Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1362/KH-UBND | Tây Ninh, ngày 10 tháng 5 năm 2024 |
Căn cứ Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp; Thông tư số 21/2020/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2017/TT- BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp; Quyết định số 263/QĐ-UBND ngày 31/01/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Đề án đẩy mạnh phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
- Nhằm đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa, nâng cao trình độ, năng lực, kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo trong hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tỉnh về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng nghề theo tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
- Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp ngày càng nâng cao đạo đức nghề nghiệp, trình độ, năng lực chuyên môn đáp ứng theo yêu cầu Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
- Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và đội ngũ nhà giáo thực hiện theo yêu cầu nhiệm vụ trên cơ sở các quy định của ngành và địa phương cũng như xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, không ép buộc, người học hiểu rõ các quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm để tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng do cấp có thẩm quyền tổ chức và tự nguyện đi học để nâng cao trình độ.
- Các đơn vị cử cán bộ, giáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp phải được thực hiện theo kế hoạch, có lộ trình và gắn với nhu cầu về cơ cấu chức danh nghề nghiệp của đơn vị; không cử đi đào tạo, bồi dưỡng ồ ạt làm ảnh hưởng tới các hoạt động giảng dạy của đơn vị.
II. NỘI DUNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
1. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng
Lựa chọn, cử cán bộ, giáo viên tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng nghề, với số lượng 177 người, cụ thể như sau:
1.1. Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn trình độ sau đại học
a) Đối tượng: Cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp đương chức, cán bộ quy hoạch hoặc dự kiến quy hoạch, viên chức, đội ngũ nhà giáo tham gia giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng thuộc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập và tư thục.
b) Số lượng: 36 người (trong đó: Trường Cao đẳng nghề Tây Ninh 08 người; Trường trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Tây Ninh 02 người; Trường trung cấp Y tế Tây Ninh 12 người; Trường trung cấp Á Châu 14 người).
c) Hình thức đào tạo: Chính quy, vừa học vừa làm.
d) Thời gian đào tạo: Theo kế hoạch của các trường, các học viện nơi người học đăng ký.
đ) Kinh phí hỗ trợ đào tạo từ nguồn ngân sách nhà nước cấp cho các đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có), từ nguồn hỗ trợ của đơn vị ngoài công lập nơi cá nhân được cử đi học (nếu có) học bổng hoặc cá nhân tự chi trả.
1.2. Đào tạo lý luận chính trị (cao cấp, trung cấp, sơ cấp)
a) Đối tượng: Cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp đương chức, cán bộ quy hoạch hoặc dự kiến quy hoạch, viên chức, đội ngũ nhà giáo tham gia giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng thuộc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập và tư thục đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định.
b) Số lượng: 48 người, trong đó: Cao cấp 06 người, trung cấp 24 người, sơ cấp 18 người (Trường Cao đẳng nghề Tây Ninh 29 người; Trường trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Tây Ninh 07 người; Trường trung cấp Y tế Tây Ninh 05 người; Trường trung cấp Á Châu 02 người; Trung tâm DVVL-GDNN tỉnh 05 người).
c) Hình thức đào tạo: Chính quy, vừa học vừa làm.
d) Thời gian đào tạo: Theo kế hoạch của Trường chính trị tỉnh và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khu vực II.
đ) Kinh phí hỗ trợ đào tạo từ nguồn ngân sách nhà nước cấp cho các đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có), từ nguồn hỗ trợ của đơn vị ngoài công lập nơi cá nhân được cử đi học (nếu có) hoặc cá nhân tự chi trả.
1.3. Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước (chương trình chuyên viên, chuyên viên chính, nghiệp vụ quản lý giáo dục nghề nghiệp)
a) Đối tượng: Cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp đương chức, cán bộ quy hoạch hoặc dự kiến quy hoạch thuộc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập và tư thục.
b) Số lượng: 08 người (Trường Cao đẳng nghề Tây Ninh).
c) Hình thức đào tạo: Chính quy, vừa học vừa làm.
d) Thời gian đào tạo: Theo kế hoạch của Trường chính trị tỉnh, Phân viện Hành chính Quốc gia tại Thành phố Hồ Chí Minh và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng khác.
đ) Kinh phí hỗ trợ đào tạo từ nguồn ngân sách nhà nước cấp cho các đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có), từ nguồn hỗ trợ của đơn vị ngoài công lập nơi cá nhân được cử đi học (nếu có) hoặc cá nhân tự chi trả.
1.4. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
a) Đối tượng: Cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, viên chức, đội ngũ nhà giáo tham gia giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng thuộc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập và tư thục.
b) Số lượng: 03 người (Trường Cao đẳng nghề Tây Ninh).
c) Hình thức đào tạo: Chính quy, vừa làm vừa học.
d) Thời gian đào tạo: Theo kế hoạch của các cơ sở giáo dục, các trung tâm
và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng khác.
đ) Kinh phí hỗ trợ đào tạo từ nguồn ngân sách nhà nước cấp cho các đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có), từ nguồn hỗ trợ của đơn vị ngoài công lập nơi cá nhân được cử đi học (nếu có) hoặc cá nhân tự chi trả.
1.5. Đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề
a) Đối tượng: Đội ngũ nhà giáo tham gia giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng thuộc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập và tư thục.
b) Số lượng: 82 người, trong đó: nghiệp vụ sư phạm 36 người; kỹ năng nghề 54 người (Trường Cao đẳng nghề Tây Ninh 23 người; Trường trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Tây Ninh 08 người; Trường trung cấp Y tế Tây Ninh 09 người; Trường trung cấp Á Châu 42 người).
c) Hình thức đào tạo: Chính quy, vừa học vừa làm.
d) Thời gian đào tạo: Theo kế hoạch của các cơ sở giáo dục và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng khác.
đ) Kinh phí hỗ trợ đào tạo từ nguồn ngân sách nhà nước cấp cho các đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có), từ nguồn hỗ trợ của đơn vị ngoài công lập nơi cá nhân được cử đi học (nếu có) hoặc cá nhân tự chi trả.
(Đính kèm Phụ lục chi tiết)
II. NGUYÊN TẮC XÉT CHỌN VÀ QUYỀN LỢI NGƯỜI HỌC
1. Nguyên tắc cử đi đào tạo, bồi dưỡng
- Việc cử cán bộ, giáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào vị trí việc làm, cơ cấu chức danh nghề nghiệp và nhu cầu của các đơn vị.
- Cán bộ, giáo viên được cử đi học hoặc tự đăng ký tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng phải được thực hiện theo kế hoạch và có lộ trình của từng đơn vị. Nếu có nhiều người trong cùng đơn vị đăng ký đào tạo, bồi dưỡng trong cùng một năm thì thủ trưởng cơ sở GDNN xây dựng quy chế đào tạo, bồi dưỡng để cử cán bộ, giáo viên tham gia theo trình tự ưu tiên như sau:
+ Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
+ Trưởng phòng, phó trưởng phòng; trưởng khoa, phó trưởng khoa; tổ trưởng, tổ phó chuyên môn.
+ Cán bộ thuộc diện quy hoạch và cán bộ nguồn dự kiến quy hoạch vào các vị trí chủ chốt của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
+ Giáo viên cốt cán, nòng cốt về chuyên môn.
+ Giáo viên có đủ tiêu chuẩn, điều kiện tham gia thi/xét thăng hạng viên chức giáo dục nghề nghiệp.
2. Quyền lợi và trách nhiệm của cán bộ, giáo viên được cử đi đào tạo, bồi dưỡng
2.1. Quyền lợi
- Được đơn vị cử đi học bố trí thời gian và tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, giáo viên an tâm học tập; được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định (nếu có).
- Được đơn vị cử đi học biểu dương, khen thưởng cho cá nhân có thành tích học tập xuất sắc.
2.2. Trách nhiệm của cán bộ, giáo viên
- Thực hiện nghiêm chỉnh quy chế đào tạo, bồi dưỡng và chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và cơ quan quản lí trực tiếp trong thời gian tham gia khóa học.
- Sắp xếp công việc hợp lý để hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn được đơn vị phân công (đối với những trường hợp vừa làm, vừa học).
- Bàn giao công việc lĩnh vực mình phụ trách cho người khác đảm bảo đầy đủ, rõ ràng, cụ thể (đối với những trường hợp học tập trung); thường xuyên giữ mối liên hệ với đơn vị để xử lý công việc có liên quan (nếu có).
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, đội ngũ nhà giáo đạt chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng nghề và các tiêu chuẩn khác phù hợp với chức danh, vị trí việc làm.
- Phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ, Trường chính trị tỉnh, Đảng ủy khối cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh, các trường đại học, học viên, cơ sở đào tạo khác chọn cử cán bộ, giáo viên tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng khi có thông báo chiêu sinh mở lớp.
- Theo dõi, tổng hợp số liệu đào tạo, bồi dưỡng, định kỳ hàng năm báo cáo kết quả việc triển khai thực hiện kế hoạch này cho UBND tỉnh.
Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các địa phương, cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức các khóa bồi dưỡng về quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức, chức danh lãnh đạo quản lý, chức danh nghề nghiệp viên chức, các khóa bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hàng năm của UBND tỉnh.
Rà soát, cân đối trong tổng biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước được giao và bổ sung biên chế hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp cho Trường khi trở thành Trường Cao đẳng Y tế Tây Ninh; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, đội ngũ nhà giáo của Trường Trung cấp Y tế hiện nay đạt chuẩn theo đúng quy định.
Sắp xếp, bố trí giáo viên hưởng lương từ ngân sách nhà nước được giao cho Trung tâm GDNN-GDTX Cụm thành phố Tây Ninh đảm bảo số lượng theo quy định, nhất là bố trí đủ số lượng giáo viên dạy nghề trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và đội ngũ nhà giáo đạt chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị và quản lý nhà nước.
5. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã
Quan tâm sắp xếp, bố trí đủ số lượng cán bộ quản lý của Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện (không bao gồm UBND Thành phố Tây Ninh, UBND thị xã Hòa Thành, UBND huyện Châu Thành); chỉ đạo các trung tâm rà soát, có kế hoạch tuyển dụng, sử dụng số lượng biên chế đội ngũ nhà giáo, đảm bảo mỗi trung tâm đều có đủ giáo viên dạy nghề trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên.
6. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
a) Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập
- Người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chịu trách nhiệm rà soát tình hình cán bộ quản lý, đội ngũ nhà giáo để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước theo chức danh vị trí việc làm, đáp ứng yêu cầu quản lý và giảng dạy.
- Động viên, khuyến khích, tạo điều kiện để cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng trên tinh thần tự giác, tự học, tự nâng cao trình độ. Thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn, trau dồi kỹ năng lãnh đạo, quản lý, đổi mới phương pháp dạy học gắn với thực tiễn đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động.
b) Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục
- Ưu tiên dành một phần kinh phí thành lập Quỹ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và nhà giáo để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đơn vị.
- Động viên, khuyến khích, tạo điều kiện để cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng trên tinh thần tự giác, tự học, tự nâng cao trình độ. Thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn, trau dồi kỹ năng lãnh đạo, quản lý, đổi mới phương pháp dạy học gắn với thực tiễn đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động.
Trên đây là Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, đội ngũ nhà giáo theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024-2030./.
| KT. CHỦ TỊCH |
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2024-2030
(Kèm theo Kế hoạch số 1362/KH- UBND ngày 10/5/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Stt | Đơn vị | Đào tạo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ | Đào tạo lý luận chính trị | Bồi dưỡng QLNN | Tin học | Ngoại ngữ | Nghiệp vụ sư phạm | Kỹ năng nghề | Cộng từng đơn vị | ||
Sau ĐH | SC | TC | CC | ||||||||
1 | Trường cao đẳng nghề Tây Ninh | 4 | 0 | 6 | 3 | 8 | 0 | 3 | 0 | 0 | 24 |
2 | Trường trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Tây Ninh | 0 | 0 | 3 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 3 |
3 | Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh | 3 | 0 | 4 | 1 | 0 | 0 | 0 | 3 | 1 | 12 |
4 | Trường Trung cấp Á châu | 7 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 | 7 | 7 | 23 |
5 | Trung tâm dịch vụ việc làm - GDNN tỉnh Tây Ninh | 0 | 0 | 5 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 5 |
| Tổng cộng | 14 | 0 | 18 | 6 | 8 | 0 | 3 | 10 | 8 | 67 |
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2024-2030
(Kèm theo Kế hoạch số 1362/KH-UBND ngày 10/5/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Stt | Đơn vị | Đào tạo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ | Đào tạo lý luận chính trị | Bồi dưỡng QLNN | Tin học | Ngoại ngữ | Nghiệp vụ sư phạm | Kỹ năng nghề | Cộng từng đơn vị | ||
Sau ĐH | SC | TC | CC | ||||||||
1 | Trường cao đẳng nghề Tây Ninh | 4 | 14 | 6 | 0 | 0 | 0 | 0 | 12 | 11 | 47 |
2 | Trường trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Tây Ninh | 2 | 4 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 8 | 14 |
3 | Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh | 9 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 5 | 14 |
4 | Trường Trung cấp Á châu | 7 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 14 | 14 | 35 |
5 | Trung tâm dịch vụ việc làm - GDNN tỉnh Tây Ninh | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
|
Tổng cộng | 22 | 18 | 6 | 0 | 0 | 0 | 0 | 26 | 38 | 110 |
- 1Quyết định 4797/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định 2469/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo, cán bộ nghiên cứu và đổi mới hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2017-2025 trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 2Quyết định 2895/QĐ-UBND năm 2019 về Đề án Phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, giai đoạn 2020-2025
- 3Kế hoạch 167/KH-UBND năm 2020 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông và tiêu chuẩn của hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông giai đoạn 2020-2025 do tỉnh Sơn La ban hành
- 4Kế hoạch 423/KH-UBND năm 2024 về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2024-2025, định hướng đến năm 2030
- 1Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 2Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Thông tư 08/2017/TT-BLĐTBXH quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Quyết định 4797/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định 2469/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo, cán bộ nghiên cứu và đổi mới hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2017-2025 trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 5Quyết định 2895/QĐ-UBND năm 2019 về Đề án Phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, giai đoạn 2020-2025
- 6Thông tư 21/2020/TT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư 08/2017/TT-BLĐTBXH quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương và Xã hội ban hành
- 7Kế hoạch 167/KH-UBND năm 2020 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông và tiêu chuẩn của hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông giai đoạn 2020-2025 do tỉnh Sơn La ban hành
- 8Quyết định 263/QĐ-UBND năm 2024 về Đề án đẩy mạnh phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
- 9Kế hoạch 423/KH-UBND năm 2024 về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2024-2025, định hướng đến năm 2030
Kế hoạch 1362/KH-UBND năm 2024 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2024-2030
- Số hiệu: 1362/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 10/05/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Tây Ninh
- Người ký: Trần Văn Chiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra