 76 đơn vị đạt tỷ lệ 9,74% so với năm 2015).
TCTP 4.2.3: “Tỷ lệ giảm biên chế so với năm 2015” đánh giá 0,9 2/1,5 điểm do chưa đạt chỉ tiêu giảm số lượng biên chế công chức (giảm 139 biên chế đạt tỷ lệ 6,12% so với năm 2015).
e) Lĩnh vực xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức: Tỉnh đạt điểm 11,72/14 điểm (xếp vị thứ 21/63 tỉnh, thành phố); trong đó, đánh giá tác động của CCHC qua điều tra XHH đạt 4,75/6 điểm, đánh giá qua hệ thống báo cáo đạt 6,97/8 điểm, bị trừ 1,03 điểm tại 03 TCTP:
TCTP 5.1.1: “Tỷ lệ cơ quan, tổ chức hành chính của tỉnh bố trí công chức theo đúng vị trí việc làm được phê duyệt” đạt 0,5/1 điểm do Ban Quản lý KKT, CN tỉnh phân bổ 02 biên chế công chức cho các đơn vị sự nghiệp là chưa đúng vị trí việc làm.
TCTP 5.1.2: “Tỷ lệ đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh bố trí viên chức theo đúng vị trí việc làm được phê duyệt” đạt 0,5/1 điểm do Ban Quản lý KKT, CN tỉnh phân bổ 02 biên chế công chức cho các đơn vị sự nghiệp là chưa đúng vị trí việc làm của cả công chức và viên chức; chưa xây dựng cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và khung năng lực cho từng vị trí việc làm gắn với số lượng người làm việc cụ thể trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để làm cơ sở cho việc tuyển dụng, nâng ngạch, chuyển ngạch theo quy định.
TCTP 5.6: “Mức độ hoàn thành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức” đánh giá 0,97/1,0 điểm do năm 2019, đã cử 96,5% lượt cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng.
f) Lĩnh vực cải cách tài chính công: Tỉnh đạt 9,76/12,5 (xếp vị thứ 22/63 tỉnh, thành phố); trong đó, đánh giá tác động của CCHC qua điều tra XHH đạt 3,35/4 điểm, đánh giá qua hệ thống báo cáo đạt 6,41/8,5 điểm, bị trừ 2,09 điểm tại 05 TCTP:
TCTP 6.1.1 “Thực hiện giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước hàng năm” đạt 0,82/1,0 điểm, do số vốn ngân sách nhà nước giải ngân năm 2019 chỉ đạt gần 74%.
TCTP 6.1.3: “Tổ chức thực hiện các kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước về tài chính, ngân sách” đạt 0,25/1 điểm. Do kết quả thực hiện các kiến nghị sau thanh ra, kiểm tra đạt 85% tổng số tiền phải nộp NSNN theo kiến nghị.
TCTP 6.2.1: “Ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền của tỉnh về quản lý, sử dụng tài sản công” đánh giá 0,25/0,5 điểm. Do tỉnh chưa ban hành quy định về tiêu chuẩn, định mức diện tích chuyên dùng trong trụ sở làm việc, diện tích công trình sự nghiệp (đang trình cấp có thẩm quyền phê duyệt).
TCTP 6.2.2: “Ban hành quy chế quản lý, sử dụng tài sản công của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý” đánh giá 0,25/0,5 điểm. Do tỉnh có 85% cơ quan, đơn vị từ cấp huyện trở lên đã ban hành quy chế quản lý, sử dụng tài sản công (thường được lồng ghép với quy chế chi tiêu nội bộ).
TCTP 6.3.4: “Tỷ lệ giảm chi trực tiếp ngân sách cho đơn vị sự nghiệp so với năm 2015” đạt 0,3371/1,0 điểm. Do tiết kiệm giảm chi chỉ đạt tỷ lệ 3,37% so với năm 2015.
g) Lĩnh vực hiện đại hóa hành chính: Tỉnh đạt 12,47/13 điểm, dẫn đầu trên toàn quốc; trong đó, đánh giá tác động của CCHC qua điều tra XHH đạt 3,47/4 điểm, đánh giá qua hệ thống báo cáo đạt 9/9 điểm.
h) Lĩnh vực tác động của CCHC đến người dân, tổ chức và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: Tỉnh đạt 10,8/16 điểm (xếp vị thứ 57/63 tỉnh, thành phố); trong đó, đánh giá kết quả Chỉ số SIPAS đạt 7,8/10 điểm, đánh giá qua hệ thống báo cáo đạt 3/6 điểm, bị trừ 03 điểm tại TCTP 8.3.1 “Tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới trong năm” đạt 0/1 điểm, do đạt 8,23% (dưới 10%) doanh nghiệp thành lập mới (theo số liệu của Bộ Kế hoạch và đầu tư).
k) Đánh giá tác động của CCHC (điều tra XHH) đạt điểm mức thấp (26,74/33,5 điểm). Trong đó:
Khảo sát đánh giá 480 người dân, doanh nghiệp, với mức độ hài lòng bình quân chung về phục vụ hành chính là 78,37% xếp thứ 57/63 tỉnh, thành phố, đạt 7,8/10 điểm (chi tiết theo phụ lục đính kèm). Kết quả khảo sát, được đánh giá thấp nhất là Chỉ số hài lòng về việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị liên quan đến TTHC (mức độ hài lòng chỉ đạt 64,25%).
Khảo sát đánh giá 176 công chức, lãnh đạo quản lý (gồm 30 đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, 59 lãnh đạo cấp Sở, 78 lãnh đạo cấp phòng thuộc Sở, 9 lãnh đạo cấp huyện), có mức độ hài lòng bình quân chung là 80,6%, đạt 18,94/23,5 điểm, xếp thứ 18/63 tỉnh, thành phố, trong đó:
* Đại biểu HĐND tỉnh có mức độ hài lòng bình quân là 88,72% (năm 2018 là 78,6%), có 06/30 đại biểu HĐND đánh giá hài lòng thấp dưới 80%);
* Lãnh đạo cấp sở có mức độ hài lòng bình quân là 86,2% (năm 2018 là 86%) (có 19/59 lãnh đạo cấp sở đánh giá hài lòng thấp dưới 80%);
* Lãnh đạo phòng thuộc sở có mức độ hài lòng bình quân là 81,17% (năm 2018 là 82,3%), có 39/78 lãnh đạo phòng đánh giá hài lòng thấp dưới 80%);
* Lãnh đạo cấp huyện có mức độ hài lòng bình quân là 77,4% (năm 2018 là 79,2%), (5/9 lãnh đạo cấp huyện đánh giá hài lòng thấp dưới 80%).
* Kết quả khảo sát, được đánh giá thấp nhất là tính kịp thời trong việc phát hiện và xử lý các bất cập, vướng mắc trong tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của tỉnh (mức độ hài lòng chỉ đạt 72,9%).
II. KẾ HOẠCH NÂNG CAO VỊ TRÍ XẾP HẠNG PAR INDEX NĂM 2020 CỦA TỈNH
a) Mục tiêu chung:
Hoàn thành mục tiêu của Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 20162020 của UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 639/QĐ-UBND ngày 31/3/2016.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Phấn đấu vị thứ chỉ số CCHC của tỉnh năm 2020 nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành phố có kết quả tốt nhất của cả nước.
- Cải thiện và nâng cao chất lượng, sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trong việc tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính.
a) Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Căn cứ kế hoạch CCHC giai đoạn 2016 - 2020 và kế hoạch cải cách hành chính năm 2020 của tỉnh và tình hình thực tiễn của đơn vị, địa phương xác định rõ những nhiệm vụ trọng tâm, những giải pháp chủ yếu để triển khai thực hiện.
- Xác định trách nhiệm của từng đơn vị, cơ quan để triển khai có chất lượng, đúng tiến độ các TCTP: 1.2; 1.3; 1.5 1.6; 3.1; 3.2; 3.4; 4.1; 4.2; 4.3; 5.1; 5.5; 6.2; 6.3; 7.2; 7.3; 8.2; 8.3; 8.4; 8.6.
- UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng các giải pháp cụ thể để nâng cao điểm số các TCTP: 3.2; 3.4; 5.7.1; 5.7.2.
b) Sở Nội vụ
- Tham mưu UBND tỉnh ban hành các kế hoạch (trước ngày 20/12/2020) về: Cải cách hành chính năm 2021; kiểm tra công tác CCHC năm 2021; tinh giản biên chế năm 2021; đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2021;
- Tham mưu UBND tỉnh ban hành các báo cáo: Báo cáo định kỳ về CCHC, gửi đến Bộ Nội vụ (báo cáo quý I, trước ngày 15/3; 6 tháng đầu năm, trước ngày 15/6; quý III, trước ngày 15/9; báo cáo năm, trước ngày 10/12); các báo cáo bố trí công chức, viên chức theo vị trí việc làm năm 2020; kết quả đánh giá, phân loại công chức, viên chức năm 2020; kết quả tinh giản biên chế năm 2020; kết quả đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2020; số lượng, chất lượng cán bộ, công chức cấp xã năm 2020;
- Tham mưu UBND tỉnh phê duyệt: Bản mô tả công việc và khung năng lực cho từng vị trí việc làm đối với công chức theo danh mục đã được Bộ Nội vụ phê duyệt; Quy định vị trí việc làm, cơ cấu chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc đối với các đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ (trong năm 2020).
- Tổng hợp: Các văn bản quy phạm pháp luật về tình hình phân cấp quản lý công vụ, cán bộ, công chức, viên chức; các văn bản liên quan đến công tác: Tuyển dụng công chức tại các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp; thi nâng ngạch ngạch công chức thuộc thẩm quyền của tỉnh; thi/xét thăng hạng viên chức; bổ nhiệm vị trí lãnh đạo cấp sở và tương đương trong năm 2020; các văn bản công nhận sáng kiến trong công tác CCHC được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Tổng hợp các Kế hoạch đã ban hành trong năm 2020: Kế hoạch Cải cách hành chính năm 2020; kế hoạch kiểm tra tình hình tổ chức và hoạt động của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện năm 2020; kế hoạch kiểm tra về tình hình phân cấp quản lý về tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức; kiểm tra phân cấp quản lý các hoạt động sự nghiệp, dịch vụ công trên địa bàn tỉnh năm 2020; kế hoạch tinh giản biên chế năm 2020; kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2020.
- Xây dựng các Kế hoạch: Kiểm tra công tác kiểm tra tình hình tổ chức và hoạt động của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện năm 2020; kiểm tra về tình hình phân cấp quản lý về tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức; kiểm tra về phân cấp quản lý các hoạt động sự nghiệp, dịch vụ công trên địa bàn tỉnh năm 2020 (trước ngày 31/12/2020).
- Tiếp tục tham mưu UBND tỉnh thành lập hội đồng thẩm định, chấm điểm chỉ số CCHC của tỉnh năm 2020 (tháng 12/2020).
- Tiếp tục tham mưu UBND tỉnh sửa đổi bộ tiêu chí chấm điểm Chỉ số CCHC của tỉnh tại Quyết định số 2642/QĐ-UBND ngày 07/11/2017 về ban hành quy định đánh giá, xếp loại công tác CCHC tại các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố; số 2637/QĐ-UBND ngày 28/10/2019 về sửa đổi một số điều tại Quyết định số 2642/QĐ-UBND phù hợp với bộ tiêu chí chấm điểm của Bộ Nội vụ.
- Xây dựng các giải pháp cụ thể để nâng cao điểm số các TCTP: 4.1.1; 4.1.2; 4.1.3; 4.2.3; 5.1.1; 5.1.2; 5.6.
c) Sở Khoa học và Công nghệ
- Tham mưu UBND tỉnh báo cáo về việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 tại các cơ quan hành chính của tỉnh năm 2020 (đảm bảo tỷ lệ 100% cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã công bố và duy trì, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo quy định; tổng hợp các quyết định công bố đạt chuẩn ISO) (trong tháng 12/2020).
- Xây dựng các giải pháp cụ thể để nâng cao điểm số các TCTP: 7.4.1; 7.4.2.
d) Sở Tài chính
- Tổng hợp gửi Sở Nội vụ: Các văn bản quy phạm pháp luật về tình hình phân cấp: Quản lý ngân sách nhà nước; thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp;
- Xây dựng Kế hoạch kiểm tra về tình hình phân cấp quản lý về ngân sách nhà nước năm 2020 (đảm bảo kế hoạch có trên 30% cơ quan, đơn vị được kiểm tra và kế hoạch được ban hành trong tháng 12/2019); Các văn bản về xử lý các vấn đề phân cấp phát hiện qua kiểm tra phải thể hiện kết quả khắc phục cuối cùng các tồn tại hạn chế sau kiểm tra;
- Báo cáo UBND tỉnh kết quả kiểm tra tình hình phân cấp quản lý ngân sách nhà nước năm 2020 (đảm bảo thực hiện 100% kế hoạch và các vấn đề phát hiện qua kiểm tra đều được xử lý hoặc kiến nghị xử lý) (trong tháng 12/2020);
- Xây dựng báo cáo: Về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính (theo quy định tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP và Nghị định số 117/2013/NĐ-CP của Chính phủ); cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh (đảm bảo 100% số đơn vị đã triển khai và số lượng đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên của năm 2020 phải cao hơn năm 2019); số lượng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh đủ điều kiện vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ (đảm bảo tỷ lệ 100% số đơn vị sự nghiệp đã được phê duyệt Đề án trong năm 2020); tình hình thực hiện giải ngân kế hoạch vốn đầu tư năm 2020; kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán ngân sách địa phương của tỉnh (Báo cáo và các văn bản liên quan gửi về Sở Nội vụ trước ngày 25/11/2020); tình hình thực hiện quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
- Tham mưu UBND tỉnh các Quyết định: quy định về phân cấp quản lý tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương; tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích chuyên dùng theo quy định tại Nghị định số 152/2017/NĐ-CP; tiêu chuẩn, định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng theo quy định tại Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg; công bố công khai tình hình thực hiện dự toán ngân sách (lưu ý nội dung: tỷ lệ đóng góp của khu vực doanh nghiệp vào thu NSNN năm 2020 cao hơn năm 2019; thu ngân sách của tỉnh vượt chỉ tiêu được Chính phủ giao theo Kế hoạch trên 5%);
- Triển khai tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý tài sản công; các biên bản và văn bản báo cáo về tình hình triển khai thi hành Luật quản lý, sử dụng tài sản công;
- Phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu việc bố trí kinh phí CCHC cho từng nhiệm vụ cụ thể tại Kế hoạch CCHC năm 2021 của UBND tỉnh (trước ngày 25/11/2020);
- Báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện kinh phí CCHC năm 2020 để báo cáo Bộ Nội vụ (thông qua Sở Nội vụ trước ngày 25/11/2020);
- Xây dựng các giải pháp cụ thể để nâng cao điểm số các TCTP: 4.3.3; 6.1.1; 6.1.3; 6.2.1; 6.2.2; 6.3.4; 8.3.2; 8.4; 8.5.
đ) Sở Thông tin và Truyền thông
- Tham mưu UBND tỉnh ban hành các kế hoạch: Tuyên truyền CCHC năm 2020; ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) của tỉnh năm 2020 (trong tháng 12/2019).
- Tham mưu UBND tỉnh ban hành báo cáo: Mức độ hoàn thành kế hoạch tuyên truyền CCHC năm 2019 (có đánh giá mức độ đa dạng trong tuyên truyền CCHC) (trước ngày 25/11/2019); các báo cáo định kỳ về kết quả ứng dụng CNTT, gửi đến Bộ Thông tin và Truyền thông (báo cáo quý I, trước ngày 10/3; quý II, trước ngày 10/6; quý III, trước ngày 10/9; năm, trước ngày 05/12); kết quả ứng dụng CNTT năm 2020 (Có nêu rõ: Hoàn thành 100% các nhiệm vụ đã nêu tại kế hoạch năm 2020; 100% số văn bản đi được phát hành dưới dạng điện tử so với tổng số văn bản đi của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; hệ thống thông tin điện tử kết nối liên thông tới 100% sở, ngành cấp tỉnh, 100% UBND cấp huyện và 100% UBND cấp xã tình hình kết nối liên thông phần mềm quản lý văn bản từ cấp tỉnh đến cấp xã; tỷ lệ hồ sơ TTHC được xử lý trực tuyến ở mức độ 3 trên 40% so với tổng số hồ sơ tiếp nhận; tỷ lệ hồ sơ TTHC được xử lý trực tuyến ở mức độ 4 trên 30% so với tổng số hồ sơ tiếp nhận; tỷ lệ TTHC đã triển khai có phát sinh hồ sơ tiếp nhận hoặc trả kết quả giải quyết qua dịch vụ BCCI trên 70% so với tổng số TTHC đang triển khai qua dịch vụ BCCI); tỷ lệ hồ sơ đã tiếp nhận qua dịch vụ BCCI trên 15% so với tổng số hồ sơ tiếp nhận trong năm của các TTHC nêu trên; tỷ lệ hồ sơ đã được trả kết quả giải quyết qua dịch vụ BCCI trên 15% so với tổng số hồ sơ đã trả kết quả giải quyết trong năm, của các TTHC nêu trên);
- Tham mưu UBND tỉnh ban hành: Kiến trúc Chính quyền điện tử (đảm bảo ban hành và cập nhật thường xuyên trong năm 2020); quy định về tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích (đảm bảo thực hiện theo đúng quy định tại Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) (ban hành trong năm 2020).
- Xây dựng các giải pháp cụ thể để duy trì điểm số các TCTP: 1.4; 1.5; 7.1; 7.2; 7.3.
e) Sở Tư pháp
- Tham mưu UBND tỉnh ban hành các kế hoạch (trong tháng 12/2020): Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VB QPPL) năm 2021; theo dõi thi hành pháp luật năm 2021; rà soát, hệ thống hóa VB QPPL năm 2021; kiểm tra, xử lý VB QPPL năm 2021;
- Tham mưu UBND tỉnh các báo cáo: Kết quả xây dựng VB QPPL năm 2020 (trong tháng 12/2020); kết quả theo dõi thi hành pháp luật (trước ngày 15/10/2020); kết quả rà soát, hệ thống hóa VB QPPL năm 2020 (trước ngày 15/01/2020); kết quả công tác kiểm tra, xử lý VB QPPL năm 2020 (trước ngày 15/01/2020).
- Thực hiện các hoạt động về theo dõi thi hành pháp luật: thực hiện thu thập thông tin, công tác kiểm tra, hoạt động điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật các kết luận kiểm tra và báo cáo xử lý hoặc kiến nghị xử lý kết quả kiểm tra.
- Thực hiện kiểm tra, xử lý, rà soát VB QPPL: 100% số VB QPPL phải được xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý sau rà soát; 100% văn bản phát hiện sai phạm qua kiểm tra phải được xử lý hoặc kiến nghị xử lý;
- Tổng hợp các văn bản gửi Sở Nội vụ: Các Kế hoạch (đã ban hành trong tháng 12/2019): Xây dựng VB QPPL năm 2020; theo dõi thi hành pháp luật năm 2020; rà soát, hệ thống hóa VB QPPL năm 2020; kiểm tra, xử lý VB QPPL năm 2020.
- Xây dựng các giải pháp cụ thể để điểm số tối đa các TCTP: 2.2; 2.3.
g) Văn phòng UBND tỉnh
- Tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch rà soát, đánh giá TTHC năm 2021 (trong tháng 12/2020); ban hành các quy định TTHC (nội dung TTHC, thành phần hồ sơ, mẫu đơn, mẫu tờ khai, điều kiện thực hiện TTHC...) đúng với thẩm quyền được giao;
- Tham mưu UBND tỉnh các báo cáo: kết quả thực hiện kế hoạch rà soát, đánh giá TTHC năm 2020; tình hình, kết quả thực hiện công tác kiểm soát TTHC năm 2020, tình hình tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị về quy định hành chính (đảm bảo 100% số phản ánh kiến nghị được xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý);
- Xây dựng báo cáo kết quả rà soát, đánh giá thủ tục hành chính, xử lý hoặc kiến nghị xử lý 100% các vấn đề phát hiện qua rà soát;
- Theo dõi cơ sở dữ liệu 100% TTHC do tỉnh công bố được cập nhật đầy đủ vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC trước 05 ngày kể từ ngày ký; Cổng thông tin điện tử (TTĐT) của tỉnh công khai đầy đủ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của 3 cấp chính quyền; các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, UBND cấp huyện công khai 100% TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết trên Trang TTĐT của đơn vị; đảm bảo 100% cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, UBND cấp huyện và UBND cấp xã công khai tiến độ, kết quả giải quyết hồ sơ TTHC trên Cổng dịch vụ công của tỉnh;
- Tham mưu UBND tỉnh các quyết định công bố TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của 3 cấp chính quyền được tiếp nhận và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa (hoặc Trung tâm Hành chính công) các cấp (đảm bảo tỷ lệ 100%); đảm bảo trên 50 TTHC (hoặc nhóm TTHC) được giải quyết theo hình thức liên thông cùng cấp, trên 30 TTHC (hoặc nhóm TTHC) được giải quyết theo hình thức liên thông giữa các cấp chính quyền;
- Tổng hợp các văn bản gửi Sở Nội vụ: Các quyết định công bố TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh; các văn bản đề nghị công khai TTHC trên cơ sở dữ liệu quốc gia; Kế hoạch rà soát, đánh giá TTHC năm 2020 (đã ban hành trong tháng 12/2019);
- Xây dựng các giải pháp cụ thể để nâng cao điểm số các TCTP: 1.5; 1.6; 3.2.5; 3.4.1; 3.4.2;3.4.3.
h) Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Tổng hợp gửi Sở Nội vụ: Các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành về tình hình phân cấp quản lý đầu tư (đối với đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ); kế hoạch kiểm tra về tình hình phân cấp quản lý đầu tư năm 2020 (đảm bảo kế hoạch có trên 30% cơ quan, đơn vị được kiểm tra và kế hoạch đã được ban hành trong tháng 12/2020).
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra về tình hình phân cấp quản lý đầu tư năm 2021 (đảm bảo kế hoạch có trên 30% cơ quan, đơn vị được kiểm tra và kế hoạch được ban hành trong tháng 12/2020); các văn bản xử lý sau kiểm tra phải thể hiện nêu rõ việc khắc phục các tồn tại, hạn chế và kết quả xử lý cuối cùng.
- Báo cáo UBND tỉnh kết quả:
Kiểm tra về tình hình phân cấp quản lý đầu tư năm 2020 (trong tháng 12/2020);
Kết quả tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 (lưu ý các nội dung: Số vốn thu hút đầu tư trong năm 2020 cao hơn so với năm 2019; số doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2020 phải tăng trên 30% so với năm 2019) (trong tháng 12/2020).
- Xây dựng các giải pháp cụ thể để nâng cao điểm số TCTP 8.3.1; 8.5; 8.6.
i) Sở Tài nguyên và Môi trường
- Tổng hợp gửi Sở Nội vụ: Các văn bản quy phạm pháp luật về tình hình phân cấp quản lý đất đai; kế hoạch kiểm tra về tình hình phân cấp quản lý đất đai năm 2020 (đảm bảo kế hoạch có trên 30% cơ quan, đơn vị được kiểm tra và kế hoạch đã được ban hành trong tháng 12/2019).
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra về tình hình phân cấp quản lý đất đai, tài nguyên, tài sản nhà nước năm 2021 (đảm bảo kế hoạch có trên 30% cơ quan, đơn vị được kiểm tra và kế hoạch được ban hành trong tháng 12/2020).
- Báo cáo UBND tỉnh kết quả kiểm tra tình hình phân cấp quản lý đất đai năm 2020 (đảm bảo thực hiện 100% kế hoạch và các vấn đề phát hiện qua kiểm tra đều được xử lý hoặc kiến nghị xử lý, thể hiện rõ việc khắc phục các tồn tại hạn chế sau kiểm tra và kết quả cuối cùng) (trong tháng 12/2020);
- Xây dựng các giải pháp cụ thể để nâng cao điểm số TCTP 4.3.3
1. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Cụ thể hóa các TCTP để chủ động thực hiện tại cơ quan, đơn vị mình; chỉ đạo, đôn đốc triển khai thực hiện đối với các đơn vị trực thuộc;
- Định kỳ tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh tại báo cáo công tác cải cách hành chính.
- Ban hành hoặc tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản theo đúng nhiệm vụ đã nêu.
- Báo cáo các nhiệm vụ tự đánh giá chấm điểm chỉ số CCHC của tỉnh năm 2020 cho UBND tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) trước ngày 15/12/2020.
- Phối hợp với Sở Nội vụ trong công tác tự đánh giá, chấm điểm chỉ số CCHC của tỉnh hàng năm theo đúng quy định.
3. Sở Nội vụ tổng hợp, theo dõi tình hình thực hiện Kế hoạch nâng cao điểm số trong chấm điểm chỉ số CCHC của tỉnh hàng năm; Báo cáo UBND tỉnh xem xét, xử lý những đơn vị, địa phương không thực hiện hoặc chậm thực hiện những nhiệm vụ đã nêu tại Kế hoạch./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 2910/QĐ-UBND năm 2021 quy định về tiêu chí và quy trình xác định Chỉ số cải cách hành chính áp dụng đối với các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện; UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 2Kế hoạch 99/KH-UBND năm 2021 về nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cải và Chỉ số cải cách hành chính tỉnh Nam Định giai đoạn 2021-2025
- 3Kế hoạch 2992/KH-UBND năm 2021 thực hiện nhiệm vụ, giải pháp nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), Chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính công (PAPI), Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước trong thực hiện thủ tục hành chính (SIPAS) năm 2021 và giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 1Nghị định 130/2005/NĐ-CP quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước
- 2Nghị định 117/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 130/2005/NĐ-CP quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước
- 3Nghị định 16/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập
- 4Quyết định 639/QĐ-UBND năm 2016 ban hành Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước, giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh Thừa Thiên Huế
- 5Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017
- 6Quyết định 45/2016/QĐ-TTg về tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Nghị định 152/2017/NĐ-CP về quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp
- 8Quyết định 50/2017/QĐ-TTg về quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 2642/QĐ-UBND năm 2017 về quy định việc đánh giá, xếp loại công tác cải cách hành chính tại sở, ban, ngành cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, tỉnh Thừa Thiên Huế
- 10Quyết định 2637/QĐ-UBND năm 2019 về sửa đổi quy định đánh giá, xếp loại công tác cải cách hành chính tại các sở, ban, ngành cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố kèm theo Quyết định 2642/QĐ-UBND do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 11Quyết định 1150/QĐ-BNV năm 2019 về phê duyệt Đề án Xác định Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 12Quyết định 2910/QĐ-UBND năm 2021 quy định về tiêu chí và quy trình xác định Chỉ số cải cách hành chính áp dụng đối với các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện; UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 13Kế hoạch 99/KH-UBND năm 2021 về nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cải và Chỉ số cải cách hành chính tỉnh Nam Định giai đoạn 2021-2025
- 14Kế hoạch 2992/KH-UBND năm 2021 thực hiện nhiệm vụ, giải pháp nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), Chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính công (PAPI), Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước trong thực hiện thủ tục hành chính (SIPAS) năm 2021 và giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
Kế hoạch 145/KH-UBND về nâng cao Chỉ số cải cách hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020
- Số hiệu: 145/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 05/06/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Phan Ngọc Thọ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra