Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 121/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 19 tháng 5 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2017 - 2025

Thực hiện Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025 và Quyết định số 10/2017/QĐ-TTg ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ; UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển Công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2025 như sau:

I. MỤC TIÊU VÀ ĐỐI TƯỢNG

1. Mục tiêu chung

Đẩy mạnh phát triển sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ phục vụ sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong nước và hướng tới xuất khẩu, tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu. Đến năm 2020, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh đáp ứng khoảng 35%, và đến năm 2025 đáp ứng khoảng 55% nhu cầu cho sản xuất công nghiệp trong tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

Căn cứ vào mục tiêu chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ của Chính phủ. Trên cơ sở những tiềm năng thế mạnh, lợi thế cạnh tranh và định hướng phát triển của ngành công nghiệp. Tỉnh Thừa Thiên Huế xác định mục tiêu phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh giai đoạn từ 2017 đến năm 2025 là đẩy mạnh phát triển lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ dệt may - da giày; linh kiện phụ tùng kim loại, linh kiện phụ tùng nhựa - cao su và linh kiện phụ tùng điện - điện tử và công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp công nghệ cao, trong đó tập trung phát triển lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ dệt may.

a) Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may - da giày: Phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may - da giày phục vụ nhu cầu nguyên vật liệu và phụ liệu đáp ứng đầu vào cho các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh và khu vực miền trung. Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ cung ứng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may da giày trên địa bàn tỉnh đạt trên 65%, và đến năm 2025 đạt trên 75%.

+ Đẩy mạnh kêu gọi đầu tư và phát triển các dự án sản xuất nguyên phụ liệu, vải, sợi để hình thành nên chuỗi cung ứng hoàn chỉnh; các dự án sản xuất phụ liệu ngành may (như: cúc, mex, khóa kéo, băng chun,...), dự án sản xuất các phụ tùng đặc thù của ngành dệt may như lược, lamen, dây go (cho ngành dệt), khuyên, nồi, suốt sắt,... (cho ngành kéo sợi), chân bàn máy khâu, máy cắt, máy kiểm vải,... (cho ngành may), hệ thống thông gió làm mát, các loại xe vận chuyển trong nhà máy..., các phụ tùng thay thế, các thiết bị phụ trợ, các thiết bị dụng cụ lẻ phục vụ ngành dệt may.

+ Phấn đấu đến năm 2020 sản lượng sợi đạt trên 100.000 tấn sợi/năm và trên 20 triệu mét vải/năm; đến năm 2025 sản lượng sợi đạt trên 150.000 tấn sợi/năm và trên 45 triệu mét vải/năm.

+ Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may khác như phụ liệu ngành may, phụ tùng cơ khí đặc thù của ngành dệt may. Phấn đấu đến năm 2020 đáp ứng trên 70% nhu cầu của các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh và đến năm 2025 đáp ứng trên 80%.

+ Hình thành và phát triển Khu công nghiệp hỗ trợ dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế (tại KCN Phong Điền) thành trung tâm sản xuất công nghiệp hỗ trợ dệt may; góp phần xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành một trong những Trung tâm dệt may của khu vực miền Trung.

+ Kêu gọi đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất đế, mũi giày và phụ liệu giày có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh.

b) Lĩnh vực linh kiện phụ tùng kim loại, linh kiện phụ tùng nhựa - cao su và linh kiện phụ tùng điện - điện tử: Đẩy mạnh kêu gọi và thu hút đầu tư các dự án đầu tư phát triển sản xuất linh kiện phụ tùng kim loại, linh kiện phụ tùng nhựa - cao su và linh kiện phụ tùng điện - điện tử trên địa bàn tỉnh phục vụ nhu cầu phát triển của các ngành công nghiệp cơ khí chế tạo, ngành sản xuất thiết bị y tế và ngành điện - điện tử trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2020, tỷ lệ cung ứng đạt trên 35% nhu cầu sản phẩm linh kiện phụ tùng cho các ngành sản xuất thiết bị y tế và ngành điện - điện tử trên địa bàn tỉnh, và đến năm 2025 đạt trên 55%.

c) Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp công nghệ cao: Phát triển sản xuất vật liệu, thiết bị hỗ trợ chuyên dụng, phần mềm và dịch vụ phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao; Hình thành các doanh nghiệp bảo trì, sửa chữa máy móc đạt tiêu chuẩn quốc tế, làm tiền đề phát triển doanh nghiệp sản xuất thiết bị, phần mềm phục vụ các ngành này.

3. Đối tượng tham gia: các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.

II. NỘI DUNG

Nội dung Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển Công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế gồm 02 giai đoạn:

1. Giai đoạn 2017 - 2020:

a) Kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng ở trong và ngoài nước; xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

- Mục tiêu: Xúc tiến và hỗ trợ mở rộng thị trường trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh. Tạo mối liên kết hiệu quả giữa doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh với các Tập đoàn đa quốc gia, các công ty sản xuất, lắp ráp trong nước và nước ngoài;

- Hoạt động chính:

+ Khảo sát, đánh giá nhu cầu, xây dựng tiêu chuẩn cho sản phẩm công nghiệp hỗ trợ;

+ Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ;

+ Tổ chức các diễn đàn giữa doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước;

+ Xây dựng và triển khai Đề án thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp hỗ trợ dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế

+ Tổ chức chương trình xúc tiến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào công nghiệp hỗ trợ

+ Tổ chức hội thảo xúc tiến thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh

+ Tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng về hoạt động công nghiệp hỗ trợ;

+ Tham gia hội chợ triển lãm trưng bày các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ;

+ Hỗ trợ quảng bá, đăng ký thương hiệu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ;

+ Hỗ trợ tìm kiếm, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước;

- Kinh phí dự kiến: 7,55 tỷ đồng, trong đó:

+ Nguồn kinh phí ngân sách địa phương: 1,20 tỷ đồng.

+ Nguồn kinh phí đề xuất hỗ trợ từ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ của trung ương: 4,20 tỷ đồng.

+ Nguồn vốn khác: 2,15 tỷ đồng.

b) Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất.

- Mục tiêu: Dự kiến 20 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ tư vấn, đào tạo hệ thống quản trị doanh nghiệp và quản trị sản xuất phù hợp với yêu cầu quốc tế.

- Hoạt động chính:

+ Đánh giá khả năng và nhu cầu áp dụng các tiêu chuẩn, hệ thống quản lý trong sản xuất tại các doanh nghiệp;

+ Tổ chức đào tạo cho các doanh nghiệp;

+ Tổ chức đánh giá công nhận hệ thống quản trị doanh nghiệp và quản trị sản xuất.

- Kinh phí dự kiến: 1,50 tỷ đồng (Nguồn kinh phí đề xuất hỗ trợ từ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ của trung ương).

c) Hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

- Mục tiêu: Dự kiến khoảng 20 doanh nghiệp được hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; tăng cường liên kết giữa các trường đại học, viện nghiên cứu, cơ Sở đào tạo và doanh nghiệp.

- Hoạt động chính:

+ Tham gia các khóa đào tạo cán bộ quản lý nhà nước về chính sách, quản lý, công nghệ, thương mại do Bộ Công Thương tổ chức.

+ Tổ chức các khóa đào tạo nâng cao trình độ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.

- Kinh phí dự kiến: 1,50 tỷ đồng, trong đó:

+ Nguồn kinh phí đề xuất hỗ trợ từ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ của trung ương: 1,00 tỷ đồng.

+ Nguồn vốn khác: 0,50 tỷ đồng.

d) Hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu và vật liệu

- Mục tiêu: Dự kiến hỗ trợ khoảng 20 doanh nghiệp có chức năng nghiên cứu và áp dụng thành công 10 doanh nghiệp được ứng dụng, đổi mới công nghệ, sản xuất thử nghiệm, tiếp nhận chuyển giao công nghệ tham gia Chương trình.

- Hoạt động chính:

+ Tổ chức tập huấn giới thiệu, phổ biến một số quy trình công nghệ sản xuất và yêu cầu kỹ thuật về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

+ Hỗ trợ doanh nghiệp về nghiên cứu ứng dụng, sản xuất thử nghiệm, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp và các cơ sở nghiên cứu trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ

+ Hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ hoàn thiện, đổi mới công nghệ và sản xuất thử nghiệm

+ Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp nhận chuyển giao công nghệ; mua bản quyền, sáng chế, phần mềm; thuê chuyên gia nước ngoài và đào tạo nguồn nhân lực.

- Kinh phí dự kiến: 13,70 tỷ đồng, trong đó:

+ Nguồn kinh phí ngân sách địa phương: 2,20 tỷ đồng.

+ Nguồn kinh phí đề xuất hỗ trợ từ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ của trung ương: 4,50 tỷ đồng.

+ Nguồn vốn khác: 6,50 tỷ đồng

e) Xây dựng và vận hành trang thông tin về công nghiệp hỗ trợ

- Mục tiêu: Công bố thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu và xuất bản ấn phẩm về công nghiệp hỗ trợ.

- Hoạt động chính:

+ Khảo sát, xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh và sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.

+ Cung cấp thông tin cung cầu về thị trường sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và chính sách về công nghiệp hỗ trợ.

- Kinh phí dự kiến: 0,40 tỷ đồng (Nguồn kinh phí đề xuất hỗ trợ từ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ của trung ương)

2. Giai đoạn 2021 - 2025:

Giai đoạn từ năm 2021 - 2025, trên cơ sở rà soát đánh giá kết quả thực hiện các nội dung kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2020 tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, bao gồm:

- Kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng ở trong và ngoài nước; xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

- Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất.

- Hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

- Hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu và vật liệu.

- Xây dựng và vận hành trang thông tin về công nghiệp hỗ trợ.

III. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện:

Tổng kinh phí thực hiện: 51,55 tỷ đồng.

a) Giai đoạn 2017 - 2020:

Kinh phí thực hiện: 24,65 tỷ đồng, trong đó:

- Nguồn kinh phí ngân sách địa phương: 3,40 tỷ đồng.

- Nguồn kinh phí đề xuất hỗ trợ từ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ của trung ương: 11,60 tỷ đồng.

- Nguồn vốn khác: 9,15 tỷ đồng.

(Chi tiết tại Phụ lục 1: Nội dung thực hiện giai đoạn 2017 - 2020 kèm theo).

b) Giai đoạn 2021 - 2025

Kinh phí thực hiện: 26,90 tỷ đồng, trong đó:

- Nguồn kinh phí ngân sách địa phương: 4,40 tỷ đồng.

- Nguồn kinh phí đề xuất hỗ trợ từ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ của trung ương: 11,90 tỷ đồng.

- Nguồn vốn khác: 11,10 tỷ đồng.

(Chi tiết tại Phụ lục 2: Nội dung thực hiện giai đoạn 2021 - 2025 kèm theo).

2. Giải pháp về nguồn kinh phí thực hiện:

- Tập trung các nguồn vốn ngân sách địa phương (lồng phép thêm các nguồn vốn ngân sách khác: chương trình xúc tiến đầu tư, quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ của tỉnh, nguồn khuyến công, xúc tiến thương mại,...) và nguồn kinh phí hỗ trợ từ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ của trung ương để triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung chương trình nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.

- Về nguồn vốn khác:

+ Nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ;

+ Nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước và nguồn vốn ODA;

+ Và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

- Khuyến khích việc huy động các nguồn kinh phí ngoài ngân sách Nhà nước để triển khai các nội dung của Kế hoạch.

IV. QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ

Thực hiện theo Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ ban hành tại Quyết định số 10/2017/QĐ-TTg ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Công Thương

- Trên cơ sở Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển Công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2017 đến năm 2025 và các nội dung hỗ trợ từ Chương trình phát triển Công nghiệp hỗ trợ trung ương. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan xây dựng Kế hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh hàng năm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện có hiệu quả sau khi được phê duyệt.

- Chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan thực hiện các nội dung hỗ trợ từ Chương trình phát triển Công nghiệp hỗ trợ của trung ương nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh (theo Bảng phân công).

- Công bố, phổ biến Kế hoạch đến các đơn vị liên quan, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, hướng dẫn thủ tục cho các đơn vị/doanh nghiệp tham gia thực hiện kế hoạch

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Hỗ trợ, phối hợp với Sở Công Thương và các sở, ngành liên quan triển khai các nội dung Kế hoạch.

- Chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan thực hiện các nội dung hỗ trợ từ Chương trình phát triển Công nghiệp hỗ trợ của trung ương nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh (theo Bảng phân công).

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan đẩy mạnh xúc tiến đầu tư phát triển các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.

- Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thu hút vốn và các nguồn lực phục vụ hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Tiếp cận các chính sách, nguồn đầu tư, tài trợ từ các Chương trình, dự án trong và ngoài nước để thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.

3. Sở Tài chính

Cân đối đề xuất bố trí nguồn vốn sự nghiệp hàng năm cho hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện Kế hoạch này.

4. Sở khoa học và Công nghệ

Hỗ trợ, phối hợp với Sở Công Thương và các sở, ngành liên quan triển khai các nội dung hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.

5. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

Hỗ trợ phối hợp với Sở Công Thương và các sở, ngành liên quan triển khai các nội dung hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; làm đầu mối liên hệ với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, hợp tác quốc tế đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.

6. Sở Thông tin Truyền thông

- Tăng cường các bài viết và các thông điệp tuyên truyền Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển Công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2017 đến năm 2025.

- Xây dựng các bản tin về tình hình thực hiện phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.

7. Ban quản lý khu kinh tế, công nghiệp tỉnh

- Hỗ trợ, phối hợp với Sở Công Thương và các sở, ngành liên quan triển khai các nội dung Kế hoạch

- Phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

- Hướng dẫn, hỗ trợ nhà đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thực hiện các thủ tục về cấp phép đầu tư, các thủ tục sau cấp phép đầu tư khi thực hiện đầu tư vào các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Trên cơ sở đề án Khu công nghiệp hỗ trợ dệt may được phê duyệt, giao trách nhiệm cho Ban Quản lý lập Quy hoạch, kêu gọi nhà đầu tư, theo dõi và đánh giá hoạt động của nhà đầu tư, hiệu quả của Khu công nghiệp hỗ trợ dệt may cho từng giai đoạn 2017 - 2020 và giai đoạn 2021 - 2025

8. UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế

- Phối hợp với các sở, ngành trong quá trình triển khai các nội dung Kế hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.

- Tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh thực hiện các thủ tục về đất đai, giải phóng mặt bằng và tuyển dụng lao động cho nhu cầu sản xuất,...

- Quan tâm vận động, khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ thực hiện đầu tư phát triển.

9. Các doanh nghiệp sản xuất

- Phối hợp với Sở Công Thương và các sở ngành triển khai thực hiện các nội dung chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch này để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.

- Khuyến khích mạnh dạn đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.

(Chi tiết có Phụ lục 3, 4: Bảng phân công thực hiện kèm theo)

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển Công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2017 đến năm 2025. Yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế căn cứ vào chức năng nhiệm vụ để triển khai thực hiện Kế hoạch này./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (b/c):
- Bộ Công Thương (b/c);
- TVTU, TTHDND tỉnh (b/c);
- CT và các PCT UBND tỉnh:
- Các Sở: CT, KH&ĐT, TC, KH&CN. TTTT, LĐTB&XH;
- BQL KKT, CN tỉnh:
- CVP và các PCVP;
- Lưu. VT, CT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Ngọc Thọ

 

PHỤ LỤC 1

DỰ KIẾN KINH PHÍ NỘI DUNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2017-2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 121/KH-UBND ngày 19 tháng 5 năm 2017)

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Tên nhiệm vụ

Đơn vị tính

Số lượng

Nguồn vốn thực hiện

Nguồn kinh phí địa phương

Đề xuất hỗ trợ từ nguồn kinh phí Chương trình PT CNHT trung ương

Nguồn vốn khác

Thành tiền

I

Kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng ở trong và ngoài nước; xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ

 

 

 

 

 

 

1

Xây dựng và triển khai Đề án thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp hỗ trợ dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế

Đề án

01

 

700

300

1000

2

Tổ chức chương trình xúc tiến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào công nghiệp hỗ trợ

Chương trình

04

1000

2000

1000

4000

3

Tổ chức hội thảo xúc tiến thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh

Hội thảo

04

200

400

300

900

4

Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh

Khóa đào tạo

02

 

400

200

600

5

Tổ chức các diễn đàn giữa doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước

Doanh nghiệp

20

 

200

100

300

6

Hỗ trợ quảng bá, đăng ký thương hiệu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Hội thảo

02

 

200

100

300

7

Hỗ trợ tìm kiếm, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước

Chương trình

02

 

300

150

450

II

Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất.

 

 

 

 

 

 

8

Tổ chức đào tạo cho các doanh nghiệp

Chương trình

02

 

1000

 

1000

9

Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật để doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn, hệ thống quản lý chất lượng trong sản xuất

Chương trình

02

 

500

 

500

III

Hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

 

 

 

 

 

 

10

Tổ chức các khóa đào tạo nâng cao trình độ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.

Khóa đào tạo

02

 

1000

500

1500

IV

Hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu và vật liệu

 

 

 

 

 

 

11

Tổ chức tập huấn giới thiệu, phổ biến một số quy trình công nghệ sản xuất và yêu cầu kỹ thuật về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Lớp

04

200

200

 

400

12

Hỗ trợ doanh nghiệp về nghiên cứu ứng dụng, sản xuất thử nghiệm, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp và các cơ sở nghiên cứu trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ

Doanh nghiệp

10

500

1000

1500

3000

13

Hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ hoàn thiện, đổi mới công nghệ và sản xuất thử nghiệm

Doanh nghiệp

05

500

1000

1500

3000

14

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp nhận chuyển giao công nghệ

Doanh nghiệp

10

 

500

500

1000

15

Hỗ trợ doanh nghiệp mua bản quyền, sáng chế, phần mềm

Doanh nghiệp

10

 

400

500

900

16

Hỗ trợ doanh nghiệp thuê chuyên gia nước ngoài

Doanh nghiệp

10

 

400

500

900

17

Hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nguồn nhân lực

Doanh nghiệp

20

1000

1000

2000

4500

V

Xây dựng và vận hành trang thông tin về công nghiệp hỗ trợ

 

 

 

 

 

 

18

 

Khảo sát, xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh và sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh

Doanh nghiệp

50

 

400

 

400

Tổng cộng

 

 

3.400

11.600

9.150

24.650

 

PHỤ LỤC 2

DỰ KIẾN KINH PHÍ NỘI DUNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 121/KH-UBND ngày 19 tháng 5 năm 2017)

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Tên nhiệm vụ

Đơn vị tính

Số lượng

Nguồn vốn thực hiện

Nguồn kinh phí địa phương

Đề xuất hỗ trợ từ nguồn kinh phí Chương trình phát triển CNHT trung ương

Nguồn vốn khác

Thành tiền

I

Kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng ở trong và ngoài nước; xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ

 

 

 

 

 

 

1

Tổ chức chương trình xúc tiến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào công nghiệp hỗ trợ

Chương trình

04

1000

2000

1500

4500

2

Tổ chức hội thảo xúc tiến thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh

Hội thảo

04

200

400

300

900

3

Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh

Khóa đào tạo

02

 

400

200

600

4

Tổ chức các diễn đàn giữa doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh với tác doanh nghiệp trong và ngoài nước

Doanh nghiệp

20

 

200

100

300

5

Hỗ trợ quảng bá, đăng ký thương hiệu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Hội thảo

02

 

200

100

300

6

Hỗ trợ tìm kiếm, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước

Chương trình

02

 

400

200

600

II

Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất.

 

 

 

 

 

 

7

Tổ chức đào tạo cho các doanh nghiệp

Chương trình

02

 

1000

 

1000

8

Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật để doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn, hệ thống quản lý chất lượng trong sản xuất

Chương trình

02

 

500

 

500

III.

Hỗ trợ đào tạo nâng cao chất tượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

 

 

 

 

 

 

9

Tổ chức các khóa đào tạo nâng cao trình độ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.

Khóa đào tạo

05

 

1000

500

1000

IV

Hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu và vật liệu

 

 

 

 

 

 

10

Tổ chức tập huấn giới thiệu, phổ biến một số quy trình công nghệ sản xuất và yêu cầu kỹ thuật về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Lớp

04

200

200

 

400

11

Hỗ trợ doanh nghiệp về nghiên cứu ứng dụng, sản xuất thử nghiệm, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp và các cơ sở nghiên cứu trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ

Doanh nghiệp

10

1000

1000

2000

4000

12

Hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ hoàn thiện, đổi mới công nghệ và sản xuất thử nghiệm

Doanh nghiệp

10

1000

1000

2000

4000

13

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp nhận chuyển giao công nghệ

Doanh nghiệp

15

 

1000

1000

2000

14

Hỗ trợ doanh nghiệp mua bản quyền, sáng chế, phần mềm

Doanh nghiệp

15

 

600

600

1200

15

Hỗ trợ doanh nghiệp thuê chuyên gia nước ngoài

Doanh nghiệp

20

 

600

600

1200

16

Hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nguồn nhân lực

Doanh nghiệp

20

1000

1000

2000

4000

V

Xây dựng và vận hành trang thông tin về công nghiệp hỗ trợ

 

 

 

 

 

 

17

Khảo sát, xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh và sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh

Doanh nghiệp

50

 

400

 

400

Tổng cộng

 

 

4.400

11.900

11.100

26.900

 

PHỤ LỤC 3

BẢNG PHÂN CÔNG THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2017-2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 121/KH-UBND ngày 19 tháng 5 năm 2017)

STT

Tên nhiệm vụ

Đơn vị tính

Số lượng

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

I

Kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng ở trong và ngoài nước; xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ

 

 

 

 

1

Xây dựng và triển khai Đề án thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp hỗ trợ dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế

Đề án

01

Sở Công Thương

- Các sở, ban ngành liên quan

2

Tổ chức chương trình xúc tiến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào công nghiệp hỗ trợ

Chương trình

04

Sở KH&ĐT

- Các sở, ban ngành liên quan

- Các doanh nghiệp, nhà đầu tư

3

Tổ chức hội thảo xúc tiến thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh

Hội thảo

04

Sở KH&ĐT

- Các sở, ban ngành liên quan

- Các doanh nghiệp, nhà đầu tư

4

Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh

Khóa đào tạo

02

Sở Công Thương chủ trì thực hiện theo Chương trình phát triển CNHT trung ương

- Các sở, ban ngành liên quan

- Các doanh nghiệp, nhà đầu tư

5

Tổ chức các diễn đàn giữa doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước

Doanh nghiệp

20

Sở KH&ĐT chủ trì thực hiện theo Chương trình phát triển CNHT trung ương

- Các sở, ban ngành liên quan

- Các doanh nghiệp, nhà đầu tư

6

Hỗ trợ quảng bá, đăng ký thương hiệu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Hội thảo

02

Sở Công Thương chủ trì thực hiện theo Chương trình phát triển CNHT trung ương

- Các sở, ban ngành liên quan

- Các doanh nghiệp, nhà đầu tư

7

Hỗ trợ tìm kiếm, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước

Chương trình

02

Sở Công Thương chủ trì thực hiện theo Chương trình phát triển CNHT trung ương

- Các sở, ban ngành liên quan

- Các doanh nghiệp, nhà đầu tư

II

Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất.

 

 

 

 

8

Tổ chức đào tạo cho các doanh nghiệp

Chương trình

02

Sở Công Thương chủ trì thực hiện theo Chương trình phát triển CNHT trung ương

- Các sở, ban ngành liên quan

9

Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật để doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn, hệ thống quản lý chất lượng trong sản xuất

Chương trình

02

Sở Công Thương chủ trì thực hiện theo Chương trình phát triển CNHT trung ương

- Các sở, ban ngành liên quan

- Các doanh nghiệp, nhà đầu tư

III

Hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

 

 

 

 

10

Tham gia các khóa đào tạo cán bộ quản lý nhà nước về chính sách, quản lý. công nghệ, thương mại do Bộ Công Thương tổ chức

 

 

Sở Công Thương chủ trì thực hiện theo Chương trình phát triển CNHT trung ương

- Các sở, ban ngành liên quan

11

Tổ chức các khóa đào tạo nâng cao trình độ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.

Khóa đào tạo

02

Sở Công Thương chủ trì thực hiện theo Chương trình phát triển CNHT trung ương

- Các sở, ban ngành liên quan

- Các doanh nghiệp, nhà đầu tư

IV

Hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu và vật liệu

 

 

 

 

12

Tổ chức tập huấn giới thiệu, phổ biến một số quy trình công nghệ sản xuất và yêu cầu kỹ thuật về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Lớp

04

Sở Công Thương

- Các sở, ban ngành liên quan

- Các doanh nghiệp, nhà đầu tư

13

Hỗ trợ doanh nghiệp về nghiên cứu ứng dụng, sản xuất thử nghiệm, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp và các cơ sở nghiên cứu trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ

Doanh nghiệp

10

Sở Công Thương

- Các sở, ban ngành liên quan

- Các doanh nghiệp, nhà đầu tư

14

Hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ hoàn thiện, đổi mới công nghệ và sản xuất thử nghiệm

Doanh nghiệp

05

Sở Công Thương

- Các sở, ban ngành liên quan

- Các doanh nghiệp, nhà đầu tư

15

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp nhận chuyển giao công nghệ

Doanh nghiệp

10

Sở Công Thương chủ trì thực hiện theo Chương trình phát triển CNHT trung ương

- Các sở, ban ngành liên quan

- Các doanh nghiệp, nhà đầu tư

16

Hỗ trợ doanh nghiệp mua bản quyền, sáng chế, phần mềm

Doanh nghiệp

10

Sở Công Thương chủ trì thực hiện theo Chương trình phát triển CNHT trung ương

- Các sở, ban ngành liên quan

- Các doanh nghiệp, nhà đầu tư

17

Hỗ trợ doanh nghiệp thuê chuyên gia nước ngoài

Doanh nghiệp

10

Sở Công Thương chủ trì thực hiện theo Chương trình phát triển CNHT trung ương

- Các sở, ban ngành liên quan

- Các doanh nghiệp, nhà đầu tư

18

Hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nguồn nhân lực

Doanh nghiệp

20

Sở Công Thương

- Các sở, ban ngành liên quan

- Các doanh nghiệp, nhà đầu tư

V

Xây dựng và vận hành trang thông tin về công nghiệp hỗ trợ

 

 

 

 

19

Khảo sát, xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh và sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh

Doanh nghiệp

50

Sở Công Thương chủ trì thực hiện theo Chương trình phát triển CNHT trung ương

- Các sở, ban ngành liên quan

- Các doanh nghiệp, nhà đầu tư

20

Cung cấp thông tin cung cầu về thị trường sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và chính sách về công nghiệp hỗ trợ

 

 

Sở Công Thương chủ trì thực hiện theo Chương trình phát triển CNHT trung ương

- Các sở, ban ngành liên quan

- Các doanh nghiệp, nhà đầu tư

 

PHỤ LỤC 4

BẢNG PHÂN CÔNG THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 121/KH-UBND ngày 19 tháng 5 năm 2017)

STT

Tên nhiệm vụ

Đơn vị tính

Số lượng

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

I

Kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng ở trong và ngoài nước; xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ

 

 

 

 

1

Tổ chức chương trình xúc tiến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào công nghiệp hỗ trợ

 

Chương trình

04

Sở KH&ĐT

- Các sở, ban ngành liên quan

- Các doanh nghiệp, nhà đầu tư

2

Tổ chức hội thảo xúc tiến thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh

Hội thảo

04

Sở KH&ĐT

- Các sở, ban ngành liên quan

- Các doanh nghiệp, nhà đầu tư

3

Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh

Khóa đào tạo

02

Sở Công Thương chủ trì thực hiện theo Chương trình phát triển CNHT trung ương

- Các sở, ban ngành liên quan

- Các doanh nghiệp, nhà đầu tư

4

Tổ chức các diễn đàn giữa doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước

Doanh nghiệp

20

Sở KH&ĐT chủ trì thực hiện theo Chương trình phát triển CNHT trung ương

- Các sở, ban ngành liên quan

- Các doanh nghiệp, nhà đầu tư

5

Hỗ trợ quảng bá, đăng ký thương hiệu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Hội thảo

02

Sở KH&ĐT chủ trì thực hiện theo Chương trình phát triển CNHT trung ương

- Các sở, ban ngành liên quan

- Các doanh nghiệp, nhà đầu tư

6

Hỗ trợ tìm kiếm, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước

Chương trình

02

Sở KH&ĐT chủ trì thực hiện theo Chương trình phát triển CNHT trung ương

- Các sở, ban ngành liên quan

- Các doanh nghiệp, nhà đầu tư

II

Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất.

 

 

 

 

7

Tổ chức đào tạo cho các doanh nghiệp

Chương trình

02

Sở Công Thương chủ trì thực hiện theo Chương trình phát triển CNHT trung ương

- Các sở, ban ngành liên quan

8

Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật để doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng trong sản xuất

Chương trình

02

Sở Công Thương chủ trì thực hiện theo Chương trình phát triển CNHT trung ương

- Các sở, ban ngành liên quan

- Các doanh nghiệp, nhà đầu tư

III

Hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

 

 

 

 

9

Tham gia các khóa đào tạo cán bộ quản lý nhà nước về chính sách, quản lý, công nghệ, thương mại do Bộ Công Thương tổ chức

 

 

Sở Công Thương chủ trì thực hiện theo Chương trình phát triển CNHT trung ương

- Các sở, ban ngành liên quan

- Các doanh nghiệp, nhà đầu tư

10

Tổ chức các khóa đào tạo nâng cao trình độ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.

Khóa đào tạo

02

Sở Công Thương chủ trì thực hiện theo Chương trình phát triển CNHT trung ương

- Các sở, ban ngành liên quan

- Các doanh nghiệp, nhà đầu tư

IV

Hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu và vật liệu

 

 

 

 

11

Tổ chức tập huấn giới thiệu, phổ biến một số quy trình công nghệ sản xuất và yêu cầu kỹ thuật về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Lớp

04

Sở Công Thương

- Các sở, ban ngành liên quan

- Các doanh nghiệp, nhà đầu tư

12

Hỗ trợ doanh nghiệp về nghiên cứu ứng dụng, sản xuất thử nghiệm, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp và các cơ sở nghiên cứu trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ

Doanh nghiệp

10

Sở Công Thương

- Các sở, ban ngành liên quan

- Các doanh nghiệp, nhà đầu tư

13

Hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ hoàn thiện, đổi mới công nghệ và sản xuất thử nghiệm

Doanh nghiệp

10

Sở Công Thương

- Các sở, ban ngành liên quan

- Các doanh nghiệp, nhà đầu tư

14

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp nhận chuyển giao công nghệ

Doanh nghiệp

15

Sở Công Thương chủ trì thực hiện theo Chương trình phát triển CNHT trung ương

- Các sở, ban ngành liên quan

- Các doanh nghiệp, nhà đầu tư

15

Hỗ trợ doanh nghiệp mua bản quyền, sáng chế, phần mềm

Doanh nghiệp

15

Sở Công Thương chủ trì thực hiện theo Chương trình phát triển CNHT trung ương

- Các sở, ban ngành liên quan

- Các doanh nghiệp, nhà đầu tư

16

Hỗ trợ doanh nghiệp thuê chuyên gia nước ngoài

Doanh nghiệp

20

Sở Công Thương chủ trì thực hiện theo Chương trình phát triển CNHT trung ương

- Các sở, ban ngành liên quan

- Các doanh nghiệp, nhà đầu tư

17

Hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nguồn nhân lực

Doanh nghiệp

20

Sở Công Thương

- Các sở, ban ngành liên quan

- Các doanh nghiệp, nhà đầu tư

V

Xây dựng và vận hành trang thông tin về công nghiệp hỗ trợ

 

 

 

 

18

Khảo sát, xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh và sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh

Doanh nghiệp

50

Sở Công Thương chủ trì thực hiện theo Chương trình phát triển CNHT trung ương

- Các sở, ban ngành liên quan

- Các doanh nghiệp, nhà đầu tư

19

Cung cấp thông tin cung cầu về thị trường sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và chính sách về công nghiệp hỗ trợ

 

 

Sở Công Thương chủ trì thực hiện theo Chương trình phát triển CNHT trung ương

- Các sở, ban ngành liên quan

- Các doanh nghiệp, nhà đầu tư

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 121/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình phát triển Công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2025

  • Số hiệu: 121/KH-UBND
  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Ngày ban hành: 19/05/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Người ký: Phan Ngọc Thọ
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản